Mười Câu Nói Thợ Nail ‘Ghét’ Nghe Nhất

08 Tháng Tám 201710:12 CH(Xem: 2978)

Mười câu nói thợ nail ‘ghét’ nghe nhất

blank
(Hình minh họa: Jack Taylor/Getty Images)

WESTMINSTER, California (NV) – Làm nghề gì cũng vậy, ai cũng từng gặp khách hàng khó chịu, các câu nói khó nghe, nhất là nghề nail. Theo Nails Magazine, đây là mười câu nói mà thợ nail ghét nghe nhất.

1. Tôi đến trễ, còn làm được không?

Người khách này trễ hẹn, và nói thợ chỉ cần sơn màu khác thôi cho nhanh, rồi họ hẹn lại hôm khác.

Khi gặp những người như vậy, thợ nail cần phải bắt họ trả tiền rồi làm theo theo yêu cầu, sau đó hẹn lại hôm khác để làm cho đủ.

2. Để tôi giúp

Có khách hàng thường hay động đậy tay chân, vì họ tin rằng mình đang giúp thợ dễ làm hơn. Biết là họ có ý tốt, nhưng họ đang làm chậm công việc của thợ.

Để giải quyết vấn đề này, thợ nail nên bảo khách thư giãn, và ngồi yên, vì khi tay chân khách không yên như vậy, thợ sẽ không thấy được chỗ đúng để làm.

Khi nào thấy hài lòng rồi mới đưa cho khách xem.

3. Sơn móng tay của tôi bị tróc

Người khách cho rằng việc tróc sơn, hay gãy móng tay là việc tự nhiên xảy ra. Họ hoàn toàn không biết lý do, và cho rằng thợ nail là một thám tử có thể giúp họ tìm ra thủ phạm.

Khi gặp trường hợp này, người thợ nail nên tìm cách giúp họ nhớ lại lý do sơn móng tay bị tróc. Nên hỏi những câu như: “Sơn trên móng nào cũng bị tróc, thêm đất kẹt ở dưới. Chắc chị làm vườn mà không đeo găng tay?”

4. Tôi tự dán lại

Người khách nghĩ rằng họ có thể tự dùng keo để dán lại móng tay bị sứt mẻ. Tuy nhiên, nếu họ không làm sạch, rồi để cho ráo chiếc móng mà họ tự dán lại, thì sẽ có nhiều vấn đề hơn là để yên.

Thợ nail nên nói cho họ biết rằng keo giữ nước, có thể tạo những chấm xanh, rồi làm ố lớp sơn. Nên dặn kỹ người khách này: “Nếu chị thấy móng nào làm chị khó chịu thì cứ giũa đi, lần sau tôi sửa cho.”

5. Tôi chuẩn bị đi tập thể dục

Khách cho rằng vừa sơn lên là xong rồi. Họ muốn xong cho nhanh để còn đi tập thể dục.

Khi gặp khách này, thợ nail nên cho họ biết là phải đợi bao lâu để sơn khô và khi mang giày và vớ không bị hư lớp sơn. Nếu khách muốn nhanh, người thợ nên hỏi họ có muốn trả tiền nhiều hơn một chút để dùng các loại sơn gel không, vì các loại sơn này khô rất nhanh, và khách nhiều khi không bao giờ muốn dùng sơn thường nữa.

6. Tôi không thích màu này

Có khách hàng không muốn nhận là họ chọn sai màu và cho rằng các lớp sơn ở trên sẽ cứu được, và giữ im lặng cho đến khi nào thợ làm xong hết.

Thợ nail, dù bực mình, nhưng đừng nên trách họ vì từ đầu không nói gì hết. Thay vì vậy, nên khen màu này đẹp, để họ hài lòng với lựa chọn của mình. Sơn lên một ngón, rồi hỏi ý kiến họ, để khỏi phải làm lại hết mười ngón.

7. Tôi nói chuyện điện thoại/ăn trưa được không?

Có khách nghĩ buổi hẹn làm móng tay là lúc để nghỉ giải lao giữa ngày. Họ không biết rằng mình đang làm phiền người thợ nail và các khách hàng khác.

Thợ nail nên bày tỏ sự thông cảm của mình với sự bận bịu của khách. Tuy nhiên, nên nhắc cho họ các phép tắc của tiệm nail, và nói cho họ biết rằng nên giữ im lặng khi dùng điện thoại, và để yên tay để thợ làm.

8. Giảm giá cho tôi được không?

Nhiều khách hàng rất thích trả giá, giảm được đồng nào hay đồng đó, vì nhiều lý do như tự đem sơn, hẹn nhiều lần rồi. Biết là vậy, nhưng người thợ nail không thể nào giảm giá cho họ, vì cũng đâu thể nào làm nhanh hơn được.

Nên cho họ biết rằng lúc nào thợ nail cũng làm trọn gói – không cần biết dùng sơn của ai, không cần biết hẹn bao nhiêu lần – nên không thể nào giảm giá được.

