Phiếm luận về ÔM!…

21 Tháng Tư 20211:32 CH(Xem: 1340)

Phiếm luận về ÔM!…


Ở VIỆT NAM có nhiều hình thức Ôm:
– Bia ôm: Đàn ông nhân danh đi uống bia nhưng vào bar rồi lại uống ít mà tay chân thì làm việc nhiều. Các em chiêu đãi tự nhiên như người Hà Nội, mở bia lia lịa, giấu dưới bàn, đổ ra sàn gạch… rồi khổ chủ cứ tự nhiên trả tiền trước đứng dậy ra về mà… vẫn sướng!

– Cà-phê ôm: Hình thức gần giống như bia ôm, nhưng một ly cà phê có thể lên hàng chục ngàn đồng nếu biết lợi dụng câu giờ ôm và tận tình thám hiểm thì không đến nỗi phí tiền phí bạc!


massa xonghoi matxa

– Karaokê ôm: Chưa có thú tiêu khiển nào thanh lịch và văn minh hơn hình thức ôm nầy. Khách vào mở nhạc, miệng hát mà tay chân thì làm việc thoải mái… đến một lúc nào đó chẳng biết mình đang hát cái gì và hát đến đâu nữa thì, một là ra về, hai tiếp tục dẫn em lên thiên thai hay đi xuống địa ngục!…

– Tắm ôm: Hình thức độc đáo này phát xuất trước kia tại các vùng biển. Khách được mời xuống biển vừa tắm, vừa ôm, vừa làm những chuyện khác rất sạch sẽ ở dưới nước. Tắm ôm có giá cả và giờ giấc đàng hoàng. Chỉ ôm không thì “giá mềm”, nhưng mấy ai đã ôm nhau như sam mà không tới luôn bác tài!

Trường hợp nầy thì chủ tính tiền theo “giá cứng”. Do vừa tiện lợi vừa kiếm nhiều tiền, nghề tắm ôm được phát triển mạnh mẽ thêm ở trên cạn! Hình thức tắm ôm trên bờ cũng thuận lợi đủ điều, chẳng cần phòng ốc, giường chiếu, khăn màn và công an gác cửa. Vì không có biển có sông thì tắm ở trong bồn! Ôm được “tối đa” mà chẳng sợ ai dòm ngó!

– Võng ôm: Một số nhà trong các quận ven đô Sàigòn lợi dụng vườn cây ăn trái để tổ chức võng ôm. Chủ nhà treo những chiếc võng khuất trong các lùm cây và đặc biệt dành cho học sinh, sinh viên trốn học dẫn nhau vào đây du hí từ sáng đến tối. Chỉ cần đóng tiền thuê võng rồi tha hồ ăn trái cây và vui chơi thoải mái không thầy cô nào kiểm soát, quấy rầy! Cha mẹ thì yên chí con đến trường, lên lớp và vào thư viện làm bài từ sáng đến tối, ngày nào cũng như ngày nào cho đến lúc nào kết quả trông thấy… thì mới ngưng ôm võng!

– Đấm bóp ôm: Việt Nam là học trò của Thái Lan nhưng lại vượt qua mặt thầy không kèn không trống! Đấm bóp ở Việt Nam là hình thức nói chơi cho vui vì khách vừa nằm lên giường, đấm bóp viên đã bỏ hết lớp áo quần, ngồi ngay trên bụng khách mà xoa bóp thì ông già bảy mươi cũng hồi xuân huống gì trai trẻ hay các ông đang độ sồn sồn ! Cứ việc ra giá tiền bạc thì đấm ngồi, đấm nằm, đấm nghiêng đấm ngửa gì cũng được!

