Kinh Tế Thị Trường Định Hướng XHCN: Đường Đi Không Tới?

01 Tháng Giêng 202112:42 SA(Xem: 1346)
  • Tác giả :

Kinh Tế Thị Trường Định Hướng XHCN: Đường Đi Không Tới?

Thanh Trúc
Kinh Tế Thị Trường Định Hướng XHCN: Đường Đi Không Tới?Hình minh hoạ. Công nhân đang dựng biển hiệu và trang trí nhân đại hội đảng 12 ở Hà Nội hôm 4/1/2016
blank Reuters

Báo cáo mới nhất từ Bộ Kế Hoạch- Đầu Tư cho thấy thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nhìn chung  còn xa với chuẩn mực phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. 

Đây là tin được truyền thông trong nước loan tải hôm 25/12/2020, qua đó Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư đánh giá thể chế KTTT định hướng XHCN của Việt Nam còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, chưa  đầy đủ hầu bảo đảm thị trường vận hành thông suốt, hiệu quả.

Vẫn theo Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư Việt Nam, việc hoàn thiện thể chế diễn ra rất chậm, gây khó khăn cho quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, cản trở tiến trình thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong bối cảnh hội nhập.

Từ giữa thập niên 1980 với chính sách đổi mới, Việt Nam đã tự khẳng định một thể chế kinh tế thị trường (KTTT)  theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN).

Việt Nam nói mình theo cơ chế kinh tế thị trường kèm cái đuôi xã hội chủ nghĩa. Nhưng từ khi gọi là đổi mới từ năm 86 đến giờ, mặc dầu kinh tế có lên nhưng vấn đề công bằng xã hội, vấn đề phân biệt  giai cấp càng ngày càng mạnh. - GS. Ngô Vĩnh Long

Đối với Giáo sư Ngô Vĩnh Long, đại học Maine, Hoa Kỳ, người quan tâm cũng như am hiểu tình hình kinh tế Việt Nam, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là hiệu lệnh đổi mới của Hà Nội theo sau khẩu hiệu “ kinh tế thị trường với màu sắc đặc biệt Trung Quốc” mà  Bắc Kinh đưa ra trước đó:  

“Thành ra Việt Nam nói mình theo cơ chế kinh tế thị trường kèm cái đuôi xã hội chủ nghĩa. Nhưng từ khi gọi là đổi mới từ năm 86 đến giờ, mặc dầu kinh tế có lên nhưng vấn đề công bằng xã hội, vấn đề phân biệt  giai cấp càng ngày càng mạnh. Nếu phát triển mà chỉ phần chóp bu  lấy được của cải trong nước thì nói chưa hoàn thiện là đúng”

Đây là khẩu hiệu họ đưa ra nhưng họ lầm lẫn, họ cãi nhau ở chỗ khái niệm, họ không đo đạc cho đàng hoàng những cái phát triển của kinh tế và xã hội. Với một xã hội còn lắm khó khăn, dẫu kinh tế có phát triển cao đi nữa mà chỉ một thành phần nào được hưởng lợi thì đúng là chưa thành công”.

Phải nêu bật thế nào là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa bởi đây là quá trình mà chừng như tới lúc này chưa được xác định, chưa được làm rõ dù đã nói rất nhiều, là phân tích của chuyên gia kinh tế, nhà nghiên cứu độc lập Lê Đăng Doanh:

Định hướng  xã hội chủ nghĩa có thể là làm cho dân giàu, tạo công bằng xã hội, cũng có thể được định nghĩa là phải kiểm soát quyền lực như ông Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước đã nhiều lần nhấn mạnh  phải kiểm soát các vi phạm về quyền hạn của một số quan chức trong bộ máy Nhà Nước”

“Tôi nghĩ Việt Nam cần sớm xác định rõ định hướng xã hội chủ nghĩa là như thế nào. Bởi vì Trung Quốc cũng nói họ có một nền kinh tế thị trường đặc sắc Trung Quốc, Cộng Hòa Liên Bang Đức nói có thị trường kinh tế xã hội. Mỗi một nước có một nội dung về kinh tế thị trường khác nhau, vấn đề ở đây là phải xác định rõ một nội dung cho nó thích hợp để cái kinh tế thị trường đó hoạt động một cách có hiệu quả hơn. Mấu chốt là phải thực hiện sự cạnh tranh bình đẳng và phải kiểm soát được các thế lực đột quyền”.

