Tại Sao Không Có Nữ Linh Mục?

16 Tháng Mười Một 20216:11 SA(Xem: 691)

Mình ngồi đối diện với một ông bạn vô thần. Ở giữa hai người là hai tách cà phê nóng và một gói thuốc Con Mèo. Cà phê là chồng. Thuốc lá là vợ. Cà phê thì đắng. Thuốc lá thì cay. Cả hai “vợ chồng” tạo ra cảm giác say say và làm cho hai ông bạn “vô-hữu” quấn lấy nhau, dìu nhau vào chuyện đạo, lôi nhau vào chuyện đời, nói mãi không thôi… Bỗng ông bạn vô thần thoọc mình một cái.

– Bộ anh không có vợ thiệt hả?

– Bộ anh không tin thiệt hả?

– Không có vợ thì chịu sao nổi?

– Không nổi thì chìm. Chìm thì chết. Nếu không dám chết, thì phải ráng mà nổi.

a


– Phải công nhận là các anh tu luyện hay thiệt. Ủa… mà sao trong đạo của anh không có nữ linh mục? Như vậy thì có kỳ thị nữ giới, có phân biệt đối xử không?

– Đạo tôi không kỳ thị nữ giới, nhưng có phân biệt đối xử và chủ trương phải phân biệt để đối xử hợp tình và đúng lý.

– Anh nói gì mà kỳ vậy?

– Thủng thẳng. Uống cà phê và “phì phà” đi, vì chuyện đàn bà đàn ông là chuyện của thế giới, là chuyện của loài người. Mà lịch sử loài người thì dài như vô tận.


* Trước hết, đạo của tôi không kỳ thị nữ giới. Bằng chứng là ông Ađam (người đàn ông đầu tiên) khi thấy Eva (người đàn bà đầu tiên) liền tuyên ngôn như xuất thần rằng: “Đây là xương của tôi, đây là thịt của tôi”. Rồi ông còn tuyên bố y như Quốc Hội công bố luật gia đình rằng: “Từ nay, người nam sẽ giã từ cha mẹ để kết hợp với người nữ. Cả hai chỉ còn là một xương một thịt”. Đức Giêsu khẳng định ý kiến ấy của Ađam là ý trời: “Điều gì Thiên Chúa nối kết, loài người không được phân ly”. Tương quan giữa nam và nữ là thế, thì tuyệt vời rồi. Nếu có kỳ thị nam giới hay nữ giới, thì đó là lạc đạo, là ngoại đạo, là người trong đạo đi lạc ra ngoài đạo.


* Bây giờ thì sang vấn đề phân biệt đối xử. Tôi đã khẳng định với anh rằng đạo của tôi chủ trương phải phân biệt, để đối xử hợp tình và đúng lý. Tôi lý giải dài dòng lắm. Anh cứ uống cà phê và hút thuốc đi.

– Vì phân biệt đối xử, nên cha mẹ bắt con trai đi xúc cát, vác đá… lem luốc xấu xí như quỷ sứ. Trong khi đó con gái quét nhà…, lặt rau… lúc nào cũng mượt mà, điệu đà. Rất hợp tình và đúng lý. Con trai không cự nự. Con gái không vùng vằng.


– Vì VNPT phân biệt đối xử, nên cứ thấy công nhân nam ngồi vắt vẻo trên cột điện, giữa trời nắng đổ lửa. Da thì đen đúa. Mồ hôi thì chua lè. Trong khi đó nữ nhân viên thì ngồi trong phòng lạnh, gõ phím vi tính, đóng mộc trên con tem… khỏe ra. Lúc nào cũng tha thướt. Lúc nào cũng thơm phưng phức. Chẳng ai chống đối. Chẳng ai đòi cào bằng công tác giữa nam và nữ.


