Đã đến lúc người Mỹ chống lại nạn trộm cắp công nghệ của Trung Quốc

22 Tháng Tư 20214:15 SA(Xem: 2201)

Bình luận: Đã đến lúc người Mỹ chống lại nạn trộm cắp công nghệ của Trung Quốc

Ngọc Mai | DKN

Tác giả Pingping Yu đã có bài bình luận với tiêu đề “Đã đến lúc người Mỹ chống lại nạn trộm cắp công nghệ của Trung Quốc”, đăng tải trên Epochtimes ngày 15/4. Dưới đây là nội dung bài viết

30 năm trước, Hoa Kỳ bắt đầu mở cửa với Trung Quốc theo chính sách “can dự mang tính xây dựng”, với hy vọng giúp Trung Quốc tự do hóa và hướng nước này trở thành một quốc gia “ổn định, cởi mở và không hiếu chiến”, như cựu Tổng thống Bill Clinton đã hình dung.

Vào thời điểm đó, công nghệ của Trung Quốc tụt hậu so với Hoa Kỳ. Không thể tưởng tượng được, một ngày nào đó, Trung Quốc sẽ trở thành một đối thủ cạnh tranh về công nghệ [với nước Mỹ]. Sau ba thập kỷ mở cửa thương mại, bây giờ Trung Quốc dường chỉ “cách gang tấc” là có thể thay thế nước Mỹ trở thành nhà cung cấp công nghệ hàng đầu thế giới.

Chuyện này xảy ra như thế nào?

Tất nhiên, một trong những lý do rõ ràng là sự cần cù và thông minh của người Trung Quốc. Tuy nhiên, điều thực sự thúc đẩy tăng trưởng công nghệ của Trung Quốc là việc nhà nước đã lãnh đạo và toàn lực mua lại công nghệ, sở hữu trí tuệ (IP) và bí quyết của Hoa Kỳ một cách có hệ thống. Trên thực tế, hành vi trộm cắp công nghệ từ Trung Quốc hiện khiến Mỹ thiệt hại từ 225 tỷ đến 600 tỷ USD mỗi năm. Nói cách khác, con số này chiếm tới 38% tổng doanh thu của ngành công nghệ thông tin Hoa Kỳ.

Vì sao điều này có thể xảy ra? Trung Quốc đã hoàn thành nhiệm vụ khổng lồ này như thế nào? Chúng ta hãy đi sâu vào các chiến thuật mà Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng để có được công nghệ của Hoa Kỳ.

Chiến thuật trộm cắp của Trung Quốc

Ngay từ đầu, mối quan hệ thương mại Mỹ-Trung đã bị cản trở bởi hành vi trộm cắp sở hữu trí tuệ. Từ ví tiền giả và đĩa VCD vi phạm bản quyền trong những ngày đầu cho đến [trộm] các phần mềm máy tính, Trung Quốc chưa bao giờ ngừng ăn cắp.

Nhưng tham vọng của Trung Quốc đã vượt ra ngoài việc bắt chước các sản phẩm tiêu dùng. Một mục tiêu quan trọng trong “Giấc mơ Trung Hoa” của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình là đạt được thống trị thế giới về công nghệ tiên tiến như công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo (AI) và 5G, và thực hiện điều này với tốc độ cực nhanh. Như tuyên truyền mà Đảng Cộng sản Trung Quốc thường khoe khoang, phương Tây mất vài trăm năm để thực hiện tiến bộ công nghệ thì ở Trung Quốc chỉ mất vài thập kỷ.

blank
Ảnh Shutterstock.
[Đương nhiên], tốc độ phi thường đòi hỏi cách tiếp cận phi thường. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng của ông Tập, ĐCSTQ đã phát triển nhiều chiến thuật khác nhau để tiếp cận những “viên ngọc quý” của công nghệ Mỹ. Một số chiến thuật này là bất chính hoặc bất hợp pháp, nhưng một số chiến thuật thực sự hợp pháp hoặc rơi vào các “vùng xám”, vốn được quản lý lỏng lẻo hơn. Các chiến thuật có thể được áp dụng hầu như ở cả Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Tất nhiên, gián điệp trên mạng và ngoài đời của Trung Quốc là một phương pháp cũ rích mà nhiều người đã biết tới. Chỉ có điều, ngày nay, hoạt động này ngày càng lan rộng hơn: Khoảng 80% các vụ truy tố gián điệp kinh tế liên bang trong những năm gần đây được cho là có liên quan đến việc làm lợi cho ĐCSTQ và khoảng 60% các vụ trộm cắp bí mật thương mại đều có liên quan đến Trung Quốc.

