Ghét Công An Nhưng Vẫn Muốn Làm Công An ?

08 Tháng Tám 20179:24 CH(Xem: 1810)

Ghét công an nhưng vẫn muốn làm công an ?

blank#GNsP (08.8.2017)- Dù đạt 30 điểm vẫn bị trượt vào trường đại học thuộc khối Công an nhân dân. Và dù điểm chuẩn rất cao nhưng ở nhiều ngành, thí sinh thậm chí còn phải đáp ứng đủ tiêu chí phụ mới đủ điểm đỗ vào khối trường Công an nhân dân.

Một trường đại học khiến giới trẻ phải chen chân một cách khó nhọc để được học, điều đó nói lên chất lượng đào tạo của ngôi trường cũng như giá trị tự thân của mỗi sinh viên sau khi được học tập, rèn luyện từ ngôi trường đó.

Tại Mỹ, bất cứ một sinh viên nào cũng mơ ước được học tập ở một trong top 10 trường đại học đó là: Stanford, Harvard, MIT, Princeton, Đại họcPenn, Columbia … Bởi lẽ sự thành đạt của những người sinh viên được đào tạo tại những ngôi trường này đã là những biểu tượng khiến giới trẻ trong xã hội phải phấn đấu để noi theo.

Nếu hai tỷ phú sáng lập Google là Sergey Brin và Larry Page xuất thân từ Stanford thì Harvard là lò luyện của những nhân vật danh tiếng như Tổng thống Kenedy, Roosevelt, Adams và những tỷ phú thế giới như Bill Gates -Microsoft, Mark Zuckerberg – người sáng lập Facebook, người đàn ông giàu nhất mọi thời đại Rockefeller, nhà tài phiệt về dầu mỏ. Nữ doanh nhân có quyền lực số 1 nước Mỹ Meg Whitman – cựu chủ tịch tập đoàn Ebay- cũng đã thành danh sau khi tốt nghiệp ở Princeton. Đại học Columbia cũng được biết đến vì có nhiều nhà tỉ phú xuất thân từ ngôi trường này, trong đó có nhà đầu tư Warren Buffett, người giàu thứ hai thế giới.

Trong khi đó, trên 75% ý kiến của các nhóm người được phỏng vấn thì cảnh sát giao thông là một trong bốn ngành tham nhũng phổ biến nhất trong xã hội Việt Nam hiện nay. Ba ngành còn lại là ngành quản lý đất đai, hải quan, xây dựng.

blankKhi người cảnh sát giao thông trở thành “hung thần trên đường phố” với nạn lót tay, tham nhũng, khi ngày càng có nhiều những nạn nhân “bỗng dưng muốn chết” trong các trại tạm giam, các đồn Công an, khi lực lượng công an vũ trang trở thành kẻ đối nghịch với người dân trong các cuộc biểu tình chống Formosa, chống giặc xâm lược Trung Quốc …thì rõ ràng một điều không thể phủ nhận rằng hình ảnh người Công an đã bị lệch chuẩn trong cái nhìn, trong sự đánh giá của người dân. Đó là lý do trong xã hội xảy ra ngày càng nhiều những người dân vướng vào tội danh “chống người thi hành công vụ” khi gặp phải những xung đột, mâu thuẫn với Công an, cảnh sát. Vậy thì tại sao trường đại học đào tạo ra “Công an nhân dân” vẫn là niềm mơ ước, là mục đích phấn đấu cao nhất của giới trẻ Việt Nam hiện nay?

Trong khi đó điểm chuẩn ngành Đại Học Sư Phạm TPHCM 2017 vẫn chỉ trên dưới 20 điểm, có ngành chỉ cần 15,5 là đã đậu. Có nghịch lý hay không khi sự than trách, lên án về đạo đức, nhân cách của người Công an nhân dân đã trở thành câu chuyện đầu môi của người dân, thế nhưng dường như ai cũng thích con cháu mình trở thành cán bộ, công an thay vì đi “gieo cái chữ”, đi “trồng người” như ý nghĩa cao quý vốn có của nó ?

Khi nghe Mặt Trời sắp lấy vợ, đám Ếch Nhái trong ngụ ngôn Mặt Trời và Ếch Nhái của La Fontaine đã cực lực phản đối. Vì lẽ đối với chúng Mặt Trời là tên bạo chúa khiến sông hồ khô cạn. Nếu Mặt Trời lấy vợ sẽ sinh đẻ ra nhiều dòng họ bạo chúa thì nắng hạn khô cằn, Ếch Nhái làm sao sống nổi ?

Cũng vậy, đất nước, xã hội này sẽ ra sao nếu như giới trẻ đổ xô nhau học tập cách trở thành người có quyền lực và dùng quyền lực đó để kiếm ra tiền sao cho nhanh nhất bất chấp thủ đoạn ?

