Mỹ sẽ chỉ chiến thắng khi chính quyền Trung Quốc sụp đổ

19 Tháng Ba 20216:05 SA(Xem: 812)

Mỹ sẽ chỉ chiến thắng khi chính quyền Trung Quốc sụp đổ

=Thiện Nhân •
Căng thẳng Mỹ-Trung có thể dẫn đến sự “chung sống cạnh tranh” hay không, hay phải lên đến đỉnh điểm - dẫn đến sự thất bại của chế độ Trung Quốc? Các quan chức Mỹ có thể đang hy vọng vào kết quả đầu tiên, nhưng họ có lẽ nên chuẩn bị cho kết quả thứ hai.

trump tcb hoavi

Cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã bắt đầu, nhưng nó sẽ kết thúc như thế nào? Có sự đồng thuận của lưỡng đảng rằng quan hệ Mỹ-Trung sẽ được xác định chủ yếu bởi sự cạnh tranh về nhiều mặt và các khía cạnh của nền pháp chế trong nhiều năm tới. 

Chính quyền cựu Tổng thống Trump lập luận rằng sự cạnh tranh với Bắc Kinh là do bản chất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) - ngụ ý rằng sự cạnh tranh sẽ kéo dài chứng nào chế độ này còn tồn tại. 

Chính quyền Biden đã chấp nhận cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc theo kiểu “cạnh tranh khắc nghiệt”, như tổng thống đã diễn đạt - nhưng không công khai nói rõ cách chi tiết cách cạnh tranh đó.

Có rất nhiều kết quả có thể xảy ra đối với sự cạnh tranh Mỹ-Trung, từ việc Hoa Kỳ nhường phạm vi ảnh hưởng cho Trung Quốc, đến chỗ dung hòa lẫn nhau, đến sự sụp đổ của Trung Quốc, hay một cuộc xung đột toàn cầu tàn khốc. 

Tuy nhiên, nếu mục tiêu của cạnh tranh là đảm bảo một nền hòa bình tốt hơn bằng cách không có chiến tranh, thì câu hỏi then chốt là liệu Hoa Kỳ có thể đạt được kết quả này - bằng cách thay đổi suy nghĩ của các nhà lãnh đạo Trung Quốc - thuyết phục họ rằng việc bành trướng là vô ích - hay liệu nó sẽ đòi hỏi sự suy giảm quyền lực hoặc sự sụp đổ của ĐCSTQ?

‘Chung sống cạnh tranh’?

Những người ủng hộ thuyết “chung sống cạnh tranh” tin rằng Hoa Kỳ cuối cùng có thể thay đổi cách suy nghĩ của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, thuyết phục họ không bành trướng ảnh hưởng trong khu vực hoặc làm đảo lộn trật tự quốc tế - do Hoa Kỳ dẫn đầu ở châu Á và thế giới. 

Họ cho rằng nếu Hoa Kỳ - trong một khoảng thời gian dài - có thể duy trì sự cân bằng quyền lực thuận lợi ở Tây Thái Bình Dương, duy trì các lợi thế kinh tế và công nghệ chính của mình, và tập hợp các liên minh quốc gia để duy trì các quy tắc và chuẩn mực chính, thì Bắc Kinh có thể ít gây hấn hơn (hoặc tự thất bại).

Trong cả hai trường hợp, quan hệ Mỹ-Trung không nhất thiết trở nên hài hòa; vẫn sẽ có các yếu tố cạnh tranh quân sự, địa chính trị, kinh tế, công nghệ và ngoại giao. Nhưng Bắc Kinh sẽ giảm bớt mức độ gay gắt của thách thức, đặc biệt là về các vấn đề như Đài Loan và cấu trúc liên minh của Mỹ ở Đông Á - nơi các lợi ích quan trọng của Mỹ đang bị đe dọa.

Lý thuyết “chung sống cạnh tranh” cho rằng Washington vẫn có thể định hình thành công hành vi của Bắc Kinh - thông qua sự kết hợp các biện pháp khuyến khích; và duy trì hy vọng rằng ĐCSTQ có thể “dịu đi” theo thời gian dựa vào chính sách ngoại giao Trung-Mỹ hiệu quả.

