Trạm Cai Lậy: Phản ứng của tài xế 'hiệu quả, cần thiết'

17 Tháng Tám 20176:45 CH(Xem: 1313)
  • Tác giả :

Trạm Cai Lậy: Phản ứng của tài xế 'hiệu quả, cần thiết'

Phí qua trạm BOT Cai Lậy
Phí qua trạm BOT Cai Lậy sẽ giảm nhưng thời gian thu phí lại tăng, theo quyết định từ cuộc họp của Bộ Giao thông Vận tải, UBND Tiền Giang và chủ đầu tư hôm 16/8

Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam Trần Quốc Thuận nói với BBC vụ việc tại trạm BOT Cai Lậy là một ví dụ điển hình cho việc quy hoạch không có tầm nhìn, vụ lợi và phản ứng của tài xế là hiệu quả và cần thiết.

Liên quan đến vụ việc tài xế dùng tiền lẻ trả phí để phản đối trạm BOT Cai Lậy, hôm 16/8 Bộ Giao thông Vận tải, UBND Tiền Giang và chủ đầu tư đã quyết định sẽ giảm sẽ giảm 22-33% phí qua trạm nhưng thời gian thu phí lại tăng gấp đôi.

Vì vậy vụ việc có vẻ vẫn chưa hạ nhiệt

Tài xế sẽ tiếp tục 'chiến đấu'

Trao đổi với BBC hôm 17/8, anh Đỗ Cô Ca một tài xế hay đi qua đoạn đường có trạm thu phí Cai Lậy cho biết, dù Bộ GTVT và chính quyền cùng nhà đầu tư đã thống nhất giảm giá, các tài xế sẽ vẫn tiếp tục dùng tiền lẻ phản đối.

nhân viên thu phí
Từ đầu tháng 8 đến nay, hầu như ngày nào nhân viên thu phí tại trạm BOT Cai Lậy vất vả đếm tiền lẻ

"Thứ nhất là vị trí trạm thu phí đã đặt sai chỗ. Trạm thu phí BOT là cho đường tránh mà sao đặt ở Quốc lộ 1A. Hàng năm đã đóng phí cầu đường rồi sao giờ lại thu thêm phí cho quốc lộ.

 

"Thứ hai là mức phí quá cao, người dân họ chở con đi học, đi chợ phải đã tốn 70.000. Một xe bốn chỗ qua trạm 4 lần/ngày là 100.000 rồi. 26 ngày/tháng là 2,6 triệu hơn lương tài xế rồi.

"Mà giờ có đường tránh, xả trạm BOT, người dân vẫn đi Quốc lộ, tại vì đường tránh hẹp lắm, có một làn mỗi chiều. Nhiều xe đi là cũng chậm.

"Những người tài xế phản đối là chẳng qua người ta bảo vệ cái nồi cơm của người ta thôi. Những người tài xế chạy cho doanh nghiệp họ không quan tâm, họ lấy phiếu về đưa cho doanh nghiệp thanh toán, thì doanh nghiệp áp vô mặt hàng đội giá, dân lại chịu thì thôi," anh Ca nói thêm.

map
Trạm thu phí BOT không nằm ở đường tránh mà nằm ở Quốc lộ 1A

Trước đó trạm thu phí đã lập danh sách 19 tài xế hay trả phí bằng tiền lẻ để "gửi đến ngành công an để điều tra, xử lý theo pháp luật," theo báo VnExpress.

Phản ứng của tài xế là 'hiệu quả, cần thiết'

Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam Trần Quốc Thuận nói với BBC rằng phản ứng của tài xế là hiệu quả và cần thiết.

Ông Thuận cũng cho rằng "chỉ nên thu phí đường mới, đây là đường đã có rồi, tính tiền đã thu rồi thì đó là cái tiêu cực".

"Nhưng những sự việc này không bể ra vì thanh tra cũng ở trong một bộ cả, cũng cùng một giuộc, cùng một nhóm họ ăn chia. Cơ chế thể chế nó sai cho nên tiêu cực cứ phát triển mãi không bao giờ dừng được.

"Ở phía Bắc, dân họ còn chặn xe lại đây người ta đưa tiền lẻ, tiền đó vẫn có giá trị, vẫn hiện hành, không có lí do gì nói thế này thế kia.

