Ma túy tại Việt Nam: nguồn cung khó cắt, cai nghiện thiếu hiệu quả

20 Tháng Ba 201911:22 CH(Xem: 1316)
  • Tác giả :

Ma túy tại Việt Nam: nguồn cung khó cắt, cai nghiện thiếu hiệu quả

RFA
Bắt đối tượng mua bán 294kg ma túy đá.
Bắt đối tượng mua bán 294kg ma túy đá.
blank RFA video-Ma túy tại Việt Nam: nguồn cung khó cắt, cai nghiện thiếu hiệu quả

Truyền thông trong nước gần đây thường xuyên đăng tải thông tin những vụ bắt giữ các đường dây mua bán, vận chuyển ma túy.

Mới đây nhất, Tòa án Nhân dân Hà Nội vào ngày 18/3 vừa tuyên án tử hình 3 người và một người án chung thân về tội vận chuyển ma túy bằng đường hàng không.

Trước đó, trong Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 14/9/2018, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết chính phủ Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực trong công tác đấu tranh triệt phá các đường dây mua bán, vận chuyển ma túy lớn, ngăn chặn ma túy lậu vào trong nước; triệt xóa các tụ điểm phức tạp về ma túy.

Những ngành chặn ma túy phải nói là ngành làm ra tiền khá là nhiều, như mafia vậy. Rất khó để chặn đường cung, thành ra tất cả nỗ lực phòng chống ma túy phải cần ngưng đường cung nhiều hơn mà cái đó thì không làm được. - Chuyên gia về ma túy

Trước những thông tin này, một chuyên gia trên 10 năm kinh nghiệm làm việc về ma túy – mại dâm tại Thành phố Hồ Chí Minh nói với Đài Á Châu Tự Do:

“Bên ngăn chặn chỉ là bên bắt bớ kiểu công an bình thường hàng ngày thôi. Còn lực lượng buôn bán ma túy thì họ cấu kết từ xưa tới giờ. Việt Nam là một đất nước tham nhũng, không thể ngăn chặn việc đó ngày 1 ngày 2 đâu. Nói chung là ma túy liên quan tới tham nhũng rất nhiều. Những ngành chặn ma túy phải nói là ngành làm ra tiền khá là nhiều, như mafia vậy. Rất khó để chặn đường cung, thành ra tất cả nỗ lực phòng chống ma túy phải cần ngưng đường cung nhiều hơn mà cái đó thì không làm được.”

Do đó, theo vị chuyên gia này, đây là nguyên nhân dẫn đến tình hình ma túy ở Việt Nam ngày càng xấu đi.

Bên cạnh đó, tình hình cai nghiện ma túy cũng được sự quan tâm của người dân trong nước khi ngày càng nhiều vụ việc các học viên tại các cơ sở cai nghiện công khai trốn trại.

Giải thích nguyên nhân vì sao lại có tình trạng như vậy, vị chuyên gia trên 10 năm kinh nghiệm làm việc về ma túy cho rằng:

“Thực tế thì các trung tâm cai nghiện đang cư xử với học viên như người tù vậy, đặc biệt các trung tâm nhà nước. Họ vẫn giữ đầu óc trong việc quản lý cai nghiện như tù nhân. Thành ra khi mà người cai nghiện bị đối xử như vậy thì dẫn đến việc phản kháng như một người mất tự do thôi. Hàng năm đều có những chuyện phá trại để trốn ra ngoài hay ra một cách chính thức, hàng loạt, vẫn xảy ra ở Việt Nam là chuyện bình thường. Tại vì không có một phương pháp cai nghiện nào hiệu quả, nhân văn hay cai nghiện theo một phương pháp tốt mà mình đang áp dụng giống như một trại tập trung hay một cái tù thì rất là khó.”

Học viên cai nghiện ở Vũng tàu trốn trại bị bắt trở lại, tháng 11/2016.
Học viên cai nghiện ở Vũng tàu trốn trại bị bắt trở lại, tháng 11/2016. AFP

Với kinh nghiệm từng đưa người nhà đi cai nghiện nhiều lần tại nhiều trại khác nhau, chị Linh Đỗ hiện đang sống ở Sài Gòn nói rõ hơn:

“Lần đầu tiên nhà nước mình kêu đi thì chị cho người nhà đi. Cái gì thuộc về nhà nước thì tất nhiên không tốt rồi, liệu trình cũng không nói. Nhưng đại loại là cho mình sinh hoạt rất bình thường, không có liệu trình gì đặc biệt hết. Giờ con nghiện ăn cùng lúc đó sẽ cho con mèo, con chó ăn uống ngon hơn, chăm sóc tốt hơn, làm người nghiện cảm thấy thua con vật, đại loại vậy đó. Rồi nếu la ó thì sẽ bị quýnh.”

