Tổng thống Trump đã thực hiện tất cả những lời hứa của mình về chương trình nghị sự kinh tế, văn hóa và an ninh quốc gia trong 4 năm qua. Và cho đến giờ phút này (24 tiếng trước khi rời nhiệm sở), dường như lời hứa chưa thực hiện của ông duy nhất chỉ có “tát cạn đầm lầy” cho nước Mỹ nữa mà thôi.
Trước khi ông rời nhiệm sở, nhìn lại những gì mà ông - một tổng thống với cá tính không hoàn hảo, người sở hữu quá nhiều phát ngôn gây tranh cãi - đã làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại trong sự kinh ngạc của bạn bè quốc tế và sự sợ hãi của kẻ thù.
Đúng là "Cuộc sống vốn không công bằng" với vị Tổng thống đặc biệt Donald Trump, như cách mà Tổng thống John F. Kennedy từng nói. Một trăm năm sau, sử sách sẽ nhớ đến Tổng thống Trump và hai lần ông bị luận tội. Lịch sử Mỹ sẽ kể chi tiết về cuộc bạo động chết người ở Điện Capitol của Hoa Kỳ mà ông bị cáo buộc gây ra - những kẻ cáo buộc ông còn chẳng thèm bận tâm rằng ông đã nói với những người ủng hộ mình tại một cuộc biểu tình gần Nhà Trắng: "Tôi biết rằng mọi người ở đây sẽ sớm diễu hành tới tòa nhà Quốc hội để khiến cho tiếng nói của bạn được lắng nghe một cách hòa bình và yêu nước.” hoặc thậm chí buộc tội mà chẳng thèm điều tra nhân chứng - chính là những kẻ bạo loạn tại Điện Capitol ngày đó.
Bất chấp như vậy, báo chí, Hạ viện, Thượng viện vẫn không ngừng mổ xẻ về tình trạng hỗn loạn đó và nỗ lực luận tội tổng thống.
Một trăm năm nữa, những đánh giá công bằng về nhiệm kỳ tổng thống của Trump sẽ ghi nhận những thành tựu phong phú cả trong nước và quốc tế của ông. Những người theo chủ nghĩa tự do của thế hệ tương lai có thể sẽ sửng sốt. Những người bảo thủ có thể sẽ hoan nghênh. Nhưng cả hai sẽ đều đồng ý rằng Trump là một tổng thống đã làm việc không ngừng nghỉ để đạt được những thành tựu quan trọng, thường gây kinh ngạc cho kẻ thù và bạn bè nước Mỹ.
Đây là những thành tựu kinh tế nổi bật có thể vượt xa bất kỳ đời Tổng thống Mỹ nào trước đây:
Quân đội Mỹ đang được triển khai đến Trung Đông sau căng thẳng với Iran (Photo by CAPT. ROBYN HAAKE/US ARMY/AFP via Getty Images)
Khác với mọi Tổng thống Mỹ trước đó cũng như mọi chính trị gia đồng nhiệm trên khắp tinh cầu, Tổng thống Donald J. Trump không hề e ngại khi tuyên bố đối đầu với Trung Quốc sau khi vạch trần bản chất tham lam, kiếm tiền “bẩn”, ăn cắp công nghệ và tham vọng xuất khẩu mô hình quản lý kinh tế - chính trị độc tài của Trung Quốc sang Mỹ và thế giới.
WTO - nơi Trung Quốc vi phạm mọi cam kết để hưởng lợi “bất công bằng” mà không phải chịu bất kỳ trách nhiệm gì. Tổng thống Trump đơn giản bằng cách từ chối bổ nhiệm mới và tái bổ nhiệm thành viên cơ quan phúc thẩm của WTO, “não bộ” WTO chính thức bị vô hiệu hóa ngày 11/12/2019; khi WTO bị vô hiệu hoá Mở đường cho trừng phạt và leo thang thương chiến với Trung Quốc. Tháng 5/2020, Tổng Thư ký Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ông Roberto Azevedo đã bất ngờ đệ đơn từ chức trong khi vẫn còn hơn một năm mới kết thúc nhiệm kỳ. Ông Azevedo cho biết lý do từ chức của ông có liên quan đến việc không thể giải quyết các vấn đề mà WTO phải đối mặt, như các tranh chấp thương mại Mỹ-Trung và các vấn đề thương mại do đại dịch gây ra.