Nhưng thiệt hại của hoạt động gián điệp vẫn không là gì khi so sánh với các biện pháp hợp pháp. Các công ty Mỹ cố gắng thâm nhập vào [thị trường] Trung Quốc thường phát hiện họ bị buộc phải chuyển giao toàn bộ bí quyết.

Trộm công nghệ trên lãnh thổ Trung Quốc

Theo báo cáo năm 2019 của Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ-Trung: “Trong nhiều ngành công nghiệp, các công ty nước ngoài phải liên doanh để đầu tư hoặc hoạt động tại Trung Quốc. Các liên doanh thường là nguồn cung cấp những sản phẩm và quy trình công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất cho các công ty Trung Quốc. Các sản phẩm và quy trình này có được thông qua chuyển giao công nghệ từ đối tác liên doanh nước ngoài”.

Các công ty liên doanh Trung Quốc này lại thường chia sẻ công nghệ của đối tác Hoa Kỳ với các công ty Trung Quốc khác cùng ngành. Vì vậy, việc chuyển giao công nghệ như vậy mang lại lợi ích cho tất cả các công ty Trung Quốc trong ngành đó.

Báo cáo cho biết: “Do đó, việc chuyển giao công nghệ làm cho tất cả các công ty Trung Quốc năng suất và cạnh tranh hơn, đặt khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Mỹ và lợi ích an ninh quốc gia vào rủi ro”.

Trung Quốc có được công nghệ đường sắt cao tốc như thế nào?

Năm 2004, Trung Quốc đã mời thầu các công ty nước ngoài để đóng 200 bộ tàu cao tốc. Đơn hàng trị giá 2,4 tỷ USD này chỉ là bước khởi đầu trong kế hoạch dài hạn của Trung Quốc. Các điều khoản trong hợp đồng đường sắt này buộc các công ty lớn nhất thị trường đường sắt toàn cầu phải chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc. Các công ty nước ngoài không được phép đấu thầu trừ khi họ liên doanh với một công ty Trung Quốc và chỉ có hai công ty Trung Quốc được phép làm việc với các công ty nước ngoài.

Công ty nước ngoài được trao thầu trước tiên phải hoàn thành chuyển giao công nghệ cho đối tác Trung Quốc và công ty này sẽ chỉ nhận được khoản thanh toán sau khi đối tác Trung Quốc đã thông qua “bản đánh giá thực hiện chuyển giao công nghệ”. Các sản phẩm cuối cùng cần phải có thương hiệu Trung Quốc.

blank
Công nhân lắp ráp xe Ford tại Nhà máy lắp ráp Chicago (ảnh chụp màn hình Epochtimes).

Truyền thông Trung Quốc sau đó đã hả hê về cách mà nước này đùa bỡn với bốn nhà thầu nước ngoài về dự án này để áp đặt các điều khoản khắc nghiệt. [Điều nực cười là] Trung Quốc cuối cùng đã làm việc với cả bốn nhà thầu này trong những năm tiếp theo và bởi vậy, đã “hấp thụ” công nghệ từ tất cả các công ty đầu ngành này.

Nhưng điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến. Khi đã được trang bị đầy đủ công nghệ, Trung Quốc bắt đầu tích cực thúc đẩy các dự án đường sắt cao tốc ở nước ngoài như nền tảng của sáng kiến ​​Một vành đai Một con đường (BRI). Nhật Bản và các nước khác khó cạnh tranh với Trung Quốc do chi phí thấp hơn, nguồn cung lao động cao và tốc độ xây dựng nhanh. Hiện tại, Trung Quốc là nhà sản xuất đường sắt cao tốc hàng đầu thế giới, với 70% thị phần.

Đánh cắp công nghệ trên lãnh thổ Hoa Kỳ

Thật tồi tệ khi Trung Quốc đánh cắp công nghệ trên chính lãnh thổ của một quốc gia khác. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đẩy chiến tuyến [đánh cắp công nghệ] vào sâu trong lãnh thổ Mỹ thông qua việc mua lại các khoản đầu tư vào các công ty Mỹ.

Theo Cơ sở dữ liệu Đầu tư Doanh nghiệp Trung Quốc của Public Citizen “[Các thực thể] lợi ích tài chính của Trung Quốc đã mua được hơn 120 tỷ USD tài sản của nền kinh tế Mỹ kể từ năm 2002. 15 cơ quan chính phủ Trung Quốc và các công ty thuộc khu vực tư nhân có kết nối với chính phủ chiếm gần 60% hoạt động này”.

