Phiếm luận về ÔM!…

21 Tháng Tư 20211:32 CH(Xem: 1325)

Phiếm luận về ÔM!…


Ở VIỆT NAM có nhiều hình thức Ôm:
– Bia ôm: Đàn ông nhân danh đi uống bia nhưng vào bar rồi lại uống ít mà tay chân thì làm việc nhiều. Các em chiêu đãi tự nhiên như người Hà Nội, mở bia lia lịa, giấu dưới bàn, đổ ra sàn gạch… rồi khổ chủ cứ tự nhiên trả tiền trước đứng dậy ra về mà… vẫn sướng!

– Cà-phê ôm: Hình thức gần giống như bia ôm, nhưng một ly cà phê có thể lên hàng chục ngàn đồng nếu biết lợi dụng câu giờ ôm và tận tình thám hiểm thì không đến nỗi phí tiền phí bạc!


massa xonghoi matxa

– Karaokê ôm: Chưa có thú tiêu khiển nào thanh lịch và văn minh hơn hình thức ôm nầy. Khách vào mở nhạc, miệng hát mà tay chân thì làm việc thoải mái… đến một lúc nào đó chẳng biết mình đang hát cái gì và hát đến đâu nữa thì, một là ra về, hai tiếp tục dẫn em lên thiên thai hay đi xuống địa ngục!…

– Tắm ôm: Hình thức độc đáo này phát xuất trước kia tại các vùng biển. Khách được mời xuống biển vừa tắm, vừa ôm, vừa làm những chuyện khác rất sạch sẽ ở dưới nước. Tắm ôm có giá cả và giờ giấc đàng hoàng. Chỉ ôm không thì “giá mềm”, nhưng mấy ai đã ôm nhau như sam mà không tới luôn bác tài!

Trường hợp nầy thì chủ tính tiền theo “giá cứng”. Do vừa tiện lợi vừa kiếm nhiều tiền, nghề tắm ôm được phát triển mạnh mẽ thêm ở trên cạn! Hình thức tắm ôm trên bờ cũng thuận lợi đủ điều, chẳng cần phòng ốc, giường chiếu, khăn màn và công an gác cửa. Vì không có biển có sông thì tắm ở trong bồn! Ôm được “tối đa” mà chẳng sợ ai dòm ngó!

– Võng ôm: Một số nhà trong các quận ven đô Sàigòn lợi dụng vườn cây ăn trái để tổ chức võng ôm. Chủ nhà treo những chiếc võng khuất trong các lùm cây và đặc biệt dành cho học sinh, sinh viên trốn học dẫn nhau vào đây du hí từ sáng đến tối. Chỉ cần đóng tiền thuê võng rồi tha hồ ăn trái cây và vui chơi thoải mái không thầy cô nào kiểm soát, quấy rầy! Cha mẹ thì yên chí con đến trường, lên lớp và vào thư viện làm bài từ sáng đến tối, ngày nào cũng như ngày nào cho đến lúc nào kết quả trông thấy… thì mới ngưng ôm võng!

– Đấm bóp ôm: Việt Nam là học trò của Thái Lan nhưng lại vượt qua mặt thầy không kèn không trống! Đấm bóp ở Việt Nam là hình thức nói chơi cho vui vì khách vừa nằm lên giường, đấm bóp viên đã bỏ hết lớp áo quần, ngồi ngay trên bụng khách mà xoa bóp thì ông già bảy mươi cũng hồi xuân huống gì trai trẻ hay các ông đang độ sồn sồn ! Cứ việc ra giá tiền bạc thì đấm ngồi, đấm nằm, đấm nghiêng đấm ngửa gì cũng được!

– Hớt tóc ôm: Một người đi Việt Nam về kể cho nghe, có ông già tại Việt Nam cứ vài ba ngày đi hớt tóc một lần. Tóc thì chỉ còn lơ thơ vài sợi mà cứ hớt đi hớt lại mãi, đến nỗi đầu chằng còn thấy sợi nào nữa. Thế mà vẫn khoái đi hớt cái đầu trọc! Cứ ngồi, mở lớn mắt ra mà thưởng thức của (còn) non, của lạ đang vờn qua vờn lại trước mặt. Các tay thợ muốn dụ khách kiếm thêm tiền “boa” thì cứ việc kéo đầu mấy ông già vào ngay bộ ngực nửa hở nửa kín kia là ăn tiền! Thế nào ngoài tiền hớt của chủ, thợ cũng kiếm được “boa” gấp đôi, nhất là khi gặp được vài ông Việt kiều già mất nết!