Mọi bằng chứng và dữ liệu lịch sử kinh tế cho thấy, Trung Quốc là nước đang phát triển duy nhất thành công công nghiệp hoá nhờ ăn cắp công nghệ, hút vốn, tri thức qua WTO trong khi vi phạm mọi cam kết với WTO. Trung Quốc đã bảo hộ doanh nghiệp nhà nước của mình tại thị trường trong nước khiến hàng hóa của nước ngoài khó có thể cạnh tranh trên thị trường nội địa. Các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc hưởng vô số ưu đãi, từ tiếp cận tài chính, tài nguyên, công nghệ cưỡng chế và ăn cắp từ các doanh nghiệp FDI... cho tới nguồn vốn dồi dào từ thị trường tài chính quốc tế chảy vào Trung Quốc trong gần 2 thập kỷ qua.
Theo The Guardian, kể từ tháng 9/2019, chính quyền Trump đã bắt đầu áp mức thuế quan 15% đối với hơn 125 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc, bao gồm loa thông minh, tai nghe Bluetooth và nhiều loại giày dép... có hiệu lực vào tháng 12/2019. Vị tổng thống này cũng đã tuyên bố rằng mức thuế 25% (hiện đang áp dụng đối với một nhóm riêng) 250 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng lên 30% vào ngày 1/10/2019. Như vậy, chỉ tới tháng 12/2019, gần như toàn bộ hàng xuất khẩu trị giá 540 tỷ USD của Trung Quốc sang Hoa Kỳ sẽ phải chịu thuế, và mức thuế này áp dụng cho gần 6.000 mặt hàng, khiến chúng trở thành vòng thuế quan thương mại lớn nhất đối với Trung Quốc từ Hoa Kỳ.
Khác với các nhà kinh tế học và báo chí dòng chính cảnh báo về sự “ngu ngốc” của thương chiến, Mỹ là kẻ hưởng lợi từ thương chiến của Trump và Trung Quốc thật sự bị vây khốn nếu không “nhờ” có đại dịch Virus Corona Vũ Hán. Tổng hợp các kết quả kinh tế vĩ mô, trang Investopia nhận định, thương chiến thực chất là thứ “vũ khí lợi hại” của chính quyền Trump. Vũ khí này giúp Mỹ lấy lại sự cân bằng trong cán cân thương mại đối với các giao dịch song phương; đồng thời, thu hút các công ty Hoa Kỳ quay trở về và phục hồi việc sản xuất trong nước.
Chuyển sản xuất trở lại Hoa Kỳ (nhiều trong đó từ Trung Quốc) đã trở thành một mệnh lệnh chiến lược quốc gia. Sản xuất trong nước bùng nổ dưới thời Tổng thống Trump, liên tiếp đạt các kỷ lục mới và sớm vượt qua thời hoàng kim về sản xuất của Obama chỉ sau một năm ông Trump tại nhiệm. Chỉ số sản xuất trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump tăng mạnh trở lại và là nguyên nhân giúp Mỹ sớm khôi phục sản xuất dù bị tổn thất nặng nề bởi đại dịch. Các công ty Mỹ đang bắt đầu đưa hoạt động sản xuất trở lại Hoa Kỳ. Trong khi hoàn toàn không có chuyện giẫm đạp trở về nhà, tỷ lệ quay về hay việc “hồi hương” của các công ty Mỹ đang tăng lên.
Chỉ số sản xuất trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump (bên phải) tăng mạnh bất chấp đà sụt giảm năm 2014-2015 và nhanh chóng phục hồi dù vướng đại dịch viêm phổi Vũ Hán. (nguồn: https://fred.stlouisfed.org)
Ông đã áp dụng các biện pháp trừng phạt thương mại đối với hành vi gian lận và trộm cắp tài sản trí tuệ, khóa chặt lãnh sự quán Houston do gián điệp gây ra, áp dụng lệnh cấm đi lại đối với các quan chức hàng đầu của Trung Quốc, những kẻ ‘đầu sỏ” làm bất ổn an ninh Mỹ và
5. Chặt đứt các vòi hút vốn, công nghệ của Trung Quốc qua Hong Kong thông qua tước đặc quyền về thương mại và ngoại giao mà Mỹ dành cho Hong Kong.
