‘Tinh thần hiệp sĩ’ đã chết trong xã hội hiện đại?

20 Tháng Mười 20215:41 SA(Xem: 1029)

 

‘Tinh thần hiệp sĩ’ được hiểu là những phẩm chất như: Trọng danh dự, lòng trung thành, dũng cảm, sự hào phóng và sẵn sàng bảo vệ kẻ yếu. Mặc dù tên và khái niệm nghe có vẻ cổ hủ nhưng nó vẫn tồn tại cho đến ngày nay, dưới nhiều hình thức khác nhau. 

'Tinh thần hiệp sĩ' là gì?

Một số những nhân vật lịch sử biểu trưng cho “Tinh thần hiệp sĩ” là Vua Arthur, ngài Galahad, và các Hiệp sĩ Bàn tròn. Khi nhắc tới tinh thần hiệp sĩ, người ta có thể hình dung một quý ông thời Victoria bảo vệ danh dự của một quý bà trước những lời xúc phạm của một nhân viên phục vụ. Những người khác có thể nghĩ đến việc đàn ông mở cửa cho phụ nữ hoặc kéo ghế và mời cô ấy ngồi trong nhà hàng.

Vẫn còn những người đàn ông thể hiện tinh thần hiệp sĩ. (BlueSkyImage/ Shutterstock)

Một người đàn ông lịch thiệp kéo ghế cho một phụ nữ trong nhà hàng (Ảnh: BlueSkyImage/ Shutterstock)

Nhưng, ​​theo thời gian, từ ngữ và khái niệm về tinh thần hiệp sĩ đã trở nên "cổ kính" giống như những thứ đồ đạc cũ kỹ, giờ đã bị bao phủ bởi mạng nhện và bụi bặm ở một góc nào đó của căn gác mái.

Một số phụ nữ coi những cử chỉ hào hiệp của nam giới như mở cửa hoặc thanh toán hóa đơn trong nhà hàng là sự lăng mạ, và hạ thấp phụ nữ. Thậm chí, họ coi đó là hành vi của chủ nghĩa Sô vanh nam giới, và họ vui mừng khi tinh thần hiệp sĩ bị “đánh bại” trong xã hội hiện đại.

Nhưng chính xác thì ý nghĩa của tinh thần hiệp sĩ là gì? Chúng ta nên ăn mừng hay thương tiếc cho sự biến mất của nó? Và tinh thần hiệp sĩ thực sự đã chết hay nó được ngụy trang trong những bộ trang phục khác?

Ý nghĩa của 'Tinh thần hiệp sĩ'

Trong từ điển trực tuyến định nghĩa rằng, “Tinh thần hiệp sĩ” là “Sự kết hợp của những phẩm chất được mong đợi ở một hiệp sĩ chân chính, đặc biệt là lòng dũng cảm, danh dự, lịch sự, công lý và sự sẵn lòng giúp đỡ những người yếu thế”.

Việc đưa từ “hiệp sĩ” vào định nghĩa này cho thấy mối liên hệ của hiệp sĩ thời Trung cổ với nam giới thời đó. Trên thực tế, bản thân từ này bắt nguồn từ tiếng Pháp là “chevalier”, có nghĩa là kỵ sĩ hoặc hiệp sĩ, và từ “hiệp sĩ” bắt nguồn vào cuối thời kỳ trung cổ. Năm 1883, Leon Gautier xuất bản cuốn “La Chevalerie”, trong đó ông tóm tắt những lý tưởng của hiệp sĩ thời trung cổ là “Mười điều răn của tinh thần hiệp sĩ”. Một vài những điều răn ấy còn phổ biến cho đến ngày nay, nhưng nói chung về tổng thể, các điều răn ấy cũng không nằm ngoài những định nghĩa trên.

TrongVocabulary.com, định nghĩa này độc lập và ngắn gọn hơn: “Lịch sự đối với phụ nữ”, một định nghĩa có lẽ gắn liền với quan niệm hiện đại của chúng ta hơn là "10 điều răn về tinh thần hiệp sĩ".

Hãy tự hỏi mình một vài câu hỏi. Khi chúng ta nhìn vào định nghĩa đầu tiên đó, liệu có người đàn ông nào cho rằng những phẩm chất này là lố bịch hay không còn hợp thời không? Chẳng phải một người cha tử tế sẽ coi những điều này như kim chỉ nam để nuôi dạy các con trai của mình sống một cuộc đời danh giá hay sao? Và chẳng phải một người phụ nữ đang tìm kiếm “kho báu hôn nhân” trong người đàn ông có những đức tính này hay sao?

