Chuyện Suy Tư - Tu Tại Gia

15 Tháng Mười Hai 20212:00 CH(Xem: 4856)

"Thứ nhất thời tu tại gia

Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu... dòng" (2)

(Mượn ý Ca dao)

blank

Có ba người cùng tôn giáo, một là nhà truyền giáo, một là tài xế lái xe đò và một nông dân có vợ và 10 con. Ba người đều thâm niên 40 năm chức nghiệp, đã qua đời trùng hợp cùng giờ, cùng một ngày và cùng được lên trình diện Chúa để xin vào thiên đàng. Ba người cùng tới cửa một lúc nên Thánh Phê-rô mới nói: Các anh đều đến cùng một lúc, hãy tự nhường nhịn nhau, vậy anh nào muốn vào trước?

Nhà Truyền Giáo nói: "Hai anh dành cho tôi vào trước được không?" Bác tài và anh nông dân kính nể vị lãnh đạo tinh thần, chẳc hẳn người có nhiều công lao, nên đồng thanh cất tiếng cùng một lúc: chúng tôi xin nhường ngài vào trước.

Nhà truyền giáo rất lấy làm hãnh diện thấy mình được nhường, cúi đầu chào thánh Phê-rô và chững chạc tiến vào cửa Thiên Cung quỳ trước Thiên Nhan tâu:

- Tấu lạy Chúa, con là nhà truyền giáo làm việc thay thế các Tông Đồ, suốt 40 năm chuyên lo rao giảng Lời Chúa nhân từ cho giáo dân, xin cho con được vào Thiên Đàng trước.

Chúa ngắm Nhà Truyền Giáo một cách rất trừu mến, xuất khẩu thành thơ, Ngài phán:

- Bốn mươi năm dạy dỗ Lời Cha

Con giảng giáo dân ngủ gật gà

Đâu hiểu Phúc Âm mà áp dụng

Ra ngoài tạm nghỉ, đợi chờ ta.

Nhà truyền giáo lủi thủi lui ra, bác tài xế nói với anh nông dân: "Chú nhường cho tớ vào trước nhé vì tớ thường chở chú đi đây... đó đó." Anh nông dân gật đầu chấp nhận vào sau chót.

1) Tu dòng không dễ bị cám dỗ - vì một trong những điều hứa là sống đời khó nghèo . . . người nghèo đến ngay giữa chợ không người chào hỏi “bần nhân đáo thị vô nhân vấn”” nên ai thèm cám dỗ. . .(đây chỉ là quan niệm cá nhân của kẻ viết bài này thôi.)


Bác tài nhanh nhảu cũng cúi đầu chào thánh Phê-rô, rồi tiến vào cửa Thiên Cung quỳ xuống, ngẩng mặt lên chiêm ngưỡng Chúa và tâu:

- Tấu lạy Chúa: Con làm tài xế lái xe đò, suốt 40 năm con phục vụ đồng bào, chuyên chở vợ đi thăm chồng, con đi thăm cha, đem tình thương yêu đến với mọi người. Thỉnh xin Chúa cho con được vào Thiên Đàng sớm.

Chúa nhìn anh tài xế, Ngài mỉm cười: Ừ, kể ra con cũng có nhiều công to đáng được thưởng, tuy nhiên con tạm ra ngoài nghỉ, chờ Cha xem kỹ lại một số hồ sơ vừa trình lên thưa con, kiện tụng vì bị thương dập mũi, trầy trán. . . gì đó mà Cha chưa kịp xem hết; cũng xuất khẩu thành thơ, Ngài phán:


- Xe đò chuyên chở khách đi xa

Thăm viếng chồng, cha cũng tuyệt mà

Đáng thưởng Thiên Đàng nhờ lái giỏi!

Mỗi lần con thắng . . . chúng kêu Ta!"

Bác tài xế cũng chưa được vào, phải lui ra và ngồi chờ.

Đến lượt anh nông dân, anh rụt rè sợ sệt vì nghĩ bụng hai người có công lớn như vậy mà chưa được vào. Còn mình chỉ có cày sâu cuốc bẫm trồng trọt để nuôi vợ, nuôi con, đâu có công lao gì…làm sao vào nổi Thiên Đàng, nên rất hồi hộp lo âu..! Anh trịnh trọng cúi đầu chào thánh Phê-rô và nhỏ nhẹ thưa; bẩm ngài, con được phép và chưa? Thánh Phê-rô gật đầu và nói:

- Con hãy vào trình diện Chúa đi.

