Căng thẳng Trung-Mỹ: Liệu chiến tranh mạng có dẫn đến chiến tranh toàn diện?

11 Tháng Chín 20214:40 SA(Xem: 1103)

Căng thẳng Trung-Mỹ: Liệu chiến tranh mạng có dẫn đến chiến tranh toàn diện?


Liệu các cuộc tấn công mạng do Bắc Kinh hậu thuẫn gần đây nhắm vào Mỹ có dẫn đến chiến tranh thật? Đây là câu hỏi mà nhà kinh tế học người Mỹ David P. Goldman đã đặt ra gần đây. Một câu hỏi quan trọng, hiện hữu và rất khó trả lời.

Tuy nhiên, vào tháng trước, Tổng thống Joe Biden đã cảnh báo rằng các cuộc tấn công mạng gần đây, bao gồm việc tấn công mạng các cơ quan chính phủ và cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ, rất có thể dẫn đến một “cuộc chiến nổ súng”. Ông Biden tiếp tục: “Tôi nghĩ có nhiều khả năng chúng ta sẽ kết thúc — à, nếu chúng ta có kết cục là một cuộc chiến, một cuộc chiến tranh thực sự với một cường quốc, thì đó sẽ là hậu quả của một tấn công mạng với hậu quả rất lớn”, "cường quốc" đó, tất nhiên, là Trung Quốc.

Như ông Goldman lưu ý: "Nận xét của ông Biden được đưa ra trong một văn bản do văn phòng báo chí Tòa Bạch Ốc lưu hành", chúng không phải là sản phẩm của “loạn ngôn tự phát”. Không, họ đã cố tình. Cuối tháng 7 vừa qua, Mỹ và một số đồng minh đã chỉ trích Trung Quốc tấn công Microsoft. Những lời chỉ trích nhằm vào Trung Quốc không có gì mới, và như thường lệ nó không đi cùng bất cứ hành động cứng rắn cụ thể nào. 

Trung Quốc muốn gì?

Khi nói đến cuộc chiến toàn diện về công nghệ, chuyên gia an ninh mạng Nicole Perlroth lưu ý, Trung Quốc ngày càng trở nên tinh vi. Các cuộc tấn công gần đây nhất cho thấy sự tinh vi đã đạt đến cấp độ xưa năng chưa từng có. Bà Perlroth viết: “Các cuộc tấn công tiết lộ rằng Trung Quốc đã trở thành một đối thủ kỹ thuật số tinh vi và trưởng thành hơn nhiều”. 

Trung Quốc, từng được biết đến (và bị chế giễu) vì đã tiến hành “các vụ tấn công tương đối tinh vi đối với các công ty ngoại quốc, các tổ chức tư vấn và các cơ quan chính phủ”, giờ đây đang có cách tiếp cận thật sự tinh vi hơn đối với chiến tranh mạng. Bà Perlroth viết: Ngày nay, chế độ này đang "thực hiện các cuộc tấn công kỹ thuật số lén lút, phi tập trung đối với các công ty Mỹ và nhóm lợi ích trên toàn cầu". Các đơn vị của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA), từng bị “bẽ mặt” bởi các email cẩu thả, nay được thay thế bằng “một mạng lưới các nhà thầu vệ tinh tinh anh tại các công ty vỏ bọc và các trường đại học làm theo chỉ đạo của Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc”.

Mặc dù rất khó để xác định thời điểm chính xác Trung Quốc trở thành một mối đe dọa mạng thực sự, nhưng tai tiếng về các cuộc tấn công mạng của nước này có thể được bắt nguồn từ năm 2015, khoảng thời gian ông Tập có chuyến thăm đầu tiên đến Nhà Trắng. Ngay trước khi ông đến, tin tặc Trung Quốc tấn công Văn phòng Quản lý Nhân sự Hoa Kỳ, làm mất đi hơn 22 triệu hồ sơ nhân sự liên bang. Chính phủ của Tổng thống Obama đã lên án, nhưng không có hành động cứng rắn nào. Và thế là, như được khuyến khích, họ đã tích cực “ghé thăm” hơn.

blank
Như các nhà nghiên cứu tại RAND Corporation đã cảnh báo, chiến tranh mạng không chỉ đơn thuần là máy tính và mật mã. Đó là “chiến tranh chiến lược trong thời đại thông tin”, có thể so sánh với “chiến tranh hạt nhân trong thế kỷ 20”. (Ảnh: Richard Patterson/Flicker)

