Bất cập giáo dục VN 'bộc lộ rõ' qua kỳ thi PTTH

18 Tháng Tám 20179:56 CH(Xem: 1985)
  • Tác giả :

Bất cập giáo dục VN 'bộc lộ rõ' qua kỳ thi PTTH

Học sinh sau một kỳ thi ở Hà NộiHọc sinh sau một kỳ thi ở Hà Nội

Nhiều bất cập của ngành giáo dục Việt Nam đã bộc lộ rõ qua kỳ thi trung học phổ thông vừa qua, một số chuyên gia trong ngành giáo dục nói.

Trong chương trình Bàn tròn Thứ năm của BBC Tiếng Việt ngày 17/8, Tiến sỹ Vũ Thị Phương Anh, từ Trung tâm Bồi dưỡng và Hỗ trợ Chất lượng giáo dục (EQTS) thuộc Hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng Việt Nam, cho rằng hình thức thi trắc nghiệm cho tất cả các môn trừ môn văn như năm nay "không có chỗ cho sinh viên thể hiện sự sáng tạo và khác biệt".

Tiến sỹ Nguyễn Tiến Dũng, giáo sư toán trường Đại học Toulouse, Pháp, nhận xét chuyện một số trường trong ngành sư phạm có điểm chuẩn chỉ 9 điểm cho ba môn là "rất đáng lo ngại."

Việt Nam: Chiếc xe đò mang tên Đại học

Cái dở của kỳ thi PTTH 2017

Theo TS Nguyễn Tiến Dũng, chuyện có học sinh đạt điểm tuyệt đối mà vẫn trượt, một chuyện "chắc là chỉ có ở Việt Nam", cho thấy nhiều điều bất hợp lý trong kỳ tuyển sinh này.

Cụ thể, ông cho rằng chuyện gộp kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi đại học là "không hợp lý" cho một số trường vì mục đích tuyển sinh đại học và tốt nghiệp phổ thông là khác nhau.

"Một bất cập nữa là cách ra đề thi năm nay làm cho việc đạt điểm tối đa dễ hơn những năm trước nhiều," ông Dũng bình luận.

 

TS Vũ Thị Phương Anh, người đã có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực khảo thí, nói hình thức thi trắc nghiệm cho hầu hết các bộ môn đã gây tranh luận từ nhiều năm nay.

"Hình thức trắc nghiệm làm được một số việc như chấm thi nhanh, về cách quản lý, hiệu quả kinh tế, và 'công bằng' hơn vì không có chủ quan khi chấm."

"Nhưng trong kỳ thi còn cần có chỗ cho sự sáng tạo, khác biệt, điều đó là còn thiếu trong ngành giáo dục VN," bà Phương Anh nói.

Bà cho rằng dường như Bộ giáo dục và đào tạo không lắng nghe những ý kiến tham khảo khi "quyết tâm thực hiện thi trắc nghiệm cho tất cả các môn trừ môn văn".

Tuy vậy, "điều này cũng có cái hay vì nó làm bộc lộ hết những cái dở trong kỳ thi tuyển sinh ở VN" và cho thấy những cảnh báo từ trước tới giờ về hình thức thi trắc nghiệm cho hầu hết các môn là cần được ghi nhận, TS Phương Anh nhận xét.

Mức lương giáo viên thấp không đủ sống là thực trạng
Mức lương giáo viên thấp không đủ sống là thực trạng "đáng buồn" của ngành sư phạm (Ảnh minh họa)

Bất cập trong ngành sư phạm

Đầu vào một số trường của ngành sư phạm có 9 điểm là "rất đáng lo ngại" theo TS Nguyễn Tiến Dũng.

"Như kinh nghiệm của Pháp, dù có thiếu giáo viên nhưng không vì thế mà họ giảm chuẩn khi tuyển giáo viện. Những người thi vào sư phạm phải đủ hiểu biết năng lực mới trở thành giáo viên."

"Còn khi thi được 3 điểm, chẳng hạn như môn toán, thì gần như là không biết gì, mà vẫn trở thành giáo viên toán thì quá nguy hiểm," ông Dũng bình luận.

Ông Dũng cho rằng kể cả khi có bao cấp, "không có gì đảm bảo ngành sư phạm sẽ khá lên được nếu không có sự cách mạng trong ngành giáo dục."

Tiến sỹ Vũ Thị Phương Anh cho rằng sự 'thất bại' hay 'ế ẩm' của ngành sư phạm có hai nguyên nhân. Một là do bài thi và kỳ thi như hiện này, hai là những chính sách đã tồn tại nhiều năm trong xã hội và ngành giáo dục.

Ra trường không có việc làm, mức lương giáo viên thấp không đủ sống là thực trạng "đáng buồn" của ngành sư phạm, bà Phương Anh nói.