Anh nông dân rụt rè tiến vào, còn cách cửa thiên cung cả trăm bộ anh đã qùy xuống và di chuyển bằng hai đầu gối, gần đến cửa anh cúi rạp đầu khúm núm tâu:

- Bẩm lạy Cha nhân từ: Con là một nông dân dốt nát, nghèo hèn, bốn mươi năm chỉ biết, cày sâu cuốc bẫm, trồng trọt để nuôi vợ và 10 đứa con, bữa tối còn phải phụ bà xã rửa chén, cuối tuần còn phải lau nhà nữa. Xin Cha rộng lòng thương cho con được nương náu dưới mái nhà yêu mến của Cha là sung sướng lắm rồi. Con xin tình nguyện làm bất cứ việc gì con cũng xin vâng theo...!

- Chúa nhìn anh nông dân trừu mến Ngài phán: Con quả thực có công lớn, vì:

- Làm chồng chiều vợ tuyệt vời thay

Nhịn nhục khôn ngoan đáng bậc thày!

Chỉ bốn mươi năm con chịu... nổi

Thiên Đàng, Cha thưởng bước vô ngay.

Qua câu chuyện dí dỏm trên, cho phép ta suy luận. Bất cứ ở trong địa vị nào dù quan trọng hay không quan trọng, mỗi người chúng ta đều là một Tông Đồ của Thiên Chúa. Sự khiêm tốn hoàn thành sứ vụ của mình, không phân biệt dù lớn hay nhỏ đều có là giá trị, chứ không phải giá trị ở chức vụ. “. . . sau khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi chỉ làm việc bổn phận đấy thôi.( Lc 17,10)

Chúng ta có yêu thương nhau, chúng ta mới biết nhường nhịn nhau. Vì có "khôn ngoan" mới biết nhịn nhục. Vì sự nhịn nhục và tha thứ sẽ làm cho tình yêu được bền vững, gia đình hòa thuận, mà gia đình chính là nền tảng của xã hội; là một giáo xứ nhỏ trong những giáo xứ của Giáo Hội. Quả thực xứng đáng là bậc thày vậy!

Cảm Tác

Thiên Đàng, nhà của Chúa Trời

Là nơi quê thật tuyệt vời, Ngài ban

Cho ai trách nhiệm chu toàn

Yêu thương chân lý, khôn ngoan thực hành.

Bần cùng hay bậc trâm anh

Tề gia khéo léo, mới rành trị dân.

Trần gian Thiên Ý vâng tuân

Đời đời hạnh phúc hồng ân chan hòa.

Ngày về Thiên Quốc hoan ca

Thiên Thần mở cửa, Chúa Cha chúc lành.