Lý thuyết này cho rằng: “Ngay cả khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chọn đối đầu, có lẽ những người kế nhiệm ông ta sẽ ôn hòa hơn”.

Cho đến khi chính quyền Trump xuất hiện tại Hoa Kỳ, đã tuyên bố rõ ràng rằng ĐCSTQ là mối đe dọa cho toàn nhân loại, cũng đem tách ĐCSTQ ra khỏi người dân Trung Quốc.
Cựu Tổng thống Trump cho rằng việc ngăn chặn ĐCSTQ liên quan trực tiếp đến sự an toàn của đất nước và sự an toàn của người Mỹ. (Tổng hợp)

Mặc dù cách tiếp cận này hấp dẫn, nó đưa ra một loạt nghi vấn. Bắc Kinh đã trở nên vô cùng quyết đoán, không chỉ ở khu vực mà trên toàn cầu, cho thấy rằng bất kỳ sự mềm mỏng nào trong các chính sách đối với Trung Quốc - có thể khiến Hoa Kỳ thất bại. Thật vậy, nếu ông Tập nắm giữ quyền lực như Mao Trạch Đông - cho đến năm 82 tuổi - thì một ban lãnh đạo thời “hậu Tập” sẽ không xuất hiện cho đến năm 2035. 

Ngoài ra, làm thế nào Hoa Kỳ biết được rằng liệu ĐCSTQ có đưa ra quyết định chiến lược nhằm “hạ thấp” tầm nhìn địa chính trị, hay là họ sẽ dùng chiến thuật để tạm thời giảm căng thẳng trong khi cố gắng chia rẽ đối thủ? 

Rốt cuộc, đây thường là điều mà các nhà lãnh đạo Liên Xô bàn đến, khi họ nói về “chung sống hòa bình” và tìm cách giảm căng thẳng trong những năm 1950 trở về sau. ĐCSTQ vốn “nổi tiếng” với việc coi sự lừa dối là chiến lược, và ngụy tạo ý định để cạnh tranh địa chính trị.

Ngoài ra, có một vấn đề lớn nhất với cách tiếp cận này: Nó có thể không phản ánh thực tế của "cuộc chiến" mà Hoa Kỳ đang tham gia. Nói cách khác, niềm tin vào một Trung Quốc hùng mạnh cuối cùng có thể được hòa giải với một trật tự thế giới - nơi Hoa Kỳ, các đồng minh và đối tác của họ, và các giá trị dân chủ vẫn giữ ưu thế - có thể là viển vông.

Điều gì sẽ xảy ra nếu ĐCSTQ mong muốn một sự “sửa đổi toàn diện” hơn đối với hệ thống quốc tế, khi họ coi hệ thống do một siêu cường dân chủ lãnh đạo và dựa trên tính ưu việt của các giá trị dân chủ - như một mối đe dọa hiện hữu đối với sự tồn vong của chế độ này?

‘Tổng bằng không’

Các quan chức hàng đầu của ĐCSTQ đã công khai khẳng định quan điểm rằng Hoa Kỳ luôn cam kết phá hoại chế độ Trung Quốc - đơn giản vì các nguyên tắc tự do xung đột trực tiếp với sự cai trị độc tài của chính phủ trong nước. 

Ngay cả vào đầu những năm 1990, các quan chức quân sự Trung Quốc đã lập luậnrằng sự tương phản giữa các hệ thống chính quyền của Hoa Kỳ và Trung Quốc - khiến cho việc cải thiện cơ bản quan hệ Mỹ-Trung là không thể. Trong suốt những năm 1990 và 2000, Bắc Kinh đã theo đuổi một chiến lược “làm suy yếu nước Mỹ” một cách tinh vi - tạo điều kiện cho việc Trung Quốc “tiến gần hơn đến trung tâm của sân khấu thế giới”, như ông Tập đã nói.

Bỏ sang một bên lời hùng biện “đôi bên cùng có lợi”, ĐCSTQ được điều hành bởi một tư duy về cơ bản là “tổng bằng không”.

