Vì sao ông Trump vẫn được nhiều người ủng hộ ?

04 Tháng Ba 20212:09 SA(Xem: 1341)

Vì sao ông Trump vẫn được nhiều người ủng hộ ?

Nguyễn Quang Duy

Mặc dù ông Trump thất cử tổng thống 2020, nhưng ngay sau ngày 6/1/2021 đã rộ lên tin đồn ông Trump sẽ bỏ đảng Cộng Hòa thành lập đảng chính trị mới quy tụ những người ủng hộ ông.

Tin đồn được truyền thông chính mạch Mỹ triệt để khai thác, họ cho tổ chức nhiều cuộc thăm dò dẫn đến cùng một kết quả là cử tri đảng Cộng Hòa vẫn nồng nhiệt ủng hộ ông Trump và sẵn sàng gia nhập đảng thứ ba nếu ông thành lập.

Giới truyền thông chính mạch bấy lâu nay tập trung vào phần nổi là cá tính “độc đáo” của ông Trump mà quên đi phần chìm là những thách thức mà hệ thống chính trị Mỹ đang phải đối đầu.

Vì thế họ đã không giải thích lý do cử tri đảng Cộng Hòa vẫn tiếp tục ủng hộ dù ông Trump không còn là tổng thống.

 trump-2020

Cử tri đảng Cộng Hòa nghĩ gì ?

Kết quả từ một cuộc thăm dò được Viện thăm dò dư luận Gallup thực hiện từ ngày 21/1/2021 đến ngày 2/2/2021 và công bố ngày 15/2/2021 cho thấy:

Thứ nhất, có đến 68% đảng viên muốn ông Trump tiếp tục lãnh đạo đảng Cộng hòa;

Thứ hai, có 63% đảng viên tin rằng cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đều quá sức tồi tệ nên cần có một đảng thứ ba thực sự đại diện cho người Mỹ;

Thứ ba, các đảng viên này muốn đảng Cộng Hòa trở lại với khuynh hướng bảo thủ thay vì càng ngày càng ngả sang cánh tả cấp tiến; và

Thứ tư, những đảng viên muốn có một đảng thứ ba cũng là những người vẫn xem ông Trump là lãnh đạo đảng và sẵn sàng bỏ đảng để gia nhập đảng của ông Trump.

Kết quả cho thấy uy tín của ông Trump trong đảng Cộng Hòa còn quá lớn để ông có thể trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả các cuộc bầu cử sơ bộ đảng Cộng Hòa và các cuộc bầu cử 2022 và 2024 sắp tới.

Như thế nếu có một đảng thứ ba được thành lập thì đảng này chỉ quy tụ những đảng viên đảng Cộng Hòa không chấp nhập sự lãnh đạo của ông Trump, chứ không phải đảng do ông thành lập.

 

Lãnh đạo đảng Cộng Hòa nghĩ gì ?

Mặc dù quan điểm chính trị của mỗi người mỗi khác nhưng các chính trị gia Mỹ cùng một đảng thường sẵn sàng gác bỏ những khác biệt để thống nhất về chính sách và chiến lược nhằm vận động cử tri dồn phiếu cho họ và cho đảng họ đại diện.

Vì thế, ngày 28/1/2021 Lãnh đạo phe thiểu số đảng Cộng Hòa tại Hạ Viện ông Kevin McCarthy đã chính thức xuống tận Câu Lạc Bộ Mar-a-Lago thuộc tiểu bang Florida để gặp ông Trump bàn luận về chiến thuật và chiến lược tranh cử năm 2022.

Ngày 23/2/2021, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Lindsey Graham đã ghé thăm ông Trump sau đó ông Graham tuyên bố với báo chí là đảng Cộng hòa nếu muốn thắng cuộc bầu cử năm 2022 cần thực hiện những chính sách dưới sự hướng dẫn của ông Trump.

Ngày 25/2/2021, Thượng nghị sĩ Mitch McConnell Lãnh đạo phe thiểu số đảng Cộng hòa tại Thượng Viện cho biết ông sẽ ủng hộ ông Trump nếu ông ấy được đảng Cộng Hòa đề cử ra tranh cử tổng thống năm 2024.

