Bắc Kinh Cảnh Cáo Bình Nhưỡng: Tự Lo Thân Nếu Tấn Công Mỹ Trước

13 Tháng Tám 20172:56 SA(Xem: 2384)

Bắc Kinh cảnh cáo Bình Nhưỡng: Tự lo thân nếu tấn công Mỹ trước

blank
Lối vào đường xe điện ngầm, cũng là hầm trú ẩn, ở thủ đô Seoul, Nam Hàn. (AP Photo/Ahn Young-Joon)

BẮC KINH, Trung Quốc (NV) – Trung Quốc sẽ không bảo vệ Bắc Hàn nếu quốc gia này bắn hỏa tiễn đe dọa Mỹ và bị trả đũa, theo một tờ báo nhà nước Trung Quốc hôm Thứ Sáu, tuy nhiên cũng nói rằng sẽ can thiệp nếu Washington tấn công trước.

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, tuy không phải là cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Cộng Sản Trung Quốc, nhưng trong trường hợp này bài bình luận có vẻ phản ánh chính sách của Bắc Kinh hiện nay, theo các chuyên gia khi cho tờ Washington Post hay.



Lời cảnh cáo mạnh mẽ này được đưa ra trong lúc các nhà lãnh đạo và giới chính trị gia trên khắp thế giới kêu gọi có sự bình tĩnh và tự chế sau một loạt các đe dọa qua lại giữa hai chính quyền Mỹ và Bắc Hàn.

Điều này cũng gây lo ngại trong thị trường tài chánh thế giới khiến bị xuống giá hôm Thứ Sáu, ngày thứ tư liên tiếp, theo tờ Washington Post.

Thủ Tướng Đức Angela Merkel hôm Thứ Sáu gọi sự gia tăng cường độ giữa các lời đe dọa là sự sai lầm. Bà cũng bày tỏ sự ủng hộ của Đức cho các giải pháp phi quân sự, nói với giới truyền thông tại Berlin rằng “Tôi không thấy có giải pháp quân sự cho vấn đề.”

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo nói rằng Trung Quốc phải cho cả hai phía biết rõ rằng “khi hành động của họ đe dọa quyền lợi của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ có biện pháp cứng rắn,” bản tin Washington Post cho biết. (V.Giang)
Theo Nguoi-viet.com


USS John S. McCain dạo Vành Khăn sáu tiếng, dù Trung Quốc nhắc 10 lần

blank
USS John S. McCain (DDG-56). (Hình: news.usni.org)

BIỂN ĐÔNG (NV) – Các viên chức hữu trách của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ vừa tiết lộ thêm một số thông tin liên quan đến sự kiện USS John S. McCain (DDG-56) tuần tra bên trong phạm vi 12 hải lý của bãi Vành Khăn.

Theo đó, suốt cuộc tuần tra mà USS John S. McCain thực hiện tại bãi Vành Khăn (nay đã bị Trung Quốc bồi đắp thành đảo nhân tạo) ở quần đảo Trường Sa hôm 9 Tháng Tám, Trung Quốc đã dùng hệ thống liên lạc vô tuyến nhắc nhở USS John S. McCain không dưới 10 lần, đại ý: Xin chuyển hướng vì các bạn đang ở trong vùng biển của chúng tôi.

Lần nào, USS John S. McCain cũng khẳng định: Đây là chiến hạm Hoa Kỳ, chúng tôi đang thực hiện hoạt động định kỳ trong vùng biển quốc tế.

Ngoài chuyện tiết lộ với AP và Reuters những thông tin như vừa kể, một số viên chức của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ còn nhận định thêm là tương tác giữa hai bên (USS John S. McCain và Trung Quốc) “rất an toàn và chuyên nghiệp.”

Tuy những viên chức của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cung cấp thông tin cho báo giới với yêu cầu ẩn danh, không bình luận gì thêm nhưng thiên hạ thì khác. Họ liên tưởng ngay đến các tuyên bố mà Trung Quốc vừa đưa ra về sự kiện này.

Ngay sau khi khu trục hạm John S. McCain kết thúc cuộc tuần tra bên trong phạm vi 12 hải lý của bãi đá Vành Khăn, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc lập tức tái khẳng định, Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Trường Sa và vùng nước quanh đó.

Theo CNN, Bộ Quốc Phòng Trung Quốc xem hành động mà khu trục hạm John S. McCain vừa thực hiện ở bãi Vành Khăn là “phô trương lực lượng,” thúc đẩy “quân sự hóa” và “dễ tạo ra những điều đáng tiếc cả trên biển lẫn trên không.”

