Đồng Tâm: 14 Nguyên Cán Bộ Ra Tòa Vì Sai Phạm Đất Đai

08 Tháng Tám 20179:19 CH(Xem: 1388)
  • Tác giả :

Đồng Tâm: 14 nguyên cán bộ ra tòa vì sai phạm đất đai

14 cán bộ xã Đồng Tâm
14 cán bộ xã Đồng Tâm và huyện Mỹ Đức tại phiên tòa hôm 8/8

TAND huyện Mỹ Đức, Hà Nội hôm 8/8 mở phiên sơ thẩm xét xử 14 bị cáo có sai phạm trong công tác quản lý đất đai ở xã Đồng Tâm và huyện Mỹ Đức.

Tuy nhiên có ý kiến từ dân xã Đồng Tâm cho rằng, vụ xét xử này không liên quan đến vụ tranh chấp gay gắt, đụng độ hồi tháng Tư.

Theo báo Tuổi trẻ, TAND huyện Mỹ Đức, Hà Nội hôm 8/8 đã mở phiên sơ thẩm xét xử vụ 14 cựu cán bộ nguyên là lãnh đạo, cán bộ UBND xã Đồng Tâm, lãnh đạo Phòng TN&MT huyện Mỹ Đức đã lợi dụng chức vụ để chia chác đất, cấp đất trái thẩm quyền cho cán bộ, hợp thức hóa đất lấn chiếm.

Theo bản thông báo kết luận thanh tra của Thanh tra Hà Nội hôm 24/7, cũng ghi rõ việc xử lý kỷ luật, khởi tố 14 bị can trong mục "Về quá trình xử lý từ trước đến nay trên diện tích đất sân bay Miếu Môn".

 

Tuy nhiên, ông Lê Đình Kình, đại diện phía người dân trong vụ tranh chấp đất Đồng Sênh, nói sai phạm đất đai mà 14 cán bộ đang bị xét xử nằm ở một khu đất khác thuộc xã Đồng Tâm, không liên quan đến tranh chấp đất nông nghiệp-quốc phòng của dự án sân bay Miếu Môn.

"Thực tể 11 cán bộ lấy đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm nhưng khu đất này ở xa sân bay Miếu Môn. Ba cán bộ còn lại thì không liên quan gì đến vụ tranh chấp đất nông nghiệp-đất quốc phòng."

Đồng SênhBản quyền hình ảnhGOOGLEMAPS
Image captionDiện tích đất 14 cán bộ sai phạm trong quản lý không thuộc khu đất tranh chấp tại Đồng Sênh?

"Khu đất họ đang xét xử nằm ở đồng mít, phía bắc bia Chiến thắng, gần đầu làng Đồng Mít, mà người dân chúng tôi gọi là khu rặng trúc, không liên quan gì đến Đồng Sênh cả," ông Kình lên tiếng.

Còn về các sai phạm đang xét xử hôm 8/8, ông Kình cho biết ông và nhiều người dân khác chính là nguyên đơn tố cáo các sai phạm này, nhưng không nhận được giấy mời phiên tòa.

"8 giờ sáng nay phiên tòa khai mạc, nhưng 9 giờ chúng tôi vẫn không biết họ xử ở đâu hay thông tin nội dung về phiên tòa. Có một số người dân đến TAND huyện Mỹ Đức nhưng bảo phải có giấy mời mới vào được."

Theo báo Tuổi Trẻ, chỉ những người có giấy mời, giấy triệu tập của hội đồng xét xử mới được vào.

