Nguyễn Hồ Châu Linh – Ánh Trăng

18 Tháng Tám 20179:48 CH(Xem: 1529)

Nguyễn Hồ Châu Linh – Ánh Trăng

Một cậu bé đang chơi dưới chân cầu Chương Dương qua sông Hồng, Hà Nội ngày 19 tháng 4 năm 2007. (Ảnh minh họa)
Một cậu bé đang chơi dưới chân cầu Chương Dương qua sông Hồng, Hà Nội ngày 19 tháng 4 năm 2007. (Ảnh minh họa)
blank AFP

Sự cô đơn vào đời

Ngày 8/8/17 lúc 1 giờ chiều Nguyễn Hồ Châu Linh chào đời. Lẽ ra em được chào đón bằng nụ cười hạnh phúc của mẹ và vòng tay ấm áp, chở che của bố. Thế nhưng Châu Linh đã cất tiếng khóc đầu tiên trong nỗi cô đơn và những giọt nước mắt can đảm của mẹ. Cả hai mẹ con sẽ phải chào đón một bản án bất công sắp giáng xuống người chồng, người cha thân yêu của họ. Ngày 21/8 tới đây sẽ là phiên tòa xử cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai. Anh bị gán ghép với hai tội danh “chống người thi hành công vụ” và “không chấp hành án quản chế”.

Ngay khi chỉ mới là một một mầm sống trong bụng mẹ, đêm đêm Châu Linh đã từng được nghe bố nói chuyện với em. Đây là một mái ấm nho nhỏ vừa mới bắt đầu. Mẹ em, chị Linh Châu đã chia sẻ trên facebook rằng chị cảm thấy hạnh phúc mỗi tối khi chồng về, sờ tay lên bụng nói chuyện với con và chị rất tự hào về người chồng của mình.

JB Nguyễn Văn Oai tốt nghiệp cử nhân tin học. Anh tham gia hoạt động bảo vệ quyền lợi công nhân trong các nhà máy xí nghiệp ở Bình Dương và biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Ngày 30/7/2011, anh bị bắt cùng với 14  thanh niên công giáo và bị tuyên án 4 năm tù giam và 4 năm quản chế với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo điều 79 Bộ Luật Hình Sự. Anh mãn hạn tù vào tháng 8 năm 2015.

Nguyễn Văn Oai chưa bao giờ nhận mình có tội. Khi ra khỏi tù anh tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực dân quyền, tiếp tục lên tiếng và hướng dẫn giáo dân đấu tranh chống lại các khoản thuế khóa và lạm thu về giáo dục,..

Anh chia sẻ với vợ: " Nếu bây giờ, anh im lặng mà tham lam cuộc sống an nhàn và vui vẻ hưởng hạnh phúc, trong khi anh biết rõ đất nước mình đang ngày bị tàn phá ở tay cộng sản, thì chính anh là người đang phá hủy tương lai của chính con cháu mình sau này".

Chị Châu hiểu chồng và rất yêu chồng. Khi còn là một thiếu nữ, chị đã dám yêu một tù nhân chính trị và sẵn sàng gắn bó cuộc đời mình với anh. Khi Nguyễn Văn Oai bị bắt, người ta nhìn thấy rõ hơn chị đúng là một nửa của anh.

Đó là cái gia sản nhiều khổ đau và đầy bất trắc do chính chúng ta góp phần tạo ra cho chúng.
-Nguyệt Quỳnh


Một mình, cô đơn, thai nghén, chị vẫn thẳng thắn nói với những kẻ bắt giam chồng mình bằng những lời khẳng khái: “Tội chồng tôi là tội yêu nước và không chịu im lặng mặc cho các ông muốn làm gì dân thì làm thôi… Mấy ông thấy người yêu nước lo cho dân hơn các ông, các ông ghét các ông bỏ tù chồng tôi cho yên đó mà. Các ông nên nhớ các ông hại dân vậy thì các ông bắt Nguyễn văn Oai này thì còn nhiều Nguyễn văn Oai khác hơn thôi. Xem các ông giữ được bao nhiêu người như Nguyễn văn Oai”.