Sắp tới vào ngày 28/2/2012 tại Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ (CPAC) sẽ diễn ra tại Orlando, Florida, ông Trump sẽ có bài phát biểu để vạch ra hướng đi cho tương lai của đảng Cộng Hòa.

 

Lý do ông Trump được ủng hộ

Lý do mà đảng Cộng Hòa vẫn muốn gắn bó với ông Trump có thể được tóm lược như sau:

Về kinh tế việc cắt giảm thuế và khuyến khích vốn đầu tư quay trở lại nước Mỹ đã giúp tỉ lệ thất nghiệp xuống còn 3.5% vào tháng 9/2019, là tỉ lệ thấp nhất trong vòng 50 năm và có thể xem là tỉ lệ toàn dụng nhân lực (full employment).

Giải quyết được công ăn việc làm cho tầng lớp lao động là yếu tố quan trọng nhất trong các cuộc tranh cử tại Mỹ nên kinh tế vẫn là điểm mạnh nhất của Chính Phủ Trump.

Về năng lượng các chính sách khai thác tài nguyên nội địa thời ông Trump vừa giúp nước Mỹ không phải lệ thuộc vào nguồn nhiên liệu từ ngoại quốc lại còn tạo công ăn việc làm cho dân Mỹ.

Trận bão tuyết thổi qua tiểu bang Texas khiến điện gió và điện mặt trời ngừng hoạt động, mạng lưới điện sập, gây mất điện toàn tiểu bang là bài học để nước Mỹ xây dựng một chiến lược cân bằng năng lượng.

Các đảng viên đảng Cộng Hòa lo ngại khi nhận ra rằng các chính trị gia Mỹ ngày càng ngả sang cánh tả cấp tiến. Vì thế họ muốn những người lãnh đạo đảng phải quay về ủng hộ những chính sách di dân, văn hóa, giáo dục và bảo vệ những quyền tự do được ông Trump cổ vũ và thực hiện trước đây.

Chính sách quan trọng khác của ông Trump là quan tâm đến quyền lợi của tầng lớp lao động và chính kiến của các cộng đồng sắc tộc, thiếu chính sách này đảng Cộng Hòa khó có thể thắng được đảng Dân Chủ.

Về đối ngoại, từ năm 2017 ông Trump đề xướng và thực hiện Khung Chiến Lược Ấn Độ - Thái Bình Dương chủ trương liên minh với các quốc gia trong vùng, bao vây và cô lập Trung cộng, nhằm phá vỡ chiến lược Vành Đai Con Đường của Bắc Kinh.

Hiện chưa rõ Chính phủ Biden sẽ tiếp nối Chiến Lược Ấn Độ - Thái Bình Dương hay quay lại Chiến Lược Xoay Trục Thái Bình Dương thời tổng thống Obama. Hai chiến lược rất khác nhau xin hẹn một bài khác sẽ viết về đề tài này.

Nói chung đảng Cộng Hòa đã nhận thức được khuynh hướng toàn cầu hóa mà nhiều đời tổng thống trước ông Trump đeo đuổi đã không mang lại lợi ích thiết thực mà còn hủy hoại nước Mỹ.

Vì thế, đa số đảng viên đảng Cộng Hòa tin theo và tiếp tục ủng hộ những chính sách và chiến lược chống toàn cầu hóa thời Tổng thống Trump.

 

Ông Trump tranh cử tổng thống năm 2024 ?

Còn quá sớm để ông Trump cho biết có ra tranh cử nhiệm kỳ tới hay không, nhưng lên đến 68% số đảng viên đảng Cộng Hòa ủng hộ ông thì chắc chắn ông sẽ thắng trong kỳ tranh cử sơ bộ tổ chức vào giữa năm 2024.

Đối với giới truyền thống chính mạch tin tức về ông Trump vẫn là những tin tức được săn đón đưa lên hàng đầu cho thấy ông Trump vẫn là một nhân vật được quần chúng Mỹ để ý quan tâm.

Đối với đảng Dân Chủ ông Trump vẫn là đối thủ nặng ký nhất, vì thế dù ông đã mãn nhiệm tổng thống đảng Dân Chủ đã mang ông ra hạch tội lần thứ hai và họ sẽ tìm mọi cách loại trừ ông khỏi sinh hoạt chính trị.