– Vì nhà nước phân biệt đối xử, nên trên thao trường đổ lửa và trên chiến trường loang máu chỉ thấy đàn ông con trai. Trùng trùng điệp điệp. Trong khi ấy người nữ ở hậu phương vẫn yểu điệu, vẫn duyên dáng, vẫn tỉa tót… Loài người vẫn đồng ý. Lịch sử vẫn đồng thuận. Không ai đòi cào bằng.


– Vì Tạo Hóa phân biệt đối xử, nên chỉ có đàn bà mang bầu, sanh con và cho con bú. Đàn ông thì cứ ngơ ngơ, chẳng biết gì những việc ấy. Thương vợ ột ệt, nếu đàn ông muốn chia sẻ công tác mang bầu với vợ, thì Trời cũng chẳng cho. Đành đi cày sâu cuốc bẫm, dầm mưa dãi nắng và dâng mồ hôi nước mắt cho “xương của tôi và thịt của tôi”. Lịch sử hai triệu năm của loài người vẫn thành hình như thế. Rất êm ả. Đàn bà không chống đối. Đàn ông không đòi đổi công tác.


Tôi nói lòng vòng như vậy đó. Anh chịu chưa?

– Chưa. Anh đánh trống lảng sang chuyện khác rồi. Vấn đề là “Tại sao không có nữ linh mục?”, mà anh không hề đá động tới.

– Có đá rồi, nhưng chưa động tới thôi. Bây giờ thì…

a

1. Từ xưa tới nay chưa có nữ linh mục. Tại sao?

– Có người bảo rằng vì Đức Giêsu tuyển chọn 12 người đàn ông làm Tông đồ. Còn người nữ chỉ tháp tùng đoàn truyền giáo thôi.

Quả thật Đức Giêsu đã tuyển chọn đoàn Tông đồ toàn là đàn ông. Nhưng Người không hề bảo rằng đàn bà không được làm Tông đồ. Cũng như Người chỉ chọn 12 Tông đồ. Con số 12 dường như có một ý nghĩa quan trọng lắm, nên sau khi đoàn chỉ còn 11 vị, thì Thánh Phêrô yêu cầu bổ sung cho đủ 12. Nhưng không phải vì thế mà Giáo Hội không được phép có hơn 12 giám mục.

Đức Giêsu tuyên bố ơn gọi của Người là đi loan báo Tin Mừng. Suốt đời truyền giáo, Người “đi” chứ không “ở”. Nhưng không phải vì thế mà ngày nay ta không được xây nhà thờ, chủng viện và nhà xứ.

2. Hiện nay đang có một số người đòi hỏi phải có nữ linh mục. Họ còn đấu tranh và cho rằng nếu không cho người nữ làm linh mục thì Giáo Hội kỳ thị nữ giới và đi ngược với phong trào đòi “nam nữ bình quyền”.

Theo ý kiến của tôi, thì vấn đề không phải là “người nữ không được làm linh mục” mà là “người nữ có nên làm linh mục hay không?. Hoặc “chức năng linh mục có phù hợp với phụ nữ hay không?”.

a


Hiến Chương Quốc Tế Nhân Quyền cũng như Hiến Pháp Việt Nam không hề cấm nam giới làm giáo viên mẫu giáo mầm non. Nhưng trong thực tế chẳng có giáo viên tu mi nào muốn làm nghề ấy. Không phải vì họ không “được làm” mà vì họ sợ không thể “làm được”.


Xin đơn cử một ví dụ: anh là nữ linh mục. Vào đúng 24 giờ: trời tối om om; mưa rơi lất phất; đường làng vắng hoe. Có một cú điện thoại: “Mời mẹ sở đi kẻ liệt gấp. Ông Mỗ đang hấp hối. Xe ôm đang chờ mẹ ở cổng nhà xứ…”. Tôi hỏi thiệt anh, nếu anh là nữ linh mục, anh có dám xách đồ đi ngay không? Nếu anh không đi ngay, thì anh có thi hành chức năng linh mục không?