Về phần Tiến sĩ Ngô Trí Long, nguyên Viện phó Viện Thị Trường Giá Cả, có tiến đến kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa được hay không thì còn nhiều vấn đề lắm:

“Nói thẳng ra là phải hỏi Ban Lý Luận Trung Ương, Hội Đồng Lý Luận Trung Ương, các ông vạch ra thì các ông rõ hơn. Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là về mặt lý luận nhưng  thực tế còn xa vời  lắm”

“Việt Nam chưa thể xây dựng được một nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, điều kiện hội nhập còn nhiều khiếm khuyết. Từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường thì đây vẫn còn là bước quá độ.  Chưa đầy đủ, thiếu cái gì thì bây giờ đang xem xét, đang bàn. Thí dụ tự do hóa giá cả là một vấn đề, hay phải đáp ứng qui luật thị trường,  phải có những yếu tố đó”.

Báo cáo của Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư trích dẫn đánh giá từ Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới năm 2019, cho thấy Việt Nam đứng hạng 67 về chỉ số Năng Lực Cạnh Tranh 4.0.

2011-10-13T120000Z_297134595_GM1E7AD1NNH01_RTRMADP_3_VIETNAM.JPG
Hình minh hoạ. Một người đàn ông đang kéo một xe hàng trên đường phố TP Hồ Chí Minh hôm 13/10/2011. Reuters

Chỉ số thành phần về thể chế vẫn là một trong nhóm có thứ hạng thấp nhất, tức là đứng thứ 89. Ngoài ra, chỉ số đổi mới sáng tạo tăng 3 bậc, từ 45 lên 42, thế nhưng chỉ số thành phần thể chế lại giảm tới 3 bậc, từ 78 xuống 81.

Theo nhà nghiên cứu độc lập Lê Đăng Doanh, những con số về thứ bậc như vậy cho thấy sau 34 năm đổi mới,  thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam cũng đang dần hội nhập quốc tế, tuy nhiên:

Mặc dầu có tiến bộ nhưng thể chế của Việt Nam đang có vấn đề, bộ máy của Việt Nam cần tiếp tục hoạt động hiệu quả hơn. Điều ấy cũng đã được phản ảnh trong báo cáo của Phòng Thương Mại-Công Nghiệp Việt Nam VCCI, trong đó có nêu tỷ lệ các doanh nghiệp phải chi trả những chi phí ngoài pháp luật, chi phí bôi trơn, tuy có giảm sút nhưng vẫn còn khoảng 56%” 

“Tôi nghĩ việc phát hiện ra là một bước tiến có tinh thần cầu thị. Vấn đề bây giờ là phải tích cực thực hiện cải cách để nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế, sản phẩm và dịch vụ của Việt Nam”.

Đối với ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân Vận Trung Ương đảng cộng sản Việt Nam, phải nhìn vào hiện trạng phát triển của Việt Nam để thấy kinh tế thị trường mà còn thòng thêm cái đuôi định hướng chủ nghĩa xã hội là cả một lý luận  khiên cưỡng, đánh tráo khái niệm:

Trước đây thì hùng hồn “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến thẳng, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” mà cuối cùng là áo không đủ mặc, cơm không đủ ăn. Năm 86 là buộc phải đổi mới, đi vào kinh tế thị trường mà vẫn bám lấy cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường cho phép tư nhân, cho nhà kinh tế nhiều thành phần, rồi thì ngoại thương, mà trước đây Nhà Nước quản lý không cho ai làm, thì bây giờ nhiều thành phần được buôn bán giao dịch với quốc tế”