Ngày 16/2/2021, Dân biểu đảng Dân chủ Bennie Thompson, chủ tịch Ủy ban An ninh Nội địa của Hạ viện, đã đâm đơn kiện ông Trump cùng ông Rudy Giuliani, luật sư riêng của ông Trump và hai tổ chức cánh hữu đồng lõa “kích động bạo loạn” tại Điện Capitol.

Đảng Dân Chủ muốn thành lập một “Ủy Ban độc lập” gồm những người được lưỡng đảng đề cử nhằm tiến hành điều tra việc người biểu tình xông vào Điện Capitol ngày 6/1/2021.

Đảng Dân Chủ muốn 11 người trong Ủy Ban sẽ có 3 người do Tổng thống Biden bổ nhiệm và 4 người do mỗi đảng bổ nhiệm, còn đảng Cộng Hòa đòi một Ủy ban cân bằng số người do mỗi đảng bổ nhiệm.

Mặc dù đảng Dân Chủ hiện đang nắm cả Thượng viện lẫn Hạ Viện nhưng với khoảng cách chênh lệch khá thấp rất dễ bị đảo ngược trong lần tranh cử giữa kỳ 2022 sắp tới.

Lấy lại Hạ Viện và Thượng Viện là phương cách để đảng Cộng Hòa kềm hãm những thay đổi từ Chính phủ Biden và từng bước tiếp nối con đường mà ông Trump đã gầy dựng.

Đến nay ông Trump và đảng Cộng Hòa còn tập trung vào cuộc tranh cử giữa kỳ 2022, tình hình chính trị ở Mỹ cũng như ở thế giới sẽ giúp ông Trump quyết định ra tranh cử hay đề cử một người từng sát cánh với ông ra tranh cử Tổng thống 2024 thay ông.

 

Người Việt ủng hộ ông Trump

Người Mỹ gốc Việt theo đảng Cộng Hòa ủng hộ ông Trump là điều hết sức bình thường, đáng lưu ý là đa số người Việt không sống ở Mỹ cũng nhiệt tình ủng hộ ông Trump.

Có người lý giải “đối thủ của kẻ thù là bạn”, ông Trump chống Trung cộng mà người Việt thì cũng chống Trung cộng nên người Việt ủng hộ ông.

Cũng có người cho rằng khen chê chính trị của Mỹ vừa hứng thú vừa an toàn, còn ở Việt Nam mọi thứ đã có “Đảng” lo, hơi đâu xen vào chuyện nội bộ của họ có khi lại phiền đến bản thân và gia đình.

Những lý do trên cũng chỉ là mặt nổi của tảng băng, còn phần chìm của nó thì theo tôi còn hai lý do khác sâu và rộng hơn:

Thứ nhất, những ý tưởng cánh tả cấp tiến kiểu Mỹ chưa ảnh hưởng đến cách suy nghĩ của đại đa số người Việt, nói cách khác người Việt cũng giống như những đảng viên đảng Cộng Hòa Mỹ còn rất bảo thủ trong cách suy nghĩ và hành động; và

Thứ hai, thế giới đã thay đổi quá nhiều và quá nhanh, ảnh hưởng quá mạnh mẽ đến đời sống của người Việt, từ mức độ chênh lệch giàu nghèo, đến thay đổi môi trường, văn hóa, giáo dục, xã hội, gia đình, mà hệ thống chính trị tại Việt Nam thì không hề thay đổi.

Hơn 30 năm qua, trường phái tân tự do ở Mỹ đẩy mạnh toàn cầu hóa đã không mang lại tự do và dân chủ cho Việt Nam, lại còn hủy hoại môi trường và con người Việt Nam.

Khi chứng kiến toàn cầu hóa ảnh hưởng xấu đến đất nước và con người, khuynh hướng bảo thủ và bảo tồn những giá trị truyền thống dân tộc trỗi dậy, người Việt vốn đã bảo thủ càng trở nên bảo thủ hơn.

Nên người Việt không khác gì người Mỹ thuộc đảng Cộng Hòa theo khuynh hướng bảo thủ, tận đáy lòng muốn bảo vệ những giá trị truyền thống đang bị toàn cầu hóa hủy hoại, vì thế không lạ gì khi thấy đa số người Việt vẫn tiếp tục ủng hộ ông Trump.