– Hớt tóc ôm: Một người đi Việt Nam về kể cho nghe, có ông già tại Việt Nam cứ vài ba ngày đi hớt tóc một lần. Tóc thì chỉ còn lơ thơ vài sợi mà cứ hớt đi hớt lại mãi, đến nỗi đầu chằng còn thấy sợi nào nữa. Thế mà vẫn khoái đi hớt cái đầu trọc! Cứ ngồi, mở lớn mắt ra mà thưởng thức của (còn) non, của lạ đang vờn qua vờn lại trước mặt. Các tay thợ muốn dụ khách kiếm thêm tiền “boa” thì cứ việc kéo đầu mấy ông già vào ngay bộ ngực nửa hở nửa kín kia là ăn tiền! Thế nào ngoài tiền hớt của chủ, thợ cũng kiếm được “boa” gấp đôi, nhất là khi gặp được vài ông Việt kiều già mất nết!

– Ráy tai ôm: Đây là kiểu ôm mấy ông Việt kiều thích nhất. Người thợ gái ngồi bên trái nhưng lại ráy tai phải của khách hoặc ngược lại, mặc dù ngồi kiểu nầy cô thợ trẻ chẳng thấy gì trong lỗ tai khách hàng. Khách cũng không cần thắc mắc, cứ nhắm mắt đê mê cho đến lúc đứng dậy móc ví trả tiền!

– Câu ôm: Đóng tiền, nhận mồi và cần câu rồi kiếm một túp lều trống hay đi ra xa một chút, thả cần xuống câu rồi… tự do ôm, có công an canh chừng khu vực! Chẳng cần biết có cá hay không, cá căn câu hay mồi còn hay hết làm gì, cứ việc say sưa ôm cho đến hết giờ, xong trả cần ra về thoải mái…

– Ôm tới bến: Hay còn nói ôm từ A đến Z. Kinh nghiệm ôm không cho phép người đàn ông bỏ ngang giữa chừng, dù ôm dưới hình thức nào, giờ giấc nào nhưng khi đã “tiến nhanh tiến mạnh” lên tột đỉnh đê mê khoái cảm thì phải đi tới bến. Các em bé thì rủ rê mời mọc “tới luôn đi bác tài” thì chuyện gì xảy ra sau đó chỉ có trời biết nếu không ôm phải một đống vi khuẩn HIV thì đã thành công qua mặt được bà xã!
Ôm cũng có nhiều kiểu:

– Ôm đứng: Ôm kiểu “dã chiến” nầy ở Việt Nam thường xảy ra trong các bụi cây, vách tường, trụ đèn, nhà vệ sinh cửa hàng, quán ăn, tiệm cà-phê, kẹt lắm thì trong toilette công sở, phi trường, trên phi cơ… hay ngay trong bureau của cán bộ cao cấp… Đây chỉ là “ôm khai vị” của hai người kẹt giờ, kẹt tiền, kẹt chỗ, mới quen nhau, hoặc giữa thư ký với chủ trong giờ làm việc…

– Ôm ngồi: Hình thức nầy thấy nhiều trong các bar, quán cà-phê, phòng trà… là giai đoạn đầu của “ôm nằm” nhưng thật đắt khách. Tại các thành phố lớn với hàng ngàn bar, tiệm, quán mỗi đêm đều đông nghẹt khách hàng. Đây là hình ảnh thành công đậm nét qua việc giáo dục theo chủ nghĩa văn hóa đỏ cũng như mưu đồ ru ngủ thế hệ trẻ của chế độ cộng sản.

– Ôm nằm: Là giai đoạn chót của các hình thức ôm để kết thức việc mua bán giữa hai người khác phái.

