Căng thẳng Trung-Mỹ: Liệu chiến tranh mạng có dẫn đến chiến tranh toàn diện?

11 Tháng Chín 20214:40 SA(Xem: 1090)

Căng thẳng Trung-Mỹ: Liệu chiến tranh mạng có dẫn đến chiến tranh toàn diện?


Liệu các cuộc tấn công mạng do Bắc Kinh hậu thuẫn gần đây nhắm vào Mỹ có dẫn đến chiến tranh thật? Đây là câu hỏi mà nhà kinh tế học người Mỹ David P. Goldman đã đặt ra gần đây. Một câu hỏi quan trọng, hiện hữu và rất khó trả lời.

Tuy nhiên, vào tháng trước, Tổng thống Joe Biden đã cảnh báo rằng các cuộc tấn công mạng gần đây, bao gồm việc tấn công mạng các cơ quan chính phủ và cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ, rất có thể dẫn đến một “cuộc chiến nổ súng”. Ông Biden tiếp tục: “Tôi nghĩ có nhiều khả năng chúng ta sẽ kết thúc — à, nếu chúng ta có kết cục là một cuộc chiến, một cuộc chiến tranh thực sự với một cường quốc, thì đó sẽ là hậu quả của một tấn công mạng với hậu quả rất lớn”, "cường quốc" đó, tất nhiên, là Trung Quốc.

Như ông Goldman lưu ý: "Nận xét của ông Biden được đưa ra trong một văn bản do văn phòng báo chí Tòa Bạch Ốc lưu hành", chúng không phải là sản phẩm của “loạn ngôn tự phát”. Không, họ đã cố tình. Cuối tháng 7 vừa qua, Mỹ và một số đồng minh đã chỉ trích Trung Quốc tấn công Microsoft. Những lời chỉ trích nhằm vào Trung Quốc không có gì mới, và như thường lệ nó không đi cùng bất cứ hành động cứng rắn cụ thể nào. 

Trung Quốc muốn gì?

Khi nói đến cuộc chiến toàn diện về công nghệ, chuyên gia an ninh mạng Nicole Perlroth lưu ý, Trung Quốc ngày càng trở nên tinh vi. Các cuộc tấn công gần đây nhất cho thấy sự tinh vi đã đạt đến cấp độ xưa năng chưa từng có. Bà Perlroth viết: “Các cuộc tấn công tiết lộ rằng Trung Quốc đã trở thành một đối thủ kỹ thuật số tinh vi và trưởng thành hơn nhiều”. 

Trung Quốc, từng được biết đến (và bị chế giễu) vì đã tiến hành “các vụ tấn công tương đối tinh vi đối với các công ty ngoại quốc, các tổ chức tư vấn và các cơ quan chính phủ”, giờ đây đang có cách tiếp cận thật sự tinh vi hơn đối với chiến tranh mạng. Bà Perlroth viết: Ngày nay, chế độ này đang "thực hiện các cuộc tấn công kỹ thuật số lén lút, phi tập trung đối với các công ty Mỹ và nhóm lợi ích trên toàn cầu". Các đơn vị của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA), từng bị “bẽ mặt” bởi các email cẩu thả, nay được thay thế bằng “một mạng lưới các nhà thầu vệ tinh tinh anh tại các công ty vỏ bọc và các trường đại học làm theo chỉ đạo của Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc”.

Mặc dù rất khó để xác định thời điểm chính xác Trung Quốc trở thành một mối đe dọa mạng thực sự, nhưng tai tiếng về các cuộc tấn công mạng của nước này có thể được bắt nguồn từ năm 2015, khoảng thời gian ông Tập có chuyến thăm đầu tiên đến Nhà Trắng. Ngay trước khi ông đến, tin tặc Trung Quốc tấn công Văn phòng Quản lý Nhân sự Hoa Kỳ, làm mất đi hơn 22 triệu hồ sơ nhân sự liên bang. Chính phủ của Tổng thống Obama đã lên án, nhưng không có hành động cứng rắn nào. Và thế là, như được khuyến khích, họ đã tích cực “ghé thăm” hơn.

blank
Như các nhà nghiên cứu tại RAND Corporation đã cảnh báo, chiến tranh mạng không chỉ đơn thuần là máy tính và mật mã. Đó là “chiến tranh chiến lược trong thời đại thông tin”, có thể so sánh với “chiến tranh hạt nhân trong thế kỷ 20”. (Ảnh: Richard Patterson/Flicker)