Hơn nữa, hành vi độc tài, tội ác kinh hoàng của ĐCSTQ đối với người Duy Ngô Nhĩ, người tu luyện Pháp Luân Công, người dân Hong Kong; và hành vi hoàn toàn vô trách nhiệm của họ ngay từ đầu đại dịch COVID-19 - đã chứng minh khái niệm chuyên quyền, tư lợi của chế độ này - khác xa với bất kỳ điều gì có thể chấp nhận được về cơ bản. 

Nói tóm lại, Hoa Kỳ và các nền dân chủ tự do khác cần phải tính đến khả năng rằng đối kháng gay gắt Mỹ-Trung sẽ tồn tại, chừng nào một Trung Quốc lớn mạnh được điều hành bởi ĐCSTQ.

Có lẽ thật ngây thơ khi nghĩ rằng sự cạnh tranh mạnh mẽ trong một thời gian dài của Hoa Kỳ sẽ làm cho ĐCSTQ trở nên "êm dịu". Thay vào đó, sự cạnh tranh có thể tồn tại ở một hình thức gay gắt, cho đến khi chính quyền đó mất khả năng thống trị. 

Trong kịch bản này, lý thuyết chiến thắng của Hoa Kỳ bắt đầu giống với lý thuyết được đưa ra trong Chiến tranh Lạnh, khi nhà sử học George Kennan lập luận rằng Liên Xô “mong chờ một cuộc đọ sức kéo dài vô hạn”, và Hoa Kỳ phải chuẩn bị cho phù hợp. 

Ông Tập Cận Bình phát biểu trong buổi lễ kỷ niệm 70 năm 'Kháng chiến chống Mỹ và viện trợ Triều Tiên' của ĐCSTQ hôm 23/10. (Kevin Frayer/Getty Images)
Ông Tập Cận Bình phát biểu trong buổi lễ kỷ niệm 70 năm 'Kháng chiến chống Mỹ và viện trợ Triều Tiên' của ĐCSTQ hôm 23/10/2020 (Kevin Frayer/Getty Images)

Trong trường hợp này, “cuộc chiến” sẽ không phải là một “cầu nối tương đối ngắn” - để dẫn tới một mối quan hệ ổn định hơn, ít thù địch hơn; mà là “cầu nối dài hơn” - dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Trung Quốc hoặc sự biến đổi của chính phủ nước này.

‘Nội công ngoại kích’

Điều cuối cùng sẽ kết thúc cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung là tác động tích lũy của “những căng thẳng sâu sắc bên trong Trung Quốc”, kết hợp với sự phản kháng nhất quán từ bên ngoài. 

Nếu Hoa Kỳ và các đồng minh thành công trong việc kiềm chế sự gia tăng của Trung Quốc, thì sự kết hợp của các yếu tố bên trong Trung Quốc như: tăng trưởng kinh tế chậm lại, bong bóng nợ ngày càng lớn, thảm họa nhân khẩu học và những căng thẳng nội bộ khác - có thể dẫn đến sự suy giảm khả năng rõ rệt của Bắc Kinh trong việc thách thức trật tự quốc tế. 

Nhiệm vụ hàng đầu của Hoa Kỳ là giữ vững ranh giới về mặt địa chính trị, miễn là các quá trình “tự đánh bại” nội bộ này diễn ra. Hoa Kỳ cũng có thể tìm cách đẩy nhanh sự sụp đổ của chế độ Trung Quốc, bằng cách hạn chế cho họ tiếp cận với một số công nghệ quan trọng - điều này sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế và làm phức tạp việc củng cố một nhà nước an ninh công nghệ cao của Trung Quốc.

Đây là những “đơn thuốc nghiệt ngã”, tuy nhiên, một ĐCSTQ lo ngại về quyền lực hoặc quyền kiểm soát của mình bị tuột dốc - có thể trở nên hung hăng hơn trong thời gian tới. 