Cũng theo tường thuật phiên tòa của báo này, 14 cán bộ thừa nhận "Lấy đất giãn dân chia chác cho cán bộ xã Đồng Tâm".
Theo BBC


Xử 14 cán bộ vụ đất Đồng Tâm: vẫn nhập nhằng

RFA

Chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung (áo trắng) xuống xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội vào ngày 22 tháng 4 năm 2017.
Chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung (áo trắng) xuống xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội vào ngày 22 tháng 4 năm 2017.
AFP photo-Xử 14 cán bộ vụ đất Đồng Tâm: vẫn nhập nhằng

Truyền thông trong nước cho biết Tòa án Nhân dân huyện Mỹ Đức sẽ xét xử sơ thẩm 14 bị cáo nguyên là cán bộ xã Đồng Tâm và huyện Mỹ Đức, Hà Nội về những vi phạm liên quan đến việc quản lý đất đai xã Đồng Tâm. Dự kiến phiên xử sẽ diễn ra trong hai ngày 8 và 9 tháng 8.

Tuy nhiên, một số nguồn tin nói với chúng tôi rằng những vi phạm về đất đai này không hề liên quan đến khu đất đồng Sênh và khu sân bay Miếu Môn mà nhiều năm nay người dân Đồng Tâm và chính quyền xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn.

Không phải khu đất gây tranh cãi

Bản tin nói rõ là 14 người sẽ hầu tòa đều là những lãnh đạo, cán bộ của UBND xã Đồng Tâm và một số phòng ban chuyên môn của huyện Mỹ Đức, trong đó bao gồm những nhân vật như 3 nguyên chủ tịch UBND, một bí thư, một chủ tịch HĐND, trưởng ban tài chính...

Những người này đã lợi dụng quyền và chức vụ của họ, buông lỏng việc quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai và giao đất trái thẩm quyền cho 29 hộ dân xã Đồng Tâm để trục lợi nhiều tỷ đồng. Trong khi đó những bị can thuộc Sở Tài Nguyên- Môi Trường Hà Nội không làm tốt việc thẩm định nguồn gốc đất dẫn đến ký xác nhận không chính xác.

Tuy nhiên, một người dân Đồng Tâm nói với chúng tôi rằng thông tin trên rất dễ gây hiểu lầm nếu không đọc kỹ. Người dân này tiết lộ rằng vi phạm về quản lý đất đai mà 14 người này phải chịu tội là những vi phạm ở khu vực đất khác, không liên quan đến khu đất Đồng Sênh và sân bay Miếu Môn mà hiện tại chính quyền đã khẳng định là đất quốc phòng:

Ngày mai xử 14 cán bộ, trong đó có 4 cán bộ huyện và 10 cán bộ xã nhưng bên người kiện (nguyên đơn) không hề có giấy mời. Nhưng khu đất đó không liên quan gì đến khu đất đang tranh chấp bây giờ. Nhưng người ta lại đang đưa những cán bộ này vào khu vực đất sân bay Miếu Môn đang tranh chấp. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói xử quan trước xử dân sau nhưng những cán bộ này không liên quan đến khu đất tranh chấp ở Đồng Sênh. Các ông này là bị xử từ năm 2002 đến 2013 do buông lỏng quản lý đất đai. Nhưng đó là đất đai khu Rặng Trúc, họ cho và chuyển nhượng.

"Các ông này là bị xử từ năm 2002 đến 2013 do buông lỏng quản lý đất đai. Nhưng đó là đất đai khu Rặng Trúc"
- Dân Đồng Tâm

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 26 tháng 6 trong cuộc tiếp xúc cử tri ở Hải Phòng khi được người dân chất vấn về vụ việc tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm, đã trả lời rằng phải xử lý cán bộ sai phạm trước rồi mới xử người dân. Như vậy cho đến thời điểm ngày 7/8, chưa có cán bộ nào liên quan đến tranh chấp đất đai ở khu sân bay Miếu Môn bị xử lý.

Bản án nào?

Tin cũng nói thêm là với những tội danh nêu trên mười bốn nhân vật sẽ bị truy tố với các tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, và “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Nói về mức án dành cho những tội danh này, luật sư Nguyễn Khả Thành, thuộc đoàn luật sư Phú Yên nhận định:

Tùy theo số tiền chiếm đoạt, mức án có thể là mười mấy năm. Nhưng thông thường chỉ một số người ở tù thôi chứ đa phần cho án treo. Ở Việt Nam rất nhiều tình tiết giảm nhẹ. Ví dụ cán bộ thì họ bảo có nhân thân tốt, chưa tiền án tiền sự, gia đình có công,… Như vậy theo quy định pháp luật họ vẫn cho treo được.