Có người đàn ông hay phụ nữ nào lại không muốn mình được đối xử lịch thiệp?

Tinh thần hiệp sĩ thời thời Trung cổ được ưa chuộng trong cuối thời đại Victoria ở nước Anh. (Bộ sưu tập Everett / Shutterstock)

Tinh thần hiệp sĩ được ưa chuộng trong cuối thời đại Victoria ở nước Anh. (Bộ sưu tập Everett / Shutterstock)

‘Đàn ông không có ngực’

Thực tế, tôi có biết một số chàng trai trẻ có những điều tốt đẹp như trong định nghĩa ở trên, nhưng cũng có không ít người không có được chút phẩm chất nào trong số ấy.

Tôi sống ở một khu phố ngoại ô yên tĩnh. Gần đây, trên con đường của khu phố có một đội xây dựng đang tu sửa tầng hầm cho một ngôi nhà. Có lúc, một thành viên của đội thi công này vừa sải bước trên đường vừa hét lên những lời tục tĩu, những lời nguyền rủa vào điện thoại của anh ta. Điều này rõ ràng đã “dội” vào tai của những người đi đường, hoặc lọt vào tai của những người phụ nữ đi ngang qua.

Một người bạn của tôi ở New York kể với tôi rằng, nam thanh niên trên xe buýt và tàu điện ngầm hiếm khi nhường ghế cho phụ nữ. Một số thì sợ bị "một nhà nữ quyền” giận dữ chửi lên đầu, một số khác thì đã quên phép lịch sự phổ biến trong thời đại xưa.

Khi tôi ghé vào một quán cà phê trên phố, tôi nghe thấy tiếng nhạc Rap gièm pha phụ nữ và chứa đầy những lời tục tĩu. Trong “Những câu chuyện Canterbury”, Geoffrey Chaucer đã mô tả sự “nhẹ nhàng và tốt đẹp” của một hiệp sĩ. Ngày nay, nếu người hiệp sĩ đó đội mồ sống dậy và sải bước trên đường phố của chúng ta, liệu anh ta có tự hỏi tinh thần hiệp sĩ của mình đã lỗi thời như cách viết của Chaucer hay không?

Nền văn hóa thô thiển, tục tĩu và tình dục hóa của chúng ta đã lai tạo ra những thứ giống như C.S. Lewis mô tả trong “The Abolition of Man”, rằng: “Chúng ta đã tạo ra những người đàn ông không có ngực và mong đợi ở họ đức hạnh và sự vững vàng. Chúng ta cười vì danh dự và bị sốc khi phát hiện ra những kẻ phản bội đang ở giữa chúng ta”.

‘Kính thưa quý ông và quý bà!’

Phụ nữ thường phàn nàn về sự thiếu lịch sự và hào hiệp của đàn ông, nhưng họ cũng phải chịu một phần trách nhiệm về sự mất mát đó.

Trong một bài viết trực tuyến, cô Te’Kayla Pittman, 19 tuổi nói về: “Tiêu chuẩn đạo đức bị hạ thấp và sự thờ ơ khi đổ lỗi cho cái chết của tinh thần hiệp sĩ”, rằng: “Thế hệ phụ nữ này đã trở nên độc lập và cứng đầu, và điều đó không có gì là sai cả. Tuy nhiên, vấn đề xảy ra khi phụ nữ muốn độc lập đến mức không muốn đàn ông làm bất cứ điều gì cho họ”.

Pittman sau đó đã trích dẫn lời của tác giả Suzanne Venker: “Đàn ông đã thay đổi bởi vì phụ nữ đã thay đổi. Đó là bởi vì, đàn ông sinh ra là để giúp đỡ phụ nữ. Phụ nữ hiện đại không biết điều này, họ đã có được điều kiện để coi đàn ông là kẻ áp bức họ”.

Pittman kết luận rằng cả hai giới đều chịu trách nhiệm về “sự suy giảm” của tinh thần hiệp sĩ.

“Cả hai giới đều có lỗi vì sự sụp đổ của tinh thần hiệp sĩ… Không có gì sai khi trở thành một người phụ nữ độc lập, nhưng việc bạn tự chủ và không cần sự giúp đỡ của một quý ông có thể là một lời nguyền trong tương lai” - Cô Pittman nói.