Điền Phương Thảo

Link tham khảo:

http://vnexpress.net/…/4-nganh-tham-nhung-nhieu-nhat-239037…
http://www.tienphong.vn/…/tin-hot-giao-duc-diem-chuan-qua-c…
http://diemthi.tuyensinh247.com/…/dai-hoc-su-pham-tphcm-SPS…
http://duhocvip.com/…/1884-10-truong-dai-hoc-cua-my-noi-tie…
http://thanhnien.vn/…/lien-tiep-xay-ra-chong-nguoi-thi-hanh…



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Tổng thống Joe Biden muốn thực hiện chính sách 'nước Mỹ trở lại' tăng cường sự lãnh đạo của Mỹ trên toàn thế giới nên tình trạng đối đầu Mỹ-Trung ngày càng khốc liệt. Như thế liệu Chính phủ Biden có thực hiện được ý muốn hay lại lâm vào “bế tắc” như các chính phủ tiền nhiệm trước đây? Chính phủ Obama Chiến lược xoay trục Thái Bình Dương mở đầu những thay đổi về chính sách đối ngoại, chuyển trọng tâm về khu vực Á Châu, bao vây kinh tế và kềm hãm tình trạng trỗi dậy của Bắc Kinh. Về quân sự Chính phủ Obama vẫn lún sâu vào chiến tranh Trung Đông, mà ngân sách quốc phòng thì không được Quốc Hội đồng ý tăng thêm. Nên giữa tháng 4/2012 Trung cộng xâm chiếm Bãi cạn Scarborough thuộc Phi Luật Tân, họ còn liên tục xây dựng các đảo với phi trường quân sự trong khu vực Hoàng Sa và Trường Sa mà hề gặp phản ứng quân sự nào từ phía Mỹ.
Tuần lễ qua trên thế giới diễn ra hai sự kiện quan trọng: Thứ nhất là vào ngày 12/3/2021 lần đầu tiên Tổng thống Joe Biden họp trực tuyến với thủ tướng ba nước Úc, Ấn và Nhật trong Bộ Tứ An Ninh (the Squad); Và sự kiện thứ hai là nước Anh công bố chuyển hướng Chiến lược ngoại giao, an ninh và quốc phòng từ đặt trọng tâm vào Châu Âu chuyển sang Châu Á Thái Bình Dương. Cả hai sự kiện cho thấy Mỹ, Anh và một số quốc gia khác đang hình thành chiến lược phát triển khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở rộng. Ý tưởng chiến lược Vào tháng 8/2007 tại Bombay, cựu Thủ tướng Nhật Abe Shinzo đưa ra ý tưởng xây dựng một châu Á trải dài từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương như một vùng biển của tự do và mở rộng cho tất cả mọi quốc gia trên thế giới.
Mỹ sẽ chỉ chiến thắng khi chính quyền Trung Quốc sụp đổ =Thiện Nhân • Căng thẳng Mỹ-Trung có thể dẫn đến sự “chung sống cạnh tranh” hay không, hay phải lên đến đỉnh điểm - dẫn đến sự thất bại của chế độ Trung Quốc? Các quan chức Mỹ có thể đang hy vọng vào kết quả đầu tiên, nhưng họ có lẽ nên chuẩn bị cho kết quả thứ hai.
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa siêu cường toàn cầu mới nổi cạnh tranh giành quyền lực tối cao giữa Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế, công nghiệp, tội phạm mạng, gián điệp công nghiệp, v.v ... (Ảnh của Ulrich Baumgarten/ Getty Images) Toàn cảnh cuộc đấu kinh tế, an ninh quốc gia giữa Mỹ và Trung Quốc Bình luận Lê Minh - Tâm An •
Mặc dù ông Trump thất cử tổng thống 2020, nhưng ngay sau ngày 6/1/2021 đã rộ lên tin đồn ông Trump sẽ bỏ đảng Cộng Hòa thành lập đảng chính trị mới quy tụ những người ủng hộ ông. Tin đồn được truyền thông chính mạch Mỹ triệt để khai thác, họ cho tổ chức nhiều cuộc thăm dò dẫn đến cùng một kết quả là cử tri đảng Cộng Hòa vẫn nồng nhiệt ủng hộ ông Trump và sẵn sàng gia nhập đảng thứ ba nếu ông thành lập. Giới truyền thông chính mạch bấy lâu nay tập trung vào phần nổi là cá tính “độc đáo” của ông Trump mà quên đi phần chìm là những thách thức mà hệ thống chính trị Mỹ đang phải đối đầu. Vì thế họ đã không giải thích lý do cử tri đảng Cộng Hòa vẫn tiếp tục ủng hộ dù ông Trump không còn là tổng thống. Cử tri đảng Cộng Hòa nghĩ gì ? Kết quả từ một cuộc thăm dò được Viện thăm dò dư luận Gallup thực hiện từ ngày 21/1/2021 đến ngày 2/2/2021 và công bố ngày 15/2/2021 cho thấy:
