Mơ ước của một giáo viên vùng cao: trường có nhà vệ sinh!

19 Tháng Mười Một 202012:57 SA(Xem: 928)
  • Tác giả :

Mơ ước của một giáo viên vùng cao: trường có nhà vệ sinh!

RFA
Ảnh minh họa. Học sinh vượt sống trong túi ny-lông đến trường.
Ảnh minh họa. Học sinh vượt sống trong túi ny-lông đến trường. 
blank Courtesy: vov.vn

Thuộc trong số 63 giáo viên tiêu biểu được tiếp xúc với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, vào sáng ngày 16/11, cô giáo người dân tộc Raglai, dạy ở trường Mầm non Bum Tở, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu bày tỏ rằng "Nếu có điều ước, tôi ước trường lớp được trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, có nhà vệ sinh bởi không có nhà vệ sinh, các cháu, các cô cũng rất vất vả".

Bên cạnh đó, 63 giáo viên còn đưa ra các kiến nghị như có điện, nước sạch, có trang thiết bị dạy và học, đặc biệt là dạy tiếng dân tộc cho học sinh các dân tộc thiểu số.

Hứa hẹn của Chính phủ Việt Nam

Trong buổi gặp mặt 63 giáo viên tiêu biểu hôm 16/11, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết các cấp, các ngành sẽ cùng nhau phối hợp thực hiện 5 vấn đề dành cho giáo viên và học sinh dân tộc thiểu số ở vùng xa.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trình bày cụ thể 5 vấn đề bao gồm tùy điều kiện để xây nhà vệ sinh cho học sinh; các trường hiện chưa có điện lưới quốc gia thì được triển khai điện mặt trời để sử dụng; tất cả các trường có sóng điện thoại trực tiếp hay gián tiếp; hỗ trợ bằng mọi cách để học sinh ở xa đến trường có bữa ăn trưa; hỗ trợ sách vở, đồ dùng dạy học tiếng dân tộc cho học sinh.

Ông bộ trưởng không kiên quyết. Ông thủ tướng chưa bao giờ chỉ đạo ngành công an để dẹp tệ nạn này. Thế là tình trạng lạm thu cứ tồn tại mãi những năm qua thôi. Chẳng có quốc gia nào cứ mãi tuyên bố tự hào về ngành giáo dục mà lại thu tiền học sinh trái phép gấp hàng chục, hàng trăm lần mức học phí theo Nhà nước quy định. Ở Việt Nam, nếu không có chế tài nghiêm khắc việc lạm thu này thì nó trở thành một thói quen thôi. Giá như chuyện lạm thu được chấm dứt ở mầm non, tiểu học và các cấp thì điều này sẽ rất tốt
-Thầy giáo Đỗ Việt Khoa

Trước đó, tại phiên giải trình và trả lời chất vấn của Quốc hội, diễn ra vào ngày 10/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói rằng “không khỏi xót xa khi nhìn thấy trẻ em đến trường phải đu dây qua những dòng sông dữ ở nhiều tỉnh miền núi hay phải chèo xuồng đến trường ở nhiều tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long”.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam tuyên bố rằng “Mỗi trẻ em là tài nguyên quý giá của dân tộc, do đó chúng ta phải có trách nhiệm rất lớn đối với thế hệ tương lai của đất nước”.

Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, vào tối ngày 17/11, lên tiếng với RFA về ghi nhận của bà qua lời phát biểu vừa nêu của hai vị lãnh đạo Chính Phủ Việt Nam:

“Thực ra thì họ vẫn đang làm và có những cải thiện chứ không phải là không đâu. Tuy nhiên, hoàn cảnh của Việt Nam thì các vùng sâu vùng xa thật sự rất nghèo cho nên chưa làm xuể thôi. Có những dự án được nước ngoài tài trợ tiền nên họ làm được rất nhiều. Nếu không có những dự án đấy thì tình hình còn khổ hơn. Hoàn cảnh trước đây còn tồi tệ hơn nhiều lắm. Bây giờ đã khá hơn nhiều rồi. Thế thì, những điều ông Thủ tướng và ông Phó Thủ tướng nói thì đúng vì thật sự có những chính sách, những chương trình được quan tâm và đầu tư đúng.”

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gặp gỡ các giáo viên tiêu biểu ngày 16/11/2020.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gặp gỡ các giáo viên tiêu biểu ngày 16/11/2020. Courtesy: VGP News
blank

Phải xử lý vấn nạn tham nhũng trong ngành giáo dục

Mặc dù vậy, thầy giáo Đỗ Việt Khoa cho rằng ngành giáo dục trong năm học 2020-2021 nổi lên những vấn đề gây bức xúc trong cộng đồng như các bộ sách giáo khoa lớp 1 bị dư luận chỉ trích hay tình trạng học sinh đến trường hết sức khó khăn ở các khu vực miền Trung bị lũ lụt nghiêm trọng…

Đặc biệt, vấn nạn lạm thu trong trường học được thầy giáo chống tiêu cực, Đỗ Việt Khoa cho là nghiêm trọng nhất:

“Đó là vấn đề lạm thu trong các trường học. Tình trạng này cực kỳ nghiêm trọng. Tôi có thể nói trong năm học này là hết sức nghiêm trọng và cực kỳ tinh vi. Rất nhiều trường hiện nay vẽ ra các khoản thu trái phép mà không có lãnh đạo của các cấp, các ngành nào xử lý và họ còn bao che cho nhau. Rất ít trường bị lôi ra ánh sáng.”