“Thế nhưng nếu để như thế thì rõ ra  cộng sản muốn làm tư bản chủ nghĩa là phản bội, cho nên  sĩ diện bày ra cái đuôi là định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Có thể đây là một nhóm tiến bộ trong đảng đã bắt đầu nhìn thấy sự thật nhưng không dám nói đến nơi đến chốn, không đi đến tận cùng mà chỉ nói rằng không đầy đủ các phương thức về kinh tế thị trường. Nói một cách nhẹ nhàng thì đây là bước thừa nhận thất bại. - Nguyễn Khắc Mai

Đó là điểm mâu thuẫn của thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, ông Nguyễn Khắc Mai lý giải tiếp:

Nó vẫn là kế hoạch hóa, hành chính hóa, tức là đảng ra Nghị Quyết để làm kinh tế chứ không để các cơ sở kinh tế phát triển tự nhiên lên. Cái nghịch lý, cái mâu thuẫn là muốn làm tư bản nhưng lại dùng phương thức cộng sản, lấy Nhà Nước bao trùm, lấy quốc doanh làm chủ đạo”.

Vậy có đúng là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa  của Việt Nam chưa hoàn thiện vì còn nhiều bất cập, khiếm khuyết và xa vời chuẩn mực phổ biến về một thị trường hiện đại, hội nhập như Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư chỉ ra? Ông Nguyễn Khắc Mai trả lời;

“Như thế cũng cứ coi như là một bước tiến đi. Có thể đây là một nhóm tiến bộ trong đảng đã bắt đầu nhìn thấy sự thật nhưng không dám nói đến nơi đến chốn, không đi đến tận cùng mà chỉ nói rằng không đầy đủ các phương thức về kinh tế thị trường. Nói một cách nhẹ nhàng thì đây là bước thừa nhận thất bại.”

Cái thất bại lớn nhất, tức đường đi không tới của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam chính là cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa vừa mập mờ  vừa lạc điệu 34 năm nay. Ông Nguyễn Khắc Mai làm một cuộc so sánh:

Anh tiêu một đống tiền gấp 2 lần Hàn Quốc, anh chi ra một khoảng thời gian bằng 2 lần của Hàn Quốc mà anh không hình thành được một nền kinh tế đàng hoàng như Hàn Quốc. Anh không có nền khoa học kỹ thuật và giáo dục tiến bộ, không có hệ thống luật pháp để điều tiết cái sinh hoạt hiện đại của xã hội tính từ 1986 đến nay”.

Với thể chế kinh tế thị trường kèm theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà chính sách luật pháp lại tùy tiện thì đi mãi chưa tới là chính xác, ông Nguyễn Khắc Mai kết luận.  
Theo RFA

