Đàn Ông Đi Chợ

03 Tháng Tám 201712:01 SA(Xem: 2237)

Đàn ông đi chợ

blank
(Hình minh họa: Wang Zhao/AFP/Getty Images)

LGT: Trong cuộc sống có nhiều chuyện mình muốn nói với ai đó, nhưng lại không thể nói trực tiếp được. Không nói được với nhau thì hãy viết cho nhau. Âu đó cũng là cơ hội để giải tỏa những tâm tư, những nỗi niềm. Mục “Viết Cho Nhau” do phóng viên Ngọc Lan phụ trách. Thư từ xin gửi về: Người Việt (Viết Cho Nhau), 14771 Moran St., Westminster, CA 92683, hay email: Ngoclan@nguoi-viet.com.

Hôm kia Thứ Sáu tôi đi chợ sớm. Mới tám giờ rưỡi đã ra khỏi nhà. Trời nóng quá và tôi cũng không muốn đứng chờ chực mua cá nên đi sớm hơn một chút. Quả thật, quầy cá vắng vẻ chỉ có sáu người khách, không cần phải lấy số thứ tự. Trong sáu người thì đã có bốn ông. Cũng hỏi lạ đó chớ vì quầy cá lại có nhiều ông hơn là bà.

Thực ra cũng từ hơn mười năm nay đàn ông đi chợ nhiều hơn những thập niên trước lắm. Nhớ cái thuở ba tôi đi chợ với má tôi thì cũng chỉ để mua báo hay giúp bà xách những bao đồ vô xe. Bây giờ trong chợ mình tôi thấy đàn ông đủ mọi lứa tuổi lựa mua thịt cá hay rau quả. Ở cái xứ bình đẳng thì quả thật cái gì cũng chia đôi để làm.

Nói vậy thôi, chứ tôi rất ngưỡng mộ hình ảnh của một người đàn ông đi chợ hay làm những công việc mà mình thường cho là việc của phụ nữ đàn bà. Chúng tôi thuộc thế hệ cũ nên việc bếp núc trong nhà đều một tay tôi lo gánh bên cạnh việc còn đi làm ngày tám tiếng như mọi người. Thời gian hai đứa con còn nhỏ thì khổ không kể hết được. Đùng một cái chồng tôi bị thất nghiệp. Đó là khoảng thời kỳ kinh tế Mỹ đi xuống trầm trọng. Với tất cả thời giờ trong tay, chồng tôi bắt đầu làm những công việc mà tôi thường làm vào cuối ngày hay cuối tuần.

Đâu chừng được hai tháng chồng tôi bắt đầu thú nhận rằng công việc đi chợ nấu ăn cho cả nhà là việc không phải dễ. Một lần tôi dặn anh đi chợ mua rau cúc để tôi nấu canh thịt bò vì rau cúc mà nấu canh với thịt bò xào xắt lát mỏng thì ngon lắm. Anh ra chợ nhìn thấy rau cúc nhưng không biết có nên mua hay không. Rau thì cúc đó những tên rau lại để là rau tần ô. Sau mấy phút suy nghĩ anh hỏi một bác lớn tuổi đang đứng bên cạnh. “Bác ơi, phải rau này là rau cúc không, thấy giống quá những lại để tên là tần ô.”

Một cô gái khác đứng gần đó vọt miệng nói liền, “Rau cúc đó anh. Người miền trung kêu là cúc con người bắc kêu là tần ô.”

Một lần nữa tôi nhờ anh tới tiệm bán gà vịt mua cho một con gà và phải nhờ họ chặt khúc ra để tôi còn nấu cà ri. Chủ tiệm hôm đó không chặt gà được vì không đủ nhân viên làm. Khi thấy chồng tôi do dự, anh chủ tiệm nói với chồng tôi, chặt gà có khó gì đâu, cứ lấy dao “phang” xuống vài nhát là có gà nấu cà ri được liên. Chồng tôi đem con gà về. Bếp của tôi không hề có còn dao lớn để “phang” gà vì tôi không bao giờ chặt gà cả. Anh cố gắng hì hục để chặt nhưng rồi cuối cùng bỏ cuộc và đem con gà nấu lấy nước dùng.

Bây giờ thì anh ấy đã thành thạo việc đi chợ nấu ăn nhẹ cho gia đình. Mà hình như cũng không chỉ riêng anh, đàn ông bây giờ cũng xông xáo, tháo vát trong lĩnh vực mà vốn dĩ trước kia chỉ cho là công việc của đàn bà. Trong những ngày lễ đa số đàn ông đi mua sò, tôm hay đùi gà để làm BBQ. Cứ coi những chương trình nấu ăn trên TV thì biết. Các bếp chính là những người đàn ông rất trẻ, có sự hiểu biết về những ẩm thức tự nhiên và đầy tính chất nghệ thuật. Có người chỉ trạc tuổi dưới ba mươi. Khi nhìn các em trong chiếc mũ và áo trắng đồng phục của người bếp trưởng, tay cầm đôi đũa xào qua lại trong chiếc chão lớn, tôi thấy các em “man” lắm. Ở bên Pháp, người bếp chính có một vị trí quan trọng và được mọi người ngưỡng mộ.

Một lần người tính tiền, cũng đã quen mặt với chúng tôi, chọc chồng tôi. “Bộ bị chị bỏ hay sao mà bây giờ cứ thấy đi chợ một mình quài vậy.”

Anh trả lời rằng: “Đâu có, nhờ đi chợ vậy nên vợ không bỏ đó chớ.”

Những người đang đứng xung quanh cũng cười. Một cô khách hàng trẻ quay lại nói với chồng cô, “Anh cũng nên lo bắt chước đó.” Anh chồng trẻ trả lời liền, “Thì chẳng phải ngày nào anh cũng đem cơm chỉ về giùm em đó sao.”