Mặc dù gia tăng căng thẳng trong mối quan hệ song phương, Hoa Kỳ chỉ đơn giản là phải chấp nhận về bản chất xấu xa của ĐCSTQ - giới hạn khả năng và mức độ cải thiện mối quan hệ song phương, chừng nào chế độ Trung Quốc này vẫn giữ được quyền lực. 

Cách tiếp cận này cũng không đòi hỏi phải từ bỏ ngoại giao, nhưng ngoại giao không thể giải quyết một cách cơ bản sự cạnh tranh, nếu không có những thay đổi sâu sắc hơn bên trong Trung Quốc.

Các lý thuyết khác nhau về chiến thắng - có thể tạo ra các quan niệm khác nhau về vai trò của ngoại giao song phương, và sức ép tấn công trong quy chế của Hoa Kỳ. Hơn nữa, nếu chúng ta không biết kết quả mà mình mong muốn, làm thế nào chúng ta có thể đo lường hiệu quả của các chính sách? 

Cạnh tranh nên hướng đến những thay đổi lâu dài về quyền lực của ĐCSTQ hoặc cách thức xã hội Trung Quốc được quản trị. Đó là một cái nhìn tương đối đen tối về cách mà cạnh tranh Mỹ-Trung có thể đang hướng tới. 

Gây áp lực tập thể

Kết luận này dẫn đến một vấn đề cuối cùng về mặt ngoại giao. Một chiến lược gây áp lực tập thể đa phương là có ích - để chứng tỏ sự kiên nhẫn và cứng rắn đối với Bắc Kinh. Điều này đòi hỏi phải tập hợp các liên minh riêng biệt nhưng đan xen, để đối kháng với sức mạnh của Bắc Kinh về mặt quân sự, kinh tế, công nghệ và ý thức hệ.

Cho đến nay, nhiệm vụ tập hợp các liên minh này rất phức tạp, do nhiều đồng minh và đối tác của Mỹ ở châu Á, châu Âu và các nơi khác vẫn đang tìm cách tránh chọn bên - khi cho rằng đó là sự lựa chọn có “tổng bằng không” giữa Washington và Bắc Kinh. 

Không có giải pháp dễ dàng cho câu hỏi hóc búa này. Cuối cùng, chính phủ Hoa Kỳ phải thẳng thắn về chiến lược Trung Quốc của mình: Không có cách nào để đi đến một cam kết mạnh mẽ, và tập trung các nguồn lực cần thiết để thành công, nếu các quan chức Hoa Kỳ coi nhẹ các vấn đề cơ bản. 

Trong thời gian tới, có những lý do chính đáng để xây dựng các liên minh chống lại Trung Quốc. 

Tác giả: Zack Cooper là thành viên nghiên cứu tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ. Ông cũng là đồng giám đốc của Liên minh Bảo đảm Dân chủ”. Hal Brands là giáo sư xuất sắc của Henry A. Kissinger về các vấn đề toàn cầu tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp của Đại học Johns Hopkins.