Đọc những điều chị chia sẻ, tôi bỗng dưng muốn đem cái khung cửa sổ đầy bóng đêm của cuộc đời chị và Nguyễn Hồ Châu Linh đến với chúng ta. Tình yêu của họ đã bị cắt lìa, mái ấm hạnh phúc nho nhỏ ấy đầy sóng gió, thế nhưng người vợ vẫn thì thầm với con gái, với chồng và với chính mình hàng đêm: “Chồng yêu! Anh có đang nhìn về phía cửa sổ như vợ lúc này để nhớ về mẹ con em không? Ngoài kia Đời lắm chuyện thị phi, cam go,... lúc này vợ đang cảm thấy khoảng trời thật bình yên để nhớ lại những khoảnh khắc có chồng bên cạnh. Lúc này mẹ con em cũng đang nhìn qua khung cửa sổ để nhìn về phía chồng, cứ như khung cửa này đang chia cắt gia đình chúng ta vậy. Vợ cảm nhận được sự cô đơn và nỗi nhớ của chồng qua khung cửa, vợ cũng đang nhìn về nó với sự cô đơn và nỗi nhớ. Chồng luôn dặn vợ đừng lo lắng cho chồng, hãy cố gắng sống tốt và thay chồng lo cho con để chờ ngày chồng trở về. Chồng yên tâm, mẹ con em sẽ luôn nhớ và cùng nhau đợi chồng về”.

Tương lai của cả thế hệ nhỏ

Ngày hôm nay, không có người dân VN nào là không phải đối diện với cái bóng đêm mênh mông đó. Điều đáng buồn là các thế hệ của các bé Châu Linh, Nấm, Gấu, Tài, Phú và bao trẻ thơ khác sẽ phải sống với nó, không có chọn lựa nào khác! Đó là cái gia sản nhiều khổ đau và đầy bất trắc do chính chúng ta góp phần tạo ra cho chúng. Cái gia sản mà những trẻ thơ như Tài và Phú đã phải trải qua những giây phút kinh hoàng, khi chúng phải tận mắt chứng kiến cảnh công an dùng gậy sắt đánh gãy chân chị Trần Thị Nga, mẹ các cháu.

Nhưng rõ ràng sự gia tăng đàn áp hung bạo của chính quyền không có khả năng quật ngã những người phụ nữ như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga, hay Linh Châu. Trong bóng đêm đè nghẹt ấy, người mẹ nhìn thấy có một ánh trăng nhỏ nhoi vụt sáng. Ánh Trăng đó là Nấm, Gấu, Tài, Phú, là Nguyễn Hồ Châu Linh,… và đó là sức mạnh của người mẹ.

Ngày 21/8 người cha thân yêu của Nguyễn Hồ Châu Linh sẽ phải ra tòa. Công an, CSCĐ, CSGT, an ninh thường phục sẽ lại bố ráp, phong tỏa trước cổng Tòa án. Thế nhưng, lãnh đạo CSVN làm sao ngăn nỗi tiếng nói của JB Nguyễn Văn Oai. Chúng ta đã được nghe anh nói ngày anh được trả tự do và còn đang lắng nghe nhịp đập trái tim của người thanh niên ấy: “sau khi được tự do, tôi thấy những năm tù qua thật ý nghĩa. Trong những năm tháng lao tù càng làm cho tinh thần của tôi thêm mạnh mẽ… Lúc làm thủ tục, tôi không ký giấy ra trại vì cho rằng mình không sai và việc họ bắt giam tôi đã sai trái với công lý. Tôi sẽ tiếp tục đấu tranh cho dân chủ – nhân quyền ở Việt Nam dù có phải hy sinh tính mạng. Những năm tháng lao tù cộng sản không thể làm tinh thần tôi gục ngã được.”

Cám ơn JB Nguyễn văn Oai, cám ơn ánh trăng Nguyễn Hồ Châu Linh. Người cha thân yêu của em chắc chắn sẽ trở về. Ngày ấy món quà cưới cho vợ sẽ đẹp hơn, và đê Bung sẽ không còn những kẻ rình rập bắt người, đê Bung sẽ đầy những vì sao lấp lánh.

