Thực tế mạng xã hội của Việt Nam so với tuyên bố của Bộ trưởng Thông tin- Truyền thông

13 Tháng Mười Một 202012:48 SA(Xem: 876)
  • Tác giả :

Thực tế mạng xã hội của Việt Nam so với tuyên bố của Bộ trưởng Thông tin- Truyền thông

RFA
Hình minh họa: Quán cà phê trước trụ sở mạng xã hội Gapo ở Hà Nội.
Hình minh họa: Quán cà phê trước trụ sở mạng xã hội Gapo ở Hà Nội.
blank AFP

Trong đợt chất vấn và trả lời chất vấn vừa qua tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội Khóa XIV, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) cho biết, 2 năm gần đây mạng xã hội Việt Nam có sự phát triển mà theo lời ông là ‘bứt phá’ với hơn 800 mạng xã hội. Năm 2018, các mạng xã hội Việt Nam đạt 47 triệu tài khoản, nhưng đến nay đã là 96 triệu.(!?)

Trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 11 tháng 11 năm 2020 từ Việt Nam, ông Diệp Quang Văn, chủ sở hữu trang mạng xã hội ‘Việt Nam Ta’, nhận định:

“Mấy mạng xã hội đó nó cũng y vậy có phát triển gì đâu, y như mình thôi, tại vì Facebook còn quá mạnh. Người ta chê mấy trang Việt Nam, chủ yếu là nick ảo là nhiều thôi, họ cho chạy máy vậy thôi. Nếu quan tâm sẽ thấy, thậm chí như Facebook cũng không có số lượng vậy. Tới mấy ngàn like một bài mới đăng có vài phút, cài đặt cho xôm tụ vậy thôi. Chứ thực tế thì không phát triển, dân trong nghề nhìn sẽ biết về số lượng tương tác. Cái đó giống như một tuồng kịch thôi.”

Theo ông Diệp Quang Văn, những mạng xã hội có chức năng hoạt động như Facebook, VietnamTa... thực tế rất ít. Có những trang xin phép làm mạng xã hội, nhưng thực chất chỉ giống trang diễn đàn, nơi nhiều người vào để  buôn bán và cũng được coi là mạng xã hội. Theo ông Diệp Quang Văn, các trang mạng có tương tác theo đúng nghĩa mạng xã hội thật sự rất ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Liên quan đến số người dùng mạng xã hội Việt Nam mà ông Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng công bố, ông Diệp Quang Văn cho biết ước tính của mình:

Mạng xã hội Việt Nam làm gì có 90 triệu người sử dụng, thậm chí Facebook còn có thể không có 90 triệu người dùng ở Việt Nam.
-Diệp Quang Văn

“Mạng xã hội Việt Nam làm gì có 90 triệu người sử dụng, thậm chí Facebook còn có thể không có 90 triệu người dùng ở Việt Nam. Facebook nếu có thì cũng chi là những tài khoản buôn bán, một người mấy chục cái vì chỉ cần 1 cái email là có. Đâu phải ai cũng có Facebook, chỉ có giới trẻ, người già đâu phải ai cũng có. Còn mạng xã hội của Việt Nam thì không bao giờ tới được số đó, người ta chỉ vô đăng quảng cáo, hay vô đăng ký cho biết nhưng không vô sử dụng.”

Đây không phải là lần đầu tiên, ông Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng có những tuyên bố hùng hồn về mạng xã hội ‘Made in Vietnam’. Khi còn giữ chức quyền Bộ trưởng Bộ TT&TT, ông Hùng đã từng bày tỏ mong muốn phát triển mạng xã hội ‘Made in Vietnam’ để ‘đàm phán và buộc Facebook, Google tuân thủ pháp luật Việt Nam nhiều hơn’.

Vào thời điểm tháng 6/2019, một mạng xã hội “Made in Vietnam” mới toanh đã được ra đời mang tên ‘Hahalolo’... với tuyên bố đặt tham vọng ‘2 tỉ người dùng trong 5 năm tới, đồng thời sẽ niêm yết trên sàn chứng khoán NASDAQ của Mỹ’.

Liệu Hahalolo có như lời vị đại diện này nói, hay tiếp tục rơi vào vết xe đổ như các mạng xã hội Việt Nam trước đây, từng tuyên bố trong 6 tháng sẽ đánh bật Facebook ra khỏi thị trường Việt Nam, nhưng đều đã chết yểu từ lâu lắm rồi như: Zingme, Go.vn, Tamtay.vn hay BizTime của CEO 7X Vũ Văn Anh…?

