Vận động dân hỏa táng trong khi chính quyền xây nghĩa trang to

16 Tháng Giêng 20212:14 SA(Xem: 1142)
  • Tác giả :

Vận động dân hỏa táng trong khi chính quyền xây nghĩa trang to

RFA
Nhà nước đầu tư đến 1.400 tỷ đồng để xây dựng Nghĩa trang quốc gia Yên Trung dành cho cán bộ cấp cao, với diện tích 120 hecta, nằm dưới chân núi Ba Vì, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40km về phía Tây.
blank Courtesy VNN

Tiếp tục tuyên truyền, vận động cộng đồng dân cư thay đổi thói quen, tập quán, thay vì mai táng, chuyển sang hỏa táng... nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm đất, chi phí...

Kêu gọi vừa nêu được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đưa ra tại Hội nghị công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 202

Vận động dân hỏa táng trong khi chính quyền xây nghĩa trang to

1-2025.

Trong khi trước đây nhà nước đầu tư đến 1.400 tỷ đồng để xây dựng Nghĩa trang quốc gia Yên Trung dành cho cán bộ cấp cao, với diện tích 120 hecta, nằm dưới chân núi Ba Vì, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40km về phía Tây.

Tại sao phải vận động người dân thực hiện hỏa táng khi mà ngân sách nhà nước bỏ ra đến 1.400 tỷ để xây dựng nghĩa trang cho cán bộ cấp cao? Sao cán bộ không bảo vệ môi trường và tiết kiệm đất đai cũng như chi phí, như người dân? Người dân nghĩ gì về việc này?

Một người dân ở Miền Trung, anh Quang khi trao đổi với RFA hôm 14/1, nói:

“Ai cũng thấy hỏa táng người chết sẽ tốt cho môi trường và tiết kiệm được đất đai cũng như chi phí. Nhưng tại sao phải vận động người dân thực hiện hỏa táng khi mà ngân sách nhà nước bỏ ra đến 1.400 tỷ để xây dựng nghĩa trang cho cán bộ cấp cao? Xét cho cùng khi chết thì họ cũng trở về với cát bụi và chỉ còn chăng là cái danh. Vì vậy, chỉ cần cán bộ cấp cao gương mẫu đi trước làm gương, thì người dân sẽ tiếp bước theo sau và chính đó là cách vận động tốt nhất!”

Ai cũng thấy hỏa táng người chết sẽ tốt cho môi trường và tiết kiệm được đất đai cũng như chi phí. Nhưng tại sao phải vận động người dân thực hiện hỏa táng khi mà ngân sách nhà nước bỏ ra đến 1.400 tỷ để xây dựng nghĩa trang cho cán bộ cấp cao?
-Anh Quang

Từ Nha Trang, hôm 14/1, Chị Nguyễn Lai cho biết Chị ủng hộ việc hỏa táng, tuy nhiên Chị cho biết lý do vì sao người dân không thể mua đất để an táng:

“Thật ra chi phí hỏa táng rẻ hơn so với việc mua đất ở nghĩa trang và chôn cất. Hỏa táng xong người thân đem hài cốt thân nhân lên chùa hay nhà thờ thì ấm cúng hơn. Ngày xưa, đất nghĩa trang rẻ người dân còn chắc bóp để mua... Ngày nay, các cán bộ quan chức trưởng giả học làm sang, mua đất cất mộ cho to, nên dân nghèo không còn cửa để chôn vì giá đất cao ngất ngưỡng.”

Còn Chị Huỳnh Hằng, một người dân ở Đà Nẵng, nhận xét với RFA hôm 14/1, rằng Chị đang sống trong một đất nước không phải cho dân:

“Câu trả lời thực tế nhất là đất nước này đã không còn là của dân mà nó đã bị chiếm đóng và cái trị bởi Đảng cộng sản Việt Nam... Đi dọc đất nước ở đâu cũng thấy tượng đài và nghĩa trang dành cho những người cộng sản đã chết chiếm cả hàng hecta... Và có cả nghĩa trang dành cho những người chưa chết như ở Hà nội... Điều ấy cho thấy trong mắt của nhà cầm quyền, giá trị người dân không còn là nền tảng cho sự tồn tại của đất nước mà chỉ có Đảng là trên hết...”

Nghị định số 23 năm 2016 của Chính phủ trong đó điều 4 quy định diện tích sử dụng đất cho mỗi phần mộ hung táng và chôn cất một lần tối đa không quá 5 m2 và diện tích sử dụng đất cho mỗi phần mộ cát táng tối đa không quá 03 m2. Đối với những địa phương có diện tích đất rộng, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì mỗi mộ phần cũng không quá 10m2.

