HÀ NỘI (NV) – Chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ của Học Viện Khoa Học Xã Hội ở Hà Nội vừa bị cáo buộc làm sai quy định từ tuyển sinh đến đào tạo nên đang bị đề nghị “xem xét xử lý trách nhiệm…”
Vốn được mô tả là một “lò ấp tiến sĩ” giống như gà công nghiệp đẻ mỗi ngày một trứng, thanh tra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo vừa xì ra cho một số tờ báo trong nước bản kết luận thanh tra. Trong đó nêu ra các điều sai trái, bất chấp quy định của những người cầm đầu một trong những cơ quan được giao trách nhiệm đào tạo tiến sĩ và thạc sĩ ngay trong nước các chuyên ngành thuộc khoa học xã hội.
Bản kết luận thanh tra nói: “..người có bằng thạc sĩ các ngành Chính Trị Học, Hành Chính Học, Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học, Quản Lý Khoa Học và Công Nghệ được dự tuyển cả 4 chuyên ngành Luật (Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính, Luật Hình Sự và Tố Tụng Hình Sự, Luật Kinh Tế, Tội Phạm Học và Phòng Ngừa Tội Phạm); Người có bằng thạc sĩ ngành Chính Sách Công, Quản Lý Công được dự thi chuyên ngành Kinh Tế Quốc Tế…” theo sự tường thuật của tờ Dân Trí hôm Thứ Hai, 28 Tháng Tám 2017.
Về một số chương trình đào tạo, cái “lò” nói trên “thiết kế chung cho cả 4 ngành đến 5 ngành đào tạo khác nhau, trong đó các học phần về kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành có nội dung hoàn toàn giống nhau.”
Các ông thầy được phân công làm thầy hướng dẫn cho nghiên cứu sinh (NCS) làm luận án thì không những ôm “quá tải” mà còn “hướng dẫn” làm luận án những ngành không phải chuyên môn của ông ta hay bà ta.
Tại một thời điểm có giáo sư hướng dẫn 12 nghiên cứu sinh, phó giáo sư hướng dẫn 9 nghiên cứu sinh, tiến sĩ hướng dẫn 7 nghiên cứu sinh. Trong khi đó, theo quy chế, giáo sư được hướng dẫn tối đa 7 học viên cao học; còn ở bậc tiến sĩ, giáo sư hướng dẫn cùng lúc không quá 5 nghiên cứu sinh. Thậm chí có ông còn hướng dẫn tới 44 nghiên cứu sinh ở nhiều ngành khác nhau.
“Kiểm tra danh sách hướng dẫn nghiên cứu sinh ngành Quản Lý Giáo Dục (năm 2015) cho thấy có nhiều trường hợp được phân công hướng dẫn chưa đúng quy định như tiến sĩ ngành Kinh Tế nhưng được phân công hướng dẫn NCS chuyên ngành Quản Lý Giáo Dục; Tiến sĩ ngành Nhân Học được phân công hướng dẫn 7 NCS ngành Dân Tộc Học,” Dân Trí kể lại.
Còn việc cấp phát bằng cấp thì “từ năm 2016, học viện đã tự in phôi bằng. Số phôi bằng đã in năm 2016 là 400 phôi bằng tiến sĩ và 1,710 phôi bằng thạc sĩ. Kiểm tra sổ cấp phát văn bằng cho thấy còn có hiện tượng tẩy xóa, sửa chữa trên sổ; nhiều mục chưa có đầy đủ các thông tin theo đúng quy định…”
Bản kết luận thanh tra tại Học Viện Khoa Học Xã Hội nêu ra một danh sách dài các tội của các ông quan cầm đầu ngành giáo dục hậu đại học và khuyến cáo, “Chấn chỉnh công tác tuyển sinh, tổ chức quản lý đào tạo của Học Viện Khoa Học Xã Hội; có biện pháp kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh kịp thời các thiếu sót, sai phạm. Tổ chức kiểm điểm, xem xét trách nhiệm các tập thể, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý có các thiếu sót, sai phạm nêu trong kết luận thanh tra.”