Đáp lai câu hỏi của chúng tôi về những trường hợp như thế này liệu có được tòa xử lý đến nơi đến chốn, luật sư Hà Huy Sơn, đoàn luật sư Hà Nội cho biết:

Nói chung pháp luật Việt Nam thì khung hình phạt cũng có độ dao động lớn. Mức án trong cùng khung hình phạt có thể chênh nhau 5 năm, thậm chí là hơn chục năm. Thường thì cán bộ có chức có quyền bao giờ người ta cũng có những ưu đãi hơn. Người ta tính có công, hay có tình tiết giảm nhẹ nên thường hình phạt nhẹ hơn dân thường.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, luật sư Nguyễn Khả Thành dự đoán rằng trong vụ việc này họ chỉ xử nặng một vài người để làm gương thôi, chứ không giam giữ hết.

Ngoài ra cả hai vị luật sư đều đồng tình với quan điểm là số tiền nhiều tỷ đồng mà mười bốn cán bộ này trục lợi phải được đền bù theo quy định của pháp luật.

Ngày 25/7 vừa qua, Hà Nội chính thức công bố kết quả thanh tra đất tại xã Đồng Tâm và khẳng định rằng không có đất nông nghiệp ở đồng Sênh và toàn bộ sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng.

Sau khi bản kết luận được công bố, người dân Đồng Tâm đã gửi đơn khiếu nại lên thanh tra chính phủ. Tuy nhiên người dân chúng tôi được tiếp xúc nói rằng hiện tại họ chưa nhận được phản hồi gì.
Theo RFA