Trong khi đó, Nghĩa trang quốc gia Yên Trung dành cho cán bộ cấp cao, ngoài vấn đề lấy tiền ngân sách, vốn là tiền thuế của dân ra xây dựng cho quan chức, thì việc quy hoạch diện tích mỗi mộ phần từ 25 – 30m2 trong thực tế vi phạm Nghị định số 23.

hoinghi-mttq-630.jpg
Hội nghị công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2021-2025. Courtesy monre.gov.vn

Hòa Thượng Thích Không Tánh, trụ trì chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm, Sài Gòn (đã bị cưỡng chế đập bỏ), khi trả lời RFA hôm 14/1, nhận định:

“Chế độ cộng sản từ khi cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam, thì gần như tất cả các vến đề từ kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội... đất đai, nhà cửa... thì họ đều giành về cho những người thuộc đảng cộng sản. Họ coi người dân phải có bổn phận đóng thuế vậy thôi. Đối với các nghĩa trang, nghĩa địa thì sau khi cưỡng chiếm họ giải tán hết đi, bắt người dân đem đi ở đâu đó, rồi họ xây những cơ sở trên đó. Bây giờ thì họ kêu phải tiết kiệm đất đai, họ kêu gọi người dân phải hỏa táng.”

Theo Hòa Thượng Thích Không Tánh, quyền của người chết để có một ngôi mộ cũng mất, trong khi đó là một truyền thống dân tộc lâu đời. Ông cho rằng các linh quyền không được tôn trọng khi chính quyền giành tất cả mọi thứ cho đảng cộng sản Việt Nam. Ông nói tiếp:

“Họ lập những nghĩa trang rất to lớn dành cho các đảng viên, ngoài miền Bắc và những nơi khác họ làm rất lớn, mộ của mấy ông ngoài trung ương như cái công viên vậy đó, để rồi du lịch thăm viếng. Họ dành những nơi rất tốt đẹp cho những cán bộ, tôi rất là đau lòng.”

Phản cảm không phải chuyện hỏa thiêu, đó là chuyện tốt, trừ những dân tộc tôn giáo có phong tục tập quán riêng, đó là câu chuyện khác. Nhưng một mặt chính quyền vận động như vậy, một mặt lại cho cán bộ cao cấp có đẳng cấp riêng, luật lệ riêng... thì kỳ quặc lắm.
-Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng

Trong Quy hoạch nghĩa trang Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 8/4/2014, đối với nghĩa trang tập trung cấp quốc gia, ngoài xây mới nghĩa trang cấp quốc gia cho cán bộ tại xã Yên Trung... sẽ cải tạo, nâng cấp, mở rộng nghĩa trang Mai Dịch 1 thành công viên nghĩa trang cho cán bộ với quy mô từ 5,5 ha lên 5,8 hecta.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, một nhà nghiên cứu ngôn ngữ, khi trả lời RFA hôm 14/1, nhận định về việc kêu gọi người dân hỏa táng:

“Tôi thấy người đề nghị hỏa táng đầu tiên là cụ Hồ, trong di chúc cụ nói rõ ràng như vậy là văn minh, thế mà không ai nghe cụ cả. Không nghe cụ, ướp xác cụ đã đành, mà bây giờ các vị lãnh đạo con cháu cụ họ không hỏa thiêu, họ không ướp xác, nhưng họ chôn ở một đẳng cấp khác, lấy tiền ngân sách quốc gia, tức là tiền thuế của dân để phục vụ cho các vị. Thành ra giữa lời nói và việc làm của họ, người dân người ta nhìn vào thấy phản cảm. Phản cảm không phải chuyện hỏa thiêu, đó là chuyện tốt, trừ những dân tộc tôn giáo có phong tục tập quán riêng, đó là câu chuyện khác. Nhưng một mặt chính quyền vận động như vậy, một mặt lại cho cán bộ cao cấp có đẳng cấp riêng, luật lệ riêng... thì kỳ quặc lắm.”