Năm 2018, ông Donald Trump nhậm chức, như bà Perlroth viết, các quan chức tình báo Hoa Kỳ đã ghi nhận một “sự thay đổi” sâu sắc. Các cuộc tấn công mạng về bản chất ngày càng tinh vi hơn và các tin tặc giờ đây đã làm việc “theo lệnh của Bộ An ninh Nhà nước”, một nhánh của chính phủ nổi tiếng với việc xử lý các vấn đề tình báo và an ninh. Các tân binh bao gồm "các kỹ sư từng làm việc cho một số công ty công nghệ hàng đầu của đất nước". Bà Perlroth tự hỏi liệu những tân binh này có phải là người đóng vai trò quan trọng trong nhà nước hay không, hay họ chỉ có ít lựa chọn ngoài việc làm “bất cứ điều gì mà nhà nước yêu cầu”. Đây là một câu hỏi khá thừa. Việc họ có được tuyển dụng công bằng hay không không phải là điểm mấu chốt. Các chuyên gia này đã chứng minh được hiệu quả làm việc cao.

Như các nhà nghiên cứu tại RAND Corporation đã cảnh báo, chiến tranh mạng không chỉ đơn thuần là máy tính và mật mã. Đó là “chiến tranh chiến lược trong thời đại thông tin”, có thể so sánh với “chiến tranh hạt nhân trong thế kỷ 20”. Nói cách khác, như nhà nghiên cứu  Lyu Jinghua đã lập luận, “chiến tranh mạng có ý nghĩa rộng lớn hơn nhiều đối với an ninh quốc gia”. Nó "liên quan đến sự cạnh tranh trong các lĩnh vực ngoài quân sự, chẳng hạn như kinh tế, ngoại giao và phát triển xã hội".

Nhìn vào chiến lược quân sự của Trung Quốc, chúng ta có thể hình dung phần nào về ý định của ĐCSTQ trong tương lai. Chế độ này mong muốn nâng cao “nhận thức về tình hình không gian mạng”, cũng như “khả năng phòng thủ trên không gian mạng, hỗ trợ các nỗ lực của đất nước trong không gian mạng và tham gia vào hợp tác không gian mạng quốc tế”. Phần cuối cùng, "hợp tác không gian mạng" là đặc biệt thú vị. Ngoài Nga, thì ĐCSTQ là đối thủ mạng lớn nhất và đáng gờm của thế giới văn minh. ĐCSTQ được biết đến với nhiều thứ, nhưng hợp tác không phải là một trong số đó.

Với mong muốn trở thành một quyền lực mạng thống trị của ĐCSTQ, nước Mỹ cần chuẩn bị tâm lý cho các cuộc tấn công mạng sắp tới. Việc đánh cắp tài sản trí tuệ, thứ mà chế độ Trung Quốc giỏi vượt trội, sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực không gian mạng của Trung Quốc. Điều này đưa chúng ta trở lại câu hỏi của ông Goldman: Liệu xung đột mạng có dẫn đến chiến tranh thật không? Mặc dù chúng ta không thể trả lời câu hỏi này một cách dứt khoát, nhưng Hoa Kỳ và các đồng minh của họ phải giải quyết mối đe dọa từ Trung Quốc không chỉ bằng ngôn ngữ mạnh mẽ. Trong một tương lai không xa, viễn cảnh xung đột vật lý, có thể là ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hay những nơi khác, rất có thể sẽ trở thành hiện thực.

