Chuyện Suy Tư - Tu Tại Gia

15 Tháng Mười Hai 20212:00 CH(Xem: 4857)

"Thứ nhất thời tu tại gia

Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu... dòng" (2)

(Mượn ý Ca dao)

blank

Có ba người cùng tôn giáo, một là nhà truyền giáo, một là tài xế lái xe đò và một nông dân có vợ và 10 con. Ba người đều thâm niên 40 năm chức nghiệp, đã qua đời trùng hợp cùng giờ, cùng một ngày và cùng được lên trình diện Chúa để xin vào thiên đàng. Ba người cùng tới cửa một lúc nên Thánh Phê-rô mới nói: Các anh đều đến cùng một lúc, hãy tự nhường nhịn nhau, vậy anh nào muốn vào trước?

Nhà Truyền Giáo nói: "Hai anh dành cho tôi vào trước được không?" Bác tài và anh nông dân kính nể vị lãnh đạo tinh thần, chẳc hẳn người có nhiều công lao, nên đồng thanh cất tiếng cùng một lúc: chúng tôi xin nhường ngài vào trước.

Nhà truyền giáo rất lấy làm hãnh diện thấy mình được nhường, cúi đầu chào thánh Phê-rô và chững chạc tiến vào cửa Thiên Cung quỳ trước Thiên Nhan tâu:

- Tấu lạy Chúa, con là nhà truyền giáo làm việc thay thế các Tông Đồ, suốt 40 năm chuyên lo rao giảng Lời Chúa nhân từ cho giáo dân, xin cho con được vào Thiên Đàng trước.

Chúa ngắm Nhà Truyền Giáo một cách rất trừu mến, xuất khẩu thành thơ, Ngài phán:

- Bốn mươi năm dạy dỗ Lời Cha

Con giảng giáo dân ngủ gật gà

Đâu hiểu Phúc Âm mà áp dụng

Ra ngoài tạm nghỉ, đợi chờ ta.

Nhà truyền giáo lủi thủi lui ra, bác tài xế nói với anh nông dân: "Chú nhường cho tớ vào trước nhé vì tớ thường chở chú đi đây... đó đó." Anh nông dân gật đầu chấp nhận vào sau chót.

1) Tu dòng không dễ bị cám dỗ - vì một trong những điều hứa là sống đời khó nghèo . . . người nghèo đến ngay giữa chợ không người chào hỏi “bần nhân đáo thị vô nhân vấn”” nên ai thèm cám dỗ. . .(đây chỉ là quan niệm cá nhân của kẻ viết bài này thôi.)


Bác tài nhanh nhảu cũng cúi đầu chào thánh Phê-rô, rồi tiến vào cửa Thiên Cung quỳ xuống, ngẩng mặt lên chiêm ngưỡng Chúa và tâu:

- Tấu lạy Chúa: Con làm tài xế lái xe đò, suốt 40 năm con phục vụ đồng bào, chuyên chở vợ đi thăm chồng, con đi thăm cha, đem tình thương yêu đến với mọi người. Thỉnh xin Chúa cho con được vào Thiên Đàng sớm.

Chúa nhìn anh tài xế, Ngài mỉm cười: Ừ, kể ra con cũng có nhiều công to đáng được thưởng, tuy nhiên con tạm ra ngoài nghỉ, chờ Cha xem kỹ lại một số hồ sơ vừa trình lên thưa con, kiện tụng vì bị thương dập mũi, trầy trán. . . gì đó mà Cha chưa kịp xem hết; cũng xuất khẩu thành thơ, Ngài phán:


- Xe đò chuyên chở khách đi xa

Thăm viếng chồng, cha cũng tuyệt mà

Đáng thưởng Thiên Đàng nhờ lái giỏi!

Mỗi lần con thắng . . . chúng kêu Ta!"

Bác tài xế cũng chưa được vào, phải lui ra và ngồi chờ.