– Ráy tai ôm: Đây là kiểu ôm mấy ông Việt kiều thích nhất. Người thợ gái ngồi bên trái nhưng lại ráy tai phải của khách hoặc ngược lại, mặc dù ngồi kiểu nầy cô thợ trẻ chẳng thấy gì trong lỗ tai khách hàng. Khách cũng không cần thắc mắc, cứ nhắm mắt đê mê cho đến lúc đứng dậy móc ví trả tiền!

– Câu ôm: Đóng tiền, nhận mồi và cần câu rồi kiếm một túp lều trống hay đi ra xa một chút, thả cần xuống câu rồi… tự do ôm, có công an canh chừng khu vực! Chẳng cần biết có cá hay không, cá căn câu hay mồi còn hay hết làm gì, cứ việc say sưa ôm cho đến hết giờ, xong trả cần ra về thoải mái…

– Ôm tới bến: Hay còn nói ôm từ A đến Z. Kinh nghiệm ôm không cho phép người đàn ông bỏ ngang giữa chừng, dù ôm dưới hình thức nào, giờ giấc nào nhưng khi đã “tiến nhanh tiến mạnh” lên tột đỉnh đê mê khoái cảm thì phải đi tới bến. Các em bé thì rủ rê mời mọc “tới luôn đi bác tài” thì chuyện gì xảy ra sau đó chỉ có trời biết nếu không ôm phải một đống vi khuẩn HIV thì đã thành công qua mặt được bà xã!
Ôm cũng có nhiều kiểu:

– Ôm đứng: Ôm kiểu “dã chiến” nầy ở Việt Nam thường xảy ra trong các bụi cây, vách tường, trụ đèn, nhà vệ sinh cửa hàng, quán ăn, tiệm cà-phê, kẹt lắm thì trong toilette công sở, phi trường, trên phi cơ… hay ngay trong bureau của cán bộ cao cấp… Đây chỉ là “ôm khai vị” của hai người kẹt giờ, kẹt tiền, kẹt chỗ, mới quen nhau, hoặc giữa thư ký với chủ trong giờ làm việc…

– Ôm ngồi: Hình thức nầy thấy nhiều trong các bar, quán cà-phê, phòng trà… là giai đoạn đầu của “ôm nằm” nhưng thật đắt khách. Tại các thành phố lớn với hàng ngàn bar, tiệm, quán mỗi đêm đều đông nghẹt khách hàng. Đây là hình ảnh thành công đậm nét qua việc giáo dục theo chủ nghĩa văn hóa đỏ cũng như mưu đồ ru ngủ thế hệ trẻ của chế độ cộng sản.

– Ôm nằm: Là giai đoạn chót của các hình thức ôm để kết thức việc mua bán giữa hai người khác phái.

– Ôm bay: Hiện giờ thì chưa xuất hiện tại Việt Nam nhưng tôi cam đoan chỉ một thời gian ngắn nữa sẽ được nhà nước khai trương. Các cô các cậu muốn làm nhân viên phi hành, dù là rót trà bưng cà-phê nhưng muốn được thu dụng mỗi người phải đóng từ năm, bảy đến cả chục cây vàng. Khi được thu nhận thì phải làm thêm để kiếm tiền như chuyển tiền lậu, buôn bạch phiến (xảy ra tại Úc), giao áo quần may sẵn, buôn thịt chó tươi (giao cho khách hàng tại Pháp), ăn cắp hàng trong các siêu thị, chở hàng lậu về Việt Nam (xảy ra tại Nhật) đã bị khám phá thì đồng lương lương thiện đâu đủ để đóng hụi chết. Hơn nữa, Việt kiều tẩy chay Air Việt Nam, chắc chắn công ty nầy sập tiệm. Chỉ cón một cách mở “dịch vụ bay ôm” để móc tiền khách trên các đoạn đường bay suốt hàng chục tiếng đồng hồ. Các ông thường đi về Việt Nam chuẩn bị để hưởng của lạ đắt giá nầy vì “đối tượng ôm” được tuyển chọn gắt gao bằng cả chục cây vàng! Nhưng khuyên các ông mất nết về hưu ăn tiền già, đừng hòng rớ vào của quý nầy, phỏng tay đấy! Giá không rẽ như ôm “mari-sến” ở Việt Nam đâu! Coi chừng chúng đập thẳng tay để đủ tiền đóng hụi chết!


