Trung Quốc Đẩy Nhanh Dự Án Nhà Máy Điện Hạt Nhân Nổi Ở Biển Đông

17 Tháng Tám 20175:21 SA(Xem: 902)

Trung Quốc đẩy nhanh dự án nhà máy điện hạt nhân nổi ở Biển Đông

mediaẢnh minh họa : Một mô hình nhà máy điện hạt nhân của tập đoàn nhà nước Trung Quốc - CNNC được trưng bày ở bắc Kinh, ngày 19/04/2017.Reuters

Để tăng cường khả năng sản xuất điện hạt nhân trên biển, Trung Quốc vừa loan báo thành lập một công ty liên doanh để thực hiện kế hoạch xây đến 20 nhà máy điện hạt nhân nổi ở vùng Biển Đông.

Theo Hoàn Cầu Thời Báo, ngày 10/08/2017, Tập đoàn Điện Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNNP) đã loan báo sẽ hợp tác với 4 công ty khác của Trung Quốc, thành lập một công ty liên doanh mới để xây các nhà máy điện hạt nhân nổi. Công ty mới này, với vốn pháp định là 150 triệu đôla, sẽ phát triển, xây dựng, vận hành và quản lý các cơ sở điện hạt nhân trên biển, sản xuất và bán điện từ các nhà máy này.

Theo thông cáo của CNNP, công ty liên doanh mới sẽ giúp nâng cao khả năng sản xuất điện hạt nhân của Trung Quốc và phù hợp với tham vọng của nước này là trở thành một "cường quốc biển".

Thông cáo của CNNP không nói rõ là các nhà máy điện hạt nhân nổi sẽ được xây như thế nào và đặt ở đâu, nhưng các nhà quan sát nghĩ rằng các cơ sở này sẽ được triển khai ở những vùng như Biển Đông.

Vào đầu năm nay, một lãnh đạo của Cơ quan Quản lý Nhà nước về Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp Quốc phòng đã tuyên bố với báo chí rằng việc tăng cường khả năng sản xuất điện hạt nhân là một phần quan trọng trong kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2016 - 2020) của Trung Quốc. Ông cũng cho biết là Trung Quốc sẽ ưu tiên phát triển các nhà máy điện hạt nhân trên biển để hỗ trợ cho các hoạt động dầu khí ngoài khơi cũng như củng cố sự hiện diện của Trung Quốc ở vùng Biển Đông.

Trong Sách Trắng được công bố năm ngoái, chính phủ Bắc Kinh cũng đã nói đến kế hoạch phát triển các nhà máy điện nguyên tử nổi để hỗ trợ việc khai thác các nguồn tài nguyên biển. Cũng vào năm ngoái, báo chí chính thức của Trung Quốc đã loan báo là nước này dự kiến xây đến 20 nhà máy điện hạt nhân ở Biển Đông, nơi mà Bắc Kinh đã xây nhiều đảo nhân tạo, quân sự hóa các đảo đó và tăng cường tuần tra trên biển để khẳng định chủ quyền của họ ở vùng biển này.

Theo các chuyên gia, ngoài việc sản xuất điện cho các cơ sở của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, các nhà máy điện hạt nhân nổi còn giúp giải quyết các vấn đề về cung cấp nước, nhờ các thiết bị khử muối nước biển. Như vậy, các nhân viên dân sự và các binh lính sống trên các đảo xa có thể tự cung tự cấp tốt hơn , tức là sẽ sống ở đây lâu hơn, củng cố sự hiện diện thường trực của Trung Quốc ở Biển Đông.

Nói cách khác, Bắc Kinh xem việc phát triển công nghệ điện hạt nhân trên biển là biểu hiện cho tư thế một cường quốc biển, củng cố thêm những đòi hỏi chủ quyền của họ và dĩ nhiên là nếu cầu họ sẳn sàng sử dụng lực lượng quân sự để bảo vệ cho những cơ sở hạt nhân thiết yếu này. Như vậy, nguy cơ nổ ra xung đột ở Biển Đông sẽ càng gia tăng cùng với đà triển khai các nhà máy điện hạt nhân nổi của Trung Quốc.
Theo RFI


Trung Quốc cam kết với Philippines không bành trướng thêm ở Biển Đông

mediaẢnh minh họa : Phiên họp Quốc Hội Philippines, ngày 22/07/2017.REUTERS/Dondi Tawatao

Trung Quốc bảo đảm với Philippines sẽ không chiếm thêm thực thể hay lãnh thổ tại Biển Đông trong một thỏa thuận giữ « nguyên trạng » đàm phán với Manila. Hai bên đồng thời nỗ lực tăng cường hợp tác song phương.