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam

Thiện Nhân



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Tổng thống Joe Biden muốn thực hiện chính sách 'nước Mỹ trở lại' tăng cường sự lãnh đạo của Mỹ trên toàn thế giới nên tình trạng đối đầu Mỹ-Trung ngày càng khốc liệt. Như thế liệu Chính phủ Biden có thực hiện được ý muốn hay lại lâm vào “bế tắc” như các chính phủ tiền nhiệm trước đây? Chính phủ Obama Chiến lược xoay trục Thái Bình Dương mở đầu những thay đổi về chính sách đối ngoại, chuyển trọng tâm về khu vực Á Châu, bao vây kinh tế và kềm hãm tình trạng trỗi dậy của Bắc Kinh. Về quân sự Chính phủ Obama vẫn lún sâu vào chiến tranh Trung Đông, mà ngân sách quốc phòng thì không được Quốc Hội đồng ý tăng thêm. Nên giữa tháng 4/2012 Trung cộng xâm chiếm Bãi cạn Scarborough thuộc Phi Luật Tân, họ còn liên tục xây dựng các đảo với phi trường quân sự trong khu vực Hoàng Sa và Trường Sa mà hề gặp phản ứng quân sự nào từ phía Mỹ.
Tuần lễ qua trên thế giới diễn ra hai sự kiện quan trọng: Thứ nhất là vào ngày 12/3/2021 lần đầu tiên Tổng thống Joe Biden họp trực tuyến với thủ tướng ba nước Úc, Ấn và Nhật trong Bộ Tứ An Ninh (the Squad); Và sự kiện thứ hai là nước Anh công bố chuyển hướng Chiến lược ngoại giao, an ninh và quốc phòng từ đặt trọng tâm vào Châu Âu chuyển sang Châu Á Thái Bình Dương. Cả hai sự kiện cho thấy Mỹ, Anh và một số quốc gia khác đang hình thành chiến lược phát triển khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở rộng. Ý tưởng chiến lược Vào tháng 8/2007 tại Bombay, cựu Thủ tướng Nhật Abe Shinzo đưa ra ý tưởng xây dựng một châu Á trải dài từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương như một vùng biển của tự do và mở rộng cho tất cả mọi quốc gia trên thế giới.
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa siêu cường toàn cầu mới nổi cạnh tranh giành quyền lực tối cao giữa Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế, công nghiệp, tội phạm mạng, gián điệp công nghiệp, v.v ... (Ảnh của Ulrich Baumgarten/ Getty Images) Toàn cảnh cuộc đấu kinh tế, an ninh quốc gia giữa Mỹ và Trung Quốc Bình luận Lê Minh - Tâm An •
Mặc dù ông Trump thất cử tổng thống 2020, nhưng ngay sau ngày 6/1/2021 đã rộ lên tin đồn ông Trump sẽ bỏ đảng Cộng Hòa thành lập đảng chính trị mới quy tụ những người ủng hộ ông. Tin đồn được truyền thông chính mạch Mỹ triệt để khai thác, họ cho tổ chức nhiều cuộc thăm dò dẫn đến cùng một kết quả là cử tri đảng Cộng Hòa vẫn nồng nhiệt ủng hộ ông Trump và sẵn sàng gia nhập đảng thứ ba nếu ông thành lập. Giới truyền thông chính mạch bấy lâu nay tập trung vào phần nổi là cá tính “độc đáo” của ông Trump mà quên đi phần chìm là những thách thức mà hệ thống chính trị Mỹ đang phải đối đầu. Vì thế họ đã không giải thích lý do cử tri đảng Cộng Hòa vẫn tiếp tục ủng hộ dù ông Trump không còn là tổng thống. Cử tri đảng Cộng Hòa nghĩ gì ? Kết quả từ một cuộc thăm dò được Viện thăm dò dư luận Gallup thực hiện từ ngày 21/1/2021 đến ngày 2/2/2021 và công bố ngày 15/2/2021 cho thấy:
Trong khi người Mỹ kiêu ngạo nghĩ rằng họ đang “chơi khăm” Trung Quốc để kiếm lợi lớn hơn, thì thực tế lại là điều hoàn toàn ngược lại. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) luôn chơi một trò chơi dài hơi với họ, đương nhiên không phải vì lợi ích cho đôi bên. Vào năm 2021, bất kỳ ai vẫn nói rằng ĐCSTQ “chỉ muốn trở thành đối tác kinh doanh”, thì đó đều là ảo tưởng hoặc đang nói dối.
