Việt Nam sẽ bị uy hiếp nếu Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự ở Campuchia

13 Tháng Mười Một 202012:41 SA(Xem: 903)
  • Tác giả :

Việt Nam sẽ bị uy hiếp nếu Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự ở Campuchia

Lê Mạnh Tiến
Hình minh hoạ. Thủ tướng Campuchia Hun Sen (phải) duyệt đội danh dự với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh hôm 16/5/2017
Hình minh hoạ. Thủ tướng Campuchia Hun Sen (phải) duyệt đội danh dự với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh hôm 16/5/2017
blank AFP

Trung Quốc đang thiết lập căn cứ quân sự ở Campuchia?

Kể từ năm 2019, các quan chức Mỹ đã nhiều lần bày tỏ lo ngại rằng hai dự án do Trung Quốc tài trợ ở Campuchia được thiết kế nhằm mang lại một chỗ đứng vững chắc cho quân đội Trung Quốc ở Đông Nam Á. Trung Quốc và Campuchia có thể thu được gì từ một thỏa thuận như vậy?

Hai căn cứ tạo ra mối lo ngại đều nằm dọc theo bờ biển phía Tây Nam của Campuchia. Đầu tiên là căn cứ Hải quân Ream ở tỉnh Preah Sihanouk, hiện là nơi đóng quân của một số tàu tuần tra cỡ nhỏ thuộc Hải quân Hoàng gia Campuchia. Căn cứ này đang được tu sửa lớn với nguồn kinh phí do Trung Quốc chi trả. Cơ sở hạ tầng bao gồm nhiều tòa nhà nhỏ, một trong số đó được Mỹ tài trợ xây dựng từ năm 2012 và là trung tâm an ninh hàng hải. Hồi tháng 1/2020, Campuchia đã hỏi Mỹ liệu họ có trả tiền để nâng cấp tòa nhà hay không. Mỹ đã đồng ý, nhưng chỉ trong vài tháng, Campuchia đã thay đổi quyết định và nói rằng họ không cần sự giúp đỡ của Mỹ nữa. Thay vào đó, Trung Quốc sẽ chi trả tiền nâng cấp. Đến tháng 9/2020, trung tâm an ninh hàng hải đã được di dời và tòa nhà bị phá bỏ.

Địa điểm thứ hai nằm xa hơn, trên bờ biển tại Dara Sakor thuộc tỉnh Koh Kong. Năm 2008, một nhóm các công ty xây dựng Trung Quốc do Tập đoàn Phát triển Liên minh (UDG) đứng đầu đã đàm phán hợp đồng 99 năm với Chính phủ Campuchia thuê 36.000 hectares (360 triệu m2) bất động sản đắc địa bên bờ biển tại Dara Sakor. Khu vực này chiếm 20% đường bờ biển của Campuchia. Dự án khu công nghiệp, nhà ở và du lịch trị giá 3,8 tỷ USD bao gồm một cảng nước sâu và một đường băng sân bay dài 3,2 km có thể chứa hầu hết các loại máy bay quân sự. Kể từ đó, dự án này đã trở thành một trong những dự án thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc.

Theo Chính phủ Mỹ, Căn cứ Hải quân Ream và khu nghỉ dưỡng tại Dara Sakor có thể được Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sử dụng làm cơ sở hậu cần quân sự. Ngoại trưởng Mike Pompeo đã cảnh báo rằng nếu đúng như vậy thì điều này sẽ "đe dọa sự ổn định của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương". Tháng 9/2020, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với UDG, cáo buộc doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc này đã trục xuất trái phép người Campuchia khỏi vùng đất của họ và gây ra thiệt hại về môi trường trong công viên quốc gia.

Phản ứng từ Campuchia và Trung Quốc

Campuchia kiên quyết phủ nhận việc Trung Quốc sắp thiết lập sự hiện diện quân sự ở nước này. Thủ tướng Hun Sen đã bác bỏ thông tin trên các phương tiện truyền thông phương Tây, coi đó là "tin giả" khi cáo buộc rằng Trung Quốc và Campuchia đã ký một thỏa thuận bí mật cho phép PLA tiếp cận Ream trong 30 năm. Ông Hun Sen viện dẫn Hiến pháp Campuchia năm 1993, trong đó quy định rằng Campuchia "sẽ không cho phép bất kỳ căn cứ quân sự nước ngoài nào trên lãnh thổ của mình", và nói rằng sự hiện diện quân sự của Trung Quốc sẽ vi phạm tính trung lập của đất nước vốn cũng được ghi trong Hiến pháp. Ông Hun Sen cam kết rằng một khi căn cứ Hải quân Ream được nâng cấp, Campuchia sẽ hoan nghênh tất cả hải quân nước ngoài sử dụng căn cứ này và Trung Quốc sẽ không được độc quyền tiếp cận.