9. Cắt giùm tôi cái móng bị viêm này

Nhiều khách cho rằng đếm tiệm nail là cách dễ nhất để giải quyết cái móng bị viêm kẽ, nhưng trường hợp này chỉ có bác sĩ mới giúp được.

Nên cho họ biết nếu chỉ là một cái móng bị sờn, gây khó chịu thì người thợ nail có thể giúp.

Nhưng nếu nghiêm trọng quá, thì phải giới thiệu họ đi bác sĩ.

10. Tôi đến sớm/trễ/vào ngày nghỉ được không?

Có khách hàng nghĩ rằng đến tiệm nail như là đi gặp bạn bè. Mặc dù họ coi người thợ nail như là người bạn thân, nhưng làm gì cũng phải có ranh giới rõ ràng.

Người thợ cần phải nói rõ ràng rằng mình không chịu trách nhiệm về cách sắp xếp thời gian của khách. Nên nói họ lấy hẹn lại, và sắp xếp kỹ với họ để trường hợp này khỏi tiếp diễn.

Nếu họ kèo nài, người thợ nên cứng rắn trong chuyện này. Có thể nói tránh rằng mình có hẹn với người khác rồi cũng không sao.

Những câu nói này chắc ai trong nghề nail cũng phải nghe qua vài lần rồi. Hãy xem việc này như là cơ hội để giúp khách hiểu biết hơn về các khó khăn trong nghề, và vì sao thợ nail không thể chiều ý họ được. Điều này có thể làm cho khách hàng tin tưởng thợ nail hơn, và đến ủng hộ lâu dài hơn. (TL)
Theo Nguoi-viet.com

