Quy chế bầu cử: phải công khai, minh bạch và trả lại quyền cho dân!

18 Tháng Mười Hai 20206:55 SA(Xem: 997)
  • Tác giả :

Quy chế bầu cử: phải công khai, minh bạch và trả lại quyền cho dân!

RFA
Quy chế bầu cử: phải công khai, minh bạch và trả lại quyền cho dân!Ảnh minh họa: cuộc bỏ phiếu bầu cho Chủ tịch nước tại hội trường Quốc hội ở Hà Nội vào ngày 23 tháng 10 năm 2018.
blank AFP

Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam vào ngày 16/12 thảo luận quy chế bầu cử tại Đại hội Đảng XIII trong ngày làm việc thứ 3 của Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam dẫn thông cáo báo chí của Văn phòng Trung ương Đảng cho biết như vừa nêu nhưng không nói rõ nội dung chi tiết thảo luận thế nào về quy chế vừa nêu.

Với nhiều năm công tác trong ngành luật, Luật sư Đặng Đình Mạnh từ Sài Gòn cho biết hiện nay có 2 hệ thống bầu cử bao gồm hệ thống chính quyền như hội đồng nhân dân các cấp vào quốc hội và hệ thống bầu cử trong đảng. Ông nói thêm:

“Mặc dù đây là việc làm của cơ quan đảng nhưng theo đúng các quy định, cơ quan đảng lại là một trong những cơ quan quan trọng nhất, lãnh đạo toàn bộ các mặt của đời sống, đất nước. Nên tôi nghĩ là quy định liên quan đến cơ quan đảng cũng cần công khai và công bố cho công chúng biết vì nó gắn liền với số phận người dân, mỗi quyết định của đảng đều đưa đến kết quả thuận lợi hoặc không thuận lợi đối với người dân.”

Cốt lõi của dân chủ tức là người dân được chọn người lãnh đạo cho mình. Đây là vấn đề cơ bản mà không có một cách nào khác và cách duy nhất để chọn là phổ thông đầu phiếu và bầu cử. - Nhà báo Ngô Nhật Đăng

Trao đổi với RFA vào tối cùng ngày, Nhà báo độc lập Ngô Nhật Đăng nêu lên thực trạng về quy chế bầu cử ở Việt Nam như sau:

“Hiện nay trên cơ sở để so sánh với quy chế bầu cử ở Việt Nam thì hầu như người dân không có thông tin gì về quy trình bầu cử, chi tiết thế nào. Vì thế ta đã thấy không có dân chủ vì người dân không được biết thì mọi chuyện về dân chủ hay không hầu như vô nghĩa.”

Bên cạnh việc cho rằng quy chế bầu cử ‘phi dân chủ’, nhà báo Ngô Nhật Đăng còn cho rằng quy trình bầu cử ở Việt Nam không công bằng vì không có sự cạnh tranh, không có những đối lập từ bên ngoài.

Xác nhận thực tế vừa nêu, Nhạc sĩ Lê Thiệu từ Sài Gòn cho hay:

“Việt Nam mình nào giờ chỉ có đảng cử dân bầu, từ nửa thế kỷ rồi. Đảng cứ cử người của đảng, đưa ra 4 người rồi lấy 3 bỏ 1 chẳng hạn thì dân có bầu cũng chỉ là người của đảng thôi. Đây chỉ là hình thức của đảng đưa ra để mị dân chứ thật sự là ở Việt Nam không có bầu cử mà chỉ là cơ cấu chức vụ cho những người trong đảng.”

Blogger Nguyễn Ngọc Già lập luận theo quan điểm cá nhân của ông về vấn đề này như sau:

“Tôi cũng có xem sơ qua thì họ cũng đầy đủ, tức họ cũng căn cứ vào điều lệ đảng, họ cũng ra những quy chế có số, có ngày bằng văn bản, họ cũng ra các mẫu mã tự đề cử, tự ứng cử… Tuy nhiên, họ tránh chữ ‘tranh cử’, vì nội bộ họ thu xếp với nhau thì làm gì có tranh cử. Mà đã không có tranh cử có nghĩa là phi dân chủ rồi.”

Cử tri bỏ phiếu tại một điểm bầu cử ở thành phố Hà Nội vào ngày 22 tháng 5 năm 2011.
Cử tri bỏ phiếu tại một điểm bầu cử ở thành phố Hà Nội vào ngày 22 tháng 5 năm 2011.

Vì vậy, theo blogger Nguyễn Ngọc Già, do quy chế bầu cử phi dân chủ đã dẫn tới tình hình là người dân vô cùng thờ ơ, không quan tâm vì có tâm lý chung được nói là ai lên ở Việt Nam thì cũng vậy.