Bạn có thể không nhận ra tiền Trung Quốc phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của người Mỹ như thế nào. Nhưng sau đây là một số thương hiệu hoặc công ty đã được các công ty Trung Quốc mua lại hoặc được Trung Quốc đầu tư mạnh như: Snap, Airbnb, Universal Music Group, Warner Music, IBM, Hilton Hotels, và những thương hiệu khác.

Đây chỉ là một số cái tên được nhiều người biết đến hơn. Trung Quốc cũng đầu tư mạnh vào các công ty công nghệ cao của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ sinh học, xe tự động, thực tế ảo, AI và truyền thông. Hầu hết các công nghệ này có thể cung cấp khả năng quân sự và dân sự kép.

Đánh cắp tài năng nước Mỹ

Đánh cắp tài năng của Mỹ là một mục tiêu khác của ĐCSTQ

Sean O’Connor, nhà phân tích chính sách, đã viết trong báo cáo của mình gửi đến Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Hoa Kỳ-Trung Quốc vào ngày 6/5/2019

“Ví dụ, Dự án 111 được chính phủ Trung Quốc khởi động vào năm 2006 nhằm tuyển dụng 1.000 chuyên gia nước ngoài trong các lĩnh vực chiến lược từ 100 trường đại học và viện nghiên cứu hàng đầu thế giới. Đến năm 2009, dự án 111 đã tuyển mộ 39 người đoạt giải Nobel và 591 học giả. 

Tương tự, Chương trình Ngàn nhân tài được khởi động vào tháng 12/2008 và đến giữa năm 2014 đã đưa hơn 4.000 người nước ngoài vào các phòng thí nghiệm, công ty và trung tâm nghiên cứu khoa học của Trung Quốc. Tài trợ về nghiên cứu và khởi nghiệp được cung cấp theo các chương trình này và các chương trình tương tự được dùng để khuyến khích các chuyên gia và doanh nhân nước ngoài phân chia thời gian giữa làm việc ở nước ngoài và ở Trung Quốc hoặc làm việc hoàn toàn ở Trung Quốc”.

blank
Ảnh minh họa chụp màn hình Tạp chí Việt kiều.

Có rất nhiều dự án tương tự khác ở Trung Quốc ở cấp chính quyền trung ương và địa phương. Không thể biết được có bao nhiêu tài năng Hoa Kỳ đã được Trung Quốc thu nhận thông qua các chương trình này.

Những lợi ích ngắn hạn có thể làm người ta mù quáng, như một hợp đồng hàng tỷ USD hoặc một khoản tiền lớn từ quỹ nghiên cứu. Nhưng điều quan trọng là người Mỹ phải hiểu rằng ĐCSTQ đã phát động một cuộc chiến tranh bí mật chống lại Hoa Kỳ từ nhiều thập kỷ trước.

Với sự trợ giúp của công nghệ Hoa Kỳ, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã giành được quyền lực hơn bao giờ hết và ngày càng hung hăng hơn qua mỗi năm. “Giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình không phải về tự do, nhân loại và hòa bình – mà là giấc mơ thống trị thế giới của một nhà độc tài.

Cựu Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ William Barr đã nói rất rõ điều đó trong một bài phát biểu: “Trong 100 năm, Mỹ là nhà sản xuất lớn nhất thế giới – cho phép chúng tôi đóng vai trò là ‘kho vũ khí dân chủ’ của thế giới.” … [và] Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hiện là ‘kho vũ khí của chế độ độc tài’”. 

Vì vậy, đã đến lúc người Mỹ phải hành động.

