Bài Đã Bị VNN Gỡ Bỏ: Siêu Chùa Và Công Nghiệp Tâm Linh

04 Tháng Ba 201910:53 SA(Xem: 1958)

Bài đã bị VNN gỡ bỏ: SIÊU CHÙA VÀ CÔNG NGHIỆP TÂM LINH

blank

Ảnh trên GDVN: Ngôi chùa được coi là chùa to nhất thế giới. (Ảnh: NB) 

Bài “Siêu” chùa và công nghiệp tâm linh vừa được Vietnamnet đưa lên sáng nay thì vài tiếng sau bài đã bị gỡ. May mắn có Blog Phan Ba. giữ lại được.
“Siêu” chùa và công nghiệp tâm linh 

Nguyễn Duy Xuân

Những cái nhất không hợp lòng dân 

Thời gian gần đây, xứ mình “đoạt” được nhiều cái nhất thế giới, từ vật bé mọn như bánh chưng, bánh phồng tôm, tô phở, ly cà phê,… đến cái to lớn như đường sá, cáp treo, chùa chiền,… 

Không bao lâu nữa, bạn bè quốc tế sẽ phải ngả mũ thán phục trước một công trình đồ sộ mà có lẽ trong tương lai chưa một nước nào đủ sức vượt qua: Ngôi chùa lớn nhất thế giới, tọa lạc trên một diện tích 5.100 ha (tương đương 51km2), xấp xỉ bằng diện tích một xã lớn ở miền núi hay một huyện nhỏ ở đồng bằng Bắc bộ. 

Những cái “nhất” như thế, liệu có đáng để tự hào? Liệu có phải là minh chứng cho sự phát triển, phồn thịnh của đất nước trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa? 

Bánh chưng nặng hàng tấn không sử dụng được, tô phở vừa làm xong phải đổ đi, ly cà phê có dung tích cả ngàn lít, xong giây phút kỉ lục rùm beng thì cũng rơi vào quên lãng. 

Chùa tuy to nhất châu lục, lớn nhất thế giới nhưng “hoành tráng không tôn nghiêm/ồn ào không tĩnh lặng/Phật vẫn buồn ngàn năm”. 

Rõ là những cái “nhất” như thế không làm nên thương hiệu Việt kiểu như Honda, Yamaha của Nhật Bản, Samsung, Hyundai của Hàn Quốc hay Vivo của Trung Quốc. 

Có cái nhất vô bổ, chỉ để thõa danh hão nhất thời của một số ít người nhưng cũng có cái nhất khiến ông chủ của nó hốt bộn tiền. 

Đua xây chùa to có phải vì thành tâm với Đức Phật? 

Dư luận không khỏi ngỡ ngàng trước một loạt những dự án du lịch tâm linh siêu khủng đang mọc lên như nấm. 

Những siêu dự án ấy được chính quyền cấp hàng ngàn héc ta nhưng chỉ một phần rất nhỏ dành cho việc xây dựng chùa chiền, còn lại chủ yếu là để xây các tổ hợp kinh doanh giải trí, tham quan – nghỉ dưỡng như nhà hàng, khách sạn, biệt thự, sân golf,… Toàn những thứ xa xỉ, cao cấp không có chỗ cho người lao động đang vất vả với cuộc mưu sinh. 

Để mọc lên những khách sạn, nhà hàng, resort, sân golf trên diện tích hàng ngàn héc ta như thế, thật không dễ nếu tách khỏi dự án khoác áo “du lịch tâm linh”. 

Có một ngành “công nghiệp không khói” mới mẻ đang hình thành mà lợi nhuận của nó không một ngành nghề nào có thể theo kịp, vượt xa cái gọi là “một vốn bốn lời”. 

Đó là ngành “công nghiệp tâm linh” với những “Công ty nhà chùa”, “thị trường thần thánh”, “doanh nhân sư sãi”,…. 

Hàng vạn, hàng vạn người đang bị dẫn dụ, cuốn vào vòng xoáy vận hạn: Cầu may, cầu tài cầu lộc, cầu chức tước, dâng sao giải hạn,… 

Cả một xã hội chìm trong khói hương, sì sụp quì lạy, chen chúc, giành giật để mong đạt được điều không tưởng. Nó hoàn toàn xa lạ đối với giáo lý tốt đẹp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Câu răn “Phật tùy tâm” chẳng còn nghĩa lý gì giữa thời buổi kim tiền. 

Đức Phật nào ở trong những ngôi chùa hào nhoáng, hoành tráng với những kỉ lục vô đối? 

