8 Điều Cần Biết Trước Khi Chích Ngừa Covid-19 Mũi Thứ Nhì

23 Tháng Ba 20212:51 SA(Xem: 1023)

Chích ngừa COVID-19 mũi thứ nhì
8 điều cần biết trước khi chích ngừa COVID-19 mũi thứ nhì
Hiệp Hội Người Cao Tuổi Hoa Kỳ (AARP) mới đây gởi ra thông báo bao gồm những điều cần biết đối với người sắp chích ngừa COVID-19 mũi thứ nhì sau đây.vaccine
Nếu đã chích mũi đầu tiên trong hai mũi thuốc chích ngừa COVID-19, xin chúc mừng, vì quý vị sắp hoàn tất việc ngừa virus này trong cơ thể. Nhưng để hoàn toàn có được sự miễn dịch, quý vị nhất định phải chích mũi thứ hai.

Trên cả nước, một số người đang rơi vào tình trạng lộn xộn khi cố gắng nhận mũi chích thứ hai vì nhiều lý do khác nhau.
Bác Sĩ William Schaffner, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Vanderbilt University Medical Center ở Nashville, Tennessee, và là giám đốc y tế của National Foundation for Infectious Diseases (Quỹ Quốc Gia Phòng Chống Bệnh Truyền Nhiễm), nếu cuộc hẹn của quý vị bị hủy, đừng chờ ai đó gọi cho mình, mà nên chủ động làm hẹn lại để chích mũi thứ hai.

Liên quan đến vaccine Moderna và Pfizer, hai loại thuộc đang được sử dụng rộng rãi ở Hoa Kỳ, ông cho biết: “Chúng tôi đã thông báo đến tất cả mọi người rằng những loại vaccine này có hiệu quả 95%. Nhưng chúng chỉ đạt được hiệu quả 95% nếu quý vị thực sự chích liều thứ hai.”
Dưới đây là một số điều cần biết về liều thuốc ngừa thứ hai .

1-Tác dụng phụ có thể sẽ mạnh hơn .
Nhiều người bị rất ít phản ứng hoặc không bị bất kỳ phản ứng nào với liều thuốc đầu tiên, hiện cho biết rằng liều thứ hai có tác động rất mạnh – khiến ngay cả những người cả đời nghiên cứu vaccine cũng phải ngạc nhiên.
Bác Sĩ Greg Poland, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại phòng khám Mayo ở Rochester, Minnesota, và là giám đốc nhóm nghiên cứu vaccine của Mayo, chỉ bị các triệu chứng nhẹ sau khi chích mũi đầu tiên. Nhưng mũi thứ hai khiến ông run lên vì ớn lạnh và nhiệt độ là 101.
Không có virus sống trong vaccine, vì vậy quý vị không thể bị nhiễm COVID-19 khi chích thuốc ngừa.
Trong thử nghiệm lâm sàng của Pfizer, 31% người tham gia từ 18 đến 55 tuổi báo cáo bị sốt sau khi chích liều thứ hai, trong khi chỉ có 8% bị sốt sau liều đầu tiên. Mệt mỏi, ớn lạnh, nhức đầu và đau cơ/khớp cũng phổ biến hơn sau khi chích mũi thứ hai đối với cả hai loại vaccine nêu trên.
Có một tin vui là, dựa theo dữ liệu này, người lớn tuổi ít bị phản ứng đối với vaccine. Trong số những người từ 55 tuổi trở lên, qua thử nghiệm của Pfizer, 22% bị sốt sau liều thứ hai và 3% bị sốt sau liều đầu tiên.

2-Không nên uống thuốc giảm đau trước khi chích .
Nếu đã nghe qua về tác dụng phụ của liều thứ hai, quý vị có thể sẽ muốn uống thuốc giảm đau trước khi chích.
Theo CDC, đó không phải là một ý kiến hay, trừ khi quý vị được bác sĩ của mình đề nghị. Theo hai bác sĩ Poland và Schaffner, sử dụng thuốc giảm đau trước khi chích có thể làm giảm hiệu quả của vaccine.

3-Thời gian giữa các liều thuốc chích không cần chính xác .
Tuy nhiên, quý vị có thể sử dụng acetaminophen (Tylenol) hoặc các loại thuốc như Advil hoặc Motrin sau khi chích để điều trị các tác dụng phụ như đau, sốt, ớn lạnh, hoặc nhức đầu.
Mũi chích vaccine Pfizer thứ hai sẽ được chích 21 ngày sau mũi đầu tiên. Đối với Moderna, khoảng cách giữa hai lượt chích là 28 ngày.Vaccine-Quinvacem_6694f-thumbnail
Tuy nhiên, CDC cho phép điều chỉnh một khoảng thời gian, nếu quý vị không thể sắp xếp lịch hẹn vào đúng ngày đó. Mặc dù cơ quan này khuyến cáo nên cố gắng duy trì khoảng cách thời gian được đề nghị, nhưng cũng cho biết liều thứ hai có thể được chích sáu tuần sau liều đầu tiên.