Chủ nghĩa nữ quyền cấp tiến chiếm một phần nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tinh thần hiệp sĩ của nam giới. “Đàn bà cần đàn ông như cá cần xe đạp” là câu nói phổ biến cách đây 50 năm. Khi một người đàn ông cảm thấy sự giúp đỡ của mình là không cần thiết, anh ta sẽ không cố gắng đáp ứng các tiêu chuẩn của ai đó.

Phụ nữ thiếu trang nhã và tôn trọng bản thân cũng đã tiếp tay cho sự suy giảm lịch sự của nam giới. Trong một cuốn sách lịch sử mà tôi từng được đọc từ lâu, nay đã quên tiêu đề và tên tác giả ấy, có viết rằng ở Phương Tây cổ, những người phụ nữ đáng kính, được gọi là quý bà. Vào thời đó, họ có thể đi du lịch xuyên quốc gia mà không sợ danh dự hay tính mạng của mình bị tổn hại.

Phụ nữ muốn đàn ông trở thành quý ông thì bản thân họ phải là quý bà.

Cuốn sách kinh điển dành cho trẻ em ‘Men of Iron’ được viết vào năm 1891.

Cuốn sách kinh điển dành cho trẻ em ‘Men of Iron’ được viết vào năm 1891.

Một số ngôn từ lịch thiệp đã bị “tuyệt chủng” theo thời gian. Điển hình là khi ai đó mở cuốn “Những câu chuyện Canterbury” của Chaucer ra, rất có thể họ sẽ cảm thấy như thể họ đang đọc một ngôn ngữ xa lạ. Có lẽ “tinh thần hiệp sĩ” cũng đã yên nghỉ trong nghĩa trang ngôn ngữ này.

Nhưng chúng ta đang mắc một sai lầm nghiêm trọng nếu chúng ta chấp nhận để cho “tinh thần hiệp sĩ” chết. Bởi, lòng dũng cảm, danh dự, công lý, lịch sự và sẵn sàng bảo vệ kẻ yếu hoặc giúp đỡ những người nghèo khổ: Chắc chắn đây là "máu, đường gân và thần kinh" của nền văn minh thực sự  - đó là những đức tính dành cho cả nam giới và nữ giới. Chúng ta cần giữ cho những lý tưởng về tinh thần hiệp sĩ này tồn tại, ngay cả khi nó dường như đang "hấp hối" trong xã hội ngày nay.

Vậy làm sao để chúng ta có thể “hồi sinh” tinh thần hiệp sĩ?

Khi tôi còn là một đứa trẻ, cha mẹ tôi đã đăng ký tạp chí Highlights cho tôi. Đây là cuốn tạp chí dành cho trẻ em có truyện tranh hàng tháng, kể về câu chuyện của “Goofus và Gallant”. Goofus là một đứa trẻ tự cho mình là trung tâm, xấu tính và ích kỷ, trong khi Gallant lịch sự, tốt bụng và thích giúp đỡ người khác. Gallant là một hiệp sĩ, Goofus là kẻ vô lại. Hai nhân vật với tính cách và tinh thần hoàn toàn đối lập nhau.

Nếu chúng ta muốn nuôi dạy con cái của chúng ta bằng những lý tưởng sống tốt đẹp, và nếu bản thân chúng ta đều muốn thực hành những lý tưởng ấy, chúng ta phải có sự phân biệt rõ ràng này. Một năm trước, tôi đã viết một bài cho tờ The Epoch Times về những người đàn ông đang giữ cho tinh thần hiệp sĩ tồn tại. Lần này, tôi viết cho cả nam và nữ. Nếu chúng ta muốn duy trì tinh thần hiệp sĩ - không chỉ bằng lời nói, thì cách tốt nhất để làm như vậy là áp dụng các nguyên tắc của tinh thần hiệp sĩ và sống theo những nguyên tắc ấy.

Không ai có thể hồi sinh những lý tưởng của tinh thần hiệp sĩ, ngoại trừ chúng ta.

Và nếu chúng ta muốn hồi sinh Gallant, chúng ta phải nói lời tạm biệt với Goofus.