suu tam
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Không biết hai tiếng ‘tòm tem’ xuất hiện trong ngôn ngữ Việt từ bao giờ nhưng cái chuyện tòm tem thì quả là xưa không kém gì quả đất. Tuy nhiên, dù có xưa cách mấy thì tòm tem vẫn không bao giờ cũ, vì loài người còn tồn tại tới ngày hôm nay cũng là nhờ vào ‘tòm tem’. Chính vì thế mà thiên hạ vẫn cứ mãi mãi tòm tem và sẽ còn nói nhiều về chuyện tòm tem. Sở dĩ tôi dùng hai tiếng ‘tòm tem’ này để nói về một chuyện mà ngôn từ dùng để diễn tả lại vô cùng phong phú và thường được thả nổi, ấy là tại vì hai tiếng này vừa có gốc có gác, vừa nôm na dễ hiểu, lại không bị coi là tục để các vị thích rao giảng đạo đức bắt bẻ mà cũng không khô khan như từ ngữ chuyên môn của nhà khoa học. Tôi học được hai chữ này trong bài ca dao sau: Đang khi lửa đỏ cơm sôi Lợn kêu con khóc chồng đòi tòm tem Bây giờ cơm chín lửa tàn Lợn ăn, con ngủ, tòm tem thì tòm
Bộ nào vỗ béo Ngân hàng -Khác nào siêu nạc cho đàn bầy heo -Lãi vay ngày một trèo leo -Bệnh phù Thống Đốc sao đèo nổi xe -Chuyện này mắt thấy tai nghe -Trên trang điện tử o oe mấy dòng/30 Tháng Năm 2012(Xem: 4070) Sỹ Hành/
Nữ nghệ sĩ Phùng Há tên thật là Trương Phụng Hảo, sanh ngày 30 tháng 4 năm 1911 tại làng Điều Hòa, tổng Thuận Trị, huyện Châu Thành Tỉnh Mỹ Tho, Việt Nam. Bà mất ngày 05 tháng 7 năm 2009, tại nhà riêng xây trong khuôn viên chùa Nghệ sĩ Gò Vấp, Saigon, hưởng thọ 99 tuổi./09 Tháng Sáu 2012(Xem: 4163) /
Đến màn thứ hai để quảng cáo cho những chai dầu gió Thần Dược, là phần tôi rất khó quên, là những bài học ca dao “đầu đời” bình dân, đầy vần điệu do ông thầy võ múa máy, ngâm nga lớn tiếng: -“Đàn bà đau bụng chổng khu, - Xức vô một tí, xách cái dù đi chơi!” - -“Đàn bà chồng bỏ chồng chê, - Xức vô một tí, chồng mê về liền!”/31 Tháng Năm 2012(Xem: 4617) /
Tiếng Việt thì mênh mông lắm, bởi vậy tôi dùng đề tài "Nhâm nhi cà phê" thay vì "Uống Cà Phê" để viết lại cái thú được ung dung nhấm nháp, từng ngụm cà phê để thưởng thức hương vị. Đám bạn già chúng tôi bây giờ có cả đống thời giờ dư thừa mà không biết ai để cho bớt, nên đành nhâm nhi cà phê vậy!
Xưa nay chỉ thấy tô phở bò, gà theo chân người Việt tỵ nạn tràn lan và nổi danh toàn thế giới; còn tô hủ tiếu quê mình hình như đã tàn phai nhan sắc. Chớ hồi xưa trong nước, nhứt là Lục tỉnh Nam Kỳ tô hủ tiếu quê mình vẫn vô địch quyền vương, độc cô cầu bại. Tô phở Bắc mon men về tới cái đất Mỹ Tho danh trấn giang hồ về hủ tiếu cũng đành phải chịu xếp ve luôn. Mỹ Tho có cả hàng chục tiệm hủ tiếu chỉ loe ngoe vài ba tiệm phở tái, nạm, gầu… Phở Bắc chỉ làm ‘đại ca’ trên chốn giang hồ Sài Gòn, ngay cả vô Chợ Lớn cũng phải chào thua. Hủ tiếu là của người Tàu, người Quảng Đông; còn người Triều Châu thì ăn hủ tiếu bò vò viên, tức ‘ngầu dục viễn’! Nổi tiếng nhứt là hủ tiếu Mỹ Tho! Nó khác với hủ tiếu Nam Vang, phở Bắc, bún bò Huế, bún mắm Sóc Trăng. Hủ tiếu Mỹ Tho của người Quảng Đông nhưng bánh hủ tiếu lại do người Việt ở Gò Cát, bên bờ kia sông Bảo Định, vùng ven thành phố Mỹ Tho làm.