3. Trong tương lai, có thể có nữ linh mục không? Hãy để tương lai trả lời. Nhưng vẫn phải trung thành với nguyên tắc: “Phải phân biệt để biết đối xử cho hợp tình và đúng lý” và “không được kỳ thị nữ giới cũng như nam giới”. Con người là mẫu số chung, là căn bản. Còn nam hay nữ, màu da hay tiếng nói chỉ là chuyện phụ. Tất cả chỉ là một trong Đức Giêsu Kitô.

Tạp bút của Lm. Piô Ngô Phúc hậu

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyện kể rằng có một anh tài xế chở bệnh nhân tâm thần cho bệnh viện tâm thần. Trong một lần đưa đón, anh ta để lạc mất ba bệnh nhân do sai sót. Vì để bảo toàn công việc của mình, anh ta đã lái đến trạm xe bus gần đó rồi mời chào chở miễn phí cho những ai về cùng đường. Nhờ thế, anh lừa được ba người hoàn toàn bình thường lên xe rồi chở thẳng vào bệnh viện. Và sau cùng, trải qua rất nhiều nỗ lực, ba người họ mới có thể thoát khỏi trại tâm thần. Khi họ được rời đi, các phóng viên biết chuyện mới đến mời phỏng vấn để tìm hiểu thực hư ra sao. Phóng viên đã hỏi cả 3 người: Khi anh bị đưa vào trại tâm thần, anh đã dùng cách nào để tự giải cứu mình? Anh chàng định luật học trả lời: Tôi nghĩ, tôi phải ra khỏi đó bằng mọi giá, tôi cần chứng minh bản thân mình không có bệnh. Phóng viên: Anh chứng minh bằng cách nào?
Họ lấy nhau vì tình, những năm đầu đời êm đẹp lắm, con cái lần lượt ra đời đủ cả nếp tẻ. Ai cũng khen đẹp, hạnh phúc. Công việc làm ăn thuận buồm xuôi gió. Họ laị thông minh, nhạy bén nắm bắt xu hướng thị hiếu của thị trường nên việc kinh doanh phát triển nhanh. Dư phước tiền kiếp trổ hoa kết quả, chừng mươi năm sau đã trở thành đaị gia, tiền rừng bạc biển, của cải nhiều vô số nhưng sự đời đôi khi laị éo le thay! Tiền ngày càng nhiều thì hạnh phúc laị vơi cạn dần, gia tài phình to ra thì tình nghĩa đạo lý laị teo tóp và tàn lụi đi. Người vợ ngày càng tỏ ra ham tiền vô độ và tham vọng quá lớn. Người chồng thì cũng có những biểu hiện quái lạ khác người, khác đời. Chiến tranh nóng, chiến tranh lạnh liên miên, ba ngày cãi nhỏ, năm ngày cự lớn. Không khí trong nhà khi thì lạnh như hầm bạc trong nhà băng, khi thì cháy ngùn ngụt như trận chiến; đến đỉnh điểm thì kéo nhau ra toà.
Sau khi thiền sư Bankei qua đời, một người mù sống gần chùa của thiền sư nói với một người bạn: “Bởi vì tôi mù, tôi không thể quan sát sắc mặt người ta, nên tôi phải xét tư cách của họ qua giọng nói. Thường thì khi tôi nghe một người chúc mừng người khác về chuyện vui hay thành công nào đó, tôi cũng nghe một âm bí mật của ganh tị. Khi chia buồn với người khác về mất mát của họ, tôi cũng nghe thích thú và thỏa mãn, cứ như là người chia buồn thật sự vui vì có cái gì đó để lại cho họ hưởng trong thế giới riêng của họ. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi thì giọng nói của Bankei luôn luôn thành thật. Khi thiền sư bày tỏ hạnh phúc, tôi chẳng nghe gì khác ngoài hạnh phúc, và khi thiền sư bày tỏ buồn rầu, tôi chẳng nghe gì khác ngoài buồn rầu.