Bộ Quốc Phòng Trung Quốc còn cho biết thêm, lúc Hải Quân Trung Quốc phát giác USS John S. McCain tiến vào “vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc,” Hải Quân Trung Quốc đã lập tức điều động các chiến hạm nhỏ nhận diện, cảnh báo và áp giải USS John S. McCain ra khỏi “vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc!”

Tuy nhiên theo một số viên chức của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, trong cuộc tuần tra ở khu vực bãi Vành Khăn, USS John S. McCain chỉ cách bãi Vành Khăn sáu hải lý và khu trục hạm này đã dạo quanh bãi Vành Khăn tới sáu tiếng.

Sau sự kiện USS John S. McCain – Vành Khăn, Trung Quốc tiếp tục khẳng định, nỗ lực chung của Trung Quốc và các quốc gia khác nhằm giải quyết những bất đồng về chủ quyền tại Biển Đông đang có nhiều chuyển biến tích cực. Cũng vì vậy, Trung Quốc cáo buộc, việc Hoa Kỳ nhân danh tự do hàng hải, điều động USS John S. McCain vào bên trong phạm vi 12 hải lý của bãi đá Vành Khăn là đe dọa cả hòa bình lẫn an ninh khu vực.

Trung Quốc giận là phải! Theo quy định của luật pháp quốc tế, phạm vi 12 hải lý quanh các hòn đảo là vùng biển bất khả xâm phạm bởi thuộc chủ quyền của quốc gia sở hữu những đảo đó. Các cuộc tuần tra của Hải Quân Hoa Kỳ bên trong phạm vi 12 hải lý của những bãi đá như Subi, Chữ Thập, mới đây là Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa, Tri Tôn ở quần đảo Hoàng Sa là một hình thức phủ nhận yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông.

Trung Quốc vẫn thế, luôn tỏ ra giận dữ và không tiếc lời thóa mạ, hăm dọa mỗi khi chiến hạm của Hải Quân Hoa Kỳ tiến vào bên trong phạm vi 12 hải lý của các đảo tự nhiên hoặc đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang chiếm đóng ở Biển Đông nhưng đến giờ cũng chỉ tới mức đó rồi thôi. (G.Đ)