Ban Tuyên giáo Trung ương hôm vào ngày 11/6/2019 cũng cho ra mắt hệ thống Mạng xã hội – VCNET, được chính quyền cho là nỗ lực gần gũi dân theo phương châm ‘tuyên giáo đi trước, đi cùng’, ‘tương tác với dân’… Tuy nhiên, dư luận khi đó lại nghi ngờ VCNET có thể là kế sách để tăng cường kiểm soát mạng xã hội?

Hôm 22/7/2019, Gapo đã trở thành trang mạng xã hội mới nhất của Việt Nam ra mắt sau hơn 4 tháng đầu tư, với kỳ vọng được cho biết là sẽ có 20 triệu người dùng vào năm 2021.

Cho đến nay, sau khi ra mắt rầm rộ, các mạng xã hội tư nhân và của nhà nước hầu như đang bị chìm vào quên lãng, không thấy xuất hiện trên báo chí như những ngày đầu.

Một người dân ở Sài Gòn, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do nói:

“Em nghĩ Facebook đã đủ rồi, không cần phải làm mạng xã hội Việt Nam... Em nghĩ tại sao mình phải tự bó hẹp mình lại... Em nghĩ mình nên kết nối với nhiều nước.”

Một người dân ở Hà Nội không muốn nêu tên vì lý do an ninh, nói với Đài Á Châu Tự Do:

“Em dùng Facebook với Instagram, em có biết mạng xã hội Việt Nam là Gapo và Lotus, nhưng nó chưa phổ biến... nó theo bước Facebook, nhưng Facebook giờ đang lớn nhất rồi.”

Mạng xã hội Facebook, Google, YouTube... (Ảnh minh họa).
Mạng xã hội Facebook, Google, YouTube... (Ảnh minh họa). AFP
blank

Chính quyền Việt Nam trong mong muốn kiểm soát các đối tượng mạng nước ngoài, khống chế Facebook, Google, Netflix, Apple... đã thường xuyên đưa ra những điều luật, nghị định, buộc các nhà cung cấp này phải tuân theo nếu muốn kinh doanh tại Việt Nam.

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, vào năm 2019 đã buộc Google ngăn chặn hơn 7.000 video clip, gỡ 19 kênh có nội dung bị cho là xấu độc trên mạng xã hội YouTube. Ngoài ra, cũng yêu cầu Facebook gỡ bỏ 208/211 tài khoản bị cho là giả mạo, 2.444 link rao bán, quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ bất hợp pháp, hơn 200 link bài viết bị cho là sai sự thật có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước, vi phạm pháp luật Việt Nam...

Mới đây, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho biết, đã buộc Facebook gỡ 286 tài khoản bị cho là giả mạo trong năm 2020. Trong số này có 50 tài khoản bị nói là giả mạo các vị lãnh đạo đảng, Nhà nước Việt Nam. Số còn lại là tài khoản mà ông Hùng cho là tuyên truyền thông tin “giả mạo, xấu, độc kích động chống phá Nhà nước”.

Nhà hoạt động Trần Bang khi trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 11/11, nhận định:

“Rõ ràng chúng tôi là những người hay phản biện, có tiếng nói phản ánh tiếng nói của người dân, ví dụ như các tin biểu tình thì chẳng báo chí hay mạng xã hội của Việt Nam đưa. Chúng tôi phải dùng Facebook hay Youtube, vì nếu dùng mạng VN thì họ sẽ chặn. Những chuyện dân bức xúc mà ảnh hưởng nhà cầm quyền như vấn đề đất đai Lộc Hưng, Thủ Thiêm, Đồng Tâm... những nạn nhân kêu gào thảm thiết là sự thật nhưng không bao giờ các mạng xã hội do đảng, Bộ 4T hay Ban Tuyên giáo quản lý mà họ đưa lên cả, họ cho đó là chống đối, thậm chí bắt bỏ tù.”

Theo Nhà hoạt động Trần Bang, những tin đấy thì chỉ có mạng xã hội của những nước tôn trọng nhân quyền như Mỹ, châu Âu mới để tiếng nói trung thực cất lên. Ông nói tiếp:

Ví dụ như các tin biểu tình thì chẳng báo chí hay mạng xã hội của Việt Nam đưa. Chúng tôi phải dùng Facebook hay Youtube, vì nếu dùng mạng VN thì họ sẽ chặn.
-Trần Bang

“Cho nên từ cái đó, dẫn đến chuyện họ đòi cấm mạng xã hội nước ngoài, hoặc kiểm soát chặt, bắt phải tuân theo Luật An ninh mạng, tuân theo luật pháp của chính phủ. Theo tôi, nếu chặn các hình ảnh khiêu dâm, hay các hình ảnh về chủ quyền biển đảo đường lưỡi bò, thì tôi cho là đúng. Nhưng chặn các tiếng nói bất đồng chính kiến, mà cái đó rất nhiều, mà bộ TT&TT họ lấy lý do để họ chặn, thì cái đó rất thiệt thòi cho người dân Việt Nam, vì không thể tiếp cận thông tin đa dạng nhiều chiều từ bản thân người dân, cũng như sự phản hồi của quốc tế với người dân... nếu chặn các mạng từ nước ngoài hoặc kiểm soát quá gắt gao nhằm làm lợi cho độc tài cộng sản.”