Đến lượt anh nông dân, anh rụt rè sợ sệt vì nghĩ bụng hai người có công lớn như vậy mà chưa được vào. Còn mình chỉ có cày sâu cuốc bẫm trồng trọt để nuôi vợ, nuôi con, đâu có công lao gì…làm sao vào nổi Thiên Đàng, nên rất hồi hộp lo âu..! Anh trịnh trọng cúi đầu chào thánh Phê-rô và nhỏ nhẹ thưa; bẩm ngài, con được phép và chưa? Thánh Phê-rô gật đầu và nói:

- Con hãy vào trình diện Chúa đi.

Anh nông dân rụt rè tiến vào, còn cách cửa thiên cung cả trăm bộ anh đã qùy xuống và di chuyển bằng hai đầu gối, gần đến cửa anh cúi rạp đầu khúm núm tâu:

- Bẩm lạy Cha nhân từ: Con là một nông dân dốt nát, nghèo hèn, bốn mươi năm chỉ biết, cày sâu cuốc bẫm, trồng trọt để nuôi vợ và 10 đứa con, bữa tối còn phải phụ bà xã rửa chén, cuối tuần còn phải lau nhà nữa. Xin Cha rộng lòng thương cho con được nương náu dưới mái nhà yêu mến của Cha là sung sướng lắm rồi. Con xin tình nguyện làm bất cứ việc gì con cũng xin vâng theo...!

- Chúa nhìn anh nông dân trừu mến Ngài phán: Con quả thực có công lớn, vì:

- Làm chồng chiều vợ tuyệt vời thay

Nhịn nhục khôn ngoan đáng bậc thày!

Chỉ bốn mươi năm con chịu... nổi

Thiên Đàng, Cha thưởng bước vô ngay.

Qua câu chuyện dí dỏm trên, cho phép ta suy luận. Bất cứ ở trong địa vị nào dù quan trọng hay không quan trọng, mỗi người chúng ta đều là một Tông Đồ của Thiên Chúa. Sự khiêm tốn hoàn thành sứ vụ của mình, không phân biệt dù lớn hay nhỏ đều có là giá trị, chứ không phải giá trị ở chức vụ. “. . . sau khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi chỉ làm việc bổn phận đấy thôi.( Lc 17,10)

Chúng ta có yêu thương nhau, chúng ta mới biết nhường nhịn nhau. Vì có "khôn ngoan" mới biết nhịn nhục. Vì sự nhịn nhục và tha thứ sẽ làm cho tình yêu được bền vững, gia đình hòa thuận, mà gia đình chính là nền tảng của xã hội; là một giáo xứ nhỏ trong những giáo xứ của Giáo Hội. Quả thực xứng đáng là bậc thày vậy!

Cảm Tác

Thiên Đàng, nhà của Chúa Trời

Là nơi quê thật tuyệt vời, Ngài ban

Cho ai trách nhiệm chu toàn

Yêu thương chân lý, khôn ngoan thực hành.

Bần cùng hay bậc trâm anh

Tề gia khéo léo, mới rành trị dân.

Trần gian Thiên Ý vâng tuân

Đời đời hạnh phúc hồng ân chan hòa.

Ngày về Thiên Quốc hoan ca

Thiên Thần mở cửa, Chúa Cha chúc lành.