Theo Nguoi-viet.com

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Hải quân Hoa Kỳ hôm 22/12 điều một tàu khu trục tới gần quần đảo Trường Sa trong vùng Biển Đông đang tranh chấp để “thách thức những hạn chế đối với quyền tự do đi lại vô hại do Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan áp đặt.” Động thái này diễn ra sau khi quân đội Hoa Kỳ cảnh báo trong một tài liệu hồi tuần trước rằng Hoa Kỳ sẽ hành động “quyết đoán hơn” chống lại Bắc Kinh. Tài liệu của quân đội Mỹ đề ra những mục tiêu cho Hải quân, Thủy quân Lục chiến và Lực lượng Tuần Duyên Mỹ trong năm 2021. Trong một tuyên bố đưa ra vào chiều ngày thứ Ba 22/12, ông Tian Junli, người phát ngôn của Bộ Chỉ huy Chiến Khu Miền Nam của Quân đội Giải Phóng Nhân dân Trung Quốc, nói rằng tàu khu trục John S. McCain đã đi ngang gần quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc gọi là Nam Sa. “Hoa Kỳ thách thức các tuyên bố chủ quyền quá đáng trên các vùng biển khắp thế giới, bất chấp nước tuyên bố là nước nào, Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ
Không chỉ người dân Mỹ, mà người dân trên toàn thế giới cũng đều đang hướng về Hoa Kỳ – vùng đất cuối cùng của tự do. Hôm qua (20/12), người dân Nhật Bản tiếp tục xuống đường tuần hành để ủng hộ Tổng Thống Trump, lên án hành vi gian lận trong cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ. Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay vẫn chưa đi đến hồi kết và ngày càng khốc liệt hơn. Trong khi truyền thông dòng chính luôn “xác định” Joe Biden là “tổng thống đắc cử”, thì vẫn còn rất nhiều người tin vào việc có gian lận bầu cử, đứng lên ủng hộ Tổng thống Trump. Nối tiếp cuộc diễn hành ủng hộ Tổng thống Trump tại Tokyo, Nhật Bản vào ngày 29/11, hôm qua (20/12), người dân Nhật Bản tại Osaka đã tổ chức một buổi tuần hành với các khẩu hiệu, băng rôn “Ủng hộ Tổng thống Trump”, “Thêm 4 năm nữa”, “Bầu cử vi hiến toàn quốc”, “Đừng để bị lừa bởi các phương tiện truyền thông giả…”, đã thu hút hàng nghìn người hâm mộ Tổng thống Trump tham gia. Tâm Thanh | DKN
Ông Giulani nhận định: "Đó là thông tin công khai; [nó] thậm chí không thuộc về [họ]. Lý do duy nhất khiến [họ] phản đối việc chúng tôi kiểm tra những chiếc máy đó là vì [họ] biết mình đã giở trò lươn lẹo nào đó". Luật sư riêng của Tổng thống Donald Trump là ông Rudy Giuliani cho biết, nhóm pháp lý của Tổng thống có kế hoạch thay đổi chiến lược của mình để tập trung hơn vào các máy kiểm phiếu. Việc điều tra các máy móc bầu cử dùng trong cuộc tổng tuyển cử ngày 3/11 sẽ giúp chứng minh các tuyên bố về gian lận trong kết quả chung cuộc. Luật sư Giuliani là người dẫn đầu các nỗ lực pháp lý của đội ngũ Tổng thống Trump. Phát biểu trên chương trình podcast “War Room” của ông Steve Bannon, ông thông báo về sự thay đổi trong chiến lược của đội ngũ.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ và Philippines vào hôm qua, 18/12/2020, đã đàm phán về cách tăng cường liên minh giữa hai quốc gia, trong đó có cách thức duy trì phán quyết Tòa Trọng Tài Thường Trực năm 2016, vốn đã bác bỏ các yêu sách quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông. QUẢNG CÁO Trong một thông cáo, phó phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Cale Brown cho biết: Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, và đồng nhiệm Philippines Teodoro Locsin Jr. đã nói chuyện qua điện thoại và đã khẳng định hợp tác song phương về phán quyết của tòa trọng tài. Thông cáo nói rõ là hai ngoại trưởng “đã thảo luận về các cơ hội củng cố hơn nữa liên minh Mỹ-Philippines và tính chất ràng buộc của phán quyết của Tòa Trọng Tài năm 2016 đối với tất cả các bên có liên quan ở Biển Đông”. Thông cáo còn cho biết thêm: “Hai ngoại trưởng cũng thảo luận về các quan hệ kinh tế, an ninh, dân chủ và giao lưu nhân dân tạo nên mối quan hệ bền chặt giữa hai nước”.
Trung tướng Michael Flynn nhận định, Tổng thống Donald Trump có nhiều lựa chọn, bao gồm việc thu giữ các máy bỏ phiếu, và sử dụng quân đội để tổ chức tái bầu cử ở các bang chiến trường quan trọng. Ngày 18/12, Trung tướng đã nghỉ hưu Michael Flynn tuyên bố, Tổng thống Donald Trump có nhiều lựa chọn để xử lý cuộc bầu cử tổng thống đang gây tranh cãi gay gắt. Các biện pháp bao gồm việc thu giữ các máy bỏ phiếu, và sử dụng quân đội để tổ chức tái bầu cử ở các bang chiến trường quan trọng. Trung tướng Flynn vẫn luôn ủng hộ những tuyên bố về gian lận bầu cử của Tổng thống Trump. Trao đổi với Newsmax trong một cuộc phỏng vấn, ông cho biết dù không biết liệu Tổng thống có theo đuổi những lựa chọn này hay không, ông nhận định Tổng thống Trump cần phải “lên kế hoạch cho mọi tình huống, vì chúng ta không thể cho phép cuộc bầu cử này và tính toàn vẹn trong các cuộc bầu cử của chúng ta đi theo chiều hướng như hiện nay".