Hình minh hoạ. Công trường xây dựng sân bay của công ty Union Development Group của Trung Quốc tại Botum Sakor, tỉnh Koh Kong, Campuchia hôm 6/5/2018
Hình minh hoạ. Công trường xây dựng sân bay của công ty Union Development Group của Trung Quốc tại Botum Sakor, tỉnh Koh Kong, Campuchia hôm 6/5/2018 Reuters
blank

Trung Quốc cũng mạnh mẽ phủ nhận cáo buộc rằng họ muốn PLA đóng quân ở Campuchia. Tranh cãi này cũng đã từng có tiền lệ. Trong những năm 1990, báo chí cho rằng các cơ sở quân sự do Trung Quốc xây dựng ở Myanmar, bao gồm các căn cứ hải quân và các trạm thu tin tức tình báo, đều do quân nhân Trung Quốc điều khiển. Tuy nhiên, không có bất kỳ bằng chứng nào để hỗ trợ những thông tin này. Tất nhiên, lần này tình hình hoàn toàn khác. Trung Quốc ngày nay có lợi ích toàn cầu, và theo một báo cáo của Lầu Năm Góc được công bố hồi tháng 9, Bắc Kinh đang "tìm cách thiết lập một cơ sở hạ tầng hậu cần và cơ sở ở nước ngoài để cho phép PLA triển khai và duy trì sức mạnh quân sự ở tầm xa hơn”. Trung Quốc đã thiết lập căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên tại Djibouti từ năm 2017.

Báo cáo của Lầu Năm Góc tiếp tục mô tả cách PLA có thể sử dụng các cơ sở quân sự của Trung Quốc ở nước ngoài để hỗ trợ các hoạt động quân sự trong xung đột vũ trang, cung cấp thông tin tình báo tín hiệu chiến lược, tiến hành huấn luyện và tập trận với các nước khác và giám sát lực lượng Mỹ. Có ý kiến cho rằng PLA đã "xem xét" các địa điểm đặt các cơ sở hậu cần quân sự ở Indonesia, Myanmar, Singapore và Thái Lan, đặc biệt là tại Campuchia. Nếu lo ngại của Mỹ là đúng và Trung Quốc muốn triển khai PLA tới Campuchia thì đây sẽ là một điều nguy hiểm với an ninh khu vực.

Việt Nam bị uy hiếp

Ream và Dara Sakor đều hướng ra Vịnh Thái Lan, và các tàu chiến của Trung Quốc được triển khai ở đây sẽ chỉ mất một ngày để tới eo biển Malacca có tầm quan trọng chiến lược mà phần lớn năng lượng nhập khẩu của Trung Quốc đi qua. Các nhà phân tích Trung Quốc từ lâu đã coi eo biển Malacca là nơi dễ tổn thương chiến lược. Sự hiện diện của tàu chiến gần đó để bảo vệ các tàu hàng Trung Quốc có thể giúp giảm bớt tình trạng mất an ninh năng lượng của Bắc Kinh.

Mặc dù sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Campuchia sẽ không có giá trị gì trong việc thúc đẩy các yêu sách bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông do nước này đã xây dựng các căn cứ quân sự lớn trên 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa. Nhưng nó sẽ gây ra áp lực đối với Việt Nam. Trong một cuộc khủng hoảng Trung-Việt về các đảo đang tranh chấp, Bắc Kinh có thể gửi đi một thông điệp chiến lược bằng cách gửi tàu chiến và máy bay quân sự đến Campuchia như một lời cảnh báo đối với Hà Nội.

Hình minh hoạ. Quân đội Campuchia nhận hàng cứu trợ là thiết bị y tế từ Trung Quốc để chống dịch COVID-19 tại sân bay Quốc tế Phnom Penh, Campuchia hôm 25/4/2020
Hình minh hoạ. Quân đội Campuchia nhận hàng cứu trợ là thiết bị y tế từ Trung Quốc để chống dịch COVID-19 tại sân bay Quốc tế Phnom Penh, Campuchia hôm 25/4/2020 AFP
blank