Hoài Việt Nguyễn Vĩnh Tường

Trích trong Thiên Nga Thoát Nam của tác giả.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Mẹ bệnh nặng rồi mất. Hôm đưa tang, Bố không khóc, chỉ lặng lẽ quỳ xuống hôn nhẹ lên quan tài Mẹ thầm thì: “ mình cứ yên tâm an nghỉ, các con để anh lo”. Mẹ ra đi để lại cho Bố 3 đứa con, Cúc 12 tuổi, Lan 8 tuổi và thằng Út mới có 3 tuổi đầu./19 Tháng Sáu 2012(Xem: 4052) PCT st/
Đôi khi chúng ta quá nghiêm khắc với bản thân mình khi cứ luôn nghiền ngẫm những lỗi lầm mà ta mắc phải, cho rằng cả thế giới đều nhớ đến nó và quy trách nhiệm cho ta.. Chúng ta dã hoàn toàn quên rằng đó chỉ là hai viên gạch xấu xí giữa 998 viên gạch hoàn hảo./22 Tháng Năm 2012(Xem: 6674) Khuyết Danh/
Mấy ngày nay trên Facebook có chia sẻ lại câu chuyện (nghe nói là xảy ra năm 2014) về cô bé đã “ăn cắp” 2 cuốn sách tại một nhà sách ở Gia Lai. Thay vì cảm thông cho cô bé ham đọc sách, người ta đã bắt cô bé lại, trói 2 tay vào thành lan can, đeo tấm bảng ghi chữ “Tôi là người ăn trộm” trước ngực, rồi chụp hình và bêu rếu lên mạng xã hội. Hành động bất nhân, không chút tình người của những người quản lý ở đây khiến ta nhớ lại câu chuyện đã xảy ra cách đây rất lâu: một cậu bé khoảng 14-15 tuổi cũng ăn cắp sách trong tiệm sách Khai Trí của bác Nguyễn Hùng Trương, mà người đời hay gọi là ông Khai Trí
Đêm hôm sau, hai thiên thần lại dừng chân ở một gia đình nghèo và xin ở lại qua đêm. Hai vợ chồng bác nông dân túng thiếu về tài sản nhưng có thừa lòng hiếu khách nên đã mời hai thiên thần bữa ăn đạm bạc và mời họ ngủ trên giường. Sáng sớm hôm sau, hai thiên thần thấy hai vợ chồng bác nông dân buồn rười rượi./20 Tháng Năm 2012(Xem: 4858) Tinmungnet/
Ở một khu rừng nọ, muôn loài muông thú sống rất thanh bình hạnh phúc. Cho đến khi Sư Tử vốn được bầu làm Chúa Sơn Lâm nhiều năm liền, một minh quân vừa oai phong lại vừa nhân từ, đang trong thời thịnh trị bỗng lăn đùng ra chết không rõ vì nguyên do gì./17 Tháng Năm 2012(Xem: 4646) Lm. LÊ QUANG UY /
Người ta truyền tụng rằng tại Nam Thiên Đệ Nhất Động có một vị sư tu hành đắc đạo. Có lúc sư ngồi thiền cả tháng, không ăn không uống, không lay động để thể hiện trí tuệ dũng mãnh của của Phật. Có lúc ngài tụng Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Pháp Hoa, Kinh Viên Giác…tiếng như sư tử hống, vang vọng cả sơn lâm để thể thế gian có thể nghe rõ lời kinh, để thể hiện lòng từ bi của Phật. Có lúc đi đứng, nằm ngồi giữ nghiêm giới luật, từng động tác, từng cử chỉ đều giữ gìn chánh niệm để thể hiện tính trang nghiêm của chư Phật. Có lúc ngài thị hiện thành người chèo đò đưa khách thập phương hành hương, thỉnh thoảng nói vui một vài câu Phật pháp làm tỉnh ngộ lòng người. Có lúc ngài biến hóa thành một cậu bé luẩn quẩn ở bến đò, nhưng nói ra câu nào cũng khiến các cụ tấm tắc khen thầm tại sao có người uyên thâm Phật pháp đến như vậy. Phải chăng đây là Thiện Tài Đồng Tử tái sinh?