Theo bà Phương Anh, phải có chính sách vĩ mô để điều chỉnh điều tình trạng này.

Nhiều học sinh đi chùa cầu may trong mùa thi
Nhiều học sinh đi chùa cầu may trong mùa thi

Vì sao tuyển sinh chỉ dựa vào điểm thi?

Về nguyên nhân vì sao tuyển sinh đại học ở Việt Nam chỉ dựa vào điểm thi như hiện nay, TS Phương Anh nói:

"Số trường đại học cao đẳng ở Việt Nam mở ra quá nhiều. Các trường cần có người vào học nên họ muốn tuyển sinh sao cho đơn giản nhất, ai cũng có thể vào được.

Những trường có uy tín cũng rất cần sinh viên vì nguồn thu học phí. Họ cần cạnh tranh để lấy sinh viên. Điều đó là bất hợp lý nhưng hình như không ai muốn thay đổi."

 

TS Nguyễn Tiến Dũng cũng đề cập đến hiện tượng nhiều trường được mở ra để đào tạo "không phải vì mục đích giáo dục mà là vì mục đích kiếm tiền":

"Các trường này đào tạo ra những người tuy có bằng đại học nhưng không có kiến thức. Phần lớn sinh viên Việt Nam học ra kiến thức lõm bõm và không đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, kể cả ngành sư phạm."

"Các trường mở ra như nấm, cần giảm ra số lượng đầu vào là điều cần thiết".

TS Dũng cũng nhận xét nếu Việt Nam cần nhiều thợ hơn thì nên mở ra nhiều trường trung cấp kỹ thuật, như kinh nghiệm của một nước phát triển là nước Đức.

Nhiều học sinh Việt Nam tìm kiếm cơ hội đi học nước ngoài
Nhiều học sinh Việt Nam tìm kiếm cơ hội đi học nước ngoài

'Tỵ nạn giáo dục'

Bình luận về làn sóng học sinh Việt Nam đi "tỵ nạn giáo dục" hiện nay, TS Phương Anh nói sở dĩ có phong trào này là do nhiều người "không tin tưởng vào giáo dục đại học Việt Nam."

"Lỗi không chỉ do ngành giáo dục mà là lỗi toàn hệ thống," bà Phương Anh nói tiếp.

"Sau khi ra trường, cơ hội có việc làm phù hợp với năng lực của mình và có một mức lương xứng đáng là rất ít. Nếu những chỗ làm tốt là ở trong hệ thống của Việt Nam thì phải có quen biết, còn của nước ngoài thì phải rất may mắn. Đầu ra ở Việt Nam rất là bó hẹp cho dù học sinh có học ở những trường tốt."

Theo bà Phương Anh, nếu muốn có sự thay đổi thì chỉ riêng ngành giáo dục là chưa đủ mà phải có thay đổi của cả hệ thống lớn, chẳng hạn thay đổi về chính sách bổ nhiệm nhân sự, phát triển kinh tế tư nhân v.v.

Tuy nhiên, TS Nguyễn Tiến Dũng cho rằng việc nhiều học sinh Việt Nam đi học nước ngoài không phải là tiêu cực mà là cơ hội cho cả đất nước Việt Nam.

"Điều này có thể mang lại những thay đổi từ bên ngoài khi mà động lực thay đổi ở bên trong hệ thống không đủ mạnh, và những người quản lý giáo dục bây giờ không đủ chất lượng để mang đến thay đổi lớn."

"Các trường tư tốt có chất lượng cao mọc lên và được nhiều người tín nhiệm chính là sự thay đổi tự phát trong xã hội mà không cần chờ đến Bộ giáo dục", TS Dũng nhận định.
Theo BBC