Có lẽ lợi thế chủ yếu cho Chính phủ Hun Sen sẽ là tiền, dưới dạng phí trả cho quyền cập bến và hạ cánh hoặc hỗ trợ tài chính. Chính quyền Campuchia đang cần tiền để phát triển kinh tế khi mà nền kinh tế đang gặp khó khăn bởi đại dịch COVID-19 và sự cấm vận từ phương Tây. Nhưng ông Hun Sen cũng cần phải cân nhắc những rủi ro tiềm ẩn. Sự hiện diện của các lực lượng quân sự nước ngoài luôn gây ra một sự tranh cãi trong nước và sự hiện diện của PLA ở Campuchia gần như chắc chắn sẽ trở thành cột thu lôi” cho những sấm sét chỉ trích” nhằm vào ông Hun Sen. Ngày 23/10, cảnh sát đã phải giải tán một cuộc biểu tình bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc ở Phnom Penh phản đối việc Trung Quốc có kế hoạch đóng quân ở Campuchia.

Sự hiện diện của PLA tại Campuchia cũng sẽ giáng một đòn mạnh vào quan hệ song phương với Việt Nam. Mặc dù ông Hun Sen có quan hệ thân thiết với Trung Quốc nhưng ông luôn thận trọng vun đắp mối quan hệ chính trị thân tình với Hà Nội. Và khi sự cạnh tranh chiến lược Trung-Mỹ leo thang ở Đông Nam Á, một số thành viên ASEAN bè bạn của Campuchia cũng sẽ ngờ vực về khả năng có một cơ sở quân sự của Trung Quốc ở Campuchia.

Hiện tại, kế hoạch của Trung Quốc đối với căn cứ Hải quân Ream và Dara Sakor vẫn còn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều khả năng các dự án quân sự này sẽ trở thành hiện thực. Và khi đó, Việt Nam là quốc gia phải dè chừng hậu quả nhiều nhất.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do - Theo RFA