Tôi dùng từ “trắng án” để nói về kết quả phiên tòa luận tội ông Trump lần thứ hai, nhưng nếu bạn dùng từ “chiến thắng”, hay “tha bổng”, hay “tha tội” theo tôi đều có lý cả. Mục tiêu của đảng Dân Chủ là kết tội ông Trump nhưng họ đã không đạt được kết quả, nên phía ủng hộ ông Trump có quyền xem đó là chiến thắng của ông ấy và của họ. Thượng nghị sĩ Mitch McConnell Lãnh đạo phe Thiểu số đảng Cộng hòa cho biết ông không kết tội ông Trump vì ông ấy đã mãn nhiệm, kết tội ông là vi phạm Hiến Pháp. Nhưng ông McConnell cũng cho biết ông Trump vẫn phải chịu trách nhiệm về lời nói, việc làm và vẫn có thể bị tòa án truy tố trong tư cách một thường dân khi có bằng chứng phạm tội, nên cũng có thể coi như ông Trump đã được ông McConnell tha tội. Dưới một phiên tòa pháp lý chỉ khi nào tòa án kết tội và người bị cáo buộc không tiếp tục kháng án thì mới bị xem là có tội.
Đồng ý trả lời phỏng vấn với RFA về vấn đề này, nhà báo Nguyễn An Dân, người có nhiều sự quan tâm và nghiên cứu về đặc khu kinh tế, xác nhận về mốc thời gian của ý tưởng đặc khu đã có từ thời ông Võ Văn Kiệt và thêm rằng chủ trương đặc khu Vân Đồn là do “nhìn về sự thành công của Thẩm Quyến vào thập niên 90.” “Cơ sở hình thành nên đặc khu là đã có từ lâu. Còn ông Phạm Minh Chính là người được lựa chọn vì trong quá trình luân chuyển cán bộ thì ông ấy từ Thứ trưởng Công an về làm Bí thư tỉnh Quảng Ninh
The Epoch Times hôm 26/1 có bài viết đề xuất cách hàn gắn nước Mỹ sau cuộc bầu cử 2020 khiến người dân Hoa Kỳ chia rẽ khi hàng chục triệu người cảm thấy tổn thương vì tin rằng lá phiếu của mình bị phe thiên tả, mà đứng đằng sau là ĐCSTQ, đánh cắp. Dưới đây chúng tôi xin gửi tới quý độc giả phần chuyển ngữ bài viết này. Sau một cuộc bầu cử đầy tranh cãi, quốc gia của chúng ta cần tìm thấy sự thống nhất khi căng thẳng vẫn diễn ra và sự chia rẽ ngày càng sâu sắc. Người Mỹ có thể tìm thấy sự thống nhất bằng cách đoàn kết để chống lại kẻ thù hàng thập kỷ qua luôn tìm cách hủy diệt chúng ta, và khôi phục truyền thống đã hình thành và dẫn lối quốc gia của chúng ta. Hạnh phúc của nước Mỹ đang bị đe doạ ngày càng nhiều.
Nhóm tàu tác chiến do hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt dẫn đầu của Hải quân Mỹ vừa vào Biển Đông hôm 23/1/2021 để thực hiện hoạt động đảm bảo tự do hàng hải vào khi Trung Quốc điều hàng loạt máy bay xâm phạm vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan. Đây là lần đầu tiên nhóm tàu hàng không mẫu hạm của Mỹ vào Biển Đông dưới thời của Tổng thống Joe Biden, người vừa nhậm chức hôm 20/1 vừa qua. Trong thông cáo báo chi đưa ra vào ngày 24/1, Bộ tư lệnh Ấn độ Thái Bình Dương của Mỹ cho biết nhóm tàu vào Biển Đông lần này là để thực hiện hoạt động định kỳ bảo đảm tự do trên biển và xây dựng quan hệ với các đối tác
Một phóng viên của kênh NHK Nhật Bản hỏi: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)... đã công bố một báo cáo tạm thời vào ngày 18/1, nói rằng năng lực ngăn chặn dịch bệnh của WHO không đủ; và cho rằng các cơ sở y tế địa phương và quốc gia của Trung Quốc đáng lẽ ra có thể thực hiện các biện pháp y tế công cộng hiệu quả hơn vào tháng 1 năm ngoái. Phía Trung Quốc có bình luận gì về điều này? Bà Hoa Xuân Oánh lại một lần nữa phủ nhận và nói rằng: “Chủ tịch Tập Cận Bình từ lâu đã chỉ ra rằng, để đối phó với những thiếu sót và hạn chế bộc lộ ra trong đợt dịch bệnh này, cần phải cải thiện hệ thống quản lý an toàn y tế công cộng và nâng cao tốc độ ứng phó các tình huống khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng...".
Bảo Trợ