Mỹ Phát Động Chiến Tranh Tri Thức Chống Trung Cộng

31 Tháng Năm 20194:51 CH(Xem: 1597)

MỸ PHÁT ĐỘNG CHIẾN TRANH TRI THỨC CHỐNG TRUNG CỘNG

CUỘC CHIẾN TRANH THỨ 3 MÀ MỸ PHÁT ĐỘNG VỚI TRUNG QUỐC - CHIẾN TRANH TRI THỨC, CŨNG ĐÃ BẮT ĐẦU

Trần Đình Thu

Song song với chiến tranh thương mại và chiến tranh công nghệ, Mỹ cũng tiến hành chiến tranh tri thức và nó cũng đã bắt đầu mà biểu hiện cụ thể là việc một tổ chức khoa học lớn nhất thế giới có trụ sở đóng tại Mỹ, Viện kỹ nghệ điện và điện tử IEEE vừa tuyên bố cấm các thành viên của tổ chức này mà đang công tác tại Huewei tham gia một số hoạt động chuyên môn.
trump-taptapbinh-trade

Việc làm này gây sốc cho Huawei nói riêng và giới nghiên cứu khoa học Trung quốc nói chung khiến một vài người trong họ lên tiếng phản đối.

Chiến tranh tri thức mặc dầu không được gọi tên nhưng các bước tiến hành cho thấy Mỹ sẽ tiến hành cuộc chiến này thông qua việc chặn dòng tri thức khoa học từ Mỹ đến với các nhà khoa học và sinh viên Trung quốc.

Đối với sinh viên Trung quốc thì Mỹ đã áp dụng một số biện pháp thắt chặt và theo tôi trong tương lai gần Mỹ có thể tiến tới cấm sinh viên Trung quốc học một số ngành học.

Vào hồi tháng 6/2018, Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu giảm bớt thời hạn visa của các sinh viên Trung Quốc theo học sau đại học về ngành hàng không, tự động hóa và chế tạo công nghệ cao ở Mỹ và kiểm tra nhân thân sinh viên Trung quốc một cách gắt gao.

Đối với giới các nhà khoa học Trung quốc thì bước đầu Mỹ thực hiện ngăn chặn dòng tri thức trong vụ việc liên quan Huawei, theo đó trong lệnh cấm giao dịch với Huawei có việc cấm chuyển giao thông tin khoa học công nghệ và tất cả các công ty hay đơn vị liên quan đang trú đóng trên nước Mỹ sẽ phải thực hiện lệnh này. Và khi Mỹ mở rộng việc thực thi với 142 công ty đơn vị khác trong danh sách đen, phạm vi lệnh cấm này sẽ trở nên rộng lớn hơn rất nhiều và đó là một phần rất chủ yếu của chiến tranh tri thức.

Một bước tiến hành khác cũng rất quyết liệt là Mỹ chuẩn bị cấm cửa những nhà khoa học quân sự Trung quốc đến Mỹ. Hiện nay, Đạo luật An ninh thị thực PLA đang chờ quốc hội Mỹ phê chuẩn, theo đó tất cả những ai từng phục vụ trong quân đội Trung quốc hay có liên quan quân đội Trung quốc đều không được phép đến Mỹ trong tư cách sinh viên hay nghiên cứu sinh với bất cứ ngành học nào. Thượng nghị sỹ Chuck Grassley nhấn mạnh rằng sinh viên và nghiên cứu sinh cần phải được dành cho những người nước ngoài muốn đóng góp cho các viện nghiên cứu và trường đại học Mỹ, thay vì những người đi ngược lại mục đích đó.

Như vậy là trong những ngày tới, ba cuộc chiến tranh sẽ cùng bao vây Trung quốc trong thế trận tổng lực để làm suy kiệt nền kinh tế nước này nhanh chóng hơn.