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng đặt câu hỏi: ‘Không hiểu mỗi khi các cán bộ ra dự đại hội đảng... thăm lăng cụ Hồ, khi nhìn cụ họ nghĩ như thế nào về những chủ trương như vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo ông Phúc, cái tinh thần quốc tế cộng sản nó quá lớn trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Các lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ ảo tưởng, cả tin về người đồng chí cộng sản của mình để phải ngậm đắng nuốt cay ngày hôm nay, khi mà Trung Quốc tuyên bố cái gọi là Tây Sa, Tam Sa là của Trung Quốc. Họ đưa ra rất nhiều dẫn chứng là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã đồng ý trước năm 1975.
“Ở Việt Nam không có các tổ chức tư nhân, không có các hội đoàn tư nhân, mà mọi hội đoàn muốn thành lập đều phải được nhà nước cấp phép. Nhà nước cho phép hoạt động thì cũng sẽ phải cấp ngân sách cho nó. Cho nên, gần đây có rất nhiều ý kiến cho rằng cần phải có luật lập hội. Hiện nay luật lập Hội vẫn chưa có. Và khi đã có luật lập hội thì cá nhân có thể lập hội và hoạt động theo luật pháp, và đương nhiên là nhà nước không phải trợ cấp tiền cho họ, phải tự tạo ra chi phí của mình một cách hợp pháp. Phải để cho các hội đoàn tự tìm cách gây quỹ tạo kinh phí để hoạt động, nhà nước không nên cấp tiền.”
Một trong những nội dung quan trọng được Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu lên tại Hội nghị ngành Kế hoạch và Đầu tư trong năm 2021 là cần có cơ chế khuyến khích để huy động nguồn lực trong dân, nhất là vàng, ngoại tệ, như vay tương đương vốn ODA. Xin được nhắc lại nguồn vốn ODA (Official Development Assistance) là một hình thức đầu tư nước ngoài với các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài.
Bạn trẻ Đăng Quang hối hả hòa vào dòng người đông đúc ở Sài Gòn, sau ngày làm việc cuối cùng của năm 2020 để kịp về nhà đón phút giao mùa mừng năm mới 2021. Chia sẻ với RFA mà không mất thời gian suy nghĩ khi chúng tôi liên lạc, Đăng Quang nói rằng bạn có ước vọng tất cả mọi người trên toàn thế giới được sức khỏe và cơn đại dịch COVID-19 được khống chế trong năm 2021. Đăng Quang tâm tình rằng dù cuộc sống gặp không ít khó khăn do dịch COVID-19 gây ra, nhưng bạn thấy mình may mắn vì vẫn còn được nói, cười, nhìn thấy được người thân
Hôm 30 tháng 12 năm 2020, báo chí Nhà nước Việt Nam đồng loạt đưa thông tin về phương án nhân sự Ủy viên Bộ Chính trị là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư chưa công khai là loại thông tin "Tuyệt mật". Thông tin này được loan dựa trên Quyết định 1722/QĐ-TTg Về việc ban hành danh mục bí mật Nhà nước của Đảng do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 3 tháng 11 năm 2020. Ngoài thông tin về an ninh, quốc phòng hay công tác đối ngoại, đối nội của đảng thuộc loại Tuyệt mật, môt số thông tin về nhân sự hay kỷ luật nhân sự trong đảng cũng thuộc loại Tuyệt mật.
Tại Hà Nội vào đầu năm nay, một người phụ nữ có xuất thân nghèo khổ phải đi đến một quyết định dù cuộc sống của cô phải chịu đảo lộn. Hoàn cảnh khó khăn, chồng đau ốm, bản thân cô còn phải lo cho cha mẹ già và con nhỏ. Trong khi đó không có, nên cô đã quyết định sang Đài Loan lao động. Ngày 28 tháng 5, cô bước vào phòng khám sức khỏe để xin giấy chứng nhận; đây là một điều kiện trong quy trình làm thủ tục đi lao động ở nước ngoài. Với kết quả tốt, ngày 4 tháng 9 cô đã lên máy bay, xuất cảnh sang Đài Bắc và không lâu sau đó, bắt đầu làm việc để gửi tiền về nuôi gia đình ở quê nhà.
Hơn 3 tháng sau khi một số bị cáo trong phiên tòa xét xử người dân xã Đồng Tâm đã được giảm án và trả tự do, những người này cho biết đến nay vẫn bị ám ảnh, hoảng loạn, mất ngủ bởi những gì họ trải qua trong lúc bị tạm giam. Bà Lê Thị Oanh, một người dân Đồng Tâm, chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do hôm 20 tháng 12. “Sau phiên sơ thẩm thì 14 người được về. Khi họ về họ bảo, họ không giám nói. Người dân ra đón ở đầu làng đêm hôm sau phiên tòa sơ thẩm thì ai cũng nói là không bị đánh, không bị làm sao cả”.
Một trong những phiên tòa xét xử giới chức lãnh đạo cấp cao ở Việt Nam trong năm 2020, được dư luận trong và ngoài nước quan tâm nhiều có thể nói là trường hợp cựu Chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung. Ông bị đưa ra xử theo cáo buộc “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”. Cựu Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung bị khởi tố và bắt giam hồi cuối tháng 8 và phiên xử được tiến hành vào trung tuần tháng 12.
Tám Dân biểu Mỹ hôm 18/12 kêu gọi gọi Bộ Ngoại giao và Tài chính Mỹ thực hiện các chế tài cấm vận của Đạo luật Magnitsky toàn cầu đối với những công an Hà Tĩnh, những người đã tra tấn nhà báo Nguyễn Văn Hoá, người bị kết án tù 7 năm với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước trong phiên toà năm 2017. Nguyễn Văn Hoá là cộng tác viên của Đài Á Châu Tự Do (RFA). Vào tháng 11 năm 2016, Hoá đã bị an ninh đánh đập, tịch thu thiết bị khi đang làm việc cho RFA. Khi bị giam giữ, Hoá lại bị tra tấn, ép phải ký biên bản hỏi cung.
Khu vực miền Tây Nam Bộ, còn được gọi tên “Đồng bằng sông Cửu Long” (ĐBSCL) là vùng châu thổ trù phú được thiên nhiên ưu đãi nhất ở Việt Nam. ĐBSCL được dân gian truyền miệng rằng vùng đất Phương Nam “chim trời cá nước” là một nơi không bao giờ bị đói khát vì được bao bọc bởi những đồng lúa cò bay thẳng cánh và dòng Mekong mênh mông với 9 nhánh sông đầy ấp tôm cá quanh năm, nhiều nhất vào mùa nước tràn đồng mỗi năm.
Bảo Trợ