Sau khi nghe người nhà kể về trung tâm cai nghiện nhà nước, chị Linh đã chọn trung tâm tư nhân với mong muốn người nhà được đối xử tốt hơn dù phải trả một khoản tiền không nhỏ:

“Khi mình vô chỗ tư nhân sẽ khác, có bác sĩ đàng hoàng vì mình trả tiền. Đa phần sẽ cho uống thuốc vitamin thôi nhưng sẽ nói là thuốc an thần để người bệnh sẽ an tâm hơn. Rồi tới giờ thì có người dọn phòng, cho ăn uống chứ chả có thuốc gì cả.”

Dưới góc nhìn của mình, vị chuyên gia về ma túy tại Sài Gòn cho rằng các trung tâm tư nhân có vẻ đang thương mại hóa, thực hiện theo quy trình để móc túi học viên bằng cách đẻ ra nhiều loại phương pháp. Ông cho rằng việc cai nghiện thực tế không khó, vì ông đã từng giúp rất nhiều người tiến hành cai nghiện tại nhà:

“Thực sự quy trình cai nghiện rất dễ, có rất nhiều cách để cai nghiện và có thể cai nghiện ngay tại cộng đồng. Ví dụ người nghiện nặng chỉ cần 1 tuần là họ có thể cắt cơn được ngay. Cai nghiện tại nhà thôi, chỉ cần một người trông rồi cho họ uống thuốc ngủ hoặc những loại thuốc để họ qua những đau đớn đó trong một tuần thôi là xong hết.”

Giờ con nghiện ăn cùng lúc đó sẽ cho con mèo, con chó ăn uống ngon hơn, chăm sóc tốt hơn, làm người nghiện cảm thấy thua con vật, đại loại vậy đó. Rồi nếu la ó thì sẽ bị quýnh. - Linh Đỗ

Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều người dù cai nghiện tại trung tâm nhà nước hay tư nhân, thậm chí tại nhà, thì tỉ lệ tái nghiện là rất cao.

Do đó, vị chuyên gia ma túy cho rằng đây là nguyên nhân vì sao cai nghiện ở nhà tuy dễ nhưng người thân con nghiện lại không thực hiện:

“Mặt bằng chung ở Việt Nam thì gia đình quá khổ sở với người nghiện, không biết cách nào để sống chung với người nghiện, cũng rất ít tổ chức đủ kinh nghiệm để làm việc đó. Thành ra gia đình muốn tống người nghiện vô trung tâm. Trung tâm ở Việt Nam từ tư nhân cho đến nhà nước đều giữ người nghiện khỏi gia đình càng lâu càng tốt.”

Còn chị Linh Đỗ lại cho rằng môi trường và ý thức người nghiện sẽ quyết định xem họ có thể sẽ nghiện lại hay không. Vì khi ra khỏi trại cai nghiện, người nghiện về lại môi trường cũ sẽ vẫn biết được những người cung cấp ma túy, do đó nếu có thể, thay đổi môi trường sống mới sẽ phần nào hạn chế việc tái nghiện.

Theo số liệu thống kê của Cục Phòng, Chống Tệ Nạn Xã Hội thuộc Bộ Lao Động - Thương Binh - Xã Hội về tình hình sử dụng ma túy tại Việt Nam, chỉ trong nửa đầu năm 2018 đã có hơn 222.000 người nghiện ma túy trong nước có hồ sơ quản lý. Trong số này có 67,5% sống ngoài xã hội, 13,5% đang được cai nghiện bắt buộc tại các cơ sở.

Bên cạnh đó, thống kê cũng chỉ ra rằng người nghiện tại Việt Nam đang có xu hướng trẻ hóa và sử dụng nhiều loại ma túy mới.
Theo RFA