Phương Tấn 1* DANH HỌA LEONARDO DA VINCI VÀ “BỮA ĂN TỐI CUỐI CÙNG” CỦA CHÚA JESUS. Tôi đến Ý nhiều lần, đã đi thăm tòa thánh Vatican, chụp hình đóng giả “võ sĩ giác đấu” ở đấu trường La Mã, dạo thuyền trên kênh Venice, đùa giỡn cùng biển Rosolina, xoay gót chân cầu may trên hình con tê giác ở sân nhà thờ Milan. Và mới đây, tôi đã “vung tay xuống tấn” chống đỡ cả tháp nghiêng Pisa – một di sản văn hóa thế giới được Unesco công nhận từ năm 1987. Riêng “nụ cười bí ẩn” của nàng Mona Lisa mà danh họa Leonardo da Vinci đã mất 10 năm để vẽ và một số nhà khoa học thế giới đã tính được nụ cười hàm chứa 83% hạnh phúc, 9% khinh mạn, 6% sợ hãi và 2% giận dữ, tôi đã được nhìn ngắm không phải tại Ý mà tại bảo tàng Louvre nước Pháp.
Câu chuyện về 5 chú khỉ và 1 nải chuối dưới đây tưởng chừng như đơn giản nhưng nó lại ẩn chứa những bài học, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống đôi khi khiến chúng ta phải giật mình. Chuyện kể rằng, có 5 con khỉ bị nhốt trong một căn phòng. Giữa phòng là một cái thang, trên đỉnh thang là nải chuối. Mỗi khi có một con khỉ định trèo lên thang, người ta lại phun nước lạnh vào những con còn lại, làm chúng rất khổ sở. Sau một thời gian, mỗi khi có một con khỉ định trèo lên thang, những con
Sau khi phải tốn cả tiếng đồng hồ với cha tôi tại nhà bank chỉ để cho ông cụ chuyển một số tiền, tôi nói: -Tại sao mình không dùng internet, ba? -Tại sao phải qua internet? Ông hỏi lại. -Tại vì mình sẽ không tốn hàng giờ vô bổ ở đây. Không chỉ nhà bank, ba có thể đi shopping mua bất cứ thứ gì từ internet. Mọi chuyện đều dễ dàng. - Nếu vậy thì ba sẽ không cần ra khỏi nhà ư? -Đúng vậy, -Tôi cao hứng kể tiếp- Bất cứ món gì ba muốn, Amazon có thể mang đến tận cửa cho mình. Và những lời sau đây của cha tôi đã làm tôi chợt tỉnh -Con thấy không, từ khi vô đây ba đã có dịp gặp gỡ chuyện trò 4 người bạn cũ. Có dịp trao đổi với nhân viên nhà bank, và họ bắt đầu biết ba là ai. Ba đang ở một mình. Đây là nơi ba sẽ cần đến. Ba muốn gặp mặt từng người họ để tạo sự quan hệ cá nhân với nhau. Ba có đủ thì giờ để làm việc này.
Câu Chuyện Ổ Bánh Mì và Lão Già Kỳ Quặc Bạn có tin vào nhân quả báo ứng? Chờ tới khi nó đổ xuống đầu bạn, lúc ấy muốn trốn cũng không kịp. Nhân quả thường đến muộn nên đôi lúc ta tưởng là nó không có. Có một người phụ nữ khi nướng bánh mì cho gia đình mình luôn làm dư ra một cái để cho người nghèo đói. Bà để ổ bánh mì dư trên thành cửa sổ bên ngoài cho người nghèo nào đó đi qua dễ lấy. Và một người gù lưng đều đặn đến để lấy ổ bánh mì đó. Thay vì nói lời cám ơn, ông ta vừa đi vừa lẩm bẩm những lời như niệm chú: “Việc xấu người làm thì ở lại với người, việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người!” Điều này cứ diễn ra, ngày này qua ngày khác. Mỗi ngày, người gù lưng đến lấy bánh và lại lẩm bẩm câu: “Việc xấu người làm thì ở lại với người, việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người!” Người đàn bà rất bực bội. Bà thầm nghĩ: “Không một lời cám ơn, ngày nào người gù này cũng đến lấy bánh ta làm rồi lải nhải giai điệu khó chịu ấy! Hắn ta muốn ám chỉ điều gì?”
Bảo Trợ