Hong Kong vốn có vị thế là một hải cảng tự do hấp dẫn các công ty trên khắp thế giới thành lập trung tâm giao dịch khu vực ở đó. Thành phố này duy trì hệ thống tài chính mở của riêng mình với đồng bản tệ neo vào đồng USD và không có các kiểm soát vốn - điều vô cùng hấp dẫn đối với các công ty nước ngoài. Nơi này còn duy trì việc kiểm soát biên giới của riêng mình, và các công dân của họ mang những hộ chiếu khác với của người đại lục - điều này cho phép họ có được nhiều thỏa thuận về visa thoải mái hơn với Mỹ và các quốc gia khác. Bên cạnh đó, xuất khẩu hàng Trung Quốc từ Hong Kong có mức thuế ưu đãi rất nhiều, Hong Kong cũng đã được sử dụng là nơi để nhập khẩu những công nghệ mà Trung Quốc không thể nhập trực tiếp. Không những thế Hong Kong từng là nơi gọi vốn vay nợ của các công ty Trung Quốc.
Với những lợi thế lớn như vậy, Trung Quốc đã cố gắng tìm mọi cách thao túng, biến nơi này thành vòi hút vốn và công nghệ cho đại lục. Vấp phải sự phản kháng từ người dân bản địa, Trung Quốc đã liên tục đàn áp, bắt giữ và giết hại những người dân yêu nước.
Trước tình hình đó, ngày 29/5/2020, Tổng thống Trump đã chính thức thông báo tước các đặc quyền về thương mại và ngoại giao mà Washington dành cho Hong Kong như một đặc khu tự trị; và đã chỉ đạo bắt đầu thực hiện “các biện pháp trừng phạt các quan chức Trung Quốc và Hong Kong có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đối với việc tước quyền tự chủ của đặc khu hành chính Hong Kong”, đồng thời ngừng cấp thị thực vào Mỹ cho các công dân Trung Quốc được xếp vào nhóm có nguy cơ đe dọa an ninh đối với công tác nghiên cứu khoa học của Mỹ, đồng thời thanh tra các công ty Trung Quốc đang niêm yết tại Mỹ. Bằng việc tước các đặc quyền dành cho Hong Kong và không thừa nhận Hong Kong khác biệt với Trung Quốc đại lục, Tổng thống Trump đã chính thức chặt đứt các vòi bạch tuộc hút tiền, hút công nghệ, đẩy hàng hóa xuất khẩu thuế quan thấp… này của Trung Quốc.
Ngày 2/10/2020, Sở Di trú Hoa Kỳ (USCIS) công bố hướng dẫn thực hiện việc cấm các đảng viên cộng sản nộp đơn xin nhập cư hoặc quy chế thẻ xanh tại Mỹ, trong đó có thành viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Cùng với việc cấm đảng viên ĐCSTQ nhập cảnh, chính quyền Tổng thống Trump thực sự đã không chấp nhận Đảng Cộng sản Trung Quốc là "thể chế hợp pháp” để điều hành đất nước. Đại sứ Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, ông Sam Brownback nói với tờ Washington Examiner rằng: "ĐCSTQ nói rằng họ có một chế độ hợp pháp để các quốc gia khác trên thế giới học tập theo. Nhưng chúng tôi lại nói họ (ĐCSTQ) không hề có".
7. Lập lại trật tự tại Phố Wall - để đảm bảo doanh nghiệp Trung Quốc không thể lừa đảo hút vốn từ nhà đầu tư Mỹ.
Ngày 18/12/2020, Tổng thống Trump đã ký ban hành Đạo luật về trách nhiệm giải trình các công ty nước ngoài - nhằm loại bỏ các công ty Trung Quốc khỏi các sàn chứng khoán Mỹ - nếu họ không tuân thủ các quy tắc giám sát kiểm toán của Mỹ trong vòng ba năm. Động thái này được cho là “đòn sát thương” của Washington nhắm vào một số công ty lớn nhất trong nền kinh tế Trung Quốc.
Dự luật mới dự kiến sẽ ảnh hưởng đến gần như tất cả các công ty Trung Quốc niêm yết trên các sàn giao dịch của Mỹ, không có công ty nào hiện tuân thủ các quy tắc kiểm toán của Mỹ. Hầu hết các công ty nước ngoài khác trên các sàn giao dịch của Mỹ đều đã tuân thủ, nhưng luật pháp Trung Quốc cấm các công ty có trụ sở tại Trung Quốc làm như vậy.