Lê Minh

Theo The Epoch Times




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta thường nghe nói: “Người dân được làm tất cả những gì luật pháp không cấm”, nó có thể đúng ở nhiều nước nhưng không đúng ở Mỹ. Tổng thống Mỹ có quyền ký sắc lệnh và Quốc Hội Mỹ có quyền ban hành đạo luật, nhưng người dân có quyền thách thức mọi sắc lệnh và đạo luật để luật pháp phải luôn trong vòng Hiến Pháp cho phép. Tu chính án thứ nhất của Hiến Pháp Mỹ nêu rõ: “Quốc hội không được quyền ra luật… ngăn cản tự do ngôn luận, tự do báo chí, hoặc ngăn cản hội họp ôn hòa, hoặc cấm đoán người dân khiếu nại về việc làm của chính phủ.” Khái niệm đã thế nên một bài viết ngắn không thể đi sâu vào chi tiết của từng vấn đề, tôi chỉ xin đưa ra một bức tranh tổng quát để có thể hình dung được quyền tự do báo chí tại Mỹ.
Vào ngày 6 tháng 1, một phiên họp chung của Quốc hội sẽ khai mạc - với Phó Tổng thống Mike Pence làm chủ tịch Thượng viện. Ông Pence sẽ có toàn quyền và quyền lực này là không thể đảo ngược. Nhiệm vụ của ông ấy sẽ là “hoàn thành lời tuyên thệ nhậm chức của mình” - để bảo Hiến pháp của Hoa Kỳ, và đảm bảo rằng các luật được thực thi một cách trung thực. Đúng như vậy. Với tư cách là chủ tịch Thượng viện, mọi quyết định đều do ông ấy phán quyết và ông ấy có thể phán quyết bất kỳ quyết định nào (trong trường hợp này là liên quan đến vấn đề đại cử tri) là "trái lệnh" hoặc "bị từ chối". Đây là một tiêu chuẩn cao trong thực thi nhiệm vụ và Ông Pence sẽ có hai lựa chọn. Ông Pence có thể ‘tán thành’ những cử tri ‘được chứng nhận’, hoặc ông ấy có thể bảo vệ luật pháp
lý của nhóm TT Trump về cơ bản là đã đi đến bước ngoặt cuối cùng và ít nhất 7 vụ kiện đã được gửi đến Tối cao Pháp viện. Nhưng kết quả cuối cùng như thế nào, rất khó để đưa ra kết luận. Rốt cuộc TT Trump sẽ dùng cách nào để cứu nước Mỹ? Tôi tin rằng có rất nhiều độc giả sẽ nghĩ đến các phương pháp như ban hành Thiết quân luật, viện dẫn luật chống phản loạn, bắt giữ, v.v. Nhưng trên thực tế, các thuật ngữ này mang các ý nghĩa pháp lý khác nhau, cơ sở thực hiện, phạm vi và quyền hạn cũng khác nhau. Vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ dành chút thời gian để thảo luận về những khái niệm này, để chúng ta có thể nhìn thấy trên tổng thể thì TT Trump có những đặc quyền nào và ông ấy có thể làm những gì. Thiết quân luật: khái niệm mơ hồ khô
Mỹ là pháo đài cuối cùng của tự do trên thế giới, nước Mỹ là mối đe dọa duy nhất còn lại đối với ĐCSTQ. Nếu chúng ta sụp đổ, thế giới sẽ sụp đổ; nhưng chúng ta sẽ không gục ngã, đã đến lúc đứng vững - theo đúng tinh thần của những người cha lập quốc của chúng ta. Năm 2020 là một năm "không giống ai". Mọi thứ chúng ta biết, mọi thứ chúng ta tin tưởng và mọi thứ chúng ta dựa vào đã thay đổi. Vậy làm sao chúng ta có thể mong đợi cuộc bầu cử lần này của chúng ta sẽ khác? Phương tiện truyền thông lớn đang nói với chúng ta rằng “cuộc đua” đã kết thúc, Biden đã dành thời gian để làm việc như thể ông ta thật sự là đương kim tổng thống. Nhưng trong lòng mình, chúng ta biết có điều gì đó không ổn từ “mô hình kỳ lạ trong đêm bầu cử”, cho đến “các tuần hồi hộp” trước những báo cáo về việc gian lận - mọi thứ “bốc hơi” còn nhanh hơn bộ nhớ đã lão hóa của Biden.
Ông Biden thật sự quá bất cẩn và ngây thơ. Hãy xem những bài học cổ xưa: Sau khi kẻ ác thành công, việc đầu tiên cần giải quyết là những người đã quen thuộc với "thủ đoạn tội ác" của chúng. Đại thần Damocles từng có cơ hội trao đổi thân phận với nhà vua, được làm vua trong một ngày, ông ta vô cùng thích thú. Tuy nhiên, khi đến giờ ăn tối, ông ta phát hiện một thanh kiếm sắc nhọn treo trên ngai vàng có thể rơi xuống bất cứ lúc nào. Damocles hoảng sợ và chợt nhận ra mình không xứng đáng ngồi trên ngai vàng, ông ta không còn muốn may mắn như vậy nữa, nhận ra rằng với tài sản lớn và quyền lực cũng đi kèm với nguy hiểm lớn. So với Damocles, ông Biden hoàn toàn thiếu hiểu biết về bản thân. Ông ấy có lẽ nghĩ rằng "chiến thắng" có được với sự trợ giúp của tin tức giả mạo và gian lận là có thể thực hiện giấc mơ tổng thống của ông ấy.