Luật An ninh mạng được Quốc hội Việt Nam thông qua vào tháng 6/2018, và có hiệu lực vào ngày 1/1/2019. Luật này qui định nhà cung cấp dịch vụ phải công bố những thông tin cá nhân người dùng nếu được lực lượng an ninh Việt Nam yêu cầu. Đây là điều được giới chỉ trích đưa ra nói rằng, luật này là nhằm để đàn áp những tiếng nói phản biện ôn hòa.

Mới nhất, vào hôm 28 tháng 8 năm 2020, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã có văn bản yêu cầu Công ty Netflix phải ngay lập tức loại bỏ những bộ phim có nội dung vi phạm chủ quyền Việt Nam, vi phạm pháp luật Việt Nam và chấm dứt hiển thị chuyển ngữ tiếng Việt trong các bộ phim, mà Netflix cung cấp đến người sử dụng tại Việt Nam.

Luật sư Đặng Đình Mạnh khi trả lời RFA về vấn đề này trước đây cho rằng, việc can thiệp vào nội dung và cách phát hành của Netflix là hết sức vô lý, bởi đây là quan hệ mang tính chất riêng tư. Hơn nữa, những yêu cầu của cơ quan nhà nước như vậy cho thấy nó không bao hàm ý nghĩa gì về luật pháp hoặc bảo vệ quyền lợi gì cho người tiêu dùng. Thậm chí theo ông, nó còn đi ngược lại quyền lợi của người tiêu dùng trong trường hợp này.

Theo Luật sư Đặng Đình Mạnh, tư duy của những người đưa ra những ý kiến quản lý theo cách này thì hết sức là cũ kỹ. Thật sự nó không có hiệu quả, bởi thứ nhất theo ông, không phải chỉ có Netflix mới là nguồn mang lại phim ảnh cho người xem ở Việt Nam mà có rất là nhiều nguồn. Thứ hai, ý kiến của cơ quan chức năng cho thấy họ hết sức coi thường sự hiểu biết của công chúng Việt Nam. Công chúng Việt Nam đủ sức đánh giá một ấn phẩm khi xem có bảo đảm về thuần phong mỹ tục hay đường lối chính trị… Luật sư Đặng Đình Mạnh cho rằng, tự người dân sẽ có sự lựa chọn chứ không cần thiết nhà nước phải lựa chọn cho họ.
Theo RFA