Ngoài ra, để bảo vệ các nhà đầu tư Mỹ trước các chiêu bài bẩn của Trung Quốc, Tổng thống Trump đã tăng thuế biên giới đối với hàng hóa trị giá hàng tỷ đôla của Trung Quốc và áp đặt các lệnh trừng phạt đối với một số công ty công nghệ của nước này. Ngày 12/11/2020, ông đã ban hành một sắc lệnh điều hành cấm vốn đầu tư của Mỹ rót vào những công ty Trung Quốc mà Washington cho là thuộc quyền sở hữu hoặc kiểm soát của quân đội Trung Quốc. Sắc lệnh được đưa ra nhằm ngăn các công ty đầu tư, quỹ lương hưu, và các tổ chức, cá nhân khác của Mỹ mua và bán cổ phiếu của 31 công ty trong một "danh sách đen" đi kèm. Đây là những công ty mà Bộ Quốc phòng Mỹ trước đó cho là có sự hậu thuẫn của quân đội Trung Quốc.
Từ ngay 11/1/2021 trở đi, sắc lệnh sẽ có hiệu lực cấm bất kỳ giao dịch nào của nhà đầu tư Mỹ đối với chứng khoán của các công ty nói trên. Sắc lệnh cũng cấm nhà đầu tư Mỹ mua và bán chứng khoán của bất kỳ công ty Trung Quốc nào từ thời điểm 60 ngày kể từ khi công ty đó được Mỹ xác định có liên quan đến quân đội Trung Quốc.
Ngay sau đó, Tổng thống Donald Trump còn ký thêm một sắc lệnh bổ sung ngày 13-1, trong đó yêu cầu tất các nhà đầu tư Mỹ thoái hết vốn tại các công ty nằm trong danh sách dính líu quân đội Trung Quốc. Hạn chót cho việc này là ngày 11-11-2021. Lệnh cấm mới sẽ ảnh hưởng tới ít nhất 35 công ty Trung Quốc đang nằm trong danh sách các thực thể dính líu quân đội Trung Quốc. Danh sách này có thể mở rộng hoặc thu hẹp tùy thuộc vào đánh giá của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.
"Trung Quốc ngày càng lợi dụng vốn của Mỹ để tạo điều kiện cho việc phát triển và hiện đại hóa quân đội, tình báo và các cơ sở an ninh khác của họ", sắc lệnh của Nhà Trắng viết.
Tổng thống Trump thả quả táo bất hoà vào chính trường đang hỗn loạn của Trung Quốc. Chính phủ Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với chế độ Trung Quốc đại lục vào năm 1979 nhưng vẫn duy trì quan hệ không chính thức với chính quyền Đài Loan và cung cấp vũ khí phòng thủ cho hòn đảo này để ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công từ Trung Quốc. Tốc độ bán vũ khí gia tăng dưới thời Tổng thống Trump, với sự chú trọng ngày càng tăng vào các hệ thống phòng thủ ven biển và các loại vũ khí khác được thiết kế để ngăn chặn một cuộc chiến lớn đang đe dọa.
Chỉ vài ngày trước (vào tháng 01/2021), Ông Pompeo thông báo rằng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chấm dứt các quy tắc nhằm ngăn cấm các cuộc tiếp xúc chính thức với các quan chức Đài Loan, theo một tuyên bố trên trang web của Bộ.
“Đài Loan là một nền dân chủ sôi nổi và là đối tác đáng tin cậy của Hoa Kỳ, tuy nhiên trong vài thập kỷ, Bộ Ngoại giao đã tạo ra những hạn chế nội bộ phức tạp để điều chỉnh các mối quan hệ ngoại giao, quân nhân và các quan chức khác của chúng tôi với các đối tác Đài Loan. Chính phủ Hoa Kỳ đã đơn phương thực hiện những hành động này, trong một nỗ lực nhằm xoa dịu ĐCSTQ. Sẽ không như vậy nữa”, ông Pompeo nói.
“Hôm nay tôi thông báo rằng tôi đang dỡ bỏ tất cả những hạn chế tự áp đặt này. Các cơ quan hành pháp nên coi tất cả ‘hướng dẫn liên lạc’ liên quan đến quan hệ với Đài Loan do Bộ Ngoại giao ủy quyền cho Ngoại trưởng ban hành trước đây là vô hiệu”, ông nói. “Chính phủ Hoa Kỳ duy trì các mối quan hệ với các đối tác không chính thức trên khắp thế giới, và Đài Loan không phải là ngoại lệ"
Từng bước bảo vệ và công nhận Đài Loan độc lập không chỉ là món quà dành cho đồng minh này của Mỹ. Động thái này còn đương nhiên phủ nhận chính sách "Một Trung Quốc" hàng thập kỷ qua. Điều này liệu có thúc đẩy Hong Kong, Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ giành độc lập? Đặc biệt trong bối cảnh các khu vực này đang chịu chế tài hà khắc nhất hành tinh của Trung Quốc. Như vậy quả táo bất hoà bằng vàng đã chính thức thả vào bàn tiệc chính trị của đối thủ lớn nhất của Mỹ: Trung Quốc.