Trần Đình Thu

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bây giờ tôi biết các bạn không thích Tổng thống Trump. Cứ là thế đi và chúng ta hãy tiếp tục từ đó. Nói thế nào về sự chia rẽ của nước Mỹ nhỉ? Bạn thực sự đổ lỗi cho ông Trump về điều đó không? Thế lúc KHÔNG CÓ MỘT NGƯỜI NÀO CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ xuất hiện trong lễ nhậm chức của ông ấy thì bạn có nghĩ rằng, điều đó đã bắt đầu sự chia rẽ chưa? Thậm chí lúc ông Trump chưa trở thành tổng thống thì cũng có Clinton và Obama xuất hiện để dè bỉu. Vậy đó là Trump chia rẽ nước Mỹ hay là ai? Bạn thử tưởng tượng nếu đảng CỘNG HÒA không có một ai đến dự lễ nhậm chức của Obama vì họ đã thua thì chuyện gì sẽ xảy ra? 19 phút ngay sau khi Trump nhậm chức, tờ Washington Post đã tuyên bố CHIẾN DỊCH ĐÀN HẶC ĐÃ BẮT ĐẦU. Đó có phải là Trump chia rẽ nước Mỹ? Và thái độ của Nancy Pelosi khi bà xé bỏ tập thông điệp liên bang của Trump ngay trước sự chứng kiến của cả thế giới đã thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với Tổng thống Hoa Kỳ. Điều đó vẫn là Trump gây chia rẽ nước Mỹ?
THỬ GHÉ MẮT XEM SƠ QUA SẮC LỆNH HÀNH PHÁP 12SEP2018 CỦA TT TRUMP, CHẾ TÀI VI PHẠM GIAN LẬN BẦU CỬ. Trong sắc lịnh ký ngày 12 tháng Chín năm 2018, tổng thống Trump nhắc lại việc nước ngoài đã lợi dụng sự cởi mở của chính sách Mỹ để gây phương hại cho Mỹ, vì vậy, cho dù không có những cử chỉ hiển lộ nào được xác nhận chính thức từ nước ngoài, thì các điều lệnh sau đây cũng sẽ được thi hành. (Tôi lược bớt chỉ lấy những điểm nhấn). Điều 1️⃣. Nội trong 45 ngày, giám đốc Tình báo Quốc gia phải thu thập thông tin từ mọi nguồn và đánh giá mọi khía cạnh sâu xa nhất, lên danh sách mọi cá nhân và tập thể tại Mỹ cũng như chính quyền nước ngoài đã cố ý can thiệp bầu cử Mỹ, kể cả việc tài trợ gián tiếp hoặc uỷ quyền. Giám đốc Tình báo Quốc gia phải cung cấp đánh giá này và thông tin này cho Tổng thống, Ngoại trưởng, Bộ trưởng Ngân khố, Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng chưởng lý và Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa.
Biden sẽ chỉ là Obama II... nước Mỹ sẽ suy yếu một lần nữa, phụ thuộc vào thế lực ngoại bang, tràn ngập hàng “Made in China”, và lại "làm bạn" với các chiến binh thánh chiến... Không có “Nước Mỹ vĩ đại trở lại” trong kế hoạch của Đảng Dân chủ. Với những gì họ đang làm, sẽ không còn nước Mỹ để làm nên "sự vĩ đại".
Đầu tiên, có thể sẽ có người thắc mắc, đợt suy thoái lần thứ ba là gì? Chúng ta vốn chỉ có một đợt suy thoái mà hầu như ai cũng đều biết, đó chính là cuộc Đại Suy thoái kéo dài từ năm 1929 đến cuối những năm 1930. Nếu giả sử trong trường hợp mọi thứ cuối cùng vẫn nghiêng về phía Đảng Dân chủ, tức là ứng viên Joe Biden sẽ chính thức trở thành tân Tổng thống, trong khi đó Đảng Cộng hòa đánh mất Thượng viện, nước Mỹ có lẽ sẽ trải qua một cuộc đại suy thoái lần thứ ba. Và lần này có thể là đợt suy thoái trầm trọng nhất trong lịch sử đối với người dân Hoa Kỳ. Nhiều người từng nghe cách Tổng thống Franklin Roosevelt “cứu” nước Mỹ thoát khỏi cuộc Đại Suy thoái đầu tiên bằng cách theo đuổi và thúc đẩy các gói kích thích tăng trưởng kinh tế, đồng thời tiêu tốn hàng đống tiền ngân sách.