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Khu vực miền Tây Nam Bộ, còn được gọi tên “Đồng bằng sông Cửu Long” (ĐBSCL) là vùng châu thổ trù phú được thiên nhiên ưu đãi nhất ở Việt Nam. ĐBSCL được dân gian truyền miệng rằng vùng đất Phương Nam “chim trời cá nước” là một nơi không bao giờ bị đói khát vì được bao bọc bởi những đồng lúa cò bay thẳng cánh và dòng Mekong mênh mông với 9 nhánh sông đầy ấp tôm cá quanh năm, nhiều nhất vào mùa nước tràn đồng mỗi năm.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam vào ngày 16/12 thảo luận quy chế bầu cử tại Đại hội Đảng XIII trong ngày làm việc thứ 3 của Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII. Truyền thông Nhà nước Việt Nam dẫn thông cáo báo chí của Văn phòng Trung ương Đảng cho biết như vừa nêu nhưng không nói rõ nội dung chi tiết thảo luận thế nào về quy chế vừa nêu.
Việt Nam nằm trong số 5 quốc gia, trong đó có Trung Quốc, được coi là những 'nhà tù' lớn nhất đối với các nhà báo, theo một báo cáo mới nhất của tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF) vừa công bố. Thống kê thường niên của RSF đưa ra hôm 14/12 cho thấy hơn một nửa số nhà báo bị cầm tù – tương đương 61% – đang bị giam giữ tại 5 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tổ chức bảo vệ quyền tự do thông tin có trụ sở ở Paris, Pháp, cho rằng 5 quốc gia này, trong đó còn gồm Trung Quốc, Ai Cập, Ả Rập Saudi và Syria là “những nhà tù lớn nhất đối với các nhà báo” trong năm thứ 2 liên tiếp. Trung Quốc đứng đầu với số lượng 117 nhà báo bị bỏ tù trong khi Việt Nam đứng thứ 4, sau Ả Rập Saudi và Ai Cập, với 28 nhà báo – gồm cả chuyên nghiệp và tự do, theo thống kê của RSF.
Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng năm nay được trao cho Tù nhân Lương tâm trẻ tuổi Phan Kim Khánh. Cả hai người Phan Kim Khánh và Lê Đình Lượng đang bị giam cùng nơi tại Trại giam Ba Sao ở Nam Hà. “Đây là năm thứ 3 Giải nhân quyền Lê Đình Lượng được tổ chức trong một không khí vừa đang cao điểm của mùa dịch cúm vừa trải lòng trong một năm với nhiều thay đổi trong nước...”.
Tại phiên xử sơ thẩm 29 người dân Đồng Tâm với cáo buộc đổ xăng thiêu chết ba sĩ quan công an, diễn ra vào tháng 9 vừa qua, các luật sư tham gia bào chữa cho những bị cáo này yêu cầu cho dựng lại hiện trường nhưng không được Hội đồng xét xử đáp ứng. Luật sư Nguyễn Hồng Bách, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ba nạn nhân công an phản đối việc dựng lại hiện trường với lý do là sẽ gợi lại nỗi đau của gia đình nạn nhân.
Các Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc (UN) về nhân quyền, văn hoá và Nhóm làm việc chống bắt người tuỳ tiện của UN hôm 17/9/2020 đã gửi thư đến Chính phủ Việt Nam, bày tỏ quan ngại về tình trạng bắt giữ người tuỳ tiện và đàn áp đối với các nhà báo độc lập ở Việt Nam.
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Bốn ngày sau lễ ký kết Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực (RCEP), truyền thông trong nước vẫn đang tuyên truyền rằng đây là “thành tựu,” “thắng lợi” của chính phủ CSVN. RCEP có sự tham gia của 15 quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm 10 quốc gia thành viên ASEAN và do Trung Quốc làm “chủ xị.” Hiệp định này được cho là có mục đích giảm thuế quan, tăng cường chuỗi cung ứng với các quy tắc xuất xứ chung và hệ thống hóa các quy tắc về thương mại điện tử mới giữa các thành viên. Hàng Trung Quốc nhập cảng vào Việt Nam qua cửa khẩu Cốc Nam ở tỉnh Lạng Sơn. (Hình: Hà Nội Mới) Trong khi Hà Nội “hồ hởi” tham gia hiệp định thì Ấn Độ được ghi nhận đã rút khỏi vòng đàm phán. Tờ Công An Nhân Dân hôm 19 Tháng Mười Một ví von Hiệp Định RCEP “là trái ngọt của hơn tám năm đàm phán.”
Thuộc trong số 63 giáo viên tiêu biểu được tiếp xúc với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, vào sáng ngày 16/11, cô giáo người dân tộc Raglai, dạy ở trường Mầm non Bum Tở, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu bày tỏ rằng "Nếu có điều ước, tôi ước trường lớp được trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, có nhà vệ sinh bởi không có nhà vệ sinh, các cháu, các cô cũng rất vất vả". Bên cạnh đó, 63 giáo viên còn đưa ra các kiến nghị như có điện, nước sạch, có trang thiết bị dạy và học, đặc biệt là dạy tiếng dân tộc cho học sinh các dân tộc thiểu số.
Trước sự phản ánh của dư luận đối với dự thảo tăng học phí kể từ niên học 2021-2022, Thứ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) Phạm Ngọc Thưởng đăng đàn giải thích rằng do Nghị định số 86 chỉ có thời hạn hiệu lực đến hết năm học tới, nên để có căn cứ pháp lý cho các cơ sở GD-ĐT thực hiện từ năm học 2021-2022 và các năm tiếp theo thì cần phải xây dựng nghị định thay thế.
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Chống cứ chống, chạy vẫn chạy. Nạn “chạy chức chạy quyền” trong chế độ độc tài đảng trị và cực kỳ tham nhũng tại Việt Nam vẫn diễn ra. “Địa phương đang được phân cấp lớn về nguồn lực, tài lực, nhân lực nên phải trong sáng chứ không phải đề bạt một cán bộ tốn bằng này tiền đâu, chấm dứt trò ấy đi.” Báo Dân Trí hôm Thứ Ba, 10 Tháng Mười Một, dẫn lời ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng, nói “tại phiên thảo luận ở tổ của Quốc Hội chiều 10 Tháng Mười Một về các dự thảo văn kiện trình đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của đảng.”
Bảo Trợ