Bệnh thành tích ảo, gian dối trong vấn đề giáo dục tại Việt Nam không phải mới bị phát hiện mà đã bị phơi bày suốt nhiều năm qua nhưng các lời hô hào “chấn chính” kể cả đề nghị “thuốc đặc trị” cũng đã từng có nhiều mà không thấy thay đổi thật sự.
Cách đây không lâu, người ta thấy thống kê có hơn 24,000 ông bà tiến sĩ tại Việt Nam. Bên cạnh đó, cũng không thiếu những bản tin về những luận án tiến sĩ chỉ là sao chép của người khác, nội dung nghèo nàn không phải là một công trình nghiên cứu công phu. Đó là không kể những mảnh bằng tiến sĩ dỏm mua từ những xưởng cung cấp bằng tiến sĩ (Diploma Mill) chẳng cần học một ngày cũng có. (TN)
Theo nguoi-viet.com
VÕ KHÁNH VINH - LỰC SĨ VÔ ĐỊCH CỦA LÒ ẤP TIẾN SĨ
Sai phạm hàng loạt trong đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ
Tuổi trẻ
TTO - Xác định chỉ tiêu không đúng, tổ chức tuyển sinh và đào tạo thạc sĩ sai quy chế, chương trình đào tạo tiến sĩ không đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu… là những sai phạm tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN.Kết luận này vừa được Thanh tra Bộ Giáo dục - đào tạo phát hiện khi tiến hành thanh tra về hoạt động tuyển sinh, đào tạo của Học viện Khoa học xã hội.
Trước đó, đầu năm 2016, Học viện Khoa học xã hội từng gây ồn ào với chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ “khủng” cùng nhiều đề tài luận án “lạ” như “Hành vi nịnh trong tiếng Việt”, “Đặc điểm giao tiếp với người dân của chủ tịch xã”…
Chỉ tiêu vượt quá so năng lực đào tạo
Theo Thanh tra Bộ Giáo dục - đào tạo, quy mô đào tạo của học viện đã vượt xa năng lực thực tế về đội ngũ giảng viên hiện có.
Trong báo cáo đăng ký chỉ tiêu với Bộ Giáo dục - đào tạo, Học viện thống kê đội ngũ giảng viên cơ hữu gồm 21 giáo sư, 184 phó giáo sư, 249 tiến sĩ.
Tuy nhiên, kiểm tra cho thấy nếu tính giảng viên gồm các cán bộ nghiên cứu của toàn Viện Hàn lâm Khoa học xã hội thì số lượng thực tế có chênh lệch giảm 10 phó giáo sư so với số lượng học viện đã báo cáo.
Còn nếu tính riêng đội ngũ giảng viên của Học viện, số lượng còn hạn chế hơn rất nhiều với 7 phó giáo sư và 17 tiến sĩ.
Như vậy, trong khi Học viện đăng ký 435 chỉ tiêu tiến sĩ và 1.600 thạc sĩ, nhưng khi căn cứ vào quy định về xác định chỉ tiêu, Thanh tra Bộ Giáo dục - đào tạo kết luận: toàn bộ chỉ tiêu tuyển sinh trình độ thạc sĩ năm 2017 của Học viện chỉ còn còn 86 chỉ tiêu và trình độ tiến sĩ của tất cả các khối ngành không còn chỉ tiêu nào.
Ngoài ra, Học viện còn tổ chức tuyển sinh, đào tạo trình độ thạc sĩ ngoài trụ sở chính, vi phạm Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ.
Phân công hướng dẫn: "râu ông nọ cắm cằm bà kia"
Thanh tra Bộ Giáo dục - đào tạo phát hiện một loạt bất thường trong phân công hướng dẫn nghiên cứu sinh và học viên cao học tại học viện.
Điển hình, phó giáo sư, tiến sĩ ngành kinh tế nhưng được phân công hướng dẫn nghiên cứu sinh chuyên ngành quản lý giáo dục. Tiến sĩ ngành nhân học được phân công hướng dẫn 7 nghiên cứu sinh ngành… dân tộc học.