Trong thời gian làm việc tại Việt Nam vừa qua, tôi viết rất nhiều về kỹ năng, phẩm chất, và chia sẻ nhiều công cụ giúp các bạn trẻ phát triển bản thân. Tuy nhiên, tôi nhận thấy có rất nhiều trường hợp bản thân các bạn trẻ không biết mình thiếu kỹ năng gì, hoặc tưởng là mình đã có kỹ năng rồi, nên không có kế hoạch rèn luyện. Hôm nay, đứng từ góc độ ngược lại của người sử dụng nhân sự, tôi muốn chia sẻ với các bạn những triệu chứng bệnh thường ngày tại nơi làm việc mà tôi ghi nhận được. Những căn bệnh này chính là nguyên nhân gây ra sự mất tập trung, cản trở việc phát triển bản thân. 1. Bệnh im: do lớn lên trong môi trường giáo dục thụ động, người Việt đã quen nghe và im. Khi bắt đầu làm đi làm, thói quen này trở thành bệnh. Sếp giao việc xong, làm xong không xong cũng im. Gặp vấn đề giữa chừng không giải quyết được cũng im. Sếp không hỏi tới thì im luôn, cho qua.
Facebook Bây giờ đa số ai cũng chơi Facebook. Facebook phổ biến đến nỗi người già, người trẻ ai cũng có riêng một trang FB. Thói quen hay bệnh mê FB đến một cách tự nhiên đầy quyến rũ làm điên đảo con người. Buổi sáng vội vã vào FB xem một lượt có gì mới không, like cho bạn bè vài cái. Buổi trưa trong giờ nghỉ ngơi vừa ăn vừa bấm FB, gửi vài cái hình góp mặt bạn bè. Buổi tối "lướt phây", messenger bấm bấm chuyện trò say sưa quên cả thời gian. Nấu món gì ngon trước khi cho chồng cho con ăn, cho FB ăn trước. Trang trí cho thật mỹ thuật, chụp vài tấm hình gửi ngay vào FB rồi chốc chốc mở xem bạn bè có comment gì không để trả lời. Có ai khen bấm "Thank you" kèm cái hình có con vật nhảy nhảy, cái bông lắc lư hoặc cái mặt cười rạng rỡ.
Nói đến tuổi già thì ai mà không băn khuăn, lo nghĩ. Già có nghĩa là ốm yếu, bệnh hoạn, xấu xí, mất năng lực, không còn hữu dụng, mất khả năng, phải trong cậy vào người khác, nghèo khó, buồn nãn, cô đơn trong căn phòng hiu quạnh ngày nầy qua ngày nọ để chờ đến lúc ra đi theo ông theo bà...
Đời người dài ngắn cũng chỉ có trăm năm. Trên hành trình ấy, 20 tuổi là sống với thanh xuân, 30 tuổi là sống cùng sự nghiệp, 40 tuổi thì sống bằng trí tuệ, còn 50 tuổi mới thực sự là cuộc sống đích thực của mỗi người. Đàn ông tuổi 50… Đối với nam giới, bước vào tuổi 50 là bước vào độ tuổi có phong thái trọn vẹn nhất. Thấu hiểu và sâu lắng, chín chắn lại điềm nhiên, trên nét mặt của họ thường mang nét ung dung, khoáng đạt, thể hiện sự trưởng thành sau khi đã vượt qua trăm điều cay đắng của đời người. Chỗ đứng của người đàn ông là sự nghiệp. Nếu công việc có thể thử thách năng lực, thể nghiệm sự tài hoa, tôn vinh giá trị của bản thân, và khiến họ phải một mình gánh vác mọi trọng trách, vậy thì công việc ấy chính là nơi họ gửi gắm trọn vẹn tinh thần, là toàn bộ vốn liếng và là một phần trong cuộc đời của họ.
Bảo Trợ