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khu vực miền Tây Nam Bộ, còn được gọi tên “Đồng bằng sông Cửu Long” (ĐBSCL) là vùng châu thổ trù phú được thiên nhiên ưu đãi nhất ở Việt Nam. ĐBSCL được dân gian truyền miệng rằng vùng đất Phương Nam “chim trời cá nước” là một nơi không bao giờ bị đói khát vì được bao bọc bởi những đồng lúa cò bay thẳng cánh và dòng Mekong mênh mông với 9 nhánh sông đầy ấp tôm cá quanh năm, nhiều nhất vào mùa nước tràn đồng mỗi năm.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam vào ngày 16/12 thảo luận quy chế bầu cử tại Đại hội Đảng XIII trong ngày làm việc thứ 3 của Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII. Truyền thông Nhà nước Việt Nam dẫn thông cáo báo chí của Văn phòng Trung ương Đảng cho biết như vừa nêu nhưng không nói rõ nội dung chi tiết thảo luận thế nào về quy chế vừa nêu.
Việt Nam nằm trong số 5 quốc gia, trong đó có Trung Quốc, được coi là những 'nhà tù' lớn nhất đối với các nhà báo, theo một báo cáo mới nhất của tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF) vừa công bố. Thống kê thường niên của RSF đưa ra hôm 14/12 cho thấy hơn một nửa số nhà báo bị cầm tù – tương đương 61% – đang bị giam giữ tại 5 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tổ chức bảo vệ quyền tự do thông tin có trụ sở ở Paris, Pháp, cho rằng 5 quốc gia này, trong đó còn gồm Trung Quốc, Ai Cập, Ả Rập Saudi và Syria là “những nhà tù lớn nhất đối với các nhà báo” trong năm thứ 2 liên tiếp. Trung Quốc đứng đầu với số lượng 117 nhà báo bị bỏ tù trong khi Việt Nam đứng thứ 4, sau Ả Rập Saudi và Ai Cập, với 28 nhà báo – gồm cả chuyên nghiệp và tự do, theo thống kê của RSF.
Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng năm nay được trao cho Tù nhân Lương tâm trẻ tuổi Phan Kim Khánh. Cả hai người Phan Kim Khánh và Lê Đình Lượng đang bị giam cùng nơi tại Trại giam Ba Sao ở Nam Hà. “Đây là năm thứ 3 Giải nhân quyền Lê Đình Lượng được tổ chức trong một không khí vừa đang cao điểm của mùa dịch cúm vừa trải lòng trong một năm với nhiều thay đổi trong nước...”.
Tại phiên xử sơ thẩm 29 người dân Đồng Tâm với cáo buộc đổ xăng thiêu chết ba sĩ quan công an, diễn ra vào tháng 9 vừa qua, các luật sư tham gia bào chữa cho những bị cáo này yêu cầu cho dựng lại hiện trường nhưng không được Hội đồng xét xử đáp ứng. Luật sư Nguyễn Hồng Bách, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ba nạn nhân công an phản đối việc dựng lại hiện trường với lý do là sẽ gợi lại nỗi đau của gia đình nạn nhân.
Các Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc (UN) về nhân quyền, văn hoá và Nhóm làm việc chống bắt người tuỳ tiện của UN hôm 17/9/2020 đã gửi thư đến Chính phủ Việt Nam, bày tỏ quan ngại về tình trạng bắt giữ người tuỳ tiện và đàn áp đối với các nhà báo độc lập ở Việt Nam.
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Bốn ngày sau lễ ký kết Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực (RCEP), truyền thông trong nước vẫn đang tuyên truyền rằng đây là “thành tựu,” “thắng lợi” của chính phủ CSVN. RCEP có sự tham gia của 15 quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm 10 quốc gia thành viên ASEAN và do Trung Quốc làm “chủ xị.” Hiệp định này được cho là có mục đích giảm thuế quan, tăng cường chuỗi cung ứng với các quy tắc xuất xứ chung và hệ thống hóa các quy tắc về thương mại điện tử mới giữa các thành viên. Hàng Trung Quốc nhập cảng vào Việt Nam qua cửa khẩu Cốc Nam ở tỉnh Lạng Sơn. (Hình: Hà Nội Mới) Trong khi Hà Nội “hồ hởi” tham gia hiệp định thì Ấn Độ được ghi nhận đã rút khỏi vòng đàm phán. Tờ Công An Nhân Dân hôm 19 Tháng Mười Một ví von Hiệp Định RCEP “là trái ngọt của hơn tám năm đàm phán.”
Thuộc trong số 63 giáo viên tiêu biểu được tiếp xúc với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, vào sáng ngày 16/11, cô giáo người dân tộc Raglai, dạy ở trường Mầm non Bum Tở, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu bày tỏ rằng "Nếu có điều ước, tôi ước trường lớp được trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, có nhà vệ sinh bởi không có nhà vệ sinh, các cháu, các cô cũng rất vất vả". Bên cạnh đó, 63 giáo viên còn đưa ra các kiến nghị như có điện, nước sạch, có trang thiết bị dạy và học, đặc biệt là dạy tiếng dân tộc cho học sinh các dân tộc thiểu số.
Trước sự phản ánh của dư luận đối với dự thảo tăng học phí kể từ niên học 2021-2022, Thứ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) Phạm Ngọc Thưởng đăng đàn giải thích rằng do Nghị định số 86 chỉ có thời hạn hiệu lực đến hết năm học tới, nên để có căn cứ pháp lý cho các cơ sở GD-ĐT thực hiện từ năm học 2021-2022 và các năm tiếp theo thì cần phải xây dựng nghị định thay thế.
Trong đợt chất vấn và trả lời chất vấn vừa qua tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội Khóa XIV, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) cho biết, 2 năm gần đây mạng xã hội Việt Nam có sự phát triển mà theo lời ông là ‘bứt phá’ với hơn 800 mạng xã hội. Năm 2018, các mạng xã hội Việt Nam đạt 47 triệu tài khoản, nhưng đến nay đã là 96 triệu.(!?) Trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 11 tháng 11 năm 2020 từ Việt Nam, ông Diệp Quang Văn, chủ sở hữu trang mạng xã hội ‘Việt Nam Ta’, nhận định:
Bảo Trợ