Ngoài ra, một số biên bản chấm luận án tiến sĩ cấp cơ sở, cấp học viện không ghi đầy đủ thông tin của buổi bảo vệ theo quy định, nhất là phần nghiên cứu sinh trả lời các câu hỏi của hội đồng. Thậm chí, có biên bản chấm luận án cấp Học viện chỉ ghi “nghiên cứu sinh đã trả lời các câu hỏi của hội đồng”.
Đặc biệt, chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ không đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu.
Theo đúng quy định, khối lượng kiến thức tối thiểu đối với trình độ tiến sĩ là 90 tín chỉ đối với người tốt nghiệp thạc sĩ, 120 tín chỉ đối với người tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, thực tế, tại học viện, tất cả các chương trình đào tạo tiến sĩ đều có cấu trúc chương trình gồm… 16 tín chỉ.
Chưa kể, một số chương trình đào tạo được thiết kế chung cho cả 4 - 5 ngành đào tạo khác nhau, trong đó các học phần về kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành có nội dung hoàn toàn giống nhau, hoặc thiết kế chung cho tất cả các ngành đào tạo thuộc nhiều nhóm ngành khác nhau.
CÁC NHÀ KHOA HỌC TIẾT LỘ VỀ GIA THẾ ÔNG VÕ KHÁNH VINH
.
HĐGSPGSNN đã xét đạt tiêu chuẩn GS cho một kẻ vô đạo đức trong nghiên cứu khoa học và không đủ tiêu chuẩn nhà giáo như Võ Khánh Vinh để tay này có điều kiện làm bậy. Đồng loã là Hội đồng giáo sư, phó giáo sư ngành Luật.
Bản thân Võ Khánh Vinh bất tài trong lĩnh vực khoa học pháp lý, cố ý làm trái cùng những người ủng hộ trục lợi.
Vậy mà nay BGD vẫn để Võ Khánh Vinh làm Chủ tịch Hội đồng giáo sư, phó giáo sư ngành Luật. Đây là một việc làm nhục giới Luật học Việt Nam. Gần đây tay này mời tôi tham gia biên soạn Từ điển Bách khoa toàn thư phần Luật học. Tôi không tham dự vì không thể hợp tác với một kẻ như Võ Khánh Vinh.
Võ Khánh Vinh là GS, Tiến sĩ về ngành luật. Trước đây ông ta là Phó Chủ tịch kiêm Bí thư đảng ủy Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Khi Học viện KHXH thành lập, ông nắm ngay chức Giám đốc Học viện KHXH, mà báo chí gọi là Lò ấp Tiến sĩ; đưa em trai và các con và họ hàng về nắm các vị trí lãnh đạo ở đây.
Học viện KHXH toàn thấy học Võ. Này nhé: GS Võ Khánh vinh, Giám đốc, kiêm Chủ nhiệm 3 khoa; Con trai đầu 30 tuổi TS Võ Khánh Minh, Trưởng phòng Đào Tạo, Phó Bí thư Đảng ủy cơ quan; Con trai thứ NCS Võ Khánh Linh, VIP Khoa Luật, Bí Thư Đoàn cơ sở; Em trai Võ Hoài Nam, Trưởng Đại diện cơ sở của Học viện tại TP Hồ Chí Minh; Cháu gọi ông Vinh bằng Cậu, tên Hiếu, Trưởng Đại diện cơ sở của Học viện KHXH tại Đà Nẵng.
Cuong Huy Ngo Tôi nghĩ Bộ Giáo dục phải vào cuộc để làm rõ việc Võ Khánh Vinh có phải là (phó tiến sĩ) tiến sĩ hay không.
Giao Hoàng (PGS. TS Hoàng Ngọc Giao): Nhục nhã quá, hàng chục năm hoành hành, nay bị lộ !!! Con đường thăng tiến của Vinh được nâng bước bởi vào những năm 90, liên kết đào tạo cử nhân luật, hệ từ xa với ĐH Huế ! nhiều cán bộ Viện NNPL đã phải đi dạy thuê cho Vinh...
----------------------
Theo Blog Teu