"Nếu không có đấu tranh thì làm gì có giải quyết, đây là cái cách cho người ta thấy đấu tranh là như thế nào, và người dân đã trưởng thành trong việc đấu tranh để thay đổi thể chế này ra sao."

Nhà đầu tư 'vay ngân hàng rồi thu phí dân'

Trạm BOT Cai Lậy nằm gần đoạn giao giữa Quốc lộ 1A và đường tránh, và bắt đầu hoạt động từ 1/8/2017.

Theo báo Nông Nghiệp, dự án xây dựng tuyến tránh 12km là theo hợp đồng BOT có vốn đầu tư là 1.395 tỷ vay vốn ngân hàng. Sau đó, đã có thêm 400 tỷ được bỏ ra để "tăng cường mặt đường Quốc lộ 1A".

Một nhà bình luận từ Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nói ông từng làm việc tại một ngân hàng nhiều năm trước và nhận định:

"Tất cả dự án BOT để huy động nguồn lực của nhà đầu tư gần 80-90% đều đi vay ngân hàng. Thực sự cái vốn đấy cũng là vốn của người dân còn bản thân nhà đầu tư có vốn đâu mà gọi là nhà đầu tư. Đó là lấy mỡ nó rán nó!

"Tôi có thể cam đoan nếu có kiểm toán độc lập nếu chỗ đầu tư gần 1,400 tỷ giỏi lắm được 700 tỷ, và tôi nghĩ họ thu hồi được vốn thật cộng với lãi vừa phải cũng chỉ 3-4 năm.

 

Cũng có cùng quan điểm với ông Trần Quốc Thuận, nhà phê bình Nguyễn Quang A còn góp ý thêm rằng:

"Phải công khai minh bạch hoàn toàn tất cả dự toán đầu thầu tất cả mọi dự án thu phí như thế nào, thời gian bao lâu phải công bố công khai cho dân chúng, chuyên gia biết. Chỉ trên cơ sở đấy thì cơ quan có thẩm quyền mới đứng ra đấu thầu và đấu thầu cũng phải công khai và người dân phải dám sát sự minh bạch đó.

"Rất đáng tiếc những điều tôi vừa nói là những điều không xảy ra ở Việt Nam chính vì thế dẫn đến chuyện rất là không hay ở các dự án BOT và các trạm thu phí BOT," ông A kết luận.
Theo BBC