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau khi chiếm được chính quyền tại Miền Bắc Việt Nam vào năm 1954, hồ chí minh đã bê nguyên cái mô hình “hoc tập cải tạo” của mao trạch đông từ Trung Cộng vào Miền Bắc Việt Nam. Đây là một kế hoạch nằm trong chính sách giết người có chủ đích, có tính toán dưới cái chiêu bài giả hiệu là “cải tạo” những người chống đối chủ nghĩa xã hội để trở thành công dân của nước xã hội chủ nghĩa. Với kế hoạch “cải tạo giết người” này, hồ chí minh đã giết và thủ tiêu 850,000 người dân Miền Bắc trong những cái gọi là “trại học tập cải tạo.” Sau ngày 30-4-1975, lũ Việt gian cộng sản cũng tiếp tục kế hoạch giết người này, và chúng đã giết và thủ tiêu 165,000 quân, cán, chính VNCH và những người quốc gia trong 150 “trại cải tạo” của chúng trên toàn lãnh thổ Việt Nam. “Học Tập Cải Tạo” Bắt Đầu tại Miền Bắc Việt Nam
Quý vị hãy ngắm một số ngôi sao showbiz đang nổi của Việt Nam: minhtu111.jpeg Đây là Minh Tú, một người mẫu. Quý vị thấy gì không? Nếu đặt ảnh nhiều ngôi sao showbiz Việt Nam bên cạnh phụ nữ các nước phương Tây, có lẽ cũng không thấy nhiều khác biệt (dĩ nhiên, sau khi hóa trang). Tất nhiên, chỉ nên đặt ảnh chân dung thôi nhé. Vì về thân hình thì các cô gái Việt Nam không thể có được những đường cong chết người như gái Tây, dù cũng đã chỉnh sửa nhiều.
Theo một nghiên cứu mới, người Mỹ tin tưởng các nhà tuyển dụng của họ hơn nhiều so với cộng đồng doanh nghiệp và tổ chức phi chính phủ; trong khi họ KHÔNG còn tin tưởng vào cả chính phủ lẫn giới truyền thông. Theo một cuộc khảo sát hàng năm (pdf) do công ty quan hệ công chúng Edelman công bố ngày 13/1, cho thấy 72% người Mỹ được hỏi tin rằng nhà tuyển dụng của họ là “trụ cột chính của niềm tin”. Không tin tưởng chính phủ và truyền thông Giám đốc điều hành của Edelman, Richard Edelman cho biết trong một tuyên bố: “Đại dịch COVID-19, với hơn 1,9 triệu sinh mạng bị mất, và con số thất nghiệp tương đương với cuộc Đại suy thoái - đã đẩy nhanh sự xói mòn lòng tin”.
Từ lúc tối Chúa nhật 10.01.2021 đến giờ tôi nhận được 2 cuộc gọi và nhiều tin nhắn hỏi có phải Đức Giáo Hoàng bị bắt không? Nhảm nhí không thể tưởng tượng! Đừng nhẹ dạ cả tin và đừng để mình bị lung lay bởi những tin đồn thất thiệt kiểu này của ma quỷ hay đồ đệ của ma quỷ. Đức Giáo Hoàng là một trong vài nhân vật quan trọng và được quan tâm nhất thế giới, nếu có chuyện gì liên quan đến ngài thì cả thế giới đã ầm lên trước rồi! Không đến lượt các bác phải lo! Trưa nay Chúa nhật 10.01.2021, ngài còn dạy giáo lý và đọc kinh truyền tin và ban phép lành cho mọi người. Truyền hình của Ý tối nay còn đưa tin lại. Ngài là Quốc trưởng của Thành Quốc Vatican, là đại diện Chúa ở trần gian, là người đứng đầu Giáo Hội, ai dám bắt ngài và ai bắt được ngài? Cả thế giới Công giáo lại để cho ngài dễ dàng bị bắt sao! Phải suy xét! Đừng dễ tin mà rơi vào bẫy ma quỷ!
Lương tri toàn thế giới Cùng nhau ta xuống đường Chung tay chặn cái ác Giúp Trump cứu quê hương Cái ác đang bành trướng Chúng không chừa Thánh đường Chúng len vào trường học Phá tan hoang thị trường Xưa kia một triều đại Chỉ có vài kẻ gian Bây giờ những kẻ xấu Móc nối thành tập đoàn Chúng gieo rắc chết chóc Buôn bán trên mạng người Chúng biến các em nhỏ Thành đồ chơi mua vui Không trị hết ma quỷ Ma quỷ càng sinh sôi Mưu toan “Toàn cầu hóa” Để thôn tính loài người Cái ác vốn ẩn náu Giờ đây lộ nguyên hình Cái Thiện đoàn kết lại Cái Ác hết hoành hoành Không chỉ có nước Mỹ Cả thế giới lâm nguy Không cứu nhanh thế giới Thế giới chẳng còn gì Chỉ còn vài ngày nữa Là Thiện – Ác phân tranh Chẳng còn bao lâu nữa Thế giới sẽ yên lành Thành tâm mà cầu nguyện Chúa chở che yêu thương Trí huệ và dũng mãnh Cùng nhau ta xuống đường! Ngày 03 tháng 1 năm 2021 Đoàn Thị Lam Luyến