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Úc Đại Lợi

27/02/2021

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Tổng thống Joe Biden muốn thực hiện chính sách 'nước Mỹ trở lại' tăng cường sự lãnh đạo của Mỹ trên toàn thế giới nên tình trạng đối đầu Mỹ-Trung ngày càng khốc liệt. Như thế liệu Chính phủ Biden có thực hiện được ý muốn hay lại lâm vào “bế tắc” như các chính phủ tiền nhiệm trước đây? Chính phủ Obama Chiến lược xoay trục Thái Bình Dương mở đầu những thay đổi về chính sách đối ngoại, chuyển trọng tâm về khu vực Á Châu, bao vây kinh tế và kềm hãm tình trạng trỗi dậy của Bắc Kinh. Về quân sự Chính phủ Obama vẫn lún sâu vào chiến tranh Trung Đông, mà ngân sách quốc phòng thì không được Quốc Hội đồng ý tăng thêm. Nên giữa tháng 4/2012 Trung cộng xâm chiếm Bãi cạn Scarborough thuộc Phi Luật Tân, họ còn liên tục xây dựng các đảo với phi trường quân sự trong khu vực Hoàng Sa và Trường Sa mà hề gặp phản ứng quân sự nào từ phía Mỹ.
Tuần lễ qua trên thế giới diễn ra hai sự kiện quan trọng: Thứ nhất là vào ngày 12/3/2021 lần đầu tiên Tổng thống Joe Biden họp trực tuyến với thủ tướng ba nước Úc, Ấn và Nhật trong Bộ Tứ An Ninh (the Squad); Và sự kiện thứ hai là nước Anh công bố chuyển hướng Chiến lược ngoại giao, an ninh và quốc phòng từ đặt trọng tâm vào Châu Âu chuyển sang Châu Á Thái Bình Dương. Cả hai sự kiện cho thấy Mỹ, Anh và một số quốc gia khác đang hình thành chiến lược phát triển khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở rộng. Ý tưởng chiến lược Vào tháng 8/2007 tại Bombay, cựu Thủ tướng Nhật Abe Shinzo đưa ra ý tưởng xây dựng một châu Á trải dài từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương như một vùng biển của tự do và mở rộng cho tất cả mọi quốc gia trên thế giới.
Mỹ sẽ chỉ chiến thắng khi chính quyền Trung Quốc sụp đổ =Thiện Nhân • Căng thẳng Mỹ-Trung có thể dẫn đến sự “chung sống cạnh tranh” hay không, hay phải lên đến đỉnh điểm - dẫn đến sự thất bại của chế độ Trung Quốc? Các quan chức Mỹ có thể đang hy vọng vào kết quả đầu tiên, nhưng họ có lẽ nên chuẩn bị cho kết quả thứ hai.
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa siêu cường toàn cầu mới nổi cạnh tranh giành quyền lực tối cao giữa Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế, công nghiệp, tội phạm mạng, gián điệp công nghiệp, v.v ... (Ảnh của Ulrich Baumgarten/ Getty Images) Toàn cảnh cuộc đấu kinh tế, an ninh quốc gia giữa Mỹ và Trung Quốc Bình luận Lê Minh - Tâm An •
Trong khi người Mỹ kiêu ngạo nghĩ rằng họ đang “chơi khăm” Trung Quốc để kiếm lợi lớn hơn, thì thực tế lại là điều hoàn toàn ngược lại. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) luôn chơi một trò chơi dài hơi với họ, đương nhiên không phải vì lợi ích cho đôi bên. Vào năm 2021, bất kỳ ai vẫn nói rằng ĐCSTQ “chỉ muốn trở thành đối tác kinh doanh”, thì đó đều là ảo tưởng hoặc đang nói dối.