Ở Mỹ có một cậu bé sinh ra trong một gia đình nghèo, từ nhỏ đến khi đi học cậu chỉ mang mỗi một đôi giày rách. Cậu bé nghe nói vào lễ Giáng Sinh, khi đến bất cứ cửa hàng nào, chỉ cần nói với Thượng Đế thứ mình muốn thì chủ cửa hàng sẽ thỏa mãn yêu cầu của mình. Vào hôm Giáng Sinh, cậu bé nhìn thấy trong một cửa hàng giày có bày bán những đôi giày rất đẹp nên đã bước vào cửa hàng và nói với ông chủ rằng : - Hôm nay là Giáng Sinh, cháu rất thích đôi giày này, chú có thể giúp cháu nói với Thượng Đế để Ngài cho cháu đôi giày này có được không ạ ?
Nhân sinh tại thế, thông minh chỉ là thiên bẩm nhưng thiện lương lại là lựa chọn. Thiện lương vốn dĩ là một phẩm đức quý giá của con người, cũng là sức mạnh tiềm ẩn vô biên mà bẩm sinh mỗi người khi sinh ra đều có. Trong bất kể hoàn cảnh khó khăn nào, bạn hãy kiên trì thực hiện thiện lương, nhân ái. Bởi chỉ khi biết yêu thương người khác, ta mới có thể được sống trong vòng tay ấm áp của tình người. Và mỗi mầm lành thiện lương gieo xuống ắt sẽ đem lại cho ta quả phúc báo ngọt ngào. Truyện kể rằng: xưa kia có một lão nhân ở vùng nọ vừa qua đời, lão nhân có một người con trai hiền hậu trung thực tuổi ngoài 40. Gia tộc lão nhân vốn dĩ là danh gia vọng tộc, mộ phần tổ tiên theo lệ xưa nay đều được xây dựng rất lớn, vậy nên người con trai cũng muốn tìm một mảnh đất tốt để cất cho cha mình một ngôi mộ lớn.
“Mỗi lần giờ ra chơi nó lại ngồi dưới dốc cây gần cổng lớn của trường để nhìn tụi bạn nhà giàu mua những cây kem lạnh. Chỉ nhìn thôi, vì nhà nó nghèo lắm. Ba nó không biết đang ở đâu, mẹ nó đi làm mướn cho người ta để nuôi nó học đã khó khăn, chứ nói gì đến tiền ăn quà vặt của nó. “Ực”, nó cố nén nước bọt trong miệng lại, hai mắt nhắm nghiền, cái đầu nó cúi xuống lắc qua lắc lại thật mạnh nhiều lần cho thoát khỏi cái cảm giác thèm thuồng. Không ai biết cảm giác của nó, chỉ có ông lão ngồi gần đó đã quan sát nó nhiều lần. "Cháu ơi", ông thò đôi bàn tay gầy gò đầy nếp nhăn vẫy thằng nhỏ lại. “Chuyện gì vậy, mình có quen ông đâu, chắc bảo mua vé số đây mà, mình có tiền đâu mà mua”, trong đầu nó nghĩ thầm. Nhưng vì tò mò nó vẫn quay đầu lại.