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất định phản ánh quan điểm của DKN.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
Giới thiệu với bạn đọc bài viết này của tác giả Bùi Quang Vơm nhận định về ông Trump và xu thế thời đại trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Qua bài viết rất súc tích này bạn đọc sẽ cắt nghĩa được một loạt các câu hỏi: - Tại sao Trump bị đánh hội đồng? - Tại sao Trump, một người làm việc không lương và chỉ mong làm nước Mỹ vĩ đại trở lại mà lại trở thành tội đồ trong con mắt truyền thông Mỹ? - Lý do vì sao mà sớm hay muộn ông Trump cũng sẽ thất bại? - Và một loạt câu hỏi khác mà người đọc sẽ tự rút ra cho bản thân mình. Và xin giới thiệu với bạn đọc nội dung trích đoạn bài viết của tác giả: 1/ TRUMP & NHỮNG BIG GUYS: Sẽ không phải là nghịch lý nếu hiểu được rằng, những người ủng hộ Biden, những người quyên góp những khoản tài trợ khổng lồ cho Biden là nhóm tài phiệt, trùm tư bản tài chính (big Capital, financial moguls of Wall Street), các trùm công nghệ lớn (big tech) Microsoft, Alphabet, Amazone, Apple, Silicon Valley,
Khi có thể đủ độ tin cậy đối với FHS, quá trình giám sát và đánh giá (M&E - Monitoring & Evaluation) về môi trường tại FHS có thể thay thế bằng chế độ thông thường đối với cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm cao. Hơn nữa, các dữ liệu quan trắc môi trường hàng ngày được công khai hoàn toàn mà mọi người dân đều có quyền tiếp cận. Như vậy, hệ thống Giám sát và Đánh giá thông thường này có thể coi như thỏa mãn yêu cầu của một hệ quản trị tốt, đủ độ tin cậy”.
Hôm nay, sau tất cả những gì mà ngài đã làm cho chúng tôi trong suốt 4 năm qua, một lần nữa, chúng tôi muốn nói một điều mà đáng lẽ phải được nói thường xuyên hơn trong nhiệm kỳ đầu tiên của ngài: Cảm ơn ngài, Tổng thống Trump. Hôm nay, ngày 20/1, đáng lẽ ra chúng tôi đang được theo dõi buổi lễ nhậm chức thứ hai của ngài và chúc mừng sự tiếp tục của một nhiệm kỳ tổng thống phù hợp với thẩm quyền cơ bản, chính sách đã nêu và hành động thực tế phù hợp với lợi ích của Hoa Kỳ cũng như sự thịnh vượng của người dân Hoa Kỳ, và tiếp tục bảo vệ tự do và dân chủ, không chỉ ở Hoa Kỳ, mà còn trên toàn thế giới. Thay vào đó, chúng tôi muốn nói lời cảm ơn vì tất cả những gì ngài đã làm cho Hoa Kỳ và thế giới với tư cách là tổng thống trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, vì sự kiên trì siêu phàm mà ngài đã liên tục thể hiện khi đối mặt với sự phản đối không ngừng và phi lý, và vì ngài đã đáp lại lời kêu gọi phục vụ khi ngài biết rằng thời điểm để làm như vậy đã đến.
Trong khi một số các đảng viên đảng Dân chủ luôn chỉ trích, so sánh vị tổng thống của họ - Donald Trump - giống như một “kẻ khủng bố”, “nhà độc tài” thì chính họ lại có quan niệm khá “cởi mở” về một trong những nhà lãnh đạo tàn bạo nhất của ĐCSTQ. Không chỉ ca ngợi, họ còn treo ảnh chân dung của kẻ khát máu này trên tường nhà một cách trang trọng. Cựu dân biểu Đảng Dân chủ bang Tennessee Harold Ford Jr đã được người dẫn chương trình Brett Baier của Fox News phỏng vấn xoay quanh cuộc thảo luận về cuộc “nổi loạn” tại Tòa nhà Quốc hội ngày 6/1 với sự “liên đới” của Tổng thống Trump. Tuy nhiên, điều khiến độc giả gây chú ý không phải là nội dung cuộc thảo luận, vốn luôn mang tính “thiên vị” của các thành viên Đảng Dân chủ khi nhắc đến Tổng thống Trump, mà là góc quay vô tình đã hé lộ bức ảnh chân dung của Mao Trạch Đông treo trang trọng trên bục lò sưởi trong căn nhà của vị cựu dân biểu Harold Ford Jr.
Thông qua các chuyến du lịch “theo truyền thống hiếu khách” đến Trung Quốc và những bữa tiệc với giới tinh hoa, Bắc kinh cố gắng mua chuộc giới truyền thông Hoa Kỳ và lèo lái các bản tin của họ theo chiều hướng có lợi cho Trung Quốc. Kể từ năm 2009, như một phần của chiến dịch mở rộng ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Hoa Kỳ, một tổ chức liên đới của Bắc Kinh đã tổ chức các chuyến du lịch đến Trung Quốc cho hơn 120 nhà báo từ gần 50 hãng truyền thông của Hoa Kỳ.