Phát biểu trước các nghị sĩ tại phiên họp Quốc Hội ngày 14/08/2017, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines, Delfin Lorenzana, cho biết : « Trung Quốc sẽ không chiếm thêm thực thể mới tại Biển Đông và cũng không xây thêm công trình trên bãi cạn Scarborough ».

Tuy nhiên, ông Lorenzana không đưa ra bình luận trước các nghị sĩ về sự kiện ngày 12/08 khi 5 tầu Trung Quốc áp sát đảo Thị Tứ (Pag-asa) do Philippines kiểm soát trong quần đảo Trường Sa.

Trong khi đó, ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano tuyên bố Manila đang nghiên cứu với Bắc Kinh một « thỏa thuận thương mại » để thăm dò và khai thác dầu khí tại các khu vực đang có tranh chấp ở Biển Đông với mục đích thương mại và kéo dài trong vòng một năm.

Phát biểu trước các nghĩ sĩ, ông Cayetano khẳng định thỏa thuận năng lượng với Trung Quốc không vi phạm Hiến Pháp và sẽ được chia theo tỉ lệ 60-40%, có lợi cho Philippines. Tuy nhiên, ông từ chối đưa ra chi tiết các cuộc đàm phán, cũng như danh tính của công ty năng lượng Trung Quốc sẽ tham gia khai thác.

Các nghị sĩ đối lập, Gary Alejano và Edcel Lagman, phản đối kế hoạch của thỏa thuận năng lượng, bị đánh giá là bất hợp pháp « vì đi ngược với Hiến Pháp vì các khu vực đó thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippines ».

Theo nhận định của Reuters, thỏa thuận giữa Philippines và Trung Quốc có thể trở nên phức tạp và nhạy cảm vì yêu sách cả hai nước về các nguồn dầu khí. Việc phân chia lợi nhuận có thể được hiểu là hợp pháp hóa yêu sách của Bắc Kinh và Philippines chấp nhận nhường chủ quyền vùng biển đang tranh chấp với Trung Quốc.
Theo RFI

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Lính Mỹ và Philippines tập trận chung tại Ternate, ngoại ô Manila ngày 19/04/2012. REUTERS/Romeo Ranoco
Dân biểu Boehner nói: “Tôi tin tưởng nơi khái niệm hôn nhân là một kết hợp giữa một người nam và một người nữ. Tổng thống và những người Dân chủ có quyền muốn nói gì thì nói, nhưng sự thực là người Mỹ đang tập trung vào kinh tế và họ đang hỏi nhau: việc làm của chúng ta đâu?”
“Qua bàn tay tài hoa của đầu bếp Lẩu Triều Nhật-Asahi Hot Pot, thịt bò Kobe, món thịt bò nổi tiếng thế giới, sẽ trở thành những món ăn mang hương vị đặc biệt...
Trong bài giảng thánh lễ Chúa Nhật, 24 tháng Tư năm 2005, trước đông đảo anh chị em đứng chật quảng trường Thánh Phêrô, Đức Tân Giáo Hoàng đã nói: "Giáo Hội đang sống động và trẻ trung. Giáo Hội nắm giữ trong mình tương lai của thế giới và do đó chỉ cho mỗi người chúng ta con đường hướng tới tương lai. Giáo Hội vẫn sống động và chúng ta đang chứng kiến điều đó." Trong cuộc sống riêng hàng ngày và trong các quyết định của chúng ta, xin cho chúng ta luôn luôn kín múc hơi thở tâm linh trong lành từ 2 lá phổi là lời cầu nguyện và lời của Thiên Chúa...
Ngày 01 tháng Năm đánh dấu kỷ niệm một năm lễ phong chân phước cho Đức Giáo Hoàng John Paul Đệ Nhị. Đông đảo khách hành hương đã tràn ngập đường phố của Rome. Năm ngoái, tại Vatican đã tất bật chuẩn bị cho sự kiện này, với bức ảnh lớn nhất trong lịch sử của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được trưng bày tại Quảng trường Thánh Phêrô. Cùng với bức ảnh này là một số các bức ảnh đáng khác ghi lại những hình ảnh tiêu biểu mỗi năm trong triều đại giáo hoàng của ngài.
Bảo Trợ