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trước khi Michael Phương Minh Nguyễn, công dân Mỹ gốc Việt, phải ra tòa tại Thành phố HCM vào ngày 24/6 với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, gia đình ông ở California và những người quan tâm, trong đó có những dân biểu Mỹ, đã hy vọng rằng ông sẽ được trục xuất về Mỹ để đoàn tụ với gia đình ngay sau phiên tòa. Nhưng mọi hy vọng đã bị dập tắt ngay sau phiên tòa khi Michael Phương Minh Nguyễn bị tòa tuyên 12 năm tù và chỉ bị trục xuất sau khi đã thi hành án. Ngay sau phiên tòa, Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Việt Nam đã lên tiếng bày tỏ sự thất vọng và cho biết
“Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu” mà người Việt không bị đồng hóa, nhưng chỉ có 70 năm mà đảng CSVN có khả năng diệt chủng dân tộc Việt Nam. “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chỉ là khẩu hiệu lừa bịp nhân dân mà thôi. Các trí thức, văn nghệ sĩ và nhân dân đừng hy vọng được bọn thái thú địa phương lắng nghe và thực hiện theo ý dân.
Nhiều nhân vật bất đồng chính kiến, nhiều nhà hoạt động nhân quyền đã bị đưa ra xét xử trong những phiên tòa chóng vánh, kết án nặng nề mà luật sư bào chữa chỉ ra những sai phạm trong tiến trình tố tụng…......Trong một số vụ án hình sự xét xử đối với những tội danh về xâm phạm an ninh quốc gia mà tôi có dịp tham gia bào chữa với tư cách là luật sư, thì hồ sơ truy tố không có chứng cứ hoặc chứng cứ không thuyết phục. Nhưng tất cả đều dễ dàng được tòa án chấp nhận là chứng cứ hợp pháp để kết tội và tuyên hình phạt rất nặng.
Tính cách vua quan của những người cộng sản Việt Nam hiện nay đã lộ rõ ngay từ năm 1945-1946 kia chứ không phải đến bây giờ nhưng vì lúc ấy chưa cầm quyền, chưa giàu sang, dân cũng chưa có của ăn của để cho nên nó không bộc lộ. - Có những quan chức xây biệt phủ lộng lẫy, chi xài xa hoa, con cái đi học nước ngoài, vợ thì không có việc làm hoặc cũng chỉ là công chức trong bộ máy. Những trường hợp như vậy thì dân không bức xúc, không hoài nghi mới là lạ.
Thân nhân của tù nhân chính trị Trương Minh Đức công khai thư kêu cứu về tình trạng của những người đang phải tuyệt thực tại Trại Giam Số 6 Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Thư kêu cứu đề ngày 23 tháng 6 do Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ tù nhân chính trị Trương Minh Đức ký tên và gửi đến Viện Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Nghệ An và Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Nội dung thư nói rõ việc Phân trại K2, Trại Giam Số 6 đang bức hại, đàn áp tù nhân chính trị.
CÒN QUY HOẠCH CÁN BỘ THÌ KHÔNG THỂ CHỐNG CHẠY CHỨC CHẠY QUYỀN Nói đến Quy hoạch cán bộ thì hiểu ngay là có người được quyền Quy hoạch và có người được Quy hoạch. Được Quy hoạch là có cơ hội thăng tiến – nên cán bộ phải cố lên. Bởi vậy, còn Quy hoạch thì sẽ có chạy Quy hoạch. Ai chạy Quy hoạch? Người bị Quy hoạch sẽ chạy Quy hoạch. Chạy ai? Chạy người có quyền Quy hoạch.
Tôi nghĩ những ông như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng thì sách của ông ấy chỉ có đảng của ông ấy đọc, chứ chẳng ai đọc, có khi những đảng viên của ông ấy cũng chẳng đọc luôn, Bởi vì tôi cho rằng những kiến thức mà các ông viết ra không có ý nghĩa thực tế, nếu những kiến thức ấy có ý nghĩa thực tế thì đất nước Việt Nam đã phồn vinh rồi.”.- Lã Việt Dũng.....Do đó, việc xuất bản những quyển sách này chỉ làm tốn tiền dân, tốn giấy, mà không ai đọc.
Việt Nam từng ra báo từ rất lâu. Tuy nhiên theo nhận định ngay dưới thời bị Pháp đô hộ, báo chí lúc đó còn được những quyền tối thiểu mà nhiều cơ quan báo chí trong nước hiện nay không có được. Gia Định báo được cho là tờ báo tiếng Việt đầu tiên của Việt Nam được xuất bản vào ngày 15/4/1865.
Giáo sư Trần Phương:: “Thế bây giờ Chủ nghĩa xã hội của ông là cái gì đây? Thật ra mà nói, chúng ta nói và chúng ta biết là chúng ta bịp người khác. Đến tôi bây giờ, tôi cũng không biết cái Chủ nghĩa xã hội mà chúng ta sẽ đi là cái Chủ nghĩa xã hội gì đây?”./ Đại tá Phạm Đình Trọng: “Đảng CSVN đã đưa dân tộc Việt Nam vào cuộc thí nghiệm xây dựng Xã hội chủ nghĩa suốt gần nửa thế kỷ và nhân dân Việt Nam phải trả giá quá đắt.
“Trung Quốc có tình cảm với bất cứ ai đi chăng nữa nhưng lợi ích của họ không thay đổi. Việt Nam cũng phải hiểu điều đó. Hồi năm 2011 khi ông Nguyễn Phú Trọng mới đắc cử chức Tổng Bí thư thì ông sang Trung Quốc ký thỏa thuận chung về các nguyên tắc giải quyết tranh chấp trên biển. Năm 2011 xảy ra vụ (Trung Quốc) cắt cáp, năm 2012 cũng cắt cáp, rồi đến năm 2014 Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng thềm lục địa của Việt Nam chẳng hạn thì đường dây nóng giải quyết tranh chấp giữa hai bên theo nguyên tắc coi như là số 0.”
Bảo Trợ