Trang BBC tiếng Việt ngày 12/12/2020 có đăng bài viết “Việt Nam: Nhân quyền từ Dân trí” (Việt Nam: Nhân quyền từ Dân trí - BBC News Tiếng Việt) của blogger Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh góp ý giới trí thức đang đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam, tác giả lấy cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020 ra bàn thảo để đi đến kết luận: Việt Nam: Nhân quyền từ Dân trí - BBC News Tiếng Việt Bình luận về quyền con người ở Việt Nam trong năm 2020, nhìn lại và hướng tới qua góc nhìn từ hải ngoại và trong... “… cuộc tranh luận về nước Mỹ đang tiếp tục sôi nổi chính là một bài rèn tập, thử nghiệm không nhỏ cho dân trí; một cách rất tự nhiên, lộ ra nhiều cái yếu, kém về tính cách, hổng về kiến thức, nhãn quan chính trị khi mà người Việt phải nhìn rộng, xa, sâu hơn so với câu chuyện quẩn quanh trong xứ sở mình.”
Cuộc chiến công hàm Trong năm qua, một vài quốc gia ASEAN và một số quốc gia phương Tây đã gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc (LHQ) phản đối đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông. Điều này được cho là giúp Việt Nam tự tin hơn trong cuộc chiến pháp lý của mình dù sau mỗi đệ trình hay công hàm được gửi đi thì Trung Quốc lại ra công hàm phản đối. Nước đầu tiên trong tổ chức ASEAN thực hiện việc này là Malaysia. Ngày 12/12/2019, Malaysia đã nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng của mình trên Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS).
Ông Gordon G. Chang, một nhà báo, tác giả và luật sư nổi tiếng đã viết một bài phân tích trên Gatestone Institute nêu rõ sự xâm nhập sâu rộng của các đặc vụ Trung Quốc vào Hoa Kỳ và đưa ra một số giải pháp đối với chính phủ Mỹ. Gián điệp Trung Quốc tràn lan ở Hoa Kỳ Vụ việc gần đây dân biểu Đảng Dân chủ Eric Swalwell bị báo chí phanh phui có quan hệ tình cảm với nữ gián điệp Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh đã xâm nhập vào Hoa Kỳ trên diện rộng thông qua hệ thống gián điệp. Phương Phương, người bị tình nghi là gián điệp của Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc đã tiếp cận với dân biểu Swalwell khi anh ta mới chỉ là thành viên hội đồng Thành phố Dublin, bang California. Phương từng bước tiếp cận và giúp đỡ Swalwell trong sự nghiệp cho tới khi anh ta được bầu vào Hạ viện, trở thành thành viên của Ủy ban Tình báo Hạ viện và được chỉ định vào một ủy ban có lợi cho Trung Quốc.
Nếu Joe Biden được nhậm chức vào ngày 20/1/2021, chúng ta có thể chắc chắn rằng, chẳng bao lâu nữa, nước Mỹ sẽ trở thành một quốc gia bị kiểm soát bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Đây chính là điều làm cho cuộc bầu cử năm 2020 trở nên quan trọng nhất từ trước đến nay. Đảng Dân chủ đã bị ĐCSTQ chi phối - nhưng ĐCSTQ không đại diện cho người dân Trung Quốc, dù đa phần mọi người đều không lưu tâm đến điều này. Không chỉ bao gồm hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và các học viên Pháp Luân Công - đã và đang phải chịu đựng nhiều hình thức bức hại tàn bạo ở các mức độ khác nhau, từ việc bị bắt bớ vô cớ vào các trại tập trung đến cưỡng bức mổ cướp nội tạng, điều này còn xảy ra đối với bất kỳ công dân Trung Quốc nào có khuynh hướng công khai ủng hộ nền dân chủ. Kể từ khi mối quan hệ Mỹ - Trung phát triển tốt đẹp lên một tầm cao mới, Đảng Dân chủ đã là đảng của Trung Quốc, trước cả thời chính quyền Obama.
Bây giờ tôi biết các bạn không thích Tổng thống Trump. Cứ là thế đi và chúng ta hãy tiếp tục từ đó. Nói thế nào về sự chia rẽ của nước Mỹ nhỉ? Bạn thực sự đổ lỗi cho ông Trump về điều đó không? Thế lúc KHÔNG CÓ MỘT NGƯỜI NÀO CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ xuất hiện trong lễ nhậm chức của ông ấy thì bạn có nghĩ rằng, điều đó đã bắt đầu sự chia rẽ chưa? Thậm chí lúc ông Trump chưa trở thành tổng thống thì cũng có Clinton và Obama xuất hiện để dè bỉu. Vậy đó là Trump chia rẽ nước Mỹ hay là ai? Bạn thử tưởng tượng nếu đảng CỘNG HÒA không có một ai đến dự lễ nhậm chức của Obama vì họ đã thua thì chuyện gì sẽ xảy ra? 19 phút ngay sau khi Trump nhậm chức, tờ Washington Post đã tuyên bố CHIẾN DỊCH ĐÀN HẶC ĐÃ BẮT ĐẦU. Đó có phải là Trump chia rẽ nước Mỹ? Và thái độ của Nancy Pelosi khi bà xé bỏ tập thông điệp liên bang của Trump ngay trước sự chứng kiến của cả thế giới đã thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với Tổng thống Hoa Kỳ. Điều đó vẫn là Trump gây chia rẽ nước Mỹ?
Bảo Trợ