Dòng Nước Từ Sa Mạc

05 Tháng Tám 20171:03 CH(Xem: 2164)
Dòng Nước Từ Sa Mạc
 
Có một người Ả Rập nghèo nọ phải băng qua giữa sa mạc trong cơn đói khát và mệt lả. Tình cờ, người đó bắt gặp một dòng suối. Với tất cả tấm lòng biết ơn, ông ta uống từng ngụm nước và cảm thấy ngọt ngào khôn tả. Ông múc nước đổ vào bầu da cho đầy và tiếp tục cuộc hành trình.
 sa mac
Sau nhiều ngày vất vả, ông đã đến thủ đô Baghdad. Tìm đủ mọi cách để tiếp kiến với quan đầu tỉnh, ông dâng kính cho quan tặng vật là chính bầu nước. Quan đầu tỉnh đón nhận món quà một cách vui vẻ. Cho nước vào trong ly, ông uống cạn và cám ơn người Ả Rập, đồng thời tưởng thưởng ông một cách quảng đại.
 
Những người hầu cận cứ nghĩ thầm rằng đây là một thứ nước kỳ diệu nên ai cũng mong được nếm thử. Nhưng quan đầu tỉnh nhất mực từ chối... Chờ cho người Ả Rập đi khuất, quan mới giải thích về cử chỉ của mình. Nước để lâu trong bầu da đã trở nên rất bẩn vàhôi thối. Quan nghĩ rằng, nếu tất cả mọi người đều uống nước đó và đều tỏ ra khó chịu trước mặt người Ả Rập, ông ta hẳn sẽ bị tổn thương...
 
Quà tặng cao quý nhất mà người Ả Rập đã biếu cho quan đầu tỉnh chính là những giọt nước đa cứu sống mình. Quan đầu tỉnh đã tặng cho ông món quà quý giá nhất bằng cách uống lấy nước ông dâng biếu...

