Bắc Kinh Cảnh Cáo Bình Nhưỡng: Tự Lo Thân Nếu Tấn Công Mỹ Trước

13 Tháng Tám 20172:56 SA(Xem: 2382)

Bắc Kinh cảnh cáo Bình Nhưỡng: Tự lo thân nếu tấn công Mỹ trước

blank
Lối vào đường xe điện ngầm, cũng là hầm trú ẩn, ở thủ đô Seoul, Nam Hàn. (AP Photo/Ahn Young-Joon)

BẮC KINH, Trung Quốc (NV) – Trung Quốc sẽ không bảo vệ Bắc Hàn nếu quốc gia này bắn hỏa tiễn đe dọa Mỹ và bị trả đũa, theo một tờ báo nhà nước Trung Quốc hôm Thứ Sáu, tuy nhiên cũng nói rằng sẽ can thiệp nếu Washington tấn công trước.

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, tuy không phải là cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Cộng Sản Trung Quốc, nhưng trong trường hợp này bài bình luận có vẻ phản ánh chính sách của Bắc Kinh hiện nay, theo các chuyên gia khi cho tờ Washington Post hay.



Lời cảnh cáo mạnh mẽ này được đưa ra trong lúc các nhà lãnh đạo và giới chính trị gia trên khắp thế giới kêu gọi có sự bình tĩnh và tự chế sau một loạt các đe dọa qua lại giữa hai chính quyền Mỹ và Bắc Hàn.

Điều này cũng gây lo ngại trong thị trường tài chánh thế giới khiến bị xuống giá hôm Thứ Sáu, ngày thứ tư liên tiếp, theo tờ Washington Post.

Thủ Tướng Đức Angela Merkel hôm Thứ Sáu gọi sự gia tăng cường độ giữa các lời đe dọa là sự sai lầm. Bà cũng bày tỏ sự ủng hộ của Đức cho các giải pháp phi quân sự, nói với giới truyền thông tại Berlin rằng “Tôi không thấy có giải pháp quân sự cho vấn đề.”

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo nói rằng Trung Quốc phải cho cả hai phía biết rõ rằng “khi hành động của họ đe dọa quyền lợi của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ có biện pháp cứng rắn,” bản tin Washington Post cho biết. (V.Giang)
Theo Nguoi-viet.com


USS John S. McCain dạo Vành Khăn sáu tiếng, dù Trung Quốc nhắc 10 lần

blank
USS John S. McCain (DDG-56). (Hình: news.usni.org)

BIỂN ĐÔNG (NV) – Các viên chức hữu trách của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ vừa tiết lộ thêm một số thông tin liên quan đến sự kiện USS John S. McCain (DDG-56) tuần tra bên trong phạm vi 12 hải lý của bãi Vành Khăn.

Theo đó, suốt cuộc tuần tra mà USS John S. McCain thực hiện tại bãi Vành Khăn (nay đã bị Trung Quốc bồi đắp thành đảo nhân tạo) ở quần đảo Trường Sa hôm 9 Tháng Tám, Trung Quốc đã dùng hệ thống liên lạc vô tuyến nhắc nhở USS John S. McCain không dưới 10 lần, đại ý: Xin chuyển hướng vì các bạn đang ở trong vùng biển của chúng tôi.

Lần nào, USS John S. McCain cũng khẳng định: Đây là chiến hạm Hoa Kỳ, chúng tôi đang thực hiện hoạt động định kỳ trong vùng biển quốc tế.

Ngoài chuyện tiết lộ với AP và Reuters những thông tin như vừa kể, một số viên chức của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ còn nhận định thêm là tương tác giữa hai bên (USS John S. McCain và Trung Quốc) “rất an toàn và chuyên nghiệp.”

Tuy những viên chức của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cung cấp thông tin cho báo giới với yêu cầu ẩn danh, không bình luận gì thêm nhưng thiên hạ thì khác. Họ liên tưởng ngay đến các tuyên bố mà Trung Quốc vừa đưa ra về sự kiện này.

