Tiếng Việt Giàu Nghèo Như Thế Nào?

04 Tháng Tám 201711:51 CH(Xem: 3413)

Tiếng Việt giàu nghèo như thế nào?

Viên Linh/Người Việt

blank
Tranh “Đọc Sách” của họa sĩ Nguyễn Thị Hợp.

Nếu phải đánh giá ngôn ngữ tiếng nói mình vẫn dùng – như người viết đánh giá về ngôn ngữ Việt – hầu như đa số đều ngần ngại, hoặc từ chối ngay việc ấy, nếu không biết chắc phương pháp và mục đích của sự đánh giá, đánh giá như thế nào và đánh giá để làm gì.

1. Về ngôn ngữ Việt, các nhà viết sách văn học sử, các giáo sư dạy quốc văn, hầu như không nhiều thì ít đều có những quan niệm và định nghĩa riêng. Ta có thể kể ra những tác giả như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Khiêm, Thạch Trung Giả, Nguyễn Hiến Lê, Trần Trọng San, Thanh Lãng, Kim Định, hay Hoàng Văn Chí.



Riêng nhà văn này cho rằng để đánh giá một ngôn ngữ, cần khảo sát ít nhất trên ba phương diện: thuật ngữ, âm thanh và ngữ pháp. Ông đã khảo sát ngôn ngữ và tiếng nói Việt Nam và viết rằng “Tiếng Việt là tiếng tiến bộ vào bậc nhất.” (*)

Về động từ, ông lấy ví dụ động từ “porter” của Pháp, tiếng Anh là “to carry” và tiếng Việt là “mang, ôm, vác, gánh, khiêng, đội, bồng, bế, ẵm, đeo, xách,…”

Về danh từ, chữ “oncle” của Pháp thì tiếng Anh có “uncle” và tiếng Việt có “chú, bác, cậu, dượng…” Chỉ sơ sài và tóm tắt thôi, ta không thể trong một bài báo ngắn để viện dẫn cả một chương sách dài.

Ý người viết bài này là muốn nhân nói về tác giả Hoàng Văn Chí, người mà tác phẩm đầu tay là một tập thơ in năm 1956 (“Phật Rơi Lệ”), ba năm sau đã nổi danh với cuốn “Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc” mà người ta có thể nói, đó là cuốn sách chiến lược, hay cuốn sách đã đặt nền móng cho một thời kỳ văn học sôi nổi ở miền Nam, ít ra là trong mười năm đầu.

Mời quý độc giả đọc đoạn văn sau đây để thấy “âm thanh” tiếng Việt theo nhận định của tác giả Hoàng Văn Chí:

-“Trong cuốn ‘Việt Nam Văn Học Sử,’ cụ Dương Quảng Hàm tỏ ý tiếc rằng các cụ ngày xưa không bắt chước Nhật, mượn những ‘bộ’ của chữ Hán mà chế ra những mẫu tự theo kiểu Katakana của Nhật. Học giả họ Dương không biết tiếng Nhật chỉ có 140 âm và chỉ cần 71 “bộ là đủ, trong khi tiếng Việt có trên 12,000 âm, thì chữ Hán làm gì có 12,000 bộ khác nhau mà cho chúng ta mượn.

Việc đặt ra chữ quốc ngữ phải chờ các giáo sĩ Tây phương sang, họ sử dụng 25 mẫu tự La Tinh, đặt thêm nhiều nguyên âm, chế thêm năm dấu (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng), mới viết được tất cả mọi âm của tiếng Việt.

Để nêu rõ sự tiến bộ của tiếng Việt, chúng tôi xin nói là chúng ta uốn lưỡi, nói được trên 12,000 âm khác nhau, trong khi người nước khác chỉ nói được một phần nhỏ số âm ấy.” (*)

2. Nhân bàn về tiếng Việt, dẫn giải tác giả Hoàng Văn Chí, người viết bài này xin dẫn giải một đoạn khác thay vì đưa ra kết luận về sự biến hóa của ngôn ngữ.

“Một hôm chúng tôi hỏi một ông bạn: Anh có biết Lê Lợi là người Mường và Nguyễn Trãi là người Kinh không?… Khi hai ông đàm đạo với nhau, thì Lê Lợi phải nói tiếng Kinh, hay Nguyễn Trãi phải nói tiếng Mường, hay là phải dùng thông ngôn?

-Chịu.