Nhiều năm về trước, có một cậu bé mồ côi tên Jim, 12 tuổi, gầy gò. Jim sống lang thang, là đầu mối của mọi trò cười và trêu chọc của mọi người sống trong thị trấn. Không ai đối xử tử tế với Jim. Những nghi ngờ của mọi vụ ăn cắp hay rắc rối đều có tên Jim đầu tiên. Cậu chỉ nhận được những lời nói cay độc, nghi ngờ. Kết quả là Jim luôn lẩn tránh những người xung quanh. Cậu càng lẩn tránh, người ta càng nghi ngờ cậu. Tài sản duy nhất của Jim là chú chó Tige, cũng luôn khép nép và lẫn tránh mọi người như chủ nó. Jim không đối xử thô lỗ với Tige nhưng cậu cũng luôn dùng thứ ngôn ngữ cay độc mà mọi người dùng với cậu. Phần vì cậu đã quen với những ngôn ngữ đó, phần vì để trút đi mọi nỗi uất ức. Một hôm, Jim thấy cô gái phía trước làm rơi một gói nhỏ. Cô cúi xuống nhặt thì một gói khác lại rơi khỏi tay. Jim chạy đến, nhặt hai cái gói lên đưa trả cô gái. - Cảm ơn cậu bé, cậu thật tốt
NHỮNG CHIẾC VỎ SÒ Trong khu chợ ở ngôi làng ven biển, một cậu bé 6 tuổi đi chơi cùng em gái 4 tuổi. Cô bé dừng lại trước một tiệm bán đồ chơi. Cậu bé hỏi em gái: - Em muốn mua gì à? Cô bé chỉ tay vào một con búp bê treo bên ngoài cửa tiệm và ngước đôi mắt trong veo nhìn anh trai. Cậu bé bèn lấy con búp bê và nắm tay em gái đi vào trong cửa hàng. Cô bé hớn hở bước theo anh. Người chủ tiệm mỉm cười chào hai đứa trẻ. Cậu anh trai hỏi: - Thưa ông, con búp bê này bao nhiêu ạ? Người chủ tiệm hỏi lại: - Thế con có thể trả cho ta bao nhiêu nào? Cậu bé cho tay vào túi quần và lấy ra một nắm vỏ sò đưa cho người chủ tiệm. Ông chủ nhận nắm vỏ sò và bắt đầu đếm một cách cẩn thận như thể đang đếm những đồng tiền. Trong lúc đó, cậu bé rất lo lắng, rụt rè hỏi: - Từng ấy có đủ không ạ? Ông chủ tiệm trả lời một cách nghiêm túc: - Đủ con ạ, vẫn còn thừa lại đây này.
Vào đầu tháng Sáu vừa qua, một linh mục ở Ý phát hiện ra đã có ai đó vẽ lên tường nhà thờ của ngài những khẩu hiệu xúc phạm Đức Mẹ và ủng hộ phá thai. Khẩu hiệu viết: “Tự do nạo phá thai (dành cho cả bà Maria nữa)”. Có thể khẩu hiệu ám chỉ đến Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, người mang thai Chúa Giêsu bởi quyền năng Thiên Chúa. Để đáp lại, linh mục Andrea đã viết một bức thư ngỏ cho người phá hoại ấy trên Facebook, và bức thư đã được lan truyền rộng rãi. Bức thư viết Thân gửi người vẽ tường vô danh, Tôi lấy làm tiếc khi bạn không lấy ví dụ từ chính mẹ bạn. Bà ấy đã can đảm khi thụ thai, cưu mạng bạn trong lòng và sinh ra bạn. Bà ấy có thể đã phá thai chính là bạn. Nhưng không. Bà ấy nuôi nấng bạn, mớm cho bạn ăn, tắm rửa và mặc quần áo đẹp cho bạn. Và giờ đây bạn được sống và tự do. Nhưng bạn lại dùng sự tự do ấy, để nói với chúng tôi là, tốt hơn là những con người như bạn không nên hiện diện trên thế giới này.
Câu chuyện giữa tượng gỗ và tượng đồng hé lộ bao điều bí ẩn của đời sống tín ngưỡng và bài học cho con người thời hiện đại... Một sớm mùa hạ, trong một ngôi chùa cổ ở ngoại vi thành phố, không gian thật tĩnh lặng, những giờ phút tĩnh lặng hiếm hoi ở một nơi hương khói ngập tràn. Mới đầu hạ mà nắng sớm đã chói chang, làm nổi bật cái vẻ cổ kính của tường vách rêu phong, mái ngói nâu sồng của ngôi chùa cổ
Bảo Trợ