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo ông Phúc, cái tinh thần quốc tế cộng sản nó quá lớn trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Các lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ ảo tưởng, cả tin về người đồng chí cộng sản của mình để phải ngậm đắng nuốt cay ngày hôm nay, khi mà Trung Quốc tuyên bố cái gọi là Tây Sa, Tam Sa là của Trung Quốc. Họ đưa ra rất nhiều dẫn chứng là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã đồng ý trước năm 1975.
“Ở Việt Nam không có các tổ chức tư nhân, không có các hội đoàn tư nhân, mà mọi hội đoàn muốn thành lập đều phải được nhà nước cấp phép. Nhà nước cho phép hoạt động thì cũng sẽ phải cấp ngân sách cho nó. Cho nên, gần đây có rất nhiều ý kiến cho rằng cần phải có luật lập hội. Hiện nay luật lập Hội vẫn chưa có. Và khi đã có luật lập hội thì cá nhân có thể lập hội và hoạt động theo luật pháp, và đương nhiên là nhà nước không phải trợ cấp tiền cho họ, phải tự tạo ra chi phí của mình một cách hợp pháp. Phải để cho các hội đoàn tự tìm cách gây quỹ tạo kinh phí để hoạt động, nhà nước không nên cấp tiền.”
Tiếp tục tuyên truyền, vận động cộng đồng dân cư thay đổi thói quen, tập quán, thay vì mai táng, chuyển sang hỏa táng... nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm đất, chi phí... Kêu gọi vừa nêu được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đưa ra tại Hội nghị công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2021-2025.
Một trong những nội dung quan trọng được Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu lên tại Hội nghị ngành Kế hoạch và Đầu tư trong năm 2021 là cần có cơ chế khuyến khích để huy động nguồn lực trong dân, nhất là vàng, ngoại tệ, như vay tương đương vốn ODA. Xin được nhắc lại nguồn vốn ODA (Official Development Assistance) là một hình thức đầu tư nước ngoài với các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài.
Bạn trẻ Đăng Quang hối hả hòa vào dòng người đông đúc ở Sài Gòn, sau ngày làm việc cuối cùng của năm 2020 để kịp về nhà đón phút giao mùa mừng năm mới 2021. Chia sẻ với RFA mà không mất thời gian suy nghĩ khi chúng tôi liên lạc, Đăng Quang nói rằng bạn có ước vọng tất cả mọi người trên toàn thế giới được sức khỏe và cơn đại dịch COVID-19 được khống chế trong năm 2021. Đăng Quang tâm tình rằng dù cuộc sống gặp không ít khó khăn do dịch COVID-19 gây ra, nhưng bạn thấy mình may mắn vì vẫn còn được nói, cười, nhìn thấy được người thân
Hôm 30 tháng 12 năm 2020, báo chí Nhà nước Việt Nam đồng loạt đưa thông tin về phương án nhân sự Ủy viên Bộ Chính trị là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư chưa công khai là loại thông tin "Tuyệt mật". Thông tin này được loan dựa trên Quyết định 1722/QĐ-TTg Về việc ban hành danh mục bí mật Nhà nước của Đảng do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 3 tháng 11 năm 2020. Ngoài thông tin về an ninh, quốc phòng hay công tác đối ngoại, đối nội của đảng thuộc loại Tuyệt mật, môt số thông tin về nhân sự hay kỷ luật nhân sự trong đảng cũng thuộc loại Tuyệt mật.
Tại Hà Nội vào đầu năm nay, một người phụ nữ có xuất thân nghèo khổ phải đi đến một quyết định dù cuộc sống của cô phải chịu đảo lộn. Hoàn cảnh khó khăn, chồng đau ốm, bản thân cô còn phải lo cho cha mẹ già và con nhỏ. Trong khi đó không có, nên cô đã quyết định sang Đài Loan lao động. Ngày 28 tháng 5, cô bước vào phòng khám sức khỏe để xin giấy chứng nhận; đây là một điều kiện trong quy trình làm thủ tục đi lao động ở nước ngoài. Với kết quả tốt, ngày 4 tháng 9 cô đã lên máy bay, xuất cảnh sang Đài Bắc và không lâu sau đó, bắt đầu làm việc để gửi tiền về nuôi gia đình ở quê nhà.
Hơn 3 tháng sau khi một số bị cáo trong phiên tòa xét xử người dân xã Đồng Tâm đã được giảm án và trả tự do, những người này cho biết đến nay vẫn bị ám ảnh, hoảng loạn, mất ngủ bởi những gì họ trải qua trong lúc bị tạm giam. Bà Lê Thị Oanh, một người dân Đồng Tâm, chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do hôm 20 tháng 12. “Sau phiên sơ thẩm thì 14 người được về. Khi họ về họ bảo, họ không giám nói. Người dân ra đón ở đầu làng đêm hôm sau phiên tòa sơ thẩm thì ai cũng nói là không bị đánh, không bị làm sao cả”.
Một trong những phiên tòa xét xử giới chức lãnh đạo cấp cao ở Việt Nam trong năm 2020, được dư luận trong và ngoài nước quan tâm nhiều có thể nói là trường hợp cựu Chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung. Ông bị đưa ra xử theo cáo buộc “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”. Cựu Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung bị khởi tố và bắt giam hồi cuối tháng 8 và phiên xử được tiến hành vào trung tuần tháng 12.
Tám Dân biểu Mỹ hôm 18/12 kêu gọi gọi Bộ Ngoại giao và Tài chính Mỹ thực hiện các chế tài cấm vận của Đạo luật Magnitsky toàn cầu đối với những công an Hà Tĩnh, những người đã tra tấn nhà báo Nguyễn Văn Hoá, người bị kết án tù 7 năm với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước trong phiên toà năm 2017. Nguyễn Văn Hoá là cộng tác viên của Đài Á Châu Tự Do (RFA). Vào tháng 11 năm 2016, Hoá đã bị an ninh đánh đập, tịch thu thiết bị khi đang làm việc cho RFA. Khi bị giam giữ, Hoá lại bị tra tấn, ép phải ký biên bản hỏi cung.
Bảo Trợ