Ông bạn không trả lời được vì không biết về thời ấy, hai tiếng là một, chưa khác nhau nhiều như ngày nay. Bây giờ khác nhau là vì ngay từ đời Lê, sau khi Nguyễn Trãi bị hạ bệ và Tống Nho nắm chính quyền, chúng ta bị Hán hóa về ngôn ngữ và phong tục quá nhiều.

Những chữ Hán nhập nội từ thời Bắc thuộc như chữ ‘chữ’ người Mường hiểu được. Vì đã trở thành tiếng ‘nôm.’ Nhưng về sau đọc sai dần thành ‘tự’ là tiếng Hán Việt, người Mường không hiểu nổi. Về phía người Mường thì trong vòng năm thế kỷ, tiếng của họ cũng thay đổi ít nhiều.

Khi chúng ta nói chuyện với người Mường, có nhiều câu hai bên không hiểu nhau, nhưng nhiều câu vẫn còn in hệt. Thí dụ hỏi người Mường ‘Bác ăn cơm chưa?’ Họ trả lời ‘Tôi ăn cơm rồi,’ hoặc ‘Tôi chưa ăn.’

Ngon lành như vậy, tại sao không hiểu?

Phần lớn những trường hợp không hiểu nhau là vì chúng ta dùng quá nhiều chữ Hán mà người Mường không biết, như chúng ta nói ‘cái đầu’ – đầu là tiếng Hán – thì người Mường nói ‘cây trốc’ một chữ chỉ còn sót lại trong câu ‘Ăn trên ngồi trốc.’

Đây là một trong rất nhiều trường hợp tiếng Hán đánh bại tiếng Mường, tức là tiếng Việt cổ sơ.” (*)

————
Chú thích:
(*) Hoàng Văn Chí: Duy Văn Sử Quan, nhà xuất bản Cành Nam, Hoa Kỳ, 1990.
Theo Nguoi-viet.com

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Ngày lễ bắt đầu với ý kiến của của một phụ nữ Mỹ, tên Sonora Smart Dodd, ở Spokane, tiểu bang Washington, muốn ghi nhớ và vinh danh công ơn của cha . Cha của Dodd sanh vào tháng Sáu, nên Dodd đã tổ chức ngày lễ Kính Cha đầu tiên của nước Mỹ ở Spokane, Washington vào ngày 19, tháng 6, năm 1910.
Bom đạn đã gây bao nhiêu cái chết, vết thương tật nguyền cho con người! Vậy mà có một thứ vô tri vô giác cũng mang đầy “mảnh đạn” trong thân mình, để lại những “vết sẹo suốt đời” nữa! Đó là…cây rừng!/01 Tháng Năm 2013(Xem: 2377) Đặng Xuân Hường /
Từ ngoài Bắc di cư vào Nam, hay sinh ra và lớn lên nơi mảnh đất Bình Giã, những bà Mẹ đã góp bàn tay cùng chồng con xây dựng lên một thị trấn trù phú đầy sức sống sinh động. Từ nhà tranh vách lá, đường đất lầy lội, nay mọc lên những ngôi nhà gạch khang trang, đường trải nhựa bằng phẳng, phong cảnh xanh tươi…/12 Tháng Năm 2013(Xem: 9716) Đặng Xuân Hường/
Buổi chiều hôm ấy, hồn nhỏ thơ thẩn lang thang đi xa mãi! Con đường đầy hoa lá xôn xao, nó mời gọi hồn nhỏ đi xa nữa vào cõi mộng mơ. Bước chân trên đường, lòng cố gắng lãng tránh những lôi cuốn phù phiếm, nhưng dù đã cố gắng đến mấy hồn nhỏ vẫn hướng về con đường/30 Tháng Ba 2013(Xem: 4335) Đặng Xuân Hường/
...với những phát triển phương tiện giải trí thông tin mới đã làm suy giảm lòng đạo đức của mọi người, nhất lớp Trẻ, vậy biết đâu việc hồi sinh “Truyền thống học Kinh Bổn” trong mùa Chay, lại có thể là phương cách hay nhất để chống lại “căn bệnh tân tiến” phát sinh đủ thứ tệ nạn trong xã hội, đặc biệt nơi lớp Trẻ ngày nay!/24 Tháng Ba 2013(Xem: 4256) Đặng Xuân Hường/
Âm nhạc Việt Nam có hai truyền thống, truyền thống dân gian và truyền thống bác học. Truyền thống dân gian dính liền với đời sống trong xã hội