Bất chấp lệnh đóng cửa của thống đốc California, bất chấp Lễ hội truyền thống Hoa Hồng nổi tiếng bị hủy bỏ trong ngày đầu năm mới với lý do đại dịch virus Vũ Hán, người dân California đã quyết định tổ chức một cuộc diễu hành MAGA thay thế.
Tại Hội nghị thông tin báo chí về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) năm 2020 do Cục CSGT (Bộ Công an) tổ chức chiều 25/12. Thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó Cục trưởng Cục CSGT cho hay, ‘người vi phạm trước đây còn xin xỏ, giờ đánh luôn CSGT’. Ông Đức cho hay, ngoài nguyên nhân từ phía người vi phạm, Cục CSGT cũng thẳng thắn nhìn nhận vẫn có hiện tượng sai phạm, tiêu cực, nhất là văn hóa ứng xử của cán bộ, CSGT khi tiếp xúc với nhân dân còn hạn chế, dẫn đến một số vụ việc gây bức xúc trong dư luận. Thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó Cục trưởng Cục CSGT so sánh với năm 2019, số cán bộ CSGT bị thương vì bị chống đối năm 2020 có giảm nhưng hành vi chống đối ngày càng manh động. “Trước đây, khi bị dừng xe thì người vi phạm xin xỏ, xin không được mới quay sang chống đối
Mối đe doạ Trung Quốc nguy hiểm đến mức độ “sừng sững” ngay cho cả cường quốc số 1 thế giới là Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã công khai rằng Trung Quốc là mối đe doạ số 1. Với Hoa Kỳ và với Châu Âu - khi phát hiện ra Trung Quốc là mối đe doạ số 1 thì đó cũng là lúc ung thư ở giai đoạn “trưởng thành”. Trong muôn ngàn đe doạ từ Trung Quốc thì đe doạ của gián điệp Trung Quốc là cực kỳ nguy hiểm. Nguy hiểm đến mức nhiều năm sau vẫn chưa nhận biết hết được. Hoạt động gián điệp của Trung Quốc đã “tăng trưởng” đến mức “đại dịch toàn cầu”, trở thành mối đe doạ kinh sợ cho bất cứ quốc gia nào. Ngay đến cường quốc số 1 thế giới là Hoa Kỳ, không phải nhìn thấy, mà đã “lãnh đủ” nhiều đòn “choáng mặt” từ gián điệp Trung Quốc.
Tôi vẫn tin Ông Trump đắc cử Vì tâm yêu nước, trí anh hùng Đầm lầy quyết tát trừ gian tặc Dũng cảm đương đầu với hiểm hung ! Tôi vẫn tin Ông Trump thắng cử Đức tài, nhân thế có bao đâu ! Ông, người duy nhất dân tin tưởng Sẽ cứu quê hương thoát họa Tầu Lưỡng đảng dẫu nhiều tên phản phúc Nhưng dân trăm họ quyết bên ông Và ông, lịch sử huyền trao lệnh Tát cạn đầm lầy dựng núi sông ... Tôi vẫn tin những trò tráo phiếu Xé toang hiến pháp, bịp toàn dân Là điều ô nhục Hoa Kỳ đấy Nếu để gian đồ được thoát thân ...
THƯ CỤ HUỲNH GỬI LÃNH ĐẠO QUỐC TẾ THƯ CỤ TRẦN VĂN HUỲNH - THÂN PHỤ CỦA ÔNG TRẦN HUỲNH DUY THỨC GỬI LÃNH ĐẠO QUỐC TẾ Thư gửi quý vị lãnh đạo quốc gia/quốc tế Kính gửi ông/bà, Tôi là Trần Văn Huỳnh, cha của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, hiện đang thụ án tại trại giam số 6 tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Trong hoàn cảnh tù đày hơn 11 năm qua, Duy Thức vẫn luôn dõi theo tình hình của thế giới. Duy Thức quan niệm rằng dịch bệnh Covid-19, tuy gây tình trạng hỗn loạn và tàn khốc khắp nơi, nhưng cũng là động lực cần thiết để thế giới bước sang một thời đại mới.
Bảo Trợ