Tôi chắc không ai có thể nói về “ý nghĩa của sự sống” đẹp như JB Nguyễn Văn Oai và vợ của anh. May ra, câu nói của triết gia Albert Camus có thể quảng diễn phần nào cuộc đời của người trai Nguyễn văn Oai và những suy tư của người vợ tuyệt vời của anh nơi một làng quê còn mênh mông bóng đêm:

“Thứ được coi là lý do để sống cũng là lý do tuyệt vời để chết”
Theo RFA

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Bê-tông cốt tre Việt Nam và cầu "bóc vỏ" China!
Đường sắt Cát Linh – Hà Đông là đại ác tích tụ thành một khối u đang di căn trong nền tài chính quốc gia, Chính phủ đương nhiệm chỉ biết ngậm bồ hòn làm ngọt. Đưa cái khối u di căn đó về án ngữ giữa thủ đô chẳng khác gì rước giặc vào nhà. Không đưa bọn sâu mọt rước giặc về nhà kia vào lò thì nói chuyện an dân chỉ là để sướng mồm mà thôi !
Việt Nam thật giỏi, thật đáng tự hào khi cứu chữa thành công bệnh nhân 91, phi công người Anh trong đại dịch cúm Tàu vừa qua. Tuy nhiên, có câu hỏi cứ day dứt mãi mà chẳng biết hỏi ai: Tại sao người phi công đó, khi bệnh tình trầm trọng nhất chỉ còn 5% cơ hội (khả năng) sống, mà nước mình vẫn tập trung cao nhất mọi nguồn lực "còn nước còn tát", quyết tâm cứu chữa bằng được. Bất chấp mọi khó khăn, giành giật sự sống cho họ trong từng phút từng giây (tôi ủng hộ điều này).
Trần Đăng Khoa - Vụ án Hồ Duy Hải đến nay đã rõ quá rồi. Chúng ta chỉ còn chờ phán quyết chính thức của một phiên tòa sạch do Ủy ban Tư pháp Quốc hội thành lập, sẽ tiến hành trong thời gian không còn lâu nữa. Tuy nhiên, dư luận xã hội vẫn không hạ nhiệt mà càng ngày càng nóng. Những người muốn cứu Hải và cứu cả nền tư pháp của chúng ta thì đưa ra những bằng chứng không thể bác bỏ về việc Hải vô tội. Những người tàn phá nền tư pháp và tàn phá cả thể chế của chúng ta thì truy bức Hải đến cùng để giết cho bằng được một người dân không có bằng chứng phạm tội. Gần đây nhất là ông Đỗ Văn Đương, nguyên đại biểu Quốc hội, Phó ban Dân nguyện. Ông đã viết đến ba trang gửi Chủ tịch nước để bênh vực ông Nguyễn Hòa Bình, cho là ông đã xử đúng người đúng tội. Bằng cớ là ông đã vào tận nhà tù hỏi Hải và Hải đã nhận tội và còn mong được chết sớm.
Nguyễn Xuân Diện: VỀ VIỆC DỰNG TƯỢNG VUA LÝ Ở CÁC TÒA ÁN TS. NGUYỄN XUÂN DIỆN CÓ Ý KIẾN VỀ VIỆC TÒA ÁN TỐI CAO TRIỂN KHAI DỰNG CẢ NGÀN TƯỢNG VUA LÝ THÁI TÔNG TẠI TRỤ SỞ TOÀ ÁN TRÊN TOÀN QUỐC Live Stream lúc 20h về việc Tòa án tối cao triển khai dựng tượng Lý Thái Tông trên tất cả các trụ sở tòa án nhân dân và tòa án quân sự trên cả nước, bằng chất liệu đồng đỏ. Nguyễn Đức Long Tóm tắt bài nói của tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện về việc toà án tối cao dự định dựng tượng đài vua Lý Thái Tông trong trụ sở các tòa án nhân dân và tòa án quân sự trên cả nước: - Không thể lấy con người cụ thể để làm biểu tượng, - Không thể đưa một vị hoàng đế đại diện cho một quốc gia làm đại diện cho một ngành, - Thiết kế hàng loạt tượng đài có kích thước giống nhau sẽ làm hỏng không gian kiến trúc ở các trụ sở toà án, - Đi ngược với lệnh cấm xây dựng tượng đài của Bộ Văn hoá,