Thật vậy, một người dân tại Đồng Nai không muốn nêu tên vì lý do an ninh xác nhận:

“Bầu cử ở Việt Nam chị chẳng biết, ví dụ 5 người thì viết tên 5 người đó vô thăm rồi bốc trúng thằng nào thì là thằng đó. Thật ra thì kết quả có sẵn vậy rồi. Cộng sản thì nói gì nữa.”

Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam có quy định mỗi kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng đều phải xây dựng quy chế làm việc, quy chế bầu cử.

RFA ghi nhận nhiều ý kiến cho rằng cốt lõi vấn đề bầu cử ở Việt Nam hiện nay là do quy trình bầu cử không đảm bảo dân chủ, dẫn đến nhiều hệ lụy như người dân mất lòng tin, đảng bị đánh giá độc tài, và quan trọng hơn đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ‘chạy chọt’ chức vụ.

Do đó, theo quan điểm của một người dân, nhạc sĩ Lê Thiệu đưa ra đề nghị:

“Nếu bây giờ muốn thay đổi cách bầu cử của Việt Nam thì dân cử dân bầu, tức nhân dân thấy người có tâm, có tầm, có tài thì người ta đề cử rồi dân tự bỏ phiếu, tự bầu. Đó mới là tự do, dân chủ.”

Chuyện thay đổi quy chế bầu cử chỉ mang tính chất là cái ngọn, vì cái gốc là độc đảng thì có thay đổi quy chế thế nào cũng không thoát khỏi tình trạng phi dân chủ. - Blogger Nguyễn Ngọc Già

Theo nhà báo Ngô Nhật Đăng, để thay đổi quy chế bầu cử tại đất nước hình chữ S là một vấn đề rất lớn. Ông lập luận:

“Cốt lõi của dân chủ tức là người dân được chọn người lãnh đạo cho mình. Đây là vấn đề cơ bản mà không có một cách nào khác và cách duy nhất để chọn là phổ thông đầu phiếu và bầu cử. Vì vậy khi nói tới dân chủ thì đầu tiên phải có quy trình bầu cử rõ ràng, thật sự dân chủ, thật sự công bằng và minh bạch.”

Trong khi đó, blogger Nguyễn Ngọc Già lại cho rằng:

“Chuyện thay đổi quy chế bầu cử chỉ mang tính chất là cái ngọn, vì cái gốc là độc đảng thì có thay đổi quy chế thế nào cũng không thoát khỏi tình trạng phi dân chủ. Nếu ai còn nghĩ rằng có thể thay đổi quy chế bầu cử thì có thể dân chủ hơn thì điều đó phản khoa học.”

Tổng Bí thư Đảng cộng sản kiêm Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng khi phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 14 cũng cho hay Bộ Chính trị đã chỉ đạo Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với các ban và cơ quan của Trung ương Đảng nghiên cứu, rà soát lại quy chế làm việc, quy chế bầu cử tại các kỳ đại hội trước, tức từ Đại hội VII đến Đại hội XII của Đảng.

Theo đó, dự thảo quy chế bầu cử tại đại hội lần này sẽ được Bộ Chính trị xây dựng và trình Trung ương 14 xem xét, cho ý kiến để tiếp tục hoàn chỉnh, trình Đại hội XIII xem xét và quyết định.
Theo RFA