– Ôm bay: Hiện giờ thì chưa xuất hiện tại Việt Nam nhưng tôi cam đoan chỉ một thời gian ngắn nữa sẽ được nhà nước khai trương. Các cô các cậu muốn làm nhân viên phi hành, dù là rót trà bưng cà-phê nhưng muốn được thu dụng mỗi người phải đóng từ năm, bảy đến cả chục cây vàng. Khi được thu nhận thì phải làm thêm để kiếm tiền như chuyển tiền lậu, buôn bạch phiến (xảy ra tại Úc), giao áo quần may sẵn, buôn thịt chó tươi (giao cho khách hàng tại Pháp), ăn cắp hàng trong các siêu thị, chở hàng lậu về Việt Nam (xảy ra tại Nhật) đã bị khám phá thì đồng lương lương thiện đâu đủ để đóng hụi chết. Hơn nữa, Việt kiều tẩy chay Air Việt Nam, chắc chắn công ty nầy sập tiệm. Chỉ cón một cách mở “dịch vụ bay ôm” để móc tiền khách trên các đoạn đường bay suốt hàng chục tiếng đồng hồ. Các ông thường đi về Việt Nam chuẩn bị để hưởng của lạ đắt giá nầy vì “đối tượng ôm” được tuyển chọn gắt gao bằng cả chục cây vàng! Nhưng khuyên các ông mất nết về hưu ăn tiền già, đừng hòng rớ vào của quý nầy, phỏng tay đấy! Giá không rẽ như ôm “mari-sến” ở Việt Nam đâu! Coi chừng chúng đập thẳng tay để đủ tiền đóng hụi chết!