4-Liều thứ hai phải do cùng một nhà sản xuất liều đầu tiên
Các bác sĩ từng nghe bệnh nhân hỏi liệu họ có thể chích liều thứ hai do một công ty dược khác sản xuất hay không, lý do thường là vì họ nhận thấy loại vaccine khác được cung cấp ở một địa điểm thuận tiện hơn.

CDC khuyến cáo không nên làm như vậy, vì hai loại vaccine Moderna và Pfizer “không thể thay thế cho nhau hoặc thay thế cho các vaccine COVID-19 khác. Hiện chưa có đánh giá về tính an toàn và hiệu quả của việc chích các mũi thuốc của những nhà sản xuất khác nhau.”

5-Phát ban tại chỗ chích trên cánh tay thì chích tay còn lại
Theo CDC, nếu quý vị bị phát ban tại chỗ chích từ ba đến 10 ngày sau khi chích mũi đầu tiên, không nên bỏ chích liều thứ hai, và CDC khuyên nên chích cánh tay còn lại.
Rất ít người gặp triệu chứng phát ban như vậy sau khi chích, đôi khi được gọi là “cánh tay COVID.” Trong hướng dẫn được công bố vào ngày 10 Tháng Hai, CDC cho biết phản ứng này không trầm trọng hơn khi chích liều thứ hai.


6-Nên tạm thời tránh chích các loại vaccine khác
Nếu đến thời hạn chích ngừa zona hoặc Tdap, quý vị nên dừng lại nếu đang trong thời gian chích thuốc ngừa COVID-19. Do hiện không có dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả của thuốc ngừa COVID-19 được sử dụng cùng lúc với các thuốc ngừa khác, CDC khuyên nên tránh các loại thuốc ngừa khác trong hai tuần trước và sau khi chích hai liều vaccine COVID-19. Việc tạm dừng cũng giúp tránh nhầm lẫn về nguyên nhân gây ra phản ứng phụ sau khi chích vaccine COVID-19.

7-Không có tác dụng miễn dịch đầy đủ ngay lập tức
Phải mất hai tuần sau liều thứ hai, cơ thể quý vị mới có khả năng miễn dịch đầy đủ với virus. Sau đó, quý vị sẽ gần như không thể bị bệnh nặng nếu tiếp xúc với người nhiễm COVID-19, Bác Sĩ Schaffner cho biết. CDC cũng cho biết quý vị không còn phải cách ly kiểm dịch nếu tiếp xúc với người nhiễm COVID-19 – miễn là quý vị đáp ứng các tiêu chí sau: không có triệu chứng và chưa quá ba tháng kể từ lần chích thuốc ngừa lần thứ hai.
dich benh covid 19
8-Vẫn phải đeo khẩu trang
Các chuyên gia đều cho rằng quý vị nên tiếp tục đeo khẩu trang và thực hiện giữ khoảng cách ở nơi công cộng. Có một điều là vẫn có thể quý vị bị bệnh dù đã được chích ngừa. Ngoài ra, cũng có thể quý vị vẫn có thể mang virus và âm thầm truyền sang những người khác chưa được chích ngừa, ngay cả khi quý vị không có các triệu chứng.

Bác Sĩ Schaffner cho biết, cho đến khi cả nước được miễn dịch cộng đồng – thời điểm mà tỉ lệ lớn của toàn bộ dân số có thể miễn dịch đối với COVID-19 – điều quan trọng là mọi người phải đeo khẩu trang để ngăn chặn sự lây lan của virus.