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Khu vực miền Tây Nam Bộ, còn được gọi tên “Đồng bằng sông Cửu Long” (ĐBSCL) là vùng châu thổ trù phú được thiên nhiên ưu đãi nhất ở Việt Nam. ĐBSCL được dân gian truyền miệng rằng vùng đất Phương Nam “chim trời cá nước” là một nơi không bao giờ bị đói khát vì được bao bọc bởi những đồng lúa cò bay thẳng cánh và dòng Mekong mênh mông với 9 nhánh sông đầy ấp tôm cá quanh năm, nhiều nhất vào mùa nước tràn đồng mỗi năm.
Việt Nam nằm trong số 5 quốc gia, trong đó có Trung Quốc, được coi là những 'nhà tù' lớn nhất đối với các nhà báo, theo một báo cáo mới nhất của tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF) vừa công bố. Thống kê thường niên của RSF đưa ra hôm 14/12 cho thấy hơn một nửa số nhà báo bị cầm tù – tương đương 61% – đang bị giam giữ tại 5 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tổ chức bảo vệ quyền tự do thông tin có trụ sở ở Paris, Pháp, cho rằng 5 quốc gia này, trong đó còn gồm Trung Quốc, Ai Cập, Ả Rập Saudi và Syria là “những nhà tù lớn nhất đối với các nhà báo” trong năm thứ 2 liên tiếp. Trung Quốc đứng đầu với số lượng 117 nhà báo bị bỏ tù trong khi Việt Nam đứng thứ 4, sau Ả Rập Saudi và Ai Cập, với 28 nhà báo – gồm cả chuyên nghiệp và tự do, theo thống kê của RSF.
Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng năm nay được trao cho Tù nhân Lương tâm trẻ tuổi Phan Kim Khánh. Cả hai người Phan Kim Khánh và Lê Đình Lượng đang bị giam cùng nơi tại Trại giam Ba Sao ở Nam Hà. “Đây là năm thứ 3 Giải nhân quyền Lê Đình Lượng được tổ chức trong một không khí vừa đang cao điểm của mùa dịch cúm vừa trải lòng trong một năm với nhiều thay đổi trong nước...”.
Tại phiên xử sơ thẩm 29 người dân Đồng Tâm với cáo buộc đổ xăng thiêu chết ba sĩ quan công an, diễn ra vào tháng 9 vừa qua, các luật sư tham gia bào chữa cho những bị cáo này yêu cầu cho dựng lại hiện trường nhưng không được Hội đồng xét xử đáp ứng. Luật sư Nguyễn Hồng Bách, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ba nạn nhân công an phản đối việc dựng lại hiện trường với lý do là sẽ gợi lại nỗi đau của gia đình nạn nhân.
Các Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc (UN) về nhân quyền, văn hoá và Nhóm làm việc chống bắt người tuỳ tiện của UN hôm 17/9/2020 đã gửi thư đến Chính phủ Việt Nam, bày tỏ quan ngại về tình trạng bắt giữ người tuỳ tiện và đàn áp đối với các nhà báo độc lập ở Việt Nam.
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Bốn ngày sau lễ ký kết Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực (RCEP), truyền thông trong nước vẫn đang tuyên truyền rằng đây là “thành tựu,” “thắng lợi” của chính phủ CSVN. RCEP có sự tham gia của 15 quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm 10 quốc gia thành viên ASEAN và do Trung Quốc làm “chủ xị.” Hiệp định này được cho là có mục đích giảm thuế quan, tăng cường chuỗi cung ứng với các quy tắc xuất xứ chung và hệ thống hóa các quy tắc về thương mại điện tử mới giữa các thành viên. Hàng Trung Quốc nhập cảng vào Việt Nam qua cửa khẩu Cốc Nam ở tỉnh Lạng Sơn. (Hình: Hà Nội Mới) Trong khi Hà Nội “hồ hởi” tham gia hiệp định thì Ấn Độ được ghi nhận đã rút khỏi vòng đàm phán. Tờ Công An Nhân Dân hôm 19 Tháng Mười Một ví von Hiệp Định RCEP “là trái ngọt của hơn tám năm đàm phán.”
Thuộc trong số 63 giáo viên tiêu biểu được tiếp xúc với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, vào sáng ngày 16/11, cô giáo người dân tộc Raglai, dạy ở trường Mầm non Bum Tở, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu bày tỏ rằng "Nếu có điều ước, tôi ước trường lớp được trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, có nhà vệ sinh bởi không có nhà vệ sinh, các cháu, các cô cũng rất vất vả". Bên cạnh đó, 63 giáo viên còn đưa ra các kiến nghị như có điện, nước sạch, có trang thiết bị dạy và học, đặc biệt là dạy tiếng dân tộc cho học sinh các dân tộc thiểu số.
Trước sự phản ánh của dư luận đối với dự thảo tăng học phí kể từ niên học 2021-2022, Thứ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) Phạm Ngọc Thưởng đăng đàn giải thích rằng do Nghị định số 86 chỉ có thời hạn hiệu lực đến hết năm học tới, nên để có căn cứ pháp lý cho các cơ sở GD-ĐT thực hiện từ năm học 2021-2022 và các năm tiếp theo thì cần phải xây dựng nghị định thay thế.
Trong đợt chất vấn và trả lời chất vấn vừa qua tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội Khóa XIV, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) cho biết, 2 năm gần đây mạng xã hội Việt Nam có sự phát triển mà theo lời ông là ‘bứt phá’ với hơn 800 mạng xã hội. Năm 2018, các mạng xã hội Việt Nam đạt 47 triệu tài khoản, nhưng đến nay đã là 96 triệu.(!?) Trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 11 tháng 11 năm 2020 từ Việt Nam, ông Diệp Quang Văn, chủ sở hữu trang mạng xã hội ‘Việt Nam Ta’, nhận định:
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Chống cứ chống, chạy vẫn chạy. Nạn “chạy chức chạy quyền” trong chế độ độc tài đảng trị và cực kỳ tham nhũng tại Việt Nam vẫn diễn ra. “Địa phương đang được phân cấp lớn về nguồn lực, tài lực, nhân lực nên phải trong sáng chứ không phải đề bạt một cán bộ tốn bằng này tiền đâu, chấm dứt trò ấy đi.” Báo Dân Trí hôm Thứ Ba, 10 Tháng Mười Một, dẫn lời ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng, nói “tại phiên thảo luận ở tổ của Quốc Hội chiều 10 Tháng Mười Một về các dự thảo văn kiện trình đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của đảng.”
Bảo Trợ