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong dự thảo Luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông của Bộ Công an đưa ra từ tháng 4 năm nay có đề xuất chuyển việc sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông vận tải sang Bộ Công an. Đến nay, đa số thành viên Chính phủ đồng ý với phương án này và để Bộ Công an báo cáo Quốc hội kiến nghị này. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể và thứ trưởng Bộ Tư pháp cũng đã ký văn bản thể hiện sự đồng ý, thống nhất để Bộ Công an báo cáo Quốc hội phương án trên. Đây không phải lần đầu tiên có sự chuyển đổi
Họ làm cái này một cách trớt trác, làm cho có để đánh lừa xã hội, như cả nước mấy triệu công chức mà người ta bảo chỉ có mấy trường hợp kê khai không đúng... Ngay chuyện đó làm không xong thì làm sao chống tham nhũng được? -Nguyễn Khắc Mai
Ông Phil Robertson, Phó giám đốc khu cực Châu Á của HRW nêu rõ: “Những bàn án nặng nề, trong đó có hai án tử hình, tuyên đối với các bị cáo Đồng Tâm không hề gây ngạc nhiên. Cũng giống tất cả mọi cấp tòa xử khác, tòa án Hà Nội không hề độc lập vì hội đồng xét xử phải đưa ra những phán quyết được định trước do đảng cộng sản. Giới cai trị tại Việt Nam đang đi bước ngược lại nhằm chứng tỏ bộ mặt cứng rắn nhất có thể đối với những người dân làng Đồng Tâm. Lý do chỉ vì giới lãnh đạo Việt Nam lo lắng tính phản kháng, thách thức của cộng đồng dân làng có thể truyền lan ra dù rằng người dân Đồng Tâm phải bị những hình phạt nặng nề nhất.”
Chưa có đủ căn cứ 3 người đó chết là do ông Công, ông Chức và những người khác. Bây giờ nếu chúng ta thêm hai án tử hình và một án chung thân nữa thì tôi cho rằng đó là một bản án không tiếp tục thuyết phục - LS. Nguyễn Văn Miếng
Ngày 07 tháng 9 năm 2020, Tòa án nhân dân Hà Nội mở phiên tòa xét xử 29 người dân xã Đồng Tâm về các tội “Giết người, chống người thi hành công vụ”. Đây, theo nhà chức trách, là "vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, hôm 9 /1", gọi tắt là “Vụ Đồng Tâm”. Quá trình xảy ra vụ việc kéo dài và tính chất phức tạp khiến dư luận có nhiều vấn đề thắc mắc về vụ án này. Bài viết, từ góc độ cải cách thể chế, lý giải câu hỏi vì sao chính quyền trấn áp những người nông dân ở thôn Hoành một cách tàn nhẫn? Nên chăng Đảng có cơ chế giải trình trách nhiệm trước dân.
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Các bị cáo tố cáo bị tra tấn ép cung, phủ nhận cáo trạng vì sai sự thật trong khi các video clip chiếu mỗi khi thẩm vấn một bị cáo đã được dàn dựng, lồng ghép “nhận tội.” Luật Sư Ngô Văn Tuấn viết bản tường thuật trên trang Facebook cá nhân, tóm tắt phiên tòa xử 29 người dân xã Đồng Tâm tại tòa án thành phố Hà Nội chiều 7 Tháng Chín và sáng 8 Tháng Chín, 2020, qua các phần xét hỏi các bị cáo của thẩm phán cũng như lời chất vấn của các luật sư. Một số luật sư khác cũng tường thuật một số chi tiết khác của phiên tòa trong khi báo chí nhà nước cũng khai thác theo nhu cầu tuyên truyền và quy chụp các “bị cáo.”
Nói thẳng rằng nếu tiếp tục theo kiểu thống trị của Đảng CSVN hiện nay thì xã hội Việt Nam ngày càng lụn bại. Tương lai của dân tộc và đất nước này u ám lắm và càng u ám thêm nữa là Đảng CSVN vẫn nương cậy vào Đảng Cộng sản Trung Quốc -Giáo sư Nguyễn Đình Cống
Trong diễn biến khác, một nhóm các tổ chức xã hội dân sự gồm các tri thức và người dân Việt Nam đã khởi xướng một đơn yêu cầu khẩn cấp gửi các lãnh đạo chính quyền và tiến hành thu thập chữ ký với nội dung sau: "Coi ông Bùi Viết Hiểu là nhân chứng đặc biệt, phải bảo vệ nhân chứng Bùi Viết Hiểu một cách đặc biệt; tốt nhất nên chuyển ông đến nơi giam giữ khác không do công an quản lý" vì ông là người chứng kiến một cảnh sát đã bắn chết ông Lê Đình Kình từ phía trước.
Theo dõi phiên sơ thẩm về vụ án 'giết người' và 'chống người thi hành công vụ' mà chính quyền cáo buộc và đang xét xử 29 bị cáo ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội trong sự kiện ngày 09/1/2020, kinh tế gia Bùi Kiến Thành cho rằng phiên tòa này dù có các bản án nặng nề được đưa ra sau cùng sẽ không giải quyết được căn nguyên vấn đề.
Trong 2351 hồ sơ tham gia đầu tư vào chương trình này thì Nga là đông nhất (922), tiếp theo sau là Trung Quốc (482) và Ukraine (100) Vụ đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc cùng một số người Việt Nam có tên trong "Hồ sơ Cyprus" làm dấy lên nhiều câu hỏi: Tại sao điểm đến là Cyprus? Đại biểu Quốc hội có quyền mang song tịch? Đài Al Jazeera của Qatar mới đây đã tiết lộ nhiều thông tin chấn động về hoạt động đầu tư để nhập quốc tịch Cyprus. Ông Dominic Volek, Giám đốc kinh doanh của Henley & Partners, chia sẻ với BBC News Tiếng Việt: "Để nhập tịch Cyprus, có hai phần phải thực hiện. Trước hết là khoản đầu tư, thường là vào bất động sản.
Bảo Trợ