Trong khi người Mỹ kiêu ngạo nghĩ rằng họ đang “chơi khăm” Trung Quốc để kiếm lợi lớn hơn, thì thực tế lại là điều hoàn toàn ngược lại. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) luôn chơi một trò chơi dài hơi với họ, đương nhiên không phải vì lợi ích cho đôi bên. Vào năm 2021, bất kỳ ai vẫn nói rằng ĐCSTQ “chỉ muốn trở thành đối tác kinh doanh”, thì đó đều là ảo tưởng hoặc đang nói dối.
Tôi dùng từ “trắng án” để nói về kết quả phiên tòa luận tội ông Trump lần thứ hai, nhưng nếu bạn dùng từ “chiến thắng”, hay “tha bổng”, hay “tha tội” theo tôi đều có lý cả. Mục tiêu của đảng Dân Chủ là kết tội ông Trump nhưng họ đã không đạt được kết quả, nên phía ủng hộ ông Trump có quyền xem đó là chiến thắng của ông ấy và của họ. Thượng nghị sĩ Mitch McConnell Lãnh đạo phe Thiểu số đảng Cộng hòa cho biết ông không kết tội ông Trump vì ông ấy đã mãn nhiệm, kết tội ông là vi phạm Hiến Pháp. Nhưng ông McConnell cũng cho biết ông Trump vẫn phải chịu trách nhiệm về lời nói, việc làm và vẫn có thể bị tòa án truy tố trong tư cách một thường dân khi có bằng chứng phạm tội, nên cũng có thể coi như ông Trump đã được ông McConnell tha tội. Dưới một phiên tòa pháp lý chỉ khi nào tòa án kết tội và người bị cáo buộc không tiếp tục kháng án thì mới bị xem là có tội.
Đồng ý trả lời phỏng vấn với RFA về vấn đề này, nhà báo Nguyễn An Dân, người có nhiều sự quan tâm và nghiên cứu về đặc khu kinh tế, xác nhận về mốc thời gian của ý tưởng đặc khu đã có từ thời ông Võ Văn Kiệt và thêm rằng chủ trương đặc khu Vân Đồn là do “nhìn về sự thành công của Thẩm Quyến vào thập niên 90.” “Cơ sở hình thành nên đặc khu là đã có từ lâu. Còn ông Phạm Minh Chính là người được lựa chọn vì trong quá trình luân chuyển cán bộ thì ông ấy từ Thứ trưởng Công an về làm Bí thư tỉnh Quảng Ninh
The Epoch Times hôm 26/1 có bài viết đề xuất cách hàn gắn nước Mỹ sau cuộc bầu cử 2020 khiến người dân Hoa Kỳ chia rẽ khi hàng chục triệu người cảm thấy tổn thương vì tin rằng lá phiếu của mình bị phe thiên tả, mà đứng đằng sau là ĐCSTQ, đánh cắp. Dưới đây chúng tôi xin gửi tới quý độc giả phần chuyển ngữ bài viết này. Sau một cuộc bầu cử đầy tranh cãi, quốc gia của chúng ta cần tìm thấy sự thống nhất khi căng thẳng vẫn diễn ra và sự chia rẽ ngày càng sâu sắc. Người Mỹ có thể tìm thấy sự thống nhất bằng cách đoàn kết để chống lại kẻ thù hàng thập kỷ qua luôn tìm cách hủy diệt chúng ta, và khôi phục truyền thống đã hình thành và dẫn lối quốc gia của chúng ta. Hạnh phúc của nước Mỹ đang bị đe doạ ngày càng nhiều.
Nhóm tàu tác chiến do hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt dẫn đầu của Hải quân Mỹ vừa vào Biển Đông hôm 23/1/2021 để thực hiện hoạt động đảm bảo tự do hàng hải vào khi Trung Quốc điều hàng loạt máy bay xâm phạm vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan. Đây là lần đầu tiên nhóm tàu hàng không mẫu hạm của Mỹ vào Biển Đông dưới thời của Tổng thống Joe Biden, người vừa nhậm chức hôm 20/1 vừa qua. Trong thông cáo báo chi đưa ra vào ngày 24/1, Bộ tư lệnh Ấn độ Thái Bình Dương của Mỹ cho biết nhóm tàu vào Biển Đông lần này là để thực hiện hoạt động định kỳ bảo đảm tự do trên biển và xây dựng quan hệ với các đối tác
Bảo Trợ