Bác Sĩ Đặng Trần Hào
Bình thường khi ta hoạt động, tập thể dục, chạy nhảy thì ra mồ hôi, hay khi ăn uống đồ nóng, ra ngoài trời nóng gắt cũng ra mồ hôi là chuyện thường, không phải là bệnh.
Tuy nhiên y khoa Đông phương có phân biệt các loại bệnh ra mồ hôi như khi âm hư mồ hôi ra ban đêm, dương hư mồ hôi ra ban ngày. Ngoài ra còn phân biệt âm tiên thiên và âm hậu thiên, dương tiên thiên và dương hậu thiên.
Ra mồ hôi do âm suy
Âm suy hay thủy suy mà hỏa thắng thì sinh nhiệt, nhiệt được trung tâm đối giao cảm tiếp nhận, từ đó mồ hôi ra ban đêm. Trị liệu bằng bài “Lục Vị Gia Giảm.” Thanh hư hỏa nên mồ hôi ngưng ra.
Chúng ta thiết tưởng phải biết qua về thủy hậu thiên, là thủy chúng ta thấy được, đo lường được, là thực thể của thủy. Thủy hữu hình gồm thủy dịch nội bào, thủy dịch ngoại bào (âm, thủy dịch là nước hợp với chất hòa tan).
Tất cả các thủy dịch nội bào và ngoại bào đều do nước từ bên ngoài vào qua thức ăn và thức uống được hấp thụ qua màng ruột đi vào tĩnh mạch, trộn lẫn với máu được phân phát khắp cơ thể.
Thủy hữu hình là thủy dịch của nội bào và thủy dịch của ngoại bào. Cổ nhân gọi là thủy hậu thiên, cực kỳ quan trọng cho cuộc sống.
Thủy vô hình là thủy tiên thiên, là âm tiên thiên. Nếu thủy tiên thiên hư thì chúng ta dùng bài “Lục Vị Gia Giảm” để trị liệu.
Ra mồ hôi do khí suy
Huyết suy thường kèm theo khí suy nên hàn (không có mồ hôi). Trường hợp huyết suy mà khí vượng. Nhiệt được trung tâm đối giao cảm cảm nhận, từ đó có mồ hôi. Trị liệu hoặc bổ huyết hoặc thanh huyết thì mồ hôi không chảy ra nữa. Dùng bài “Bổ Trung Ích Khí:”
-Hoàng kỳ 4 gram
-Bạch truật 4 gram
-Thăng ma 1 gram
-Nhân sâm 4 gram
-Sài hồ 2 gram
-Thanh bì 2 gram
-Đương qui 3 gram
-Can khương 2 gram
-Cam thảo 3 gram
-Đại táo 3 trái
Ra mồ hôi do hỏa hư
Riêng trường hợp hỏa hư gây hàm mà đôi khi mồ hôi ra ban ngày, trị liệu phải dùng tới bài “Quế Phụ Thang:”
-Quế bì 9 gram
-Phụ tử 3 gram
-Can khương 3 gram
-Cam thảo 2 gram
Bổ hỏa, bổ khí để đem từ độ lạnh bệnh lý đến độ ấm sinh lý, mồ hôi ngừng chảy, cơ chế này khác với bổ thủy bổ huyết làm mát trung tâm đối giao cảm.
Vì dương ở ngoài vệ khí bảo vệ âm huyết ở trong là lẽ ấy.
Để kết luận, qua “mồ hôi sinh lý,” “mồ hôi bệnh lý” và “mồ hôi trị liệu,” chúng ta thấy mồ hôi thuộc trung tâm đối giao cảm, thuộc âm. Tuy nhiên trường hợp tủy thượng thận và của hệ trực giao cảm thuộc dương suy nhược làm da thịt thưa hở, mạch máu ngoại biên giãn nở, nhiệt mất, mồ hôi cũng tiết ra.
Trong những bệnh được gọi là tì vị hư yếu, tứ chi thường hay nóng, vì tì vị hư yếu không tàng được dương khí, dương khí ra ngoài biên nên tứ chi nóng. Trị liệu ôn bổ tì vị thì hết nóng.
Tại sao nóng tứ chi hoặc ngoại biên?
Nóng ngoại biên vì mạch máu giãn nở ở ngoại biên, máu dồn về ngoại biên nên nóng. Có người uống rượu mắt đỏ, có người giận dữ hoặc thẹn thùng bất cứ lý do nào mặt đỏ lên và nóng vì máu dồn về hệ mạch do ảnh hưởng của hệ đối giao cảm vì giãn nở trên mặt.
Tại sao ôn tì vị mà tứ chi hết nóng?
Bổ tì vị làm tì vị tăng hoạt trước, sau đó làm tủy thương thận và hệ trực giao cảm tăng hoạt để ảnh hưởng sự co lại của mạch máu ngoại biên.
Những bài thuốc được gọi là ôn bổ tì vị làm tủy thượng thận và hệ trực giao cảm tăng hoạt, sau đó các chất kích thích tố nội tiết mới ảnh hưởng tới sự tăng hoạt của tì vị.
Bổ tì là bổ như thế nào?
Là tăng hoạt tính vật lý như tăng cường co bóp dạ dày và ruột, tăng cường hấp thụ và đào thải.
Tăng cường sự tiết phân hóa tố như acid từ dạ dày