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Ảnh tư liệu: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay phó tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 04/12/2013 tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh tư liệu: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay phó tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 04/12/2013 tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc. AP - Lintao Zhang Thanh Hà 21 phút « Tạm dừng leo thang về thương mại, nhưng trên mặt trận công nghệ, dưới thời tổng thống Biden giao tranh sẽ có phần quyết liệt hơn », mà đấy chỉ là « một phần trong cuộc đọ sức dài hơi » giữa Washington và Bắc Kinh. Trên đây là nhận định của hai chuyên gia Jean-François Dufour, cơ quan tư vấn DCA Chine Analyse và Jean-François Huchet, giám đốc INALCO Viện Quốc Gia Ngôn Ngữ và Văn Minh Đông Phương trong cuộc trả lời phỏng vấn dành cho RFI tiếng Việt.
Còn Donald Trump hay không thì « chủ nghĩa Trump » vẫn tồn tại ở nước Mỹ. Đó là xác quyết của báo chí Pháp ngày 06/11/2020 bên cạnh hai hồ sơ khẩn cấp khác đang gây lúng túng tại châu Âu là khủng bố và Covid-19. - Trận bầu cử và trận khiếu nại Biden cận kề chiến thắng, Trump nổi cáu. Ứng cử viên đảng Dân Chủ trong thế thượng phong trên đường vào Nhà Trắng, tổng thống mãn nhiệm bày trận pháp lý. Joe Biden chỉ cần thắng ở một trong những bang cuối cùng như Nevada hay Georgia hay Pennsylvania là hội đủ đa số đại cử tri.
Không có nơi nào trên thế giới bầu cử theo phương thức cử tri đoàn như ở Mỹ và không có cuộc bầu cử nào tại Mỹ có quá nhiều vấn đề như cuộc bầu cử tổng thống vừa qua. Đến nay cả hai bên đều tuyên bố thắng cử và tràn ngập thông tin trái ngược nhau, như vậy chuyện gì sẽ xảy ra và ai sẽ là Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2021-25? Đảng Cộng Hòa thắng cử ? Mặc dù đảng Dân Chủ đã chi hằng trăm triệu Mỹ kim để quyết dành thêm ghế tại Thượng viện nhưng làn sóng xanh đã không xảy ra. Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện và thượng nghị sĩ Lindsey Graham chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện đều tái đắc cử và đảng Cộng Hòa theo ước tính vẫn giữ được Thượng Viện. Như thế, trong vòng 2 năm tới ngay cả nếu ông Biden chính thức thắng cử đảng Cộng Hòa sẽ ngăn chặn mọi thay đổi do đảng Dân Chủ đưa ra.
Nước Mỹ nín thở, cả thế giới đều hướng về ngày bầu cử tổng thống thứ 46 của họp chủng quốc Hoa Kỳ, chính thức diễn ra hôm nay 03/11/2020. Lướt nhanh trang nhất các tờ báo lớn của Pháp ra trong ngày , không thấy có tờ nào thiếu tựa lớn về bầu cử Mỹ và bên trang trong cũng kín các bài về cuộc bầu cử đặc biệt nhất trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ. Thế giới hồi hộp đón đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ không khác gì chờ kết quả trận chung kết Cúp bóng đá thế giới.
Với vị thế độc đáo như thế, Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đang được Hoa Kỳ cùng nhiều quốc gia Á Châu và Tây phương ngày đêm ve vãn, với niềm hy vọng rằng đất nước nằm ở phía Tây Biển Đông này sẽ trở thành đồng minh chiến lược của mình giữa lúc cuộc tranh chấp chủ quyền biển, đảo
Bản Tuyên Ngôn Độc Lập, bản Hiến Pháp Hoa Kỳ và các bản Hiến Pháp của 50 tiểu bang đều không nhắc đến từ ngữ dân chủ (democracy), như vậy tam quyền phân lập có bao hàm ý nghĩa của dân chủ hay không ? Dân chủ định nghĩa theo Hiến Pháp Muốn hiểu được ý nghĩa của tam quyền phân lập tại Mỹ, chúng ta cần quay lại thời lập quốc, vào năm 1776, 13 cựu thuộc địa Anh Quốc đồng ý thành lập một hình thức liên bang cùng soạn bản Tuyên Ngôn Độc Lập. Sau đó đến năm 1781, những nhà lập quốc lại cùng nhau soạn bản Dự Thảo Hiến Pháp, theo đó các chính quyền tiểu bang giữ lại chủ quyền lãnh thổ, chính quyền trung ương lo việc ngoại giao và quân sự, mọi quyết định ở trung ương cần ít nhất 9 tiểu bang đồng ý.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ càng gần kề, Bắc Kinh được cho là càng nuôi hy vọng về khả năng xung đột với Washington sẽ giảm bớt nếu Joe Biden giành chiến thắng. Thế nhưng theo các nhà phân tích được hãng tin Mỹ AP ngày 23/10/2020 phỏng vấn, bất kỳ thay đổi nào, nếu có, chỉ mang tính hình thức chứ không phải thực chất, bởi vì cả nước Mỹ đều ngày càng nghi kỵ Bắc Kinh. Về phía Quốc Hội, các nhà lập pháp Mỹ, từ Dân Chủ đến Cộng Hòa, và các cử tri của họ, đều có dấu hiệu không muốn chính quyền mềm mỏng trở lại đối với Trung Quốc, điều dự báo cho một quan hệ căng thẳn
Duyên nợ của Lenin với đất nước Việt Nam, xem ra, mặn mà hơn ở bất cứ một nơi nào khác. Ngay tại chính quê hương của mình, có lẽ, ông cũng không bao giờ được nhi đồng Liên Xô dành cho những câu thơ ưu ái đến như thế này đâu: Ông Lê Nin ở nước Nga Mà em lại thấy rất là Việt Nam Tượng đài Lenin được dựng tại nhiều nơi, tên của ông được đặt cho không ít những đường phố trên thế giới nhưng (chắc chắn) chỉ ở Việt Nam nó mới trở thành địa danh của sông/suối mà thôi:
Tại cuộc họp thường niên tổ chức vào tháng 9 năm nay, Bộ trưởng Ngoại giao các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã chấp thuận việc Pháp mong muốn trở thành đối tác phát triển của tổ chức này. Bộ Ngoại giao Pháp đánh giá đây là một bước đi quan trọng trong việc tăng cường quan hệ của nước này với ASEAN và cùng chia sẻ tầm nhìn chung về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương dựa trên sự bao trùm, tôn trọng luật pháp quốc tế, chủ nghĩa đa phương và hợp tác quốc tế. Chiều sâu hợp tác của Pháp trong phòng thủ và an ninh phản ánh sự đóng góp của nước
Ngày 21/10/2020, Cơ quan An Ninh Quốc gia Mỹ công bố một báo cáo nhấn mạnh 25 lỗ hổng mà các nhóm hackers do nhà nước Trung Quốc tài trợ đang tìm cách khai thác. Điều này lại khiến cho mối lo an ninh mạng của các nước Đông Nam Á trước sự tấn công của gián điệp Trung Quốc. Đội ngũ gián điệp mạng Trung Quốc đã tấn công Đông Nam Á từ lâu. Đã đến lúc chính phủ các nước thành viên Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần tìm ra cách hiệu quả để "bịt lỗ hổng" công nghệ hiện nay. Một công ty viễn thông ở Philippines mới đây đã thuê dịch vụ của một côn
Bảo Trợ