Nỗ lực làm suy yếu vị thế và quyền lực của Tổng thống Donald Trump chưa từng dừng lại kể từ năm 2016. Những đòn thúc đẩy hậu bầu cử để gây áp lực khiến Tổng thống Donald Trump phải nhượng bộ, bất chấp nhiều cáo buộc đáng tin cậy về gian lận cử tri và những tranh chấp pháp lý đang diễn ra, không phải là một sự cố cá biệt. Đây là đỉnh điểm của một chiến dịch kéo dài 4 năm chống lại ông Donald Trump, bắt đầu từ lần tranh cử tổng thống đầu tiên của ông vào năm 2016, khi FBI mở một cuộc điều tra có động cơ chính trị về chiến dịch của ông. Trong 4 năm tiếp theo khi ông tại vị, đã có những nỗ lực nhất quán nhằm gạt bỏ ông khỏi chức vụ Tổng thống, đầu tiên là thông qua câu chuyện thông đồng với Nga và sau đó là thông qua vụ luận tội phế truất. The Epoch Times muốn cung cấp một cái nhìn tổng quan về một số nỗ lực chính được thực hiện để chống lại đương kim Tổng thống của Hoa Kỳ.
Có rất nhiều điều ác, nhưng ngày nay tệ nạn hàng đầu mà chúng ta phải giải quyết là sự tham nhũng và gian lận của Đảng Dân chủ đối với cuộc bầu cử quốc gia của chúng ta. Tất cả chúng ta đều biết điều gì đã xảy ra, và điều đúng đắn là gì. Chúng ta cần phải sửa chữa nó. Ngay bây giờ.
Cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn - người được Tổng thống Trump ân xá mới đây đã nói rằng, ông ấy hẳn đã khiến cựu Tổng thống Barack Obama cảm thấy kinh hãi vì trong cuộc họp với nhóm chuyển tiếp cách đây 4 năm, ông Obama đã từng “khuyên” Tổng thống Trump không nên tin tưởng vào ông (tướng Flynn). Tướng Michael Flynn, người từng phải thụ án tù vì cáo buộc nói dối nhân viên FBI về mối liên hệ của ông với Đại sứ Nga lúc bấy giờ là Sergey Kislyak sau cuộc bầu cử năm 2016, đã tuyên bố một ngày nào đó trong tương lai, ông sẽ “phơi bày” tất cả những gì ông biết về cuộc điều tra thông đồng “Trump-Nga” của Đảng Dân chủ. “Tôi hẳn đã khiến ông Barack Obama cảm thấy sợ hãi và có thể tôi vẫn sẽ làm vậy, bởi vì cái cách mà họ đẩy cá nhân tôi và gia đình, Tổng thống Donald J. Trump cùng người thân của ông ấy
Theo cuộc khảo sát do hãng Gallup thực hiện từ ngày 9 đến ngày 15/11/2020, lên đến 83% cử tri đảng Cộng Hòa không tin ông Biden thắng cử và 89% tin rằng có gian lận trong cuộc bầu cử. Theo một cuộc khảo sát khác do tờ Washington Post thực hiện ngày 2/12/2020 với 249 các dân biểu và nghị sĩ đảng Cộng hòa tại Quốc Hội Liên Bang, chỉ hơn 10% hay 27 dân biểu và nghị sĩ công nhận ông Biden là người thắng cử, trong số họ có tới 8 người sẽ rời Quốc Hội vào ngày 5/1/2021. Đảng Cộng Hòa thắng lớn Ở Thượng Viện đảng Cộng Hòa vẫn giữ được 50 ghế, còn 2 ghế tại tiểu bang Georgia sẽ được bầu lại vào ngày 5/1/2021 sắp tới. Mặc dù Hạ Viện đảng Dân Chủ vẫn giữ đa số nhưng chỉ với 4 ghế quá bán, còn đảng Cộng Hòa thắng thêm 12 ghế. Đảng Cộng Hòa nắm các cơ quan lập pháp (Quốc Hội) ở 31 tiểu bang thì đảng thì đảng Dân Chủ chỉ nắm được 18 tiểu bang.
Sau phiên tòa giám đốc thẩm ô nhục của hội đồng 17 mà dư luận đặt tên miệt thị là “hội đồng dao thớt”, nhân dân, giới luật học, đại biểu Quốc Hội đã lên tiếng, luật sư đã trình thêm hàng loạt chứng cứ ngoại phạm của Hồ Duy Hải và chứng cứ làm sai lệch hồ sơ vụ án. Nhưng sau 5 tháng, qua 2 kỳ họp, bà Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc hội cứ ngắc ngứ bảo chờ kết luận của các cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan đó là ai trong khi Bộ luật Tố tung hình sự quy định đó là trách nhiệm của UBTVQH?
"Với cơ chế và bộ máy kiểu đó, người này vào được, họ sẽ có nhu cầu tham nhũng và tận dụng từ những người mới vào và bộ Công an, ngành công an cũng không nằm ngoài xu hướng đó, nhưng bộ này có địa vị đặc biệt, phân biệt với các bộ, ngành khác, đó là không chỉ đóng vai trò gìn giữ an ninh, trật tự xã hội như ở các nước dân chủ, mà nó còn đóng vai trò hết sức đặc biệt là bảo vệ chế độ nữa.
Bảo Trợ