Giới thiệu tác giả: Jeff Minick có bốn người con và ‘một tiểu đội cháu đang tuổi lớn’. Suốt 20 năm, ông là giáo viên lịch sử, văn học và dạy tiếng Latinh cho các hội thảo giáo dục học sinh tại nhà ở Asheville, North Carolina. Ông là tác giả của hai tiểu thuyết “Amanda bell”, và “Dust On Their Wing” cùng hai tác phẩm phi hư cấu “Learning as I Go”, và “Movies Make the Man”. Hiện nay, ông đang sống và viết sách ở Front Royal, Virginia. Để biết thêm thông tin về tác giả, bạn có thể xem tại blog: JeffMinick.com

Đông Mai

Theo Jeff Minick - The Epoch Times

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Mạc Tư Khoa là thủ đô đầu tiên của nước Nga sau khi quốc gia này được thống nhất vào cuối thế kỷ 14 nhưng sau khi thành phố St. Petersburg ra đời vào thế kỷ 18 thì thủ đô Moskva của nước Nga được dời đến St. Petersburg suốt 204 năm
10 THÍCH CỦA NGƯỜI CAO TUỔI Một thích trong túi có tiền Ai mời hiếu, hỷ ...khỏi phiền cháu con Hai thích được bát canh ngon Cao lương chẳng thiết bởi còn răng đâu Ba thích Con, Cháu, Rể, Dâu Gia phong giữ nếp hàng đầu Hiếu - Trung Bốn thích thoả mãn riêng - chung Ăn riêng nhưng vẫn vui cùng cháu con Năm thích Làng phố vuông tròn Đói no - Sướng khổ - Mất còn....có nhau Sáu thích sống thọ chết mau Ốm lâu con khổ lại đau thân mình Bảy thích xã hội gia đình Bạc cờ. ma tuý..... thực tình tránh xa Tám thích mồ mả ông cha Xây cất tôn tạo ít ra bằng người Chín thích đầy ắp tiếng cười Được hưởng không khí vui tươi hàng ngày Mười thích phút chót dương này Tuỳ nghi biện lễ, chớ vay mượn nhiều ***
CƯỜI Ôm không bia Một anh nông dân vào quán bia ôm. Sợ đắt tiền anh ta gọi: - Chủ quán, cho 2 suất bia không ôm - Anh yên tâm ở đây chúng tôi không tính tiền ôm - Vậy thì cho 2 suất ôm không bia!! Khích lệ tinh thần Một anh chàng thấy bạn của mình hay lôi ảnh của vợ ra ngắm liền hỏi: "Sao cậu hay lấy ảnh vợ trong ví ra nhìn hoài vậy? Có gì lạ không?"
Thơ vui : ĐÀN ÔNG DÊ Bắc thang mà hỏi ông Trời Trai không dê gái trên Đời có không? Trời cười: Chỉ có ... Công Công Hay đàn ông bị ... xụi nòng, liệt dương! Đàn ông dê - chuyện bình thường Đó là thuộc tính, sở trường con ơi! Còn dê còn thấy tuyệt vời Nghỉ dê là biết cuộc đời ... sắp xong!😭 Lỡ sinh làm kiếp Đàn ông Tránh sao gặp được "Má hồng" chẳng mê?! Mèo nào thấy mỡ mà chê? Trai mà thấy Gái hổng mê mới kỳ Có người dê dạn, dê lì Có người dê kín thầm ghi vào lòng Nói chung chính hiệu đàn ông Cũng vì cái nghiệp buộc lòng phải dê! Dê sao đừng để mình quê Dê mà bị chửi bị chê mới kì Dê nào có tội tình gì Đúng người đúng cảnh vậy thì ... cứ dê😂 Đàn ông mà hổng biết dê Quý Nàng chắc cũng hổng mê hổng thèm Hỏi lòng mình lại mà xem Phải chăng cũng muốn cũng thèm được dê? Có người chọc ghẹo thì mê Không ai nhìn tới ê chề tủi thân😭 Thích mình được gọi mỹ nhân Nghe qua thì khoái xa gần cũng mê!
Không biết hai tiếng ‘tòm tem’ xuất hiện trong ngôn ngữ Việt từ bao giờ nhưng cái chuyện tòm tem thì quả là xưa không kém gì quả đất. Tuy nhiên, dù có xưa cách mấy thì tòm tem vẫn không bao giờ cũ, vì loài người còn tồn tại tới ngày hôm nay cũng là nhờ vào ‘tòm tem’. Chính vì thế mà thiên hạ vẫn cứ mãi mãi tòm tem và sẽ còn nói nhiều về chuyện tòm tem. Sở dĩ tôi dùng hai tiếng ‘tòm tem’ này để nói về một chuyện mà ngôn từ dùng để diễn tả lại vô cùng phong phú và thường được thả nổi, ấy là tại vì hai tiếng này vừa có gốc có gác, vừa nôm na dễ hiểu, lại không bị coi là tục để các vị thích rao giảng đạo đức bắt bẻ mà cũng không khô khan như từ ngữ chuyên môn của nhà khoa học. Tôi học được hai chữ này trong bài ca dao sau: Đang khi lửa đỏ cơm sôi Lợn kêu con khóc chồng đòi tòm tem Bây giờ cơm chín lửa tàn Lợn ăn, con ngủ, tòm tem thì tòm