Năm 2018, ông Donald Trump nhậm chức, như bà Perlroth viết, các quan chức tình báo Hoa Kỳ đã ghi nhận một “sự thay đổi” sâu sắc. Các cuộc tấn công mạng về bản chất ngày càng tinh vi hơn và các tin tặc giờ đây đã làm việc “theo lệnh của Bộ An ninh Nhà nước”, một nhánh của chính phủ nổi tiếng với việc xử lý các vấn đề tình báo và an ninh. Các tân binh bao gồm "các kỹ sư từng làm việc cho một số công ty công nghệ hàng đầu của đất nước". Bà Perlroth tự hỏi liệu những tân binh này có phải là người đóng vai trò quan trọng trong nhà nước hay không, hay họ chỉ có ít lựa chọn ngoài việc làm “bất cứ điều gì mà nhà nước yêu cầu”. Đây là một câu hỏi khá thừa. Việc họ có được tuyển dụng công bằng hay không không phải là điểm mấu chốt. Các chuyên gia này đã chứng minh được hiệu quả làm việc cao.

Như các nhà nghiên cứu tại RAND Corporation đã cảnh báo, chiến tranh mạng không chỉ đơn thuần là máy tính và mật mã. Đó là “chiến tranh chiến lược trong thời đại thông tin”, có thể so sánh với “chiến tranh hạt nhân trong thế kỷ 20”. Nói cách khác, như nhà nghiên cứu  Lyu Jinghua đã lập luận, “chiến tranh mạng có ý nghĩa rộng lớn hơn nhiều đối với an ninh quốc gia”. Nó "liên quan đến sự cạnh tranh trong các lĩnh vực ngoài quân sự, chẳng hạn như kinh tế, ngoại giao và phát triển xã hội".

Nhìn vào chiến lược quân sự của Trung Quốc, chúng ta có thể hình dung phần nào về ý định của ĐCSTQ trong tương lai. Chế độ này mong muốn nâng cao “nhận thức về tình hình không gian mạng”, cũng như “khả năng phòng thủ trên không gian mạng, hỗ trợ các nỗ lực của đất nước trong không gian mạng và tham gia vào hợp tác không gian mạng quốc tế”. Phần cuối cùng, "hợp tác không gian mạng" là đặc biệt thú vị. Ngoài Nga, thì ĐCSTQ là đối thủ mạng lớn nhất và đáng gờm của thế giới văn minh. ĐCSTQ được biết đến với nhiều thứ, nhưng hợp tác không phải là một trong số đó.

Với mong muốn trở thành một quyền lực mạng thống trị của ĐCSTQ, nước Mỹ cần chuẩn bị tâm lý cho các cuộc tấn công mạng sắp tới. Việc đánh cắp tài sản trí tuệ, thứ mà chế độ Trung Quốc giỏi vượt trội, sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực không gian mạng của Trung Quốc. Điều này đưa chúng ta trở lại câu hỏi của ông Goldman: Liệu xung đột mạng có dẫn đến chiến tranh thật không? Mặc dù chúng ta không thể trả lời câu hỏi này một cách dứt khoát, nhưng Hoa Kỳ và các đồng minh của họ phải giải quyết mối đe dọa từ Trung Quốc không chỉ bằng ngôn ngữ mạnh mẽ. Trong một tương lai không xa, viễn cảnh xung đột vật lý, có thể là ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hay những nơi khác, rất có thể sẽ trở thành hiện thực.

