Chiến tranh Da đỏ (tiếng Anh: American-Indian Wars) là một loạt những cuộc tranh chấp vũ trang giữa quân đội thuộc địa hay liên bang Hoa Kỳ và các bộ lạc dân bản địa Bắc Mỹ trong nhiều thời kỳ từ thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 19.
Tiếng Việt thường gọi các dân tộc bộ lạc bản địa Bắc Mỹ là "người da đỏ" theo từ tiếng Anh là "redskin" (từ lóng mang tính miệt thị, chỉ những người bản địa thường bôi phẩm đỏ vào mặt và mình khi ra chiến đấu).
Trong sách tựa đề American Holocaust, nhà sử học người Mỹ là David Stannard cho rằng cuộc càn quét sát hại người bản địa tại châu Mỹ qua nhiều chiến dịch của người châu Âu và các thế hệ sau (Anglo Americans - người da trắng Hoa Kỳ) là một hành động diệt chủng khổng lồ nhất trong lịch sử nhân loại. [1]. Có người thì cho là kế hoạch diệt chủng là có thực[2], có người lại không tin.[3].
Trong những ngày đầu mới đến đất lạ, người Anh di cư sang Mỹ thường sống hòa bình với các bộ lạc bản địa chung quanh. Nhưng bắt đầu từ 1637(chiến tranh Pequot), chính quyền thuộc địa ngầm tham gia các cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa các bộ lạc, lợi dụng tình hình để chiếm đất, củng cố sức mạnh của mình là đồng thời làm mất đoàn kết và suy giảm lực lượng của các bộ lạc này.
Những cuộc chiến nổ ra từ thế kỷ 17 khi Bắc Mỹ còn là thuộc địa của Đế quốc Anh dưới triều vua William III, cho đến các trận đánh sau cùng vớiquân đội Hoa Kỳ năm 1890 (cuộc tàn sát tại Wounded Knee) với hậu quả là thổ dân bị mất đất về tay người da trắng, bị bắt buộc hội nhập văn hóa và di tản về sinh sống các vùng tập trung.
Theo báo cáo của Gregory Michno dựa theo hồ sơ lưu trữ quân đội thì chỉ trong 40 năm từ 1850 đến 1890 khoảng 21.586 người (lính lẫn thường dân) bị giết, bị thương hay bị bắt. [4] Theo Russell Thornton thì khoảng 45.000 người da đỏ và 19.000 người da trắng bị giết - trong đó có đàn bà và trẻ em của cả hai bên. [5]
Theo William M. Osborn, trong sách tựa The Wild Frontier: Atrocities during the American-Indian War from Jamestown Colony to Wounded Knee, thì từ năm 1511 đến 1890 có 9.156 người bị dân da đỏ tàn sát và 7.193 do dân da trắng giết - không kể cố sát riêng tư, tra tấn, bị thương hay bị bắt. [6]
Một điều không thể chối cãi là cả hai phe đều dùng những thủ đoạn thô bạo dã man. Người da đỏ dùng chiến thuật khủng bố hung bạo [cần dẫn nguồn], trong khi quân da trắng thì tàn phá không nương tay.
Vì người da đỏ sống trong những bộ lạc riêng lẻ chiến tranh xảy ra và kết thúc thường trong lĩnh vực địa phương, nhưng cũng có một số trận đánh gồm nhiều bộ lạc hợp sức cùng chống lại quân đội da trắng xâm lược.(Theo Wikipedia)
Những đứa con người Mẹ Gấu Vĩ Đại
Các diễn viên
Gojko Mitic - Tokei-ito
Jiri Vrstala - Fred Clark
Rolf Römer - Tobias
Hans-Hardt Hardtloff - Thiếu tá Samuel Smith
Gerhard Rahold - Trung úy Roach
Horst Yonishkan - Adams
Hasse Hann - Pitt
Helmut Schreiber - Ben
Brigitte Krause - Jenny
Katie Shekey - Uynona
Sepp Klose - Tashunko- Vitka
Dietmar Richter-Reinecke -- Trung úy Warner
Adolf Peter Hoffmann - Mattotaupa
Joseph Maerchik - Chetansapa
Joseph Adamovich - Chapa
Rolf Ripperger - Joe
Hans Finor - Havandshita
Horst Cuba - Thomas
Bộ phim - Những đứa con người Mẹ Gấu Vĩ Đại, được sản xuất tại Đông Đức vào năm 1966.
Năm bảy mươi thế kỷ thứ XIX. Tại một quán rượu trong đồn Smith (một nơi nào đó ở Minnesota) trinh sát Fred Clark, biệt danh là Cáo Hung, đã giết chết già làng Mattotaupu, một trong những thủ lĩnh bộ tộc dakotskih, vì ông ta từ chối tiết lộ địa điểm nơi cất giấu vàng. Clark trở thành kẻ thù riêng của Tokei-Ito, con trai của Mattotaupy.
Hai năm đã trôi qua. Sự căng thẳng giữa chính phủ và các bộ lạc Dakotskih đã đạt đến đỉnh cao của nó. Trên ngọn Đồi Đen người ta đã tìm thấy mỏ vàng. Người Da Đỏ vẫn chiếm giữ gần hết các lãnh thổ có mang trữ lượng vàng này, vì vậy các mỏ không thể bắt đầu khai thác được. Vì điều này, đồn Smith (các pháo đài của Mỹ thường lấy tên người chỉ huy để đặt cho đồn bốt của họ) đã cất quân đi đánh đuổi các bộ tộc người Da Đỏ...
Sau nhiều cuộc giao tranh cuối cùng số
phận của những người Da Đỏ cũng được định đoạt.