suu tam
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
"Sao vậy?" Chật vật nghe điện thoại, tôi nhìn vào những chữ số màu đỏ trên bàn, cạnh giường ngủ trong khách sạn. Ở Florida, lúc này là 1 giờ 23 sáng. "Cha em hiện đang ở bệnh viện," vợ tôi nói từ nơi cách xa cả chục múi giờ, ở Nhật Bản. "Em xin lỗi." Thành phố cuối cùng còn bị chia cắt trên thế giới Dòng sông trốn từ thiên đường xuống Một mình trên đảo hoang của Na Uy Tôi cố gắng giữ đầu tỉnh táo. "Xảy ra chuyện gì vậy?"
Ai cũng biết Việt Cộng là cộng sản Việt Nam, nhưng theo sách sử cụm từ lại mang nhiều ý nghĩa khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Vào đầu năm 2018, nghiên cứu sinh sử Viện Đại Học Wisconsin-Madison, Brett Reilly công bố trên trang The Diplomat bài “Cội nguồn đích thực của cụm từ Việt Cộng”. Brett Reilly cho biết đã phát hiện hai điều (1) cụm từ Việt Cộng và (2) cuộc nội chiến Quốc-Cộng đã khởi đầu từ những năm 1920 tại miền Nam Trung Hoa, hơn ba thập niên trước khi người Mỹ tham chiến tại Việt Nam.
“Hỡi người chiến sĩ đã để lại cái nón sắt trên bờ lau sậy này. Anh là ai? Anh là ai? Anh là ai?” Cái nón sắt đề cập trong bài hát này chính là cái nón sắt được trang bị cho người lính VNCH trong nhu cầu bảo vệ sinh mạng ngoài mặt trận. Trong suốt chiều dài cuộc chiến 20 năm trên toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam, cái nón sắt là một vật không thể nào thiếu trên người chiến sĩ VNCH, đó là cái nón sắt M1.
Tình yêu giống như bản thân bạn là một chiếc chìa khóa, bạn có thể tra đúng ổ khóa nhưng không thể nào mở được. Là bởi vì ổ khóa kia không giành cho bạn nên bạn đừng có buồn đau rồi trách cứ cuộc sống này. Mọi điều trong cuộc sống này luôn có thể xảy ra, và điều duy nhất bạn có thể làm chỉ là học cách chấp nhận nó, sống chung với nó, có vậy thôi...
Bờm thời nay có cách "đổi chác" rất chi là lưu manh, đến nỗi nhiều "phú ông" trên khắp cả nước chỉ biết há mồm khóc ròng chứ chẳng biết cách chi mà đòi lại được. Ví dụ: Bờm ta thích mảnh đất vàng của phú ông, thế là Bờm ta móc ngoặc ngay với một thằng tài phiệt nào đấy mua bán với nhau bạc tỷ xong, đem xe ủi sang bằng mảnh đất ấy và phán một câu xanh rờn "đất giải tỏa" và nhét vào túi phú ông vài hào mặc cho phú ông kêu gào, nhận hay không thì mặc kệ bố mày, tránh ra cho ông làm ăn. Bờm về nhận chức ở một xã nghèo, chẳng có chi để cạp ở cái nơi khỉ ho cò gáy này, thế là Bờm nghĩ cách làm cho dân nơi ấy được ấm no hạnh phúc bằng cách... xây tượng đài ngàn tỷ để cho các phú ông ngắm mà quên đói nghèo. Tiên sư Bờm đểu thế đấy....
“Hiện nay, mọi thứ hàng hóa được sản xuất tại Trung Quốc đều được đánh giá kém phẩm chất, nếu có một sản phẩm nào đó được ghi là “không làm tại Trung Quốc,” đương nhiên sẽ được người tiêu dùng chú ý đến.” Người đại diện của một công ty nước đóng chai, có trụ sở tại Durban, Nam Phi đã nói như vậy! Công ty này mấy năm về trước đã cho sản xuất một loại nước uống với nhãn hiệu “Still Water. It’s not made in China” (Vẫn là nước. Không làm tại Trung Quốc.) Phải chăng nó xuất xứ từ đâu cũng được miễn là không phải từ cái đất chuyên môn sản xuất các loại thực phẩm nhiễm độc! Nhưng mãi đến nay, loại nước uống này mới bị Trung Quốc phản đối dữ dội, cho rằng đây là một sự kỳ thị chủng tộc: “Người Trung Quốc đang làm việc chăm chỉ để cải thiện đất nước và cuộc sống của họ, họ không có thời gian cho bạn. Người phân biệt chủng tộc lúc nào cũng có!” Ng
Tiếng Việt là một thứ tiếng thuộc Top đầu hiếm hoi về Nói Lái mà ít có ngôn ngữ của dân tộc nào có được. Nói lái có thành phần xuất thân “chợ búa”, nhưng trở nên phổ biến, thông dụng và ngay cả các bậc tu hành cũng nói lái.
Lần đầu tiên tôi lên Sài Gòn là để đi thi đại học. Tôi và một thằng bạn thi chung trường nên đi chung với nhau. Ở thì không lo vì đã có nhà người quen ở bên kia cầu chữ Y, bọn tôi chỉ lo cái chuyện ăn uống giữa hai buổi thi.
Cô bạn trẻ tặng tôi quyển sách của Erich Maria Remarque, bản dịch trước 75 mà em kiếm được ở tiệm sách cũ. Remarque là nhà văn người Đức mà có thời tôi “ngốn” hầu như không sót cuốn nào. Ông viết như thì thầm kể chuyện, chẳng lý luận, triết lý gì cao siêu cả, nhưng rất buồn, và rất người. Thời Hitler, Remarque phải sống lưu vong, tác phẩm bị cấm và bị đốt. Bây giờ, cầm sách của ông trên tay, tôi lại nhớ đến thời sau 75, thời sách bị cấm và bị đốt ở Sài Gòn.
Bình tâm mà nghĩ, câu chuyện Trump thông đồng với Nga là chuyện vớ vẩn ngay từ đầu. Nếu nói Trump nhờ thông đồng với Nga, được Putin giúp nên mới thắng được bà Hillary thì câu hỏi là thế thì Putin có giúp Trump đánh bại gần hai chục đối thủ trong nội bộ đảng CH không? Cái vô lý là chẳng lẽ bà Hillary bỏ ra gần một tỷ vận động tranh cử, có 98% hy vọng thắng, mà Putin chỉ cần cho hai tá quan chức tầm thường vô danh qua Mỹ, bỏ có 100.000 đô mua vài trang Facebook là đã có thể lật ngược thế cờ, mang chiến thắng lại cho ông Trump sao? Bà Hillary như vậy có quá tệ không? Hậu thuẫn của bà lỏng lẻo vậy sao? Như vậy thua có oan không?
Bảo Trợ