Lê Minh

Theo The Epoch Times




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Sự thâm nhập bằng phương tiện văn hóa để phát tán các ngôn luận tuyên truyền của Đảng Cộng Sản Trung Quốc ra nước ngoài thông qua các “Viện Khổng Tử” đã làm dấy lên sự cảnh giác của nhiều quốc gia, theo Sound of Hope. Thật bất ngờ khi ngay ở Trung Quốc đại lục, cũng có các cơ sở giáo dục Trung Quốc lấy danh nghĩa “Viện Khổng Tử” để bán các khóa đào tạo chi phí cao. Họ tuyên bố rằng chỉ cần các học viên nhận được chứng chỉ từ khóa đào tạo, họ sẽ có thể dễ dàng kiếm được 50.000 nhân dân tệ một tháng (khoảng 176 triệu vnd). Điều này đã thu hút và lừa được hơn 5.000 người Trung Quốc từ khắp nơi, đồng thời thu về cho tổ chức này hơn 10 triệu nhân dân tệ (khoảng 35 tỷ 300 triệu vnd).
Mùa Hè 2020 đã chứng kiến hoạt động mạnh mẽ của cả hải quân Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông. Hai nhóm tàu sân bay của Mỹ đã hoạt động cùng nhau ở Biển Đông ít nhất 2 lần trong tháng 7/2020 trong một động thái tập trung lực lượng hiếm hoi của hải quân Mỹ. Các nhóm tàu sân bay này sau đó đã hoạt động độc lập tại Biển Đông và các khu vực lân cận trong suốt mùa Hè. Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận hải quân trên Biển Đông vào tháng 7 và tháng 8/2020.
- Mấy chục năm nay, người dân Việt Nam sống dưới thiên đường XHCN được giáo dục và học tập rằng: Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật. Câu khẩu hiệu này cũng được treo nhan nhản khắp nơi, nhất là tại các công sở, tại các cơ quan bảo vệ pháp luật như Tòa án, Viện Kiểm sát, Công an v.v... Và ai cũng biết đến câu, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, và “Pháp luật bất vị thân”. Nghĩa là pháp luật không thiên vị người nào. Thế nhưng sự thật lại không phải như thế. Chỉ thị 15 do Bộ chính trị đưa ra vào ngày 7 tháng 7 năm 2007 về sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan quan bảo vệ luật pháp trong công tác điều tra, xử lý các vụ án và công tác bảo vệ đảng. Trước đây Chỉ thị này được cho là “bí mật quốc gia”, không được tiết lộ. Nghĩa là đảng đã giấu Chỉ thị 15 như “mèo dấu của bẩn”.
Thêm một hiệp định tự do mậu dịch cho Việt Nam. Ngày 15/11/2020 Việt Nam đã ký kết Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Khu Vực –RCEP. Làm thế nào để thỏa thuận này là bàn đạp cho kinh tế phát triển hơn, để thúc đẩy xuất khẩu mà không quá lệ thuộc vào một thị trường lớn là Trung Quốc ? Đó là những thách thức RCEP đặt ra cho phía Việt Nam theo phân tích của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.
Trong bài xã luận « Hiện tượng Trump hay sự phá sản nặng nề của truyền thông », Le Point tuần này đánh giá một trong những thất bại lớn nhất của báo chí trong lịch sử là không có bất kỳ cơ quan nào trên thế giới đoán được ông Donald Trump chỉ thua trong đường tơ kẽ tóc, sau khi con virus corona đã tàn phá nền kinh tế nước Mỹ. Rõ ràng chủ nghĩa Trump là một thực tế đã bén rễ. Tuy không bênh vực ông Trump vì tính cách cá nhân và về mặt chính trị, nhưng tuần báo cánh hữu tỏ ra phẫn nộ về cung cách mà truyền thông đã đối xử với Donald Trump. Thật đáng buồn cho nghề nghiệp khi thấy bằng ấy nhà báo biến thành các chuyên gia tuyên truyền hung hăng. Họ dành cho ông Trump tất cả những từ ngữ tồi tệ nhất, vì Donald Trump không chịu nhìn nhận thất cử. Ứng cử viên Al Gore hồi năm 2000 trong điều kiện tương tự cũng đã đợi đến ngày 12/12 mới chịu thua, sau khi Tối Cao Pháp Viện ra phán quyết. Nhưng Al Gore thuộc phe Dân Chủ !