Tôi dùng từ “trắng án” để nói về kết quả phiên tòa luận tội ông Trump lần thứ hai, nhưng nếu bạn dùng từ “chiến thắng”, hay “tha bổng”, hay “tha tội” theo tôi đều có lý cả. Mục tiêu của đảng Dân Chủ là kết tội ông Trump nhưng họ đã không đạt được kết quả, nên phía ủng hộ ông Trump có quyền xem đó là chiến thắng của ông ấy và của họ. Thượng nghị sĩ Mitch McConnell Lãnh đạo phe Thiểu số đảng Cộng hòa cho biết ông không kết tội ông Trump vì ông ấy đã mãn nhiệm, kết tội ông là vi phạm Hiến Pháp. Nhưng ông McConnell cũng cho biết ông Trump vẫn phải chịu trách nhiệm về lời nói, việc làm và vẫn có thể bị tòa án truy tố trong tư cách một thường dân khi có bằng chứng phạm tội, nên cũng có thể coi như ông Trump đã được ông McConnell tha tội. Dưới một phiên tòa pháp lý chỉ khi nào tòa án kết tội và người bị cáo buộc không tiếp tục kháng án thì mới bị xem là có tội.
Đồng ý trả lời phỏng vấn với RFA về vấn đề này, nhà báo Nguyễn An Dân, người có nhiều sự quan tâm và nghiên cứu về đặc khu kinh tế, xác nhận về mốc thời gian của ý tưởng đặc khu đã có từ thời ông Võ Văn Kiệt và thêm rằng chủ trương đặc khu Vân Đồn là do “nhìn về sự thành công của Thẩm Quyến vào thập niên 90.” “Cơ sở hình thành nên đặc khu là đã có từ lâu. Còn ông Phạm Minh Chính là người được lựa chọn vì trong quá trình luân chuyển cán bộ thì ông ấy từ Thứ trưởng Công an về làm Bí thư tỉnh Quảng Ninh
The Epoch Times hôm 26/1 có bài viết đề xuất cách hàn gắn nước Mỹ sau cuộc bầu cử 2020 khiến người dân Hoa Kỳ chia rẽ khi hàng chục triệu người cảm thấy tổn thương vì tin rằng lá phiếu của mình bị phe thiên tả, mà đứng đằng sau là ĐCSTQ, đánh cắp. Dưới đây chúng tôi xin gửi tới quý độc giả phần chuyển ngữ bài viết này. Sau một cuộc bầu cử đầy tranh cãi, quốc gia của chúng ta cần tìm thấy sự thống nhất khi căng thẳng vẫn diễn ra và sự chia rẽ ngày càng sâu sắc. Người Mỹ có thể tìm thấy sự thống nhất bằng cách đoàn kết để chống lại kẻ thù hàng thập kỷ qua luôn tìm cách hủy diệt chúng ta, và khôi phục truyền thống đã hình thành và dẫn lối quốc gia của chúng ta. Hạnh phúc của nước Mỹ đang bị đe doạ ngày càng nhiều.
Nhóm tàu tác chiến do hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt dẫn đầu của Hải quân Mỹ vừa vào Biển Đông hôm 23/1/2021 để thực hiện hoạt động đảm bảo tự do hàng hải vào khi Trung Quốc điều hàng loạt máy bay xâm phạm vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan. Đây là lần đầu tiên nhóm tàu hàng không mẫu hạm của Mỹ vào Biển Đông dưới thời của Tổng thống Joe Biden, người vừa nhậm chức hôm 20/1 vừa qua. Trong thông cáo báo chi đưa ra vào ngày 24/1, Bộ tư lệnh Ấn độ Thái Bình Dương của Mỹ cho biết nhóm tàu vào Biển Đông lần này là để thực hiện hoạt động định kỳ bảo đảm tự do trên biển và xây dựng quan hệ với các đối tác
Một phóng viên của kênh NHK Nhật Bản hỏi: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)... đã công bố một báo cáo tạm thời vào ngày 18/1, nói rằng năng lực ngăn chặn dịch bệnh của WHO không đủ; và cho rằng các cơ sở y tế địa phương và quốc gia của Trung Quốc đáng lẽ ra có thể thực hiện các biện pháp y tế công cộng hiệu quả hơn vào tháng 1 năm ngoái. Phía Trung Quốc có bình luận gì về điều này? Bà Hoa Xuân Oánh lại một lần nữa phủ nhận và nói rằng: “Chủ tịch Tập Cận Bình từ lâu đã chỉ ra rằng, để đối phó với những thiếu sót và hạn chế bộc lộ ra trong đợt dịch bệnh này, cần phải cải thiện hệ thống quản lý an toàn y tế công cộng và nâng cao tốc độ ứng phó các tình huống khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng...".
Bảo Trợ