Vị tổng thống gây tranh cãi lớn nhất lịch sử cận đại Mỹ ra đi trong vui mừng của nửa nước, cũng trong buồn hận của nửa nước. Vỏn vẹn trong bốn năm ngắn ngủi, ông đã để lại dấu ấn, một gia tài không xóa nhòa được ít nhất trong vài ba chục năm nữa. Lịch sử sẽ phán xét ông công bằng hơn, khi dư âm của những đánh phá tàn bạo nhất sẽ tàn lụi. Liên minh ủng hộ ông không lớn bằng cái đầm lầy chống ông, gồm chẳng những đảng đối lập Dân Chủ, mà còn có toàn thể khối TTDC, Nhà Nước ngầm, đám quan lại thối nát, nhóm CH Never Trump, các đại tập đoàn hi-tech Apple, Google, các trang mạng xã hội lớn Facebook, Twitter, tài phiệt Do Thái, đám dân ăn bám trợ cấp, trí thức thiên tả, phụ nữ ham vui nhưng vô trách nhiệm, thanh niên mê thuốc lắc, …
Ngày 6/1/2021, liên danh Joe Biden và Kamala Harris đã được Quốc Hội công nhận là bên thắng cuộc, qua các phương tiện truyền thông tôi được chứng kiến ngày lịch sử này học hỏi được khá nhiều điều về tự do và dân chủ tại Mỹ. Chuyện buồn đã xảy ra… Biểu tình là quyền tự do biểu đạt chính kiến được Tu chính án thứ nhất bảo vệ, nhưng bạo động và bạo loạn là vi phạm luật pháp quốc gia. Thật đáng buồn khi 1 người bị bắn chết, 5 người khác chết chưa rõ lý do (trong số có cả cảnh sát) và nhiều người cả hai phía bị thương khi đoàn biểu tình xông vào Quốc Hội. Hằng ngàn người biểu tình, tại một nơi được cho là an ninh nhất nước Mỹ, nhưng lại không thấy giới chức có thẩm quyền sửa soạn để đối phó với thành phần sách động bạo loạn thì thật là khó hiểu. Chưa kể tới nhiều đoạn phim cho thấy chính cảnh sát đã mở cửa Quốc Hội để những người biểu tình đi vào.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang đi đến đoạn đường cuối cùng.Thu hút biết bao nhiêu những đồn đoán, phân tích và các dự đoán trái ngược nhau. Người ta bỗng nhiên chú ý đến một bài dài đến 55 trang đăng trên một tạp chí từ cuối năm 2019 vì cho đến giờ phút này nó miêu tả cuộc bầu cử "chính xác đến từng milimet" Xin lược thuật. Đó là bài : “Chuẩn bị cho một cuộc bầu cử tổng thống có tranh chấp : Một bài tập về đánh giá và quản lý rủi ro bầu cử " được xuất bản vào bởi Tạp chí Luật của Đại học Loyola Chicago, tác giả là Edward B. Foley. Foley, là giáo sư đứng đầu chương trình luật bầu cử tại Đại học Ohio, là luật sư và là người cộng tác với Washington Post. Folye cũng là người khởi xướng "Lý thuyết dịch chuyển Xanh" đề ra chiến lược nhằm biến đổi các bang từ ủng hộ đảng Cộng hòa chuyển sang ủng hộ đảng Dân chủ.
Nếu nói dối của ĐCSTQ là bản chất cố hữu và không thể thay đổi, thì việc nói dối phổ biến trong dân chúng là do nền văn hóa nói dối và chuyên chế của ĐCSTQ tạo thành, có liên quan mật thiết đến môi trường xã hội đặc biệt của Trung Quốc. Từ xưa tới nay, ở trong và ngoài nước, việc không nói dối được xem như giới hạn cơ bản và là ý thức chung trong tiêu chuẩn làm người. Trong quan niệm truyền thống, Đạo gia giảng làm chân nhân, Phật gia giảng người xuất gia không nói dối, Nho gia giảng về chữ Tín. Tất cả đều cho rằng nói dối là sai, là xấu. Khổng Tử coi "nhân - nghĩa - lễ - trí - tín” là ngũ thường. Trong đó, sự thành tín giữa người với người là một trong những mỹ đức quan trọng nhất của con người. Đạo lý đối với việc trị quốc cũng như vậy. Tử Cống, một học trò của Khổng Tử, đã từng thỉnh giáo thầy về cách trị quốc. Khổng Tử nói: "Thứ nhất là cho dân có cơm no, áo ấm; thứ hai là quốc gia có quân đội hùng mạnh; thứ ba là có được lòng tin của người dân".
Cuối năm 2013, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã thông báo về Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa và Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21, hai tuyến đường kết nối Trung Quốc với châu Phi và châu Âu. Kể từ đó, Sáng kiến Vành đai và Con đường (hay BRI) - tên gọi sau khi kết hợp cả hai dự án trên - đã được mở rộng đến mọi nơi trên hành tinh. Ví dụ, Trung Quốc đã rót hàng chục tỷ USD cho các khoản vay trong khuôn khổ BRI cho Venezuela. Trung Quốc đang xây dựng một cảng container trị giá 3 tỷ USD tại Freeport, cách Palm Beach của Florida chưa đến 150 km về phía Đông.
Bảo Trợ