Ngay sau khi khu trục hạm John S. McCain kết thúc cuộc tuần tra bên trong phạm vi 12 hải lý của bãi đá Vành Khăn, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc lập tức tái khẳng định, Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Trường Sa và vùng nước quanh đó.

Theo CNN, Bộ Quốc Phòng Trung Quốc xem hành động mà khu trục hạm John S. McCain vừa thực hiện ở bãi Vành Khăn là “phô trương lực lượng,” thúc đẩy “quân sự hóa” và “dễ tạo ra những điều đáng tiếc cả trên biển lẫn trên không.”

Bộ Quốc Phòng Trung Quốc còn cho biết thêm, lúc Hải Quân Trung Quốc phát giác USS John S. McCain tiến vào “vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc,” Hải Quân Trung Quốc đã lập tức điều động các chiến hạm nhỏ nhận diện, cảnh báo và áp giải USS John S. McCain ra khỏi “vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc!”

Tuy nhiên theo một số viên chức của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, trong cuộc tuần tra ở khu vực bãi Vành Khăn, USS John S. McCain chỉ cách bãi Vành Khăn sáu hải lý và khu trục hạm này đã dạo quanh bãi Vành Khăn tới sáu tiếng.

Sau sự kiện USS John S. McCain – Vành Khăn, Trung Quốc tiếp tục khẳng định, nỗ lực chung của Trung Quốc và các quốc gia khác nhằm giải quyết những bất đồng về chủ quyền tại Biển Đông đang có nhiều chuyển biến tích cực. Cũng vì vậy, Trung Quốc cáo buộc, việc Hoa Kỳ nhân danh tự do hàng hải, điều động USS John S. McCain vào bên trong phạm vi 12 hải lý của bãi đá Vành Khăn là đe dọa cả hòa bình lẫn an ninh khu vực.

Trung Quốc giận là phải! Theo quy định của luật pháp quốc tế, phạm vi 12 hải lý quanh các hòn đảo là vùng biển bất khả xâm phạm bởi thuộc chủ quyền của quốc gia sở hữu những đảo đó. Các cuộc tuần tra của Hải Quân Hoa Kỳ bên trong phạm vi 12 hải lý của những bãi đá như Subi, Chữ Thập, mới đây là Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa, Tri Tôn ở quần đảo Hoàng Sa là một hình thức phủ nhận yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông.

Trung Quốc vẫn thế, luôn tỏ ra giận dữ và không tiếc lời thóa mạ, hăm dọa mỗi khi chiến hạm của Hải Quân Hoa Kỳ tiến vào bên trong phạm vi 12 hải lý của các đảo tự nhiên hoặc đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang chiếm đóng ở Biển Đông nhưng đến giờ cũng chỉ tới mức đó rồi thôi. (G.Đ)