NTS ST
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
(Kiến Thức) - Quả mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh. Tất cả các bộ phận của mướp đều được sử dụng làm vị thuốc chữa bệnh, rẻ, hiệu quả mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Theo Đông y, quả mướp vị ngọt, tính bình, không độc có thể dùng để trị rất nhiều bệnh. Từ hoa mướp đến xơ mướp, từ mướp tươi đến mướp khô đều có tác dụng trị bệnh mà không gây tác dụng phụ.
Bác Sĩ Đặng Trần Hào Bình thường khi ta hoạt động, tập thể dục, chạy nhảy thì ra mồ hôi, hay khi ăn uống đồ nóng, ra ngoài trời nóng gắt cũng ra mồ hôi là chuyện thường, không phải là bệnh. Tuy nhiên y khoa Đông phương có phân biệt các loại bệnh ra mồ hôi như khi âm hư mồ hôi ra ban đêm, dương hư mồ hôi ra ban ngày. Ngoài ra còn phân biệt âm tiên thiên và âm hậu thiên, dương tiên thiên và dương hậu thiên.
Ngay từ khi bắt đầu dịch, nhiều quốc gia đã trấn an công chúng rằng các cách phòng chống Covid-19 đang được ưu tiên thực hiện - giường bệnh và máy thở được đặt sẵn, các cách điều trị chưa được chứng minh tính hiệu quả cũng đã được tích trữ, và hàng ngàn bác sĩ được điều sang là việc tại các khoa hô hấp. Ở Anh, chính phủ cam kết cung cấp tất cả mọi thứ dịch vụ y tế cần thiết để đối phó với đại dịch, "bằng bất cứ giá nào".
WASHINGTON, DC (NV) – Các con thú cưng sẽ không lây nhiễm COVID-19 cho người, tuy nhiên các chủ thú cưng phải cẩn thận đề phòng để không làm lây cho mèo, chó và các con vật thân thương khác, theo các lời khuyên trong một đoạn video được Cơ Quan Thực Phẩm và Dược Phẩm Mỹ (FDA) đưa ra mới đây và được loan tải trên YouTube. Bản tin của CNN hôm Thứ Tư, 17 Tháng Sáu, nói rằng đoạn video của FDA tạo sự thích thú cho người xem với hình ảnh của các người chủ và thú cưng dễ thương của họ.
Những cuộc thử nghiệm lâm sàng tìm vaccine chống COVID / Lần đầu tiên số người chết hàng ngày của tiểu bang New York đã giảm xuống dưới 100 kể từ cuối tháng Ba. Tổng cộng có 84 người chết trong 24 giờ qua, Thống đốc Andrew Cuomo cho biết hôm thứ Bảy, so với 109 ngày trước đó. Trong thời kỳ bùng phát vào tháng Tư, hơn 1.000 người chết mỗi ngày ở tiểu bang Mỹ bị virus corona tàn phá nặng nề nhất. "Trong đầu tôi, tôi luôn tìm cách để số người chết xuống được dưới 100," ông Cuomo nói.
Theo hãng tin Reuters, Hoa Kỳ hiện tiến hành một chương trình thử nghiệm đại trà nhiều loại vac-xin ngừa Covid-19, với sự tham gia của hơn 100.000 người tình nguyện. Các nhà nghiên cứu trong chương trình này cho biết mục tiêu là đẩy nhanh nghiên cứu để từ đây đến cuối năm có một vac-xin bảo đảm an toàn và công hiệu ngừa virus corona chủng mới.
Hơn 150.000 người đã chết vì Covid-19, nhưng tới nay vẫn chưa có loại thuốc nào được chứng minh giúp các bác sĩ điều trị được căn bệnh này. Hơn 150 loại thuốc khác nhau đang được nghiên cứu trên khắp thế giới. Hầu hết là các loại thuốc sẵn có và đang được thử nghiệm xem chúng có chống lại virus hay không. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra thử nghiệm lâm sàng mang tên "Đoàn kết" (Solidarity) nhằm đánh giá các phương pháp điều trị hứa hẹn nhất
Covid-19 chỉ xuất hiện vào cuối năm 2019, nhưng đã có những dấu hiệu rằng có thể mất một thời gian dài để một số bệnh nhân hồi phục hoàn toàn. Thời gian phục hồi sẽ phụ thuộc vào mức độ bạn ốm yếu thế nào. Một số người sẽ khỏi nhanh chóng, nhưng đối với những người khác, nó có thể để lại những vấn đề kéo dài.
Theo một thí nghiệm của một nhóm các nhà khoa học Pháp, virus Corona Vũ Hán (COVID-19) vẫn có thể tồn tại lâu ở nhiệt độ 60 độ C. Theo SCMP, các nhà khoa học Pháp thực hiện thí nghiệm đã làm nóng các mẫu chứa virus trộn với các loại protein động vật khác nhau (để bắt chước các điều kiện trong thế giới thực trong ống nghiệm), tới gần 90 độ C (210 độ F) để diệt virus hoàn toàn. Giáo sư Remi Charrel và các đồng nghiệp tại Đại học Aix-Marseille ở miền Nam nước Pháp đã làm nóng mẫu chứa virus gây ra COVID-19 đến 60 độ C (140 độ F) trong một giờ và thấy rằng một số chủng virus vẫn có thể sao chép.
Virus corona càng hoành hành trên thế giới, các tin đồn, tin vịt về dịch Covid-19 càng nhan nhản trên các mạng xã hội. Trong số này có rất nhiều phương thuốc được cho là “thần dược” chống căn bệnh mà đến nay chưa hề có thuốc chữa, nào là xông hơi, uống nước chanh pha thuốc muối, nào là bôi thuốc mỡ có kháng sinh vào mũi hay dùng thức ăn có nhiều chất kiềm (alkaline)… Những thông tin loại này rất nguy hiểm vì có thể khiến người ta lơ là các biện pháp phòng ngừa hết sức quan trọng để ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh.
Bảo Trợ