Chủ nhà lồm cồm bước ra, người khách hỏi: - Ông ơi, ông có cần củi không? - Ồ không! Tôi chắc là vậy. Chủ nhà nói xong liền đóng sập cửa, vào giường ngủ tiếp. Sáng hôm sau, đống củi chất trước nhà ông ta biến mất sạch. MÁY CHƠI GAME CÓ THAI Click image for larger versionName: 25.pngViews: 0Size: 67.7 KBID: 1864736 Mẹ ơi, máy chơi game của con có thai rồi! Giật mình vì chuyện kỳ lạ, nghĩ con trai mình đã nhầm, người mẹ chạy đến kiểm tra thì thấy màn hình hiện lên dòng chữ: 'Em đã có thai, giờ anh tính sao?'. Đần mặt một lúc vẫn chưa hiểu lý do, bỗng người mẹ gào lên: - Trời ơi, đây là điện thoại di động của bố con mà! - !?!
Áo lụa còn đâu! Nắng Saigon anh đi mà lạng quạng Bởi vì em mặc váy áo mỏng tang Anh nhìn em đang khoe của hở hang Lên cơn rét ... váy không còn chỗ ngắn Anh vẫn nhớ, em ngày xưa xinh xắn Áo dài bay trong ráng đỏ mây chiều Nhưng sao nay, em thay đổi quá nhiều Cuồng đuổi sát những mô đen bốc lửa Gặp một bữa, anh hết hồn một bữa Gặp hai hôm, xây xẩm cả mặt mày Em ra đường chỉ vài kẻ khen hay Còn tất cả đều nhìn em ngao ngán Xưa em đẹp với áo dài duyên dáng Xưa em xinh với áo ngắn bà ba Nay nhìn em, anh bỗng sởn da gà Bởi em mặc toàn thời trang kinh dị Nghĩ lại đi, hỡi người em yêu quý
Từ lâu, người Sài Gòn đã rất khâm phục cách đặt tên cho đường phố ở Sài Gòn-Gia Định-Chợ Lớn. Mọi người vẫn đinh ninh rằng đó là tập họp của một công trình có sự đóng góp trí tuệ của nhiều người, một Hội đồng gồm nhiều: học giả, sử gia, nhà văn uy tín… Nhưng thật sự bất ngờ khi được biết kiệt tác lịch sử này đã được hoàn thành bởi một công chức...! Người đó là Trưởng Phòng Họa Đồ thuộc Tòa Đô Chánh-Sài Gòn. Ông Ngô Văn Phát, Nhà văn – bút hiệu Thuần Phong, sinh ngày 16-10-1910 tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu....! Sau hiệp định Genève tháng 7 năm 1954 Pháp bàn giao chính quyền cho Chính Phủ Bảo Đại, với Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Để đánh dấu việc giành độc lập từ tay người Pháp, Toà Đô Chánh Sài Gòn được lệnh gấp rút thay thế toàn bộ tên đường từ tên Pháp qua tên Việt trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Một danh sách những bản nhạc mùa thu BM Thưởng thức âm nhạc phù hợp với phong cảnh mùa thu. Với nghệ sĩ, thời điểm giao mùa là thứ khiến cho xúc cảm thăng hoa mãnh liệt, và sự giao mùa dường như luôn biết cách làm mới mỗi chúng ta. Trong âm nhạc, sự giao mùa cũng là niềm cảm hứng bất tận để những bài hát nổi tiếng và những tác phẩm kinh điển được viết nên. Bằng chứng là nhiều nhà soạn nhạc của dòng nhạc cổ điển như Antonio Vivaldi, Pyotr Ilyich Tchaikovsky, Joseph Haydn, Alexander Glazunov, Vaughan Williams và một vài tác giả của dòng nhạc đương đại đã khoác lên những tác phẩm của họ màu sắc của các mùa trong năm qua những cái tên có thể kể đến như “The Seasons,” hoặc “The Four Seasons”.
Những bạn ưa du lịch nên chú ý ! Chúng có thể khiến bạn bối rối khi gặp “đại sự”, Hãy bình tĩnh và phán đoán để đi đúng cửa nếu bạn không muốn gặp rắc rối ./05 Tháng Sáu 2012(Xem: 8637) Be Ta st/
Bảo Trợ