Theo Nguoi-viet.com

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Không quân Mỹ vừa điều máy bay do thám đi vào vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc (ADIZ) ở biển Hoa Đông và đi qua khu vực bầu trời eo biển Đài Loan hôm 10/12 vừa qua. Sáng kiến theo dõi tình hình Biển Đông (SCSPI) thuộc Đại học Bắc Kinh cho biết như vậy hôm 11/12. Theo SCSPI, máy bay do thám của hãng Lockheed chế tạo đã đi dọc suốt chiều dài ADIZ ở biển Hoa Đông trước khi quay lại cách tỉnh Phúc Kiến 52 hải lý và bờ biển Đài Loan 70 hải lý. Hồi tháng trước, Hoa Kỳ cũng điều hai máy bay ném bom từ căn cứ hải quân Anderson ở Guam bay vào khu vực ADIZ của Trung Quốc ở biển Hoa Đông khiến quân đội Trung Quốc phải điều máy bay lên theo dõi.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố, ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden chỉ có thể vào Nhà Trắng nếu ông ta có thể chứng minh số phiếu bầu không phải là “gian lận hoặc bất hợp pháp“. Tường thuật kết quả bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 cập nhật liên tục (tin mới trước, tin cũ sau). Ngày 27/11: "Hãy chứng minh số phiếu là hợp pháp để thắng cử" Hôm thứ Sáu (giờ Mỹ), Tổng thống Trump đăng tweet khẳng định: “Ông Biden chỉ có thể vào Nhà Trắng với tư cách là Tổng thống nếu ông ta có thể chứng minh ‘80.000.000 phiếu bầu’ lố bịch của mình không phải là giành được một cách gian lận hay bất hợp pháp. Khi bạn nhìn thấy những gì đã xảy ra ở Detroit, Atlanta, Philadelphia & Milwaukee, gian lận phiếu bầu lớn, ông ta đang đối mặt với một vấn đề hết sức nan giải!”
Tổng thống Donald Trump kêu gọi chấm dứt mục 230 - điều khoản bảo vệ đối với các công ty Internet. Bởi suy cho cùng, quyền tự do ngôn luận trong Tu chính án thứ nhất không bao gồm quyền nói sai sự thật và gây hại cho người khác. "Vì mục đích An ninh Quốc gia, Mục 230 phải được chấm dứt ngay lập tức !!!" Tổng thống Trump đã đăng trên Twitter vào cuối thứ Năm (ngày 26/11).
Tôi từng đi ăn trưa với Sidney Powell ở khu trung tâm Manhattan. Tôi biết bà ấy là một người kiên quyết và quả cảm, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ có ngày bà ấy đóng một vai trò lịch sử quan trọng như ngày hôm nay. Trở lại năm 2014, tôi làm việc tự do cho một công ty quan hệ công chúng ở Thành phố New York. Chính ở đó, tôi đã gặp một người phụ nữ khác thường. Hiếm khi tôi gặp phải một người mà tôi ngại tranh luận cùng, bởi vì trí tuệ sắc bén và sự chính trực ngay thẳng của bà. Sidney chính là một người như vậy. Người phụ nữ này đã từng có một sự nghiệp đáng kể. Là một Cơ đốc nhân theo đạo Tin lành, bà đã từng là công tố viên liên bang - và đã nghỉ việc vì bất bình và phẫn nộ trước sự tham nhũng mà bà đã chứng kiến giữa các đồng nghiệp của mình.
Tính đến hôm 24/11, nhóm của Tổng thống Trump và người của Đảng Cộng hòa đã khởi xướng 16 vụ kiện chống gian lận bầu cử ở Pennsylvania, Michigan và Nevada... Cùng ngày, Luật sư Giuliani cho biết ông sẽ kháng cáo lên Tòa án Tối cao về những vi phạm bầu cử ở ít nhất năm hoặc sáu tiểu bang. Luật sư Giuliani của Nhóm chiến dịch Tổng thống Trump cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Fox News hôm 24/11 rằng, ông sẽ đệ đơn kiện các quan chức ở ít nhất năm hoặc sáu tiểu bang vì tiến hành gian lận bầu cử. Luật sư Giuliani nói: "Các vụ kiện hiện tại ở bốn nơi của chúng tôi sẽ được đưa lên Tòa án Tối cao, và sẽ sớm có hai (vụ kiện) khác. Về cơ bản, tổng thể vụ kiện liên quan đến các quan chức ở ít nhất năm hoặc sáu bang vi phạm quy định bầu cử".