Tôi bỗng nhớ đến hình ảnh ngôi chùa một thời khi tóc còn để chỏm. Những ngôi chùa của làng thường tọa lạc giữa đồng không mông quạnh, mái ngói rêu phong. Cảnh chùa tĩnh lặng, bình yên, có cái gì đó khiến cho mọi người kể cả những đứa trẻ như tôi tin ở chốn linh thiêng khiêm nhường ấy có Ngài (Đức Phật) ngự, để rồi tự răn mình luôn làm điều thiện, tránh xa cái ác, lo tu tâm tích đức. 

Rồi chiến tranh đi qua, những ngôi chùa gắn bó bao đời với làng quê không còn nữa, phần vì do bom đạn, phần vì do chính bàn tay con người với tư duy một thời quyết xóa sạch những gì được cho là tàn tích của phong kiến. 

Bây giờ thì, không chỉ chùa cũ được phục dựng, người ta còn đua nhau xây chùa mới. Những ngôi chùa hoành tráng, siêu khủng, lòe loẹt mọc lên như nấm. Nó quá xa lạ so với những ngôi chùa cổ kính bé nhỏ nhưng đậm chất văn hóa của ông cha. 

Phú quí sinh lễ nghĩa! Đành là thế, nhưng lễ nghĩa nào thì cũng phải tiếp nối dòng chảy muôn đời trong truyền thống văn hóa dân tộc. 

Nhưng buồn thay, hình như mọi giá trị đang bị đảo lộn. 