nts-long
Cuộc đời sẽ đẹp biết bao nếu con người chỉ biết đối xử với nhau bằng những cử chỉ tế nhị và thân ái. Một cử chỉ nhỏ mọn đến đâu, nhưng nếu được làm với tất cả yêu mến sẽ không bao giờ qua đi.
Nguồn tin: Triích lẽ sống
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
Có hai anh em nọ, bắt trói được thủ phạm sơ ý làm cha của mình chết. Họ đưa tên tội nhân đến trước quan toà và yêu cầu xử theo luật. Kẻ tội nhân vì sơ ý để đá đè chết cha của họ, nên theo luật anh ta phải bị ném đá cho đến chết. Trước mặt quan toà, tên tội nhân đã thú nhận mọi tội lỗi của mình. Nhưng trước khi bị đem ra xử tội, anh ta chỉ xin quan tòa một ân huệ: Đó là được trở về nhà trong vòng ba ngày để giải quyết mọi vấn đề gia đình và gửi gắm đứa trẻ mồ côi mà anh ta ta đã lượm bên vệ đường về chăm sóc và nuôi dưỡng. Rồi, sau đó anh ta trở lại chịu xử tử. Quan toà tỏ vẻ không tin với lời cam kết của kẻ tử tội. Giữa lúc quan toà đang do dự… thì trong đám đông có một anh thanh niên hiểu rõ mọi sự, liền giơ tay nói rằng: "Mặc dù tôi không quen biết anh ta, nhưng tôi hiểu rõ anh ta, tôi xin đứng ra bảo đảm lời cam kết của anh ấy. Nếu sau ba ngày, anh ta không trở lại, tôi sẽ chịu chết thay cho anh ta” Quan tòa đồng ý.
Bò làm mệt, than với chó: " Tao mệt quá ". Chó gặp mèo tâm sự: " Bò nó kêu mệt, chắc làm quá sức, chắc nó đòi nghỉ một chút". Mèo gặp dê tán chuyện: " Bò nó muốn nghỉ một ngày vì công việc làm nó mệt quá, có lẽ ông chủ bắt nó làm quá sức". Dê gặp gà: " Bò nó đòi nghỉ làm, ông chủ bắt nó làm đến kiệt sức thì phải". Gà gặp heo nói: " Biết chuyện gì chưa, bò nó định đổi chủ và bỏ việc đấy". Heo mách bà chủ: " Bò nó định đổi chủ hay sao, nghe nói nó muốn bỏ việc vì công việc quá nặng." Bà chủ nói ông chủ: " Bò nó định tạo phản, nó muốn đổi chủ". Ông chủ tức giận quát: " A con bò này đã lười lại định tạo phản, thịt nó thôi". Kết quả : Bò bị giết thịt
Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)? Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tim lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già. Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó ! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả (trái) ngắt vội không bao giờ ngọt. Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu châm hết thật tròn.
Federic Ozanam, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của Giáo Hội Pháp vào cuối thế kỷ 19 đã trải qua một cơn khủng hoảng Đức Tin trầm trọng lúc còn là một sinh viên đại học. Một hôm, để tìm một chút thanh thản cho tâm hồn, anh bước vào một ngôi thánh đường cổ ở Paris/post 09 Tháng Chín 2012(Xem: 7424)/
Câu chuyện này diễn ra vào thời Thế chiến thứ II, ngay trước lúc Đức quốc xã tiến hành cuộc thảm sát hàng loạt người Do Thái tại các trại tập trung của phát xít… Khi đó, một sĩ quan Đức quốc xã bước ra, cầm cuốn Kinh Thánh ném xuống đất. Hắn đảo mắt nhìn nỗi hoảng sợ đang hiện rõ trên khuôn mặt của những nạn nhân người Do Thái và nói: “Ai trong số các người muốn sống sót thì hãy nhổ nước bọt lên cuốn Kinh Thánh này rồi đứng vào hàng người được phép sống sót ở phía bên phải. Nếu muốn đứng vào chỗ người sẽ bị xử chết ở hàng bên trái thì không cần khạc nhổ lên cuốn sách này!”.
Một người chuyên đóng vai những nhân vật lịch sử quá cố như một nghề để sinh sống. Một ngày, trong vai một nhà chính trị nổi tiếng (đã mất) , ông đến lớp 5 của một trừơng để trả lời những câu hỏi của học sinh. Một học sinh giơ tay và hỏi : - Cháu ngỡ rằng ông đã chết rồi cơ mà ! Câu hỏi này thật không bình thường và ông đã trả lời : - Đúng là tôi đã chết vào năm 1970, lúc 84 tuổi - nhưng tôi chẳng thích việc này chút nào và tôi sẽ không lặp lại nó nữa.
Chuyện xảy ra trên một chuyến bay: Một người đàn ông Nhật đưa tro cốt của vợ về nơi an nghỉ cuối cùng ở quê nhà. Người đàn ông ấy và vợ lấy nhau hơn 50 năm. Họ sinh sống ở Yokohama nhưng quê nhà của họ thì ở Saga, Kyushu. Khi vợ mất ông đã quyết định đem tro cốt của bà về với quê cha đất tổ. Ông biết việc vận chuyển tro cốt của người đã khuất phải làm thủ tục đặc biệt với hàng không. Ông bỏ hũ tro vào một cái hộp nhỏ rất chắc chắn và cũng rất xinh đẹp, và khi làm thủ tục ông cũng trình bày rất rõ ràng với nhân viên hàng không. Đội ngũ nhân viên sân bay đã đồng ý cho ông mang hộp đựng bình tro cốt lên máy bay, nhưng với điều kiện họ phải được phép giữ và bảo quản kỹ càng chiếc hộp trong suốt chuyến bay. Ông đồng ý ngay.
Có một gia đình nọ mời vị linh mục đến nhà của mình ăn tối. Và trong bữa tối đó, họ không tìm thấy tờ 50 đô la mà họ đã đặt trước đó trên bàn ăn. Sau khi vị Linh mục rời khỏi nhà, người vợ nói với chồng mình trong sự tức giận: - Hãy xem, cha xứ chúng ta đã lấy trộm 50 đô la! Người chồng đồng tình trả lời với sự bực tức: - Đúng vậy, không còn nghi ngờ gì nữa, ông cha đó đã lấy trộm tờ tiền vì không có người lạ nào khác trong nhà mình ngoại trừ ông cha. Cho dù là chúng ta đã chuẩn bị tờ 50 đô là đó để trên bàn để tặng cho ông cha, nhưng việc làm của ông cha là không chấp nhận được. Sau đó, hai vợ chồng đã bỏ đi nhà thờ trong xứ. Hai tháng trôi qua, người vợ tình cờ gặp vị linh mục trên đường phố. Cha xứ đã hỏi bà:
là một trong những ngôi sao điện ảnh Mỹ nổi tiếng và thành công bậc nhất từ trước đến giờ. Nhưng hãy nghe kể về những ngày xa xôi ấy, khi Stallone chỉ là 1 diễn viên vô danh, vật lộn với những vai diễn nhỏ và thường xuyên bị từ chối trong các buổi thử vai. Cuộc sống của ông có lúc ở đỉnh điểm của sự cùng cực khi bị trục xuất khỏi nhà thuê vì không có tiền, phải lang thang trên đường phố.
Ở làng nọ có một người đàn ông thông minh sở hữu một cái giếng nhưng anh ta không dùng gì đến nó nên quyết định bán cho bác nông dân gần nhà. Một hôm, khi đi ngang qua thấy bác nông dân đang múc nước từ giếng lên để nấu ăn, tưới hoa màu, nuôi gia súc…, gã thông minh lập tức ngăn lại và không cho phép bác nông dân múc nước từ giếng lên. “Tôi chỉ bán cho ông cái giếng, tôi không bán nước cho ông. Vì thế, ông không thể lấy nước từ cái giếng này được”, gã thông minh lên tiếng. - Minh Trần st
Bảo Trợ