
Sau khi Nhật Bản theo dõi tàu ngầm tấn công hạt nhân của Trung Quốc ở gần các hòn đảo tranh chấp trên Biển Hoa Đông, các chuyên gia quân sự nhận định con tàu này quá dễ bị phát hiện.
Theo SCMP, chiếc tàu ngầm dài 110 mét của Hải quân Trung Quốc đã ngoi lên mặt nước ở vùng biển quốc tế với một lá cờ Trung Quốc trên cột buồm vào ngày 12/1, sau khi bị lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản đeo bám 2 ngày.
Một số chuyên gia quân sự cho rằng chiếc tàu ngầm bị bắt buộc phải nổi lên mặt nước, trong khi những người khác cho rằng không có đủ thông tin để khẳng định điều đó.
Những gì được biết đến là chiếc tàu ngầm bước vào vùng biển gần quần đảo tranh chấp mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư, còn Tokyo gọi là Senkaku.
Quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản từ lâu đã căng thẳng vì các vấn đề lịch sử và tranh chấp lãnh thổ giữa quần đảo nhỏ lẻ, không có người ở – nằm giữa đảo Đài Loan và đảo Okinawa ở miền nam Nhật – do Nhật Bản kiểm soát, nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền.
Đây là lần đầu tiên một tàu ngầm hải quân của Trung Quốc đến gần hòn đảo, dẫn đến suy đoán rằng Trung Quốc là động thái rõ ràng để tuyên bố chủ quyền của họ.
Theo SCMP, một nguồn tin quân sự ở Bắc Kinh cho biết: “Thật là xấu hổ cho hải quân [Trung Quốc]”, và quan chức này nói thêm rằng chiếc tàu ngầm đã bị phát hiện vì nó “quá ồn ào”.
Nhà bình luận quân sự Zhou Chenming ở Bắc Kinh cho rằng vụ việc này cũng cho thấy khả năng chống ngầm của Nhật Bản, vốn được Hoa Kỳ hậu thuẫn về công nghệ.
Một điều bất thường khác là chiếc tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc lại ngoi lên ngay trước mắt hải quân nước ngoài, theo SCMP.
Li Jie, nhà nghiên cứu thuộc Học viện Nghiên cứu Quân sự Hải quân ở Bắc Kinh cho hay: “Một khi tàu ngầm bị phát hiện và âm thanh riêng biệt của nó đã được ghi lại, thì nó đã rơi vào tình thế bất lợi.”
Chiến lược ‘hung hăng’ của Trung Quốc ở Biển Đông được áp dụng cho Nhật Bản
Tokyo khó lòng ‘nhúc nhích’ trong tình thế nước Nga đang trỗi dậy ở phía bắc, Triều Tiên với vũ khí hạt nhân ở phía tây, và Trung Quốc ngày càng quyết đoán ở phía tây nam của Nhật Bản.
Các hoạt động ‘hung hăng’ của Trung Quốc ở Biển Đông từ lâu đã được biết đến. Bắc Kinh nhận chủ quyền và quân sự hóa Biển Đông bất chấp một phán quyết của tòa án quốc tế được đưa ra vào tháng 7 năm 2016. So với Biển Đông, tình hình Biển Hoa Đông, nơi có cuộc tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc, có vẻ bình lặng hơn nhiều.
Trung tâm của mối xung đột giữa Trung Quốc và Nhật Bản là quần đảo Senkaku, một nhóm đảo không có người ở thuộc quyền kiểm soát của Nhật Bản, nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi đó là quần đảo Điếu Ngư.
Ông Richard Weitz, một thành viên cao cấp và là giám đốc của Trung tâm Phân tích Chính trị và Quân đội tại Học viện Hudson, nói với tờ Business Insider rằng “Trung Quốc muốn thực thi các tuyên bố chủ quyền của họ” bằng cách buộc các máy bay nước ngoài phải thừa nhận khả năng kiểm soát không phận của Trung Quốc và vùng biển vùng tranh chấp.
Ông Weitz cho biết Nga đang quan tâm nhiều hơn đến việc “giám sát hoạt động của quân đội Mỹ tại nước này (Nhật Bản)”.
Mâu thuẫn của Nga với Nhật Bản có liên quan đến Kuril, một quần đảo trong lịch sử thuộc về Nhật Bản và nhưng đã bị Liên Xô chiếm hữu trong những ngày cuối cùng của Thế chiến II.Hiện tại dường như không có sự phối hợp giữa Trung Quốc và Nga khi họ đang gia tăng sức mạnh quân sự ở Thái Bình Dương. Tuy nhiên ông Weitz cảnh báo điều đó có thể thay đổi, nếu Mỹ can thiệp và thúc đẩy Nga – Trung tiến gần nhau hơn.
Với một nước Nga đang trỗi dậy về phía bắc, một Triều Tiên với vũ trang hạt nhân đang hiện diện ở phía tây, và một Trung Quốc ngày càng quyết đoán ở phía tây nam, Nhật Bản dường như khó có thể ‘nhúc nhích’, theo Business Insider.
Trung Quốc đã khởi động năm mới 2018 bằng việc cử tàu ngầm tấn công Loại 054 vào vùng tiếp giáp của quần đảo Senkaku vào ngày 11/1.
Các dữ liệu của chính phủ Nhật Bản cho thấy Trung Quốc đã gia tăng đáng kể các hoạt động hải quân và hàng không tại khu vực này từ năm 2012 – trước đó hầu như không có hoạt động.