Nếu không chấn chỉnh việc dung dưỡng những hành vi trái với giáo lítốt đẹp của nhà Phật; nếu không chấm dứt việc xây dựng chùa chiền tràn lan núp bóng những dự án “du lịch tâm linh” để trục lợi; nếu không loại bỏ những lễ hội mang tính bạo lực, phản cảm, khích lệ mê tín dị đoan; nếu không… thì văn hóa dân tộc sẽ đi về đâu? 
 Nguyễn Duy Xuân
Đây là đường Link đã bị 404 chặn mất tiêu:
vietnamnet.vn/…/sieu-chua-va-cong-nghiep-tam-linh-511175.ht…
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
“Tôi đề nghị chính quyền nên có thái độ đúng mực, nếu chỉ vì bài hát này mà bắt một người thì điều ấy thực sự thể hiện tư tưởng độc tài. Giờ Việt Nam cần hội nhập với thế giới, cởi bỏ sự giam cầm về tư tưởng là điều cần thiết,”..../ Blogger JB Nguyễn Hữu Vinh viết trên trang cá nhân: “Việc bắt bớ thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh, là hành động tự bóc lớp mặt nạ của chính quyền Cộng sản Việt Nam, để lộ đằng sau đó là một chính quyền phản động và bán nước, đi ngược lại lợi ích nhân dân và dân tộc này.”
Thật kỳ lạ đề thi khối Địa lý lớp 11 có tất cả 40 câu hỏi trắc nghiệm, tất cả đều là Trung Quốc. Ngoài chỉ dẫn Địa lý, nhiều câu hỏi và trả lời có nội dung ngoài ĐL như Câu 26-Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc trong phát triển kinh tế xã hội là (4 gợi ý đáp án). Ông Nguyễn Phú Trọng, ông Xuân Phúc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân cùng Bộ Chính trị, TW Đảng CSVN và Quốc hội không thể lờ đi chuyện phản dân hại nước tày trời này.
30 năm sau vụ đàn áp phong trào dân chủ Mùa Xuân Bắc Kinh, quảng trường Thiên An Môn là nơi an toàn nhất, được canh gác kỹ nhất tại thủ đô Bắc Kinh. Hàng ngàn ống kính thu hình camera đã thay thế những chiếc thiết giáp ngày nào. Công nghệ cao là công cụ theo dõi lợi hiệu quả hơn các trang thiết bị quân sự của thời kỳ 1989. Trước thềm kỷ niệm 30 năm ngày Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc nổ súng vào tầng lớp sinh viên tập hợp trên quảng trưởng Thiên An Môn đòi dân chủ, phóng viên hãng thông tấn Pháp AFP có bài viết "Công nghệ thay thế xe tăng". Người ta không còn trông thấy những chiếc xe thiết giáp cồng kềnh trấn ngự ở quảng trường nổi tiếng này ngay giữa lòng thủ đô Bắc Kinh. Tai mắt của quân đội Trung Quốc giờ đây là hàng ngàn ống kính camera hiện đại
Các tuần báo Paris không quên vụ thảm sát Thiên An Môn 1989. Cựu lãnh đạo phong trào dân chủ Mùa Xuân Bắc Kinh, Vương Đan dự báo "Đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ tan rã". Phương Tây đã "bỏ lỡ cơ hội" để lôi kéo Bắc Kinh theo mô hình dân chủ. Làn gió dân chủ đó chỉ thổi qua đất nước rộng lớn này trong vài tuần lễ trước khi nhường chỗ cho "Vụ thảm sát" Thiên An Môn trong đêm mồng 3 rạng sáng mồng 4 tháng 6 năm 1989.
Lời giải số 6 cho ĐSBN là lời nguyền: Không sử dụng công nghệ, thiết bị, tài chính, chuyên gia, nhà thầu từ Trung Quốc – dưới mọi hình thức, gián tiếp hay trực tiếp. Trong sáu lời giải trên, lời giải số 1- nhân sự - vẫn là cốt lõi. Nếu cứ theo cách cũ, tuân thủ “ định lý”: “rằng ủy viên trung ương đảng làm làm bộ trưởng”, thì không thể thoát khỏi tụt hậu. Vì Việt Nam hùng cường, nhất thiết phải chấm dứt sử dụng cái “định lý” lạ lùng này.
Giáo dục ở Việt Nam có thể nói rằng cực kỳ khó để giải quyết. Tại vì nhà trường không tách rời khỏi xã hội, mà cả xã hội được điều hành trên cơ sở của những nguyên lý hoàn toàn dối trá…Toàn bộ cả một hệ thống chính trị được xây dựng trên những nguyên lý mà nghe thì tốt đẹp lắm nhưng ai cũng thấy là dối trá. Dối trá từ việc xây dựng Nhà nước cho đến việc thực hiện những chính sách cụ thể. Cho nên trong điều kiện đó mà đòi giáo dục thành ốc đảo riêng có sự trung thực được coi là hàng đầu thì tôi thấy đấy là một mơ ước và khó lòng thực hiện lắm -Giáo sư Hoàng Dũng
...nếu ở Việt Nam có một người có tư tưởng cấp tiến như ông Triệu Tử Dương lên làm lãnh đạo ‘sẽ thúc đẩy dân chủ hóa ở Việt Nam rất nhanh chóng’. “Nếu người dân Việt Nam cố gắng thực hiện đầy đủ quyền của mình một cách ôn hòa và gây sức ép liên tục lên chính quyền và đồng thời có nhân vật cấp tiến nào đấy được sự ủng hộ của nhân dân thì hai quá trình đấy sẽ tương tác với nhau và thúc đẩy dân chủ hóa đất nước.”
Tình trạng cá chết phơi khô xác dọc khu vực hạ lưu sông La Ngà, xã La Ngà, huyện Định Quán, Đồng Nai bốc mùi hôi thối, gây ô nhiễm được mạng báo Vietnamnet loan tin ngày 30/5. .Các loại cá diêu hồng đủ trọng lượng lẫn kích thước phần trên bị cháy khô và mặt dưới thối rửa. Nhiều người dân nuôi cá lồng bè trên sông La Ngà cho biết đó là xác cá do thảm họa xảy ra hôm 16/5 vừa qua. Sau một đêm mưa lớn cá chết nổi trắng dòng sông. Người dân vớt cá không xuể nên những cá chết còn lại theo dòng nước dạt vào bờ, khi nước rút thì nằm lại và cháy khô do nắng nóng.
Tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng đầu tháng 5 có bài viết với cảnh báo ‘Làm thế nào Việt Nam có thể tránh trở thành bãi rác công nghiệp bẩn của Trung Quốc?’. Tác giả là một giảng viên cao cấp tại Học viện Ngoại giao Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại giao. Bài viết nhấn mạnh đến những tác động xấu từ đầu tư của nước láng giềng Trung Quốc mà Hà Nội cần phải cẩn trọng; đồng thời tác giả nêu ra biện pháp cho thực tế đáng lo đó.
“Dự án đường cao tốc Bắc-Nam chạy dọc mặt phía Đông nước Việt Nam là dự án chưa cần thiết, do bọn chóp bu tham nhũng vẽ ra để vay nợ, tham nhũng gây ra thêm gánh nặng cho sức dân, nó không chỉ góp phần làm kiệt quệ sức dân, mà còn liên quan chặt chẽ với an ninh chính trị, gieo rắc thêm oán hờn, thù hận giữa dân và đảng,” bản tuyên bố viết. Bản tuyên bố dẫn chứng rằng mọi công trình hợp tác với các nhà thầu Trung Quốc từ trước đến nay “đều đội vốn rất lớn để tham nhũng, thi công dây dưa, chất lượng vô cùng tệ hại
Bảo Trợ