Xin hỏi một câu, những ông bà anh chị em cô bác người Việt ở nước ngoài, năm nay ông bà cô bác anh chị em đã gửi bao nhiêu tiền về để từ thiện tại Việt Nam rồi? Ông bà cô bác có biết đồng tiền của mình đã tới tay người được tặng và người đó sử dụng ra sao chưa? Đã nhiều lần tôi muốn khuyên ông bà anh chị em nên giữ chặt cái ví. Làm việc ở nước ngoài không phải là đào tiền trong mỏ, mọi người cũng rất vất vả, có người dành dụm cả năm đưa gia đình về thăm quê một chuyến là sạch nhẵn không còn đồng nào. Ấy vậy nhưng rất nhiều người rất sẵn lòng mở ví với rất nhiều cuộc quyên góp ở quê nhà,
Chúng ta có vẻ như đang ở trong tình huống hiếm thấy trong lịch sử. Nhưng như các cuộc bầu cử của những năm 1800, 1824, 1876 và 2000 đã cho thấy, chúng ta thường tìm được cách để vượt qua. Hãy để các quy trình lập hiến diễn ra và hãy xem ai sẽ tuyên thệ nhậm chức vào tháng Giêng. Giờ đây, khi truyền thông đã tuyên bố Joe Biden là tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ, chúng ta hãy cùng xem xét diễn tiến của cuộc bầu cử ở thời điểm hiện tại: Ông Donald Trump là tổng thống hợp pháp cho đến khi hết nhiệm kỳ vào trưa ngày 20 tháng 1 năm 2021. Tất cả những gì xảy ra vào tuần trước hoặc sẽ xảy ra cho đến ngày 20 tháng Một theo bất kỳ cách nào đều sẽ không thể ảnh hưởng đến vị trí hoặc quyền hạn của đương kim Tổng thống. Joseph Robinette Biden Jr không phải là tổng thống cũng không phải là tổng thống đắc cử.
Một loạt những “điều kỳ lạ” đã xuất hiện trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020. Vậy rốt cuộc ai là kẻ chủ mưu? Đảng Dân chủ hay là một ai khác? Hãy cùng xem tác giả Gia Cát Cao Sâm phân tích. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là nhà lãnh đạo chủ nghĩa hợp hiến dân chủ của nhân loại. Tuy nhiên trong những năm gần đây, nó đã bị giới tinh hoa Mỹ, hay còn được gọi là "Đảng Dân chủ" phá hoại. Đảng này ngày càng biến chất và tất cả những gì họ làm như đúc ra từ cùng một khuôn với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Màn trình diễn mới nhất của họ là cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020, những điều đáng nhẽ không nên xảy ra ở một quốc gia pháp quyền thì nay đều đã xảy ra một cách bí ẩn, và suýt chút nữa thì Đảng Dân chủ đã đạt được ý đồ xấu xa của họ. Có lẽ những người Mỹ thiện lương không cảm nhận được điều đó. Hãy để những người may mắn thoát khỏi đất nước do chính quyền ĐCSTQ cai trị nói cho bạn biết Đảng Dân chủ đã sao chép ĐCSTQ như thế nào:
Kể từ năm 2019, các quan chức Mỹ đã nhiều lần bày tỏ lo ngại rằng hai dự án do Trung Quốc tài trợ ở Campuchia được thiết kế nhằm mang lại một chỗ đứng vững chắc cho quân đội Trung Quốc ở Đông Nam Á. Trung Quốc và Campuchia có thể thu được gì từ một thỏa thuận như vậy?
Cuộc bầu cử 2020 thật ra chưa chấm dứt vì ngày 5/1/2021 sắp tới tiểu bang Georgia sẽ bầu cử lại 2 ghế Thượng Nghị Sĩ và từ rạng sáng ngày 4/11/2020 đã xảy ra quá nhiều bất thường ở mức độ Thượng Viện Mỹ, Bộ Tư Pháp và một số Quốc Hội tiểu bang phải vào cuộc điều tra để làm rõ vấn đề. Đảng Cộng Hòa đã tiến hành việc kiện tụng nên mặc dù ông Biden tuyên bố đắc cử Tổng thống nhưng đó chỉ là kết quả tạm thời dựa trên giả thuyết cuộc bầu cử vừa qua thực sự công bằng và minh bạch, không có gì gian dối hay lường gạt. Kết quả sơ khởi tại Thượng Viện Mặc dù đảng Dân Chủ đã chi hằng trăm triệu Mỹ kim chỉ để giành thêm vài ghế tại Thượng viện nhưng “làn sóng xanh” không hề xảy ra. Riêng tại tiểu bang South Carolina ứng viên đảng Dân Chủ đã nhận đóng góp lên đến 109 triệu Mỹ kim nhưng vẫn không thể thắng được Thượng Nghị Sĩ Lindsay Graham, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện chỉ có 70 triệu Mỹ kim để chi cho bầu cử.
Bảo Trợ