Cơm chỉ hay cơm nhà gì cũng được. Cái quan trọng là phải biết gánh vác chia sẻ việc nhà với nhau. Tôi vẫn thường dặn hai đứa con trai như thế. Chia sẻ, tinh thần đồng đội, team work lúc nào cũng làm công việc nhẹ nhàng hơn và tình cảm gắn bó hơn.

Nhìn bốn người đàn ông đang đứng chờ mua cá tôi hình dung ra được một gia đình đầm ấm. Và tôi có một ước mong nhỏ cho hai đứa con trai. Không xe hơi nhà lầu nhưng chỉ muốn nhìn thấy chúng ra chợ để mua đồ cho gia đình của chúng.
Theo Nguoi-viet.com

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một câu chuyện gần đây với mấy người bạn, biết rằng tôi đang viết một cuốn sách về các nền văn minh, một anh bạn bỗng hỏi, trong tình trạng hiện thời, vậy thì nguy cơ nền văn minh của chúng ta sụp đổ có nhiều khả năng đến đâu. Câu hỏi này bỗng làm tôi suy nghĩ nhiều và sau đây là môt số suy nghĩ để trình bày với quý vị độc giả.
Anh sinh năm 1953, ở Hà Nội, giàu lắm, có mấy cái nhà mặt phố cho thuê, toàn cỡ vài chục triệu/tháng nhưng đường vợ con của anh thì lận đận lắm. Đến tận năm anh rất luống tuổi mới biết yêu, nên vội cưới. Nghe em rể anh kể, thì “chị” sinh năm 1984, hình thức cũng thuộc diện xinh gái, khéo ăn khéo nói, người Hà Nội, gia đình cũng khá giả, kém anh “chỉ có” 31 tuổi, mà anh là con trưởng, lại ở thế độc đinh,
Thưa cô, cháu là cô gái con nhà nghèo, gia đình ở tỉnh lẻ. Bố cháu là hiệu trưởng một trường trung học của tỉnh, mẹ cháu cũng là cô giáo trong trường. Gia đình cháu lại nhiều anh chị em nên tương lai nắm chắc phần thua thiệt trong xã hội. Cháu là con gái lớn trong gia đình, năm nay cũng trên 30, cháu chưa yêu ai bao giờ, cháu chỉ biết học, khi học xong thì ra đi làm.
Giấc mộng trường sinh, bất tử đã được ghi nhận từ thuở hoang sơ, khi con người còn ăn lông ở lỗ. Trong huyền thoại thần tiên, trong niềm mê tín dân gian, trong nguồn cảm hứng xuất thần của văn nhân thi sĩ hay luận lý của triết gia. Tân, Cựu Ước, kinh Koran cũng có nhắc tới nguồn nước trường sinh.
Bộ mặt Sài gòn, lúc 1955, người ta còn thấy những thầy Cảnh Sát được gọi là Mã Tà, đứng huýt còi ở các ngã tư đường. Vậy mà chẳng bao lâu chữ gọi mã tà đó đã biến mất. Và sau này, sẽ còn nhiều cái biến mất như thế.
Cháu có quen một anh chàng, hai đứa yêu nhau cũng khá lâu, cũng là 7, 8 năm dài. Gia đình, bạn bè đôi bên đều mặc nhiên coi hai đứa cháu là một cặp. Yêu từ năm 25 tuổi đến giờ là 33 tuổi chứ ít gì, già thì thôi!
Ấy, xin chớ nhanh miệng mắng người viết bài này nói nhảm. Xin hãy bình tĩnh đọc cho hết từ dòng đầu tiên cho đến chữ cuối bài để thấy cái lập luận “Chỉ có những kẻ ngu mới đi làm việc!” không phải là phi lý đâu.
Theo cuốn “danh nhân đất Kinh Bắc”, Nguyễn Nghiêu Tư còn có tên gọi khác là Nguyễn Văn Trư và tên gọi dân gian là Trạng “Lợn”. Ông có hiệu là Tùng Khê người xã Phù Lương, huyện Võ Giàng, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc. Tương truyền lúc nhỏ theo cha làm nghề thịt lợn, lại đẻ vào tháng 10 (tháng Hợi) nên đặt tên là Nguyễn Văn Trư và thường gọi là cậu Lợn (chữ Hán “trư” nghĩa là lợn).
Ở miền Nam Việt Nam trước 1975, Ly Rượu Mừng xem là một bài hát tiêu biểu của nhạc Xuân, thường được trình bày trên các đài phát thanh và truyền hình của miền Nam và ở các buổi trình diễn âm nhạc cuối năm. Mặt khác nó cũng được hát lên trong các buổi họp mặt gia đình riêng tư. Bài hát này viết theo thể valse, có âm điệu rộn ràng, tươi vui, hát lên trong ngày Tết, vào mùa Xuân, như một lời chúc tốt đẹp gửi đến cho mọi người. Đây là một nhạc phẩm rất được phổ biến, nên vào dịp đông người, mọi người đều có thể nâng ly hợp ca, mở đầu hay kết thúc cho cuộc vui.
Trước Tết, nghe một tin vui, chắc là có điềm lành, chúng ta có thể chia mừng với nhau! Câu chuyện có thể gọi là “Cướp giật nhưng trả lại tiền vì thương nạn nhân!” Chắc quý vị đã đọc câu chuyện trên báo này rồi. Một cô ở tỉnh Bình Dương đi xe gắn máy, bị một thanh niên áp sát xe, giật giỏ xách. Ngày hôm sau, người ta thấy một cái túi ni lông đặt trước trụ sở phường An Phú, xã Thuận An. Mở ra, là một bọc tiền 100 triệu đồng Việt Nam
Bảo Trợ