Một đô đốc hải quân quân hàm hai sao giám sát tình báo quân sự Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã thực hiện một chuyến thăm không báo trước tới Đài Loan hôm Chủ nhật (22/11), tờ Taiwan News dẫn báo cáo của Reuters cho biết. Các nguồn tin giấu tên, bao gồm một quan chức Đài Loan có dữ liệu về chuyến đi, nói với Reuters rằng quan chức này là Chuẩn Đô đốc Michael Studeman. Ông Studeman là giám đốc của J2, phụ trách tình báo, tại Bộ Chỉ huy Ấn Độ – Thái Bình Dương của quân đội Mỹ, theo trang web của Hải quân Hoa Kỳ. Bộ Quốc phòng Đài Loan từ chối bình luận về chuyến thăm, tương tự Ngũ Giác Đài. Bộ Ngoại giao Đài Loan (MOFA) xác nhận hôm Chủ nhật rằng một quan chức Hoa Kỳ đã đến Đài Loan nhưng không cung cấp thêm bất kỳ chi tiết nào, bổ sung rằng đó là chuyến thăm chưa được công bố.
Luật sư của Tổng thống Trump Sidney Powell tuyên bố rằng có chứng cứ và yêu cầu điều tra với cáo buộc rằng Dominion hối lộ cho các quan chức nhà nước, thậm chí có nghi vấn về khả năng liên quan đến thống đốc Đảng Cộng hòa bang Georgia Brian Kemp. Ông Kemp đã dành một khoản tài trợ ngân sách dùng để sử dụng Hệ thống bỏ phiếu Dominion thay vì công ty truyền thống ES&S. Giá trị hợp đồng này là 107 triệu USD. Theo bà Powell cho biết đang có cuộc điều tra về quan hệ lợi ích tài chính giữa công ty phần mềm Dominion với gia đình thống đốc bang Georgia và Ngoại trưởng của bang này.
Hôm thứ năm (19/11), luật sư Sidney Powell, thành viên nhóm pháp lý của Tổng thống Trump, cho biết trong một cuộc họp báo rằng TT Trump đã thắng lớn trong cuộc tuyển cử, và nhóm pháp lý sẽ chứng minh điều này, theo Sound of Hope hôm 20/11. Bà Powell cho biết, những người yêu nước đã quá mệt mỏi với sự mục ruỗng xuyên suốt từ cấp địa phương lên cấp cao nhất, vì vậy đội ngũ pháp lý của TT Trump sẽ trả lại cho người dân Mỹ một quốc gia tự do [mà họ đáng được hưởng]. Bà còn yêu cầu Bộ Tư pháp mở cuộc điều tra tội phạm về hiện tượng gian lận xuất hiện trong cuộc bầu cử.
Một nhân viên kiểm phiếu trong cuộc bầu cử 2020 của bang Georgia từng có 20 năm kinh nghiệm xử lý các phiếu bầu, trong một lời khai có tuyên thệ vào ngày 17 tháng 11 cho biết rằng cô nhận thấy có một lô phiếu bất thường trong đó các lá phiếu không có dấu hiệu là đã được sử dụng hoặc đã được đánh dấu. Trong lô này, khoảng 98% số phiếu bầu cho ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden và chỉ có khoảng 2 lá phiếu được đánh dấu bầu cho Tổng thống Donald Trump.
Tháng 4/1991, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev thông báo với Bộ Chính trị rằng ông từ chức. Trong hồi ký xuất bản năm 1995, ông kể lại là vào thời điểm đó, ông cảm thấy Đảng Cộng sản trở thành 'cản trở lớn nhất cho cải tổ', và muốn rút lui. Bộ Chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô họp kín, ba giờ liền, không có ông Gorbachev. Họ phê phán ông kịch liệt và đổ lỗi cho nhà lãnh đạo trẻ nhưng ở vị trí cao nhất là đã gây ra các vấn đề ngày càng sâu rộng của Liên bang Xô Viết (cuối năm đó, Liên Xô chính thức giải tán). Nhưng việc để một tổng bí thư từ chức là điều không ai có thể tưởng tưởng nổi. Họ mời ông Gorbachev vào, sau cuộc họp và đề nghị ông...rút đơn từ chức.
Bảo Trợ