Thầy giáo Đỗ Việt Khoa nhấn mạnh bản chất của tình trạng lạm thu, được nói theo đúng từ ngữ là ‘tham nhũng trong trường học’ và cụ thể thì hiệu trưởng các trường học chịu trách nhiệm. Họ vẽ ra vô vàn các khoản thu và được sự bảo kê của các cấp lãnh đạo địa phương nên họ không bị xử lý.

“Ông bộ trưởng không kiên quyết. Ông Thủ tướng chưa bao giờ chỉ đạo ngành công an để dẹp tệ nạn này. Thế là tình trạng lạm thu cứ tồn tại mãi mấy mươi năm nay thôi. Chẳng có quốc gia nào cứ mãi tuyên bố tự hào về ngành giáo dục mà lại thu tiền học sinh trái phép gấp hàng chục, hàng trăm lần mức học phí theo Nhà nước quy định. Ở Việt Nam, nếu không có chế tài nghiêm khắc việc lạm thu này thì nó trở thành một thói quen thôi. Giá như chuyện lạm thu được chấm dứt ở mầm non, tiểu học và các cấp thì điều này sẽ rất tốt.”

Tôi cũng mong nền giáo dục của Việt Nam được cởi mở hơn và tiếp cận được nhiều hơn với chuẩn mực quốc tế. Bởi vì chuẩn mực giáo dục của Việt Nam đang đi sau quốc tế rất xa, không chỉ về chương trình giảng dạy, quan điểm về giảng dạy mà còn về quản lý nữa. 
-Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương

Nhân ngày 20/11/2020, thầy giáo Đỗ Việt Khoa mong muốn vấn nạn tham nhũng được Bộ Giáo dục và Chính phủ Việt Nam quyết liệt diệt trừ thì môi trường giáo dục mới được trong sạch và là một nơi chốn đào tạo được những thế hệ tương lai có tinh thần trách nhiệm và cống hiến.

Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương chia sẻ về hy vọng của bà đối với nền giáo dục của Việt Nam:

“Tôi cũng mong nền giáo dục của Việt Nam được cởi mở hơn và tiếp cận được nhiều hơn với chuẩn mực quốc tế. Bởi vì chuẩn mực giáo dục của Việt Nam đang đi sau quốc tế rất xa, không chỉ về chương trình giảng dạy, quan điểm về giảng dạy mà còn về quản lý nữa. Do đó, khi cách thức quản lý được thay đổi thì sẽ tiếp cận được nhiều hơn về mặt chương trình và triết lý giáo dục gắn với phát triển của thế giới. Tôi nghĩ khi đấy thì cơ hội cho chất lượng giáo dục ở Việt Nam được tiến bộ hơn.”

Đài RFA ghi nhận, qua bài diễn văn đọc trước Quốc hội của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, không ít những giáo viên và giới chuyên gia giáo dục, như tiến sĩ Mạc Văn Trang đánh giá cao quyết tâm của Chính phủ Việt Nam đối với nền giáo dục nước nhà. Tuy nhiên, họ mong muốn được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ thông tin đến bao giờ học sinh phổ thông được miễn học phí.

Đây là một mơ ước lớn của nhiều tầng lớp trong xã hội và để biến mong ước này thành hiện thực cần có nhiều điều kiện và quyết tâm. Tuy vậy, mơ ước của cô giáo dân tộc Raglai được nêu ra trong phần đầu bài hẳn không khó thực hiện.
Theo RFA