Thay trời hành hóa, chốn nhân gian có bài cáo lưu truyền rằng… Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác. Lại thấy: Một bên là con cháu Viêm Hoàng, xưng hùng xưng bá tứ phương Một bên là dòng dõi Tiên Rồng, lễ nghi chi bang bốn cõi Giống ở màu da nhưng không chung huyết mạch, liền núi liền sông nhưng nào phải một nhà. Há chẳng phải là: Thiên thư xưa đã chép, sách Trời nay vẫn ghi Trung Hoa đất bắc, Đại Việt trời nam Rành rành định phận ở trong sách Trời. Đẹp thay: Từ thuở cha Lạc Long Quân sinh thành trăm trứng, tiếp tiếp 18 đời vua Hùng mở núi khai sông Lại qua 4000 năm văn hiến huy hoàng, nối nối từng triều đại giữ vữn
Hãy nghe ông Nguyễn Thanh Chấn, một tử tù oan kể lại: "Gần 2 tuần tôi tập tành giết người. Hàng ngày họ đưa tới 1 phòng, trong phòng có 1 hình nộm, 1 con dao giả, cứ tập 8h bắt đầu, 11h30 nghỉ, chiều 14h tới 16h30. Mấy ngày đầu còn người đứng trông, sau đó tự tập, tập đến khi thành thục, thì thực hiện, tức biểu diễn, rồi họ chụp ảnh... Lúc đó thì giết người quá thành thục, quá chuẩn xác, đúng là 1 kẻ giết người, rồi tòa xử, tuyên án".
Không biết kẻ nào nghĩ ra mấy chữ "THẾ LỰC THÙ ĐỊCH" vừa tối tăm ngu xuẩn lại vừa rất hèn hạ gian manh. Bốn chữ khốn nạn này là một thứ giống như cái Hồ Lô của bọn yêu tinh trong Tây Du Ký, nhưng cái Hồ lô trong Tây Du Ký chỉ giam nhốt con người và yêu quái, còn bốn chữ này đám cầm quyền hiện nay dùng để giam nhốt tất cả những con người, những thái độ, những quan điểm và những thông tin làm Đảng và các nhóm lợi ích chính trị, kinh tế và văn hoá sợ hãi, lo lắng hay không thích.
LÂM ĐỒNG, Việt Nam (NV) – Lợi dụng chức vụ và địa vị của chồng, nữ trưởng Phòng Hành Chính Tư Pháp thuộc Sở Tư Pháp tỉnh Lâm Đồng đã lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng. Sáng 16 Tháng Sáu, Công An tỉnh Lâm Đồng cho biết đã khởi tố, bắt giam bà Bùi Thị Mai Liên (46 tuổi, ngụ phường 9, thành phố Đà Lạt), trưởng Phòng Hành Chính Tư Pháp thuộc Sở Tư Pháp Lâm Đồng, để điều tra tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.” Theo báo Tiền Phong, bà Liên bị bắt giữ cùng nhiều tài liệu liên quan tại phòng làm việc ngay trụ sở của Sở Tư Pháp, nằm trong tòa nhà Trung Tâm Hành Chính tỉnh Lâm Đồng, trên đường Trần Phú, phường 4, thành phố Đà Lạt. Sở này cũng là nơi ông Đoàn Xuân Sơn (48 tuổi), chồng bà Liên đang làm giám đốc. Đồng thời, Công An tỉnh Lâm Đồng báo với Sở Tư Pháp tiến hành khám xét Phòng Công Chứng số 1, đặt tại Trung Tâm Hành Chính tỉnh Lâm Đồng, và bắt giữ ông Nguyễn Quang Luận, cán bộ nơi này.
Ngôi nhà 2 tầng khang trang của gia đình nữ công chức văn phòng thống kê xã Đồng Tiến - người vẫn được cho vào danh sách hộ cận nghèo từ năm 2016/ảnh chụp màn hình trên báo VTC. Một số gia đình là cán bộ, công chức ở xã Đồng Tiến, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang vẫn được xếp vào hộ cận nghèo trong khi nhiều gia đình hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn thì lại bị ‘lãng quên’. Xã Đồng Tiến là địa phương vùng cao khó khăn của huyện. Trong quá trình rà soát, thống kê hộ nghèo, cận nghèo năm 2019, một số gia đình là cán bộ, công chức xã có điều kiện tốt nhưng vẫn được xếp vào hộ cận nghèo. Gia đình bà Phan Thị Liễu, công chức Văn phòng – Thống kê của xã Đồng Tiến, có căn nhà 2 tầng với diện tích khoảng 100m2 nằm ngay mặt đường, cách UBND xã Đồng Tiến khoảng vài trăm mét. Tuy có điều kiện về kinh tế nhưng gia đình bà lại được xếp vào hộ cận nghèo từ năm 2016.
Bảo Trợ