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Không biết hai tiếng ‘tòm tem’ xuất hiện trong ngôn ngữ Việt từ bao giờ nhưng cái chuyện tòm tem thì quả là xưa không kém gì quả đất. Tuy nhiên, dù có xưa cách mấy thì tòm tem vẫn không bao giờ cũ, vì loài người còn tồn tại tới ngày hôm nay cũng là nhờ vào ‘tòm tem’. Chính vì thế mà thiên hạ vẫn cứ mãi mãi tòm tem và sẽ còn nói nhiều về chuyện tòm tem. Sở dĩ tôi dùng hai tiếng ‘tòm tem’ này để nói về một chuyện mà ngôn từ dùng để diễn tả lại vô cùng phong phú và thường được thả nổi, ấy là tại vì hai tiếng này vừa có gốc có gác, vừa nôm na dễ hiểu, lại không bị coi là tục để các vị thích rao giảng đạo đức bắt bẻ mà cũng không khô khan như từ ngữ chuyên môn của nhà khoa học. Tôi học được hai chữ này trong bài ca dao sau: Đang khi lửa đỏ cơm sôi Lợn kêu con khóc chồng đòi tòm tem Bây giờ cơm chín lửa tàn Lợn ăn, con ngủ, tòm tem thì tòm
Bộ nào vỗ béo Ngân hàng -Khác nào siêu nạc cho đàn bầy heo -Lãi vay ngày một trèo leo -Bệnh phù Thống Đốc sao đèo nổi xe -Chuyện này mắt thấy tai nghe -Trên trang điện tử o oe mấy dòng/30 Tháng Năm 2012(Xem: 4070) Sỹ Hành/
Nữ nghệ sĩ Phùng Há tên thật là Trương Phụng Hảo, sanh ngày 30 tháng 4 năm 1911 tại làng Điều Hòa, tổng Thuận Trị, huyện Châu Thành Tỉnh Mỹ Tho, Việt Nam. Bà mất ngày 05 tháng 7 năm 2009, tại nhà riêng xây trong khuôn viên chùa Nghệ sĩ Gò Vấp, Saigon, hưởng thọ 99 tuổi./09 Tháng Sáu 2012(Xem: 4163) /
Đến màn thứ hai để quảng cáo cho những chai dầu gió Thần Dược, là phần tôi rất khó quên, là những bài học ca dao “đầu đời” bình dân, đầy vần điệu do ông thầy võ múa máy, ngâm nga lớn tiếng: -“Đàn bà đau bụng chổng khu, - Xức vô một tí, xách cái dù đi chơi!” - -“Đàn bà chồng bỏ chồng chê, - Xức vô một tí, chồng mê về liền!”/31 Tháng Năm 2012(Xem: 4617) /
Tiếng Việt thì mênh mông lắm, bởi vậy tôi dùng đề tài "Nhâm nhi cà phê" thay vì "Uống Cà Phê" để viết lại cái thú được ung dung nhấm nháp, từng ngụm cà phê để thưởng thức hương vị. Đám bạn già chúng tôi bây giờ có cả đống thời giờ dư thừa mà không biết ai để cho bớt, nên đành nhâm nhi cà phê vậy!
Xưa nay chỉ thấy tô phở bò, gà theo chân người Việt tỵ nạn tràn lan và nổi danh toàn thế giới; còn tô hủ tiếu quê mình hình như đã tàn phai nhan sắc. Chớ hồi xưa trong nước, nhứt là Lục tỉnh Nam Kỳ tô hủ tiếu quê mình vẫn vô địch quyền vương, độc cô cầu bại. Tô phở Bắc mon men về tới cái đất Mỹ Tho danh trấn giang hồ về hủ tiếu cũng đành phải chịu xếp ve luôn. Mỹ Tho có cả hàng chục tiệm hủ tiếu chỉ loe ngoe vài ba tiệm phở tái, nạm, gầu… Phở Bắc chỉ làm ‘đại ca’ trên chốn giang hồ Sài Gòn, ngay cả vô Chợ Lớn cũng phải chào thua. Hủ tiếu là của người Tàu, người Quảng Đông; còn người Triều Châu thì ăn hủ tiếu bò vò viên, tức ‘ngầu dục viễn’! Nổi tiếng nhứt là hủ tiếu Mỹ Tho! Nó khác với hủ tiếu Nam Vang, phở Bắc, bún bò Huế, bún mắm Sóc Trăng. Hủ tiếu Mỹ Tho của người Quảng Đông nhưng bánh hủ tiếu lại do người Việt ở Gò Cát, bên bờ kia sông Bảo Định, vùng ven thành phố Mỹ Tho làm.
Trong thời gian làm việc tại Việt Nam vừa qua, tôi viết rất nhiều về kỹ năng, phẩm chất, và chia sẻ nhiều công cụ giúp các bạn trẻ phát triển bản thân. Tuy nhiên, tôi nhận thấy có rất nhiều trường hợp bản thân các bạn trẻ không biết mình thiếu kỹ năng gì, hoặc tưởng là mình đã có kỹ năng rồi, nên không có kế hoạch rèn luyện. Hôm nay, đứng từ góc độ ngược lại của người sử dụng nhân sự, tôi muốn chia sẻ với các bạn những triệu chứng bệnh thường ngày tại nơi làm việc mà tôi ghi nhận được. Những căn bệnh này chính là nguyên nhân gây ra sự mất tập trung, cản trở việc phát triển bản thân. 1. Bệnh im: do lớn lên trong môi trường giáo dục thụ động, người Việt đã quen nghe và im. Khi bắt đầu làm đi làm, thói quen này trở thành bệnh. Sếp giao việc xong, làm xong không xong cũng im. Gặp vấn đề giữa chừng không giải quyết được cũng im. Sếp không hỏi tới thì im luôn, cho qua.
– Bia ôm: Đàn ông nhân danh đi uống bia nhưng vào bar rồi lại uống ít mà tay chân thì làm việc nhiều. Các em chiêu đãi tự nhiên như người Hà Nội, mở bia lia lịa, giấu dưới bàn, đổ ra sàn gạch… rồi khổ chủ cứ tự nhiên trả tiền trước đứng dậy ra về mà… vẫn sướng! – Cà-phê ôm: Hình thức gần giống như bia ôm, nhưng một ly cà phê có thể lên hàng chục ngàn đồng nếu biết lợi dụng câu giờ ôm và tận tình thám hiểm thì không đến nỗi phí tiền phí bạc! Mvznymk – Karaokê ôm: Chưa có thú tiêu khiển nào thanh lịch và văn minh hơn hình thức ôm nầy. Khách vào mở nhạc, miệng hát mà tay chân thì làm việc thoải mái… đến một lúc nào đó chẳng biết mình đang hát cái gì và hát đến đâu nữa thì, một là ra về, hai tiếp tục dẫn em lên thiên thai hay đi xuống địa ngục!…
Facebook Bây giờ đa số ai cũng chơi Facebook. Facebook phổ biến đến nỗi người già, người trẻ ai cũng có riêng một trang FB. Thói quen hay bệnh mê FB đến một cách tự nhiên đầy quyến rũ làm điên đảo con người. Buổi sáng vội vã vào FB xem một lượt có gì mới không, like cho bạn bè vài cái. Buổi trưa trong giờ nghỉ ngơi vừa ăn vừa bấm FB, gửi vài cái hình góp mặt bạn bè. Buổi tối "lướt phây", messenger bấm bấm chuyện trò say sưa quên cả thời gian. Nấu món gì ngon trước khi cho chồng cho con ăn, cho FB ăn trước. Trang trí cho thật mỹ thuật, chụp vài tấm hình gửi ngay vào FB rồi chốc chốc mở xem bạn bè có comment gì không để trả lời. Có ai khen bấm "Thank you" kèm cái hình có con vật nhảy nhảy, cái bông lắc lư hoặc cái mặt cười rạng rỡ.
Nói đến tuổi già thì ai mà không băn khuăn, lo nghĩ. Già có nghĩa là ốm yếu, bệnh hoạn, xấu xí, mất năng lực, không còn hữu dụng, mất khả năng, phải trong cậy vào người khác, nghèo khó, buồn nãn, cô đơn trong căn phòng hiu quạnh ngày nầy qua ngày nọ để chờ đến lúc ra đi theo ông theo bà...
Bảo Trợ