Tổng thống Mỹ đương nhiệm và ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Trump là khắc tinh của ĐCSTQ. Nếu ông Trump tái đắc cử, ĐCSTQ đã làm đủ những điều xấu ắt sẽ bị tiêu diệt. Cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ và ứng cử viên Tổng thống Đảng Dân chủ Biden là một “người bạn tốt” của ĐCSTQ. Nếu ông Biden lên nắm quyền, ĐCSTQ có thể "sống lại giấc mơ cũ" và làm chậm lại tiến trình diệt vong của ĐCSTQ. Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020 có liên quan đến định hướng tương lai của Hoa Kỳ: hoặc để quay trở lại truyền thống lịch sử vĩ đại được thiết lập bởi những người cha sáng lập của Hoa Kỳ, làm cho Hoa Kỳ vĩ đại trở lại; hoặc đi theo con đường chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Nó cũng liên quan đến tương lai của ĐCSTQ: hoặc đi đến sự sụp đổ cuối cùng, hoặc có một cơ hội khác để kéo dài tàn hơi.
Những bằng chứng của các luật sư nhóm Tổng thống Trump và nhân chứng đã giúp cử tri Mỹ nhận ra sự thật về máy bỏ phiếu Dominion, nhưng họ không ngờ rằng khi báo cáo điều tra được đưa ra, tỷ lệ sai sót của máy này lại vượt mức cho phép những 85.000 lần và các bản ghi trên máy tính đã bị xóa bằng tay. Hôm 14/12, luật sư Matthew DePerno đã công khai kết quả điều tra về máy bỏ phiếu Dominion được sử dụng ở Michigan. Báo cáo dài 23 trang tiết lộ rằng máy bỏ phiếu Dominion được thiết kế để gian lận, dẫn đến kết luận rằng: tính liêm chính và hợp pháp của việc bỏ phiếu trên toàn Michigan bị nghi ngờ nghiêm trọng. Vào ngày 4/12, thẩm phán đã cho phép ông DePerno và nhóm chuyên gia công nghệ thông tin của ông điều tra thu thập chứng cứ từ 22 máy bỏ phiếu Dominion, máy lập bảng, ổ USB Flash, phần mềm liên quan và “máy lập bảng tổng” của thư ký được sử dụng trong cuộc bầu cử tháng Mười Một ở hạt Antrim, bang Michigan.
Cơ sở dữ liệu cũng cho thấy, hơn 600 đảng viên ĐCSTQ đã làm việc tại 19 chi nhánh của các ngân hàng Anh Quốc gồm HSBC và Standard Chartered. Một cơ sở dữ liệu bị rò rỉ gần đây đã tiết lộ rằng, 1,95 triệu đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang giữ các vị trí tại các lãnh sự quán trên khắp thế giới, các trường đại học và các tập đoàn lớn ở Mỹ và Anh. Trong đó, có những đảng viên từng là nhân viên của hãng hàng không vũ trụ khổng lồ Mỹ Boeing và hãng dược phẩm đình đám Pfizer. Tổ chức IPAC, một liên minh toàn cầu gồm các nhà lập pháp, đã có được cơ sở dữ liệu từ một người giấu tên tại Trung Quốc. Sau đó, IPAC đã gửi các tài liệu cho 4 tổ chức truyền thông, tờ Daily Mail của Anh và hãng tin Sky News của Úc đưa tin hôm Chủ nhật 12/12. Trong một tuyên bố vào ngày 13/11, IPAC cho biết, một trong những đại diện của họ đã nhận được cơ sở dữ liệu từ một "nguồn phi chính phủ". Liên minh này đã cử các chuyên gia xác minh danh sách trong cơ sở dữ liệu.
“Tổng thống vẫn kiên định và cho rằng chúng ta mới chỉ bắt đầu cuộc chiến...Thời gian không còn nhiều, chìa khóa nằm ở đâu?" Tất cả con mắt đang đổ dồn về Sắc lệnh hành pháp 13848 -2018 và Giám đốc Tình báo Quốc gia Ratcliffe sẽ phải báo cáo trước ngày 18/12 về sắc lệnh này. Ngày 18/12 sẽ đánh dấu 45 ngày kể từ ngày bầu cử - là ngày vi phạm gian lận bầu cử diễn ra các hành vi gian lận, can thiệp bầu cử, v.v. - theo sắc lệnh hành pháp 2018. "Thiết quân luật giới hạn" là sự áp đặt một phần với chính quyền dân sự - bằng cách thiết lập một quyền lực bổ sung được trao cho lực lượng quân đội, lực lượng này sẽ có quyền xét xử tất cả những người bị tòa án quân sự bắt giữ, hoặc chuyển giao những kẻ vi phạm đó cho các cơ quan dân sự - trong vòng năm ngày để có hành động tiếp theo.
Chủ tịch FCC Ajit Pai lưu ý rằng một số cơ quan chính phủ Hoa Kỳ đã khuyến nghị việc thu hồi giấy phép hoạt động của China Telecom với lý do lo ngại về an ninh quốc gia. Pai cho biết có "những lo ngại đáng kể" rằng China Telecom sẽ buộc phải tuân theo các yêu cầu của chính phủ Trung Quốc về thông tin, bao gồm cả việc chặn liên lạc. China Telecom, công ty viễn thông lớn nhất của Trung Quốc, đã được ủy quyền cung cấp dịch vụ viễn thông trong gần 20 năm. China Telecom Americas không đưa ra bình luận ngay lập tức.
Bảo Trợ