Hoài Việt Nguyễn Vĩnh Tường

Trích trong Thiên Nga Thoát Nam của tác giả.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Bò làm mệt, than với chó: " Tao mệt quá ". Chó gặp mèo tâm sự: " Bò nó kêu mệt, chắc làm quá sức, chắc nó đòi nghỉ một chút". Mèo gặp dê tán chuyện: " Bò nó muốn nghỉ một ngày vì công việc làm nó mệt quá, có lẽ ông chủ bắt nó làm quá sức". Dê gặp gà: " Bò nó đòi nghỉ làm, ông chủ bắt nó làm đến kiệt sức thì phải". Gà gặp heo nói: " Biết chuyện gì chưa, bò nó định đổi chủ và bỏ việc đấy". Heo mách bà chủ: " Bò nó định đổi chủ hay sao, nghe nói nó muốn bỏ việc vì công việc quá nặng." Bà chủ nói ông chủ: " Bò nó định tạo phản, nó muốn đổi chủ". Ông chủ tức giận quát: " A con bò này đã lười lại định tạo phản, thịt nó thôi". Kết quả : Bò bị giết thịt
Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)? Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tim lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già. Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó ! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả (trái) ngắt vội không bao giờ ngọt. Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu châm hết thật tròn.
Federic Ozanam, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của Giáo Hội Pháp vào cuối thế kỷ 19 đã trải qua một cơn khủng hoảng Đức Tin trầm trọng lúc còn là một sinh viên đại học. Một hôm, để tìm một chút thanh thản cho tâm hồn, anh bước vào một ngôi thánh đường cổ ở Paris/post 09 Tháng Chín 2012(Xem: 7424)/
Câu chuyện này diễn ra vào thời Thế chiến thứ II, ngay trước lúc Đức quốc xã tiến hành cuộc thảm sát hàng loạt người Do Thái tại các trại tập trung của phát xít… Khi đó, một sĩ quan Đức quốc xã bước ra, cầm cuốn Kinh Thánh ném xuống đất. Hắn đảo mắt nhìn nỗi hoảng sợ đang hiện rõ trên khuôn mặt của những nạn nhân người Do Thái và nói: “Ai trong số các người muốn sống sót thì hãy nhổ nước bọt lên cuốn Kinh Thánh này rồi đứng vào hàng người được phép sống sót ở phía bên phải. Nếu muốn đứng vào chỗ người sẽ bị xử chết ở hàng bên trái thì không cần khạc nhổ lên cuốn sách này!”.
Một người chuyên đóng vai những nhân vật lịch sử quá cố như một nghề để sinh sống. Một ngày, trong vai một nhà chính trị nổi tiếng (đã mất) , ông đến lớp 5 của một trừơng để trả lời những câu hỏi của học sinh. Một học sinh giơ tay và hỏi : - Cháu ngỡ rằng ông đã chết rồi cơ mà ! Câu hỏi này thật không bình thường và ông đã trả lời : - Đúng là tôi đã chết vào năm 1970, lúc 84 tuổi - nhưng tôi chẳng thích việc này chút nào và tôi sẽ không lặp lại nó nữa.
Chuyện xảy ra trên một chuyến bay: Một người đàn ông Nhật đưa tro cốt của vợ về nơi an nghỉ cuối cùng ở quê nhà. Người đàn ông ấy và vợ lấy nhau hơn 50 năm. Họ sinh sống ở Yokohama nhưng quê nhà của họ thì ở Saga, Kyushu. Khi vợ mất ông đã quyết định đem tro cốt của bà về với quê cha đất tổ. Ông biết việc vận chuyển tro cốt của người đã khuất phải làm thủ tục đặc biệt với hàng không. Ông bỏ hũ tro vào một cái hộp nhỏ rất chắc chắn và cũng rất xinh đẹp, và khi làm thủ tục ông cũng trình bày rất rõ ràng với nhân viên hàng không. Đội ngũ nhân viên sân bay đã đồng ý cho ông mang hộp đựng bình tro cốt lên máy bay, nhưng với điều kiện họ phải được phép giữ và bảo quản kỹ càng chiếc hộp trong suốt chuyến bay. Ông đồng ý ngay.
Có một gia đình nọ mời vị linh mục đến nhà của mình ăn tối. Và trong bữa tối đó, họ không tìm thấy tờ 50 đô la mà họ đã đặt trước đó trên bàn ăn. Sau khi vị Linh mục rời khỏi nhà, người vợ nói với chồng mình trong sự tức giận: - Hãy xem, cha xứ chúng ta đã lấy trộm 50 đô la! Người chồng đồng tình trả lời với sự bực tức: - Đúng vậy, không còn nghi ngờ gì nữa, ông cha đó đã lấy trộm tờ tiền vì không có người lạ nào khác trong nhà mình ngoại trừ ông cha. Cho dù là chúng ta đã chuẩn bị tờ 50 đô là đó để trên bàn để tặng cho ông cha, nhưng việc làm của ông cha là không chấp nhận được. Sau đó, hai vợ chồng đã bỏ đi nhà thờ trong xứ. Hai tháng trôi qua, người vợ tình cờ gặp vị linh mục trên đường phố. Cha xứ đã hỏi bà:
là một trong những ngôi sao điện ảnh Mỹ nổi tiếng và thành công bậc nhất từ trước đến giờ. Nhưng hãy nghe kể về những ngày xa xôi ấy, khi Stallone chỉ là 1 diễn viên vô danh, vật lộn với những vai diễn nhỏ và thường xuyên bị từ chối trong các buổi thử vai. Cuộc sống của ông có lúc ở đỉnh điểm của sự cùng cực khi bị trục xuất khỏi nhà thuê vì không có tiền, phải lang thang trên đường phố.
Ở làng nọ có một người đàn ông thông minh sở hữu một cái giếng nhưng anh ta không dùng gì đến nó nên quyết định bán cho bác nông dân gần nhà. Một hôm, khi đi ngang qua thấy bác nông dân đang múc nước từ giếng lên để nấu ăn, tưới hoa màu, nuôi gia súc…, gã thông minh lập tức ngăn lại và không cho phép bác nông dân múc nước từ giếng lên. “Tôi chỉ bán cho ông cái giếng, tôi không bán nước cho ông. Vì thế, ông không thể lấy nước từ cái giếng này được”, gã thông minh lên tiếng. - Minh Trần st
Một ngày nọ, đang trên đường đi làm về nhà, chuông điện thoại reo lên, anh vừa nhấc máy thì nghe giọng của một cô bé non nớt từ đầu dây bên kia vang lên: - Ba ơi! Ba nhanh về nhà nhé, con rất nhớ ba! Anh biết là ai đó đã gọi nhầm số, vì anh không có con gái mà chỉ có một cậu con trai mới vừa 6 tuổi. Chuyện này cũng không có gì làm lạ, anh lắc đầu nói: Gọi nhầm số rồi nhé cháu! Nói rồi, anh tắt máy.
Bảo Trợ