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Khu vực miền Tây Nam Bộ, còn được gọi tên “Đồng bằng sông Cửu Long” (ĐBSCL) là vùng châu thổ trù phú được thiên nhiên ưu đãi nhất ở Việt Nam. ĐBSCL được dân gian truyền miệng rằng vùng đất Phương Nam “chim trời cá nước” là một nơi không bao giờ bị đói khát vì được bao bọc bởi những đồng lúa cò bay thẳng cánh và dòng Mekong mênh mông với 9 nhánh sông đầy ấp tôm cá quanh năm, nhiều nhất vào mùa nước tràn đồng mỗi năm.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam vào ngày 16/12 thảo luận quy chế bầu cử tại Đại hội Đảng XIII trong ngày làm việc thứ 3 của Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII. Truyền thông Nhà nước Việt Nam dẫn thông cáo báo chí của Văn phòng Trung ương Đảng cho biết như vừa nêu nhưng không nói rõ nội dung chi tiết thảo luận thế nào về quy chế vừa nêu.
Việt Nam nằm trong số 5 quốc gia, trong đó có Trung Quốc, được coi là những 'nhà tù' lớn nhất đối với các nhà báo, theo một báo cáo mới nhất của tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF) vừa công bố. Thống kê thường niên của RSF đưa ra hôm 14/12 cho thấy hơn một nửa số nhà báo bị cầm tù – tương đương 61% – đang bị giam giữ tại 5 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tổ chức bảo vệ quyền tự do thông tin có trụ sở ở Paris, Pháp, cho rằng 5 quốc gia này, trong đó còn gồm Trung Quốc, Ai Cập, Ả Rập Saudi và Syria là “những nhà tù lớn nhất đối với các nhà báo” trong năm thứ 2 liên tiếp. Trung Quốc đứng đầu với số lượng 117 nhà báo bị bỏ tù trong khi Việt Nam đứng thứ 4, sau Ả Rập Saudi và Ai Cập, với 28 nhà báo – gồm cả chuyên nghiệp và tự do, theo thống kê của RSF.
Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng năm nay được trao cho Tù nhân Lương tâm trẻ tuổi Phan Kim Khánh. Cả hai người Phan Kim Khánh và Lê Đình Lượng đang bị giam cùng nơi tại Trại giam Ba Sao ở Nam Hà. “Đây là năm thứ 3 Giải nhân quyền Lê Đình Lượng được tổ chức trong một không khí vừa đang cao điểm của mùa dịch cúm vừa trải lòng trong một năm với nhiều thay đổi trong nước...”.
Tại phiên xử sơ thẩm 29 người dân Đồng Tâm với cáo buộc đổ xăng thiêu chết ba sĩ quan công an, diễn ra vào tháng 9 vừa qua, các luật sư tham gia bào chữa cho những bị cáo này yêu cầu cho dựng lại hiện trường nhưng không được Hội đồng xét xử đáp ứng. Luật sư Nguyễn Hồng Bách, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ba nạn nhân công an phản đối việc dựng lại hiện trường với lý do là sẽ gợi lại nỗi đau của gia đình nạn nhân.
Các Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc (UN) về nhân quyền, văn hoá và Nhóm làm việc chống bắt người tuỳ tiện của UN hôm 17/9/2020 đã gửi thư đến Chính phủ Việt Nam, bày tỏ quan ngại về tình trạng bắt giữ người tuỳ tiện và đàn áp đối với các nhà báo độc lập ở Việt Nam.
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Bốn ngày sau lễ ký kết Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực (RCEP), truyền thông trong nước vẫn đang tuyên truyền rằng đây là “thành tựu,” “thắng lợi” của chính phủ CSVN. RCEP có sự tham gia của 15 quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm 10 quốc gia thành viên ASEAN và do Trung Quốc làm “chủ xị.” Hiệp định này được cho là có mục đích giảm thuế quan, tăng cường chuỗi cung ứng với các quy tắc xuất xứ chung và hệ thống hóa các quy tắc về thương mại điện tử mới giữa các thành viên. Hàng Trung Quốc nhập cảng vào Việt Nam qua cửa khẩu Cốc Nam ở tỉnh Lạng Sơn. (Hình: Hà Nội Mới) Trong khi Hà Nội “hồ hởi” tham gia hiệp định thì Ấn Độ được ghi nhận đã rút khỏi vòng đàm phán. Tờ Công An Nhân Dân hôm 19 Tháng Mười Một ví von Hiệp Định RCEP “là trái ngọt của hơn tám năm đàm phán.”
Trước sự phản ánh của dư luận đối với dự thảo tăng học phí kể từ niên học 2021-2022, Thứ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) Phạm Ngọc Thưởng đăng đàn giải thích rằng do Nghị định số 86 chỉ có thời hạn hiệu lực đến hết năm học tới, nên để có căn cứ pháp lý cho các cơ sở GD-ĐT thực hiện từ năm học 2021-2022 và các năm tiếp theo thì cần phải xây dựng nghị định thay thế.
Trong đợt chất vấn và trả lời chất vấn vừa qua tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội Khóa XIV, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) cho biết, 2 năm gần đây mạng xã hội Việt Nam có sự phát triển mà theo lời ông là ‘bứt phá’ với hơn 800 mạng xã hội. Năm 2018, các mạng xã hội Việt Nam đạt 47 triệu tài khoản, nhưng đến nay đã là 96 triệu.(!?) Trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 11 tháng 11 năm 2020 từ Việt Nam, ông Diệp Quang Văn, chủ sở hữu trang mạng xã hội ‘Việt Nam Ta’, nhận định:
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Chống cứ chống, chạy vẫn chạy. Nạn “chạy chức chạy quyền” trong chế độ độc tài đảng trị và cực kỳ tham nhũng tại Việt Nam vẫn diễn ra. “Địa phương đang được phân cấp lớn về nguồn lực, tài lực, nhân lực nên phải trong sáng chứ không phải đề bạt một cán bộ tốn bằng này tiền đâu, chấm dứt trò ấy đi.” Báo Dân Trí hôm Thứ Ba, 10 Tháng Mười Một, dẫn lời ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng, nói “tại phiên thảo luận ở tổ của Quốc Hội chiều 10 Tháng Mười Một về các dự thảo văn kiện trình đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của đảng.”
Bảo Trợ