Chúng ta không được quên rằng, trong lịch sử, Trung Quốc chưa bao giờ vỡ tan vì ngoại xâm, mà luôn tự vỡ tan vì nội bộ lục đục, nội chính bất an. Lịch sử luôn là tấm gương sáng nhất để nhìn về tương lai.
9. Bảo vệ Biển Đông là "vùng biển thương mại tự do" chứ không phải ao nhà để Trung Quốc trục lợi.
Kể từ năm 2020, khi virus Corona Vũ Hán lây lan khắp toàn cầu, ĐCSTQ lợi dụng dịch bệnh khiêu khích khắp nơi và liên tục cử máy bay quân sự cùng tàu chiến đến Đài Loan, Biển Đông và Biển Hoa Đông nhằm “diễu võ giương oai”. Tàu Trung Quốc liên tục tấn công tàu Việt Nam, Nhật Bản, Philippines, Đài Loan. Xung đột biên giới lớn nhất giữa Trung Quốc với Ấn Độ trong 45 năm qua nổ ra, khiến cho các nước láng giềng càng thêm bất an.
Không chỉ bằng các tuyên bố bác bỏ yêu sách của Trung Quốc tại Biển đông và coi đây là “vùng biển tự do. Ông Trump và chính quyền của mình thực hiện việc bảo vệ “sự tự do” này cụ thể hơn bất kỳ chính quyền tiền nhiệm nào khác: đưa danh sách các doanh nghiệp, cá nhân Trung Quốc tung tác trên Biển đông vào danh sách trừng phạt kinh tế, cấm thị thực… của Mỹ.
Tổng thống Trump ban hành Sắc lệnh, được xây dựng với các lệnh trừng phạt được công bố vào tháng 8/2020 nhằm chống lại các công ty Trung Quốc liên quan đến việc Bắc Kinh “quân sự hóa” các tiền đồn ở Biển Đông, cũng nhằm vào những người liên quan đến việc “cưỡng bức các bên tranh chấp ở khu vực Đông Nam Á - nhằm ngăn cản họ tiếp cận các nguồn tài nguyên ngoài khơi ở Biển Đông”, theo thông báo.
“Hoa Kỳ sát cánh với các quốc gia có yêu sách ở Đông Nam Á để tìm cách bảo vệ các quyền và lợi ích chủ quyền của họ, phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi sẽ tiếp tục hành động cho đến khi chúng tôi thấy Bắc Kinh chấm dứt hành vi cưỡng bức ở Biển Đông”, ngoại trưởng Mỹ, ông Pompeo cho biết.
Vào tháng 8/2020, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã thêm 24 công ty nhà nước của Trung Quốc, bao gồm Công ty Tập đoàn nạo vét, Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc (CCCC Dredging) vào “danh sách đen” các công ty - mà các công ty Hoa Kỳ không được phép giao dịch trừ khi họ được cấp giấy phép đặc biệt. Và ngay trước khi rời nhiệm sở, tổng thống Trump đã đưa thêm 9 doanh nghiệp Trung Quốc vào danh sách trừng phạt vì đã ‘cưỡng bức’ Biển đông.
Lời kết: Nhờ những chiến thắng này, với vô số lời hứa được thực hiện, giờ đây, Tổng thống Donald Trump và nội các của ông có thể ngẩng cao đầu trong những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ đầy bão táp nhưng cũng đầy vinh quang của họ. Tổng thống Donald Trump đã cho thấy ông không chỉ là một nhà yêu nước vĩ đại, mà còn là người chiến đấu không ngừng cho các giá trị phổ quát, chiến đấu vì tự do, công bình, quyền được sống của thai nhi, quyền bình đẳng, quyền tự do ngôn luận cho những người dân thấp cổ bé họng. Lịch sử sẽ mãi khắc ghi những chiến công và tấm lòng nhân ái của ông. Những chương còn lại, hãy để lịch sử tự viết tiếp.
Một kỷ nguyên mới của loài người dường như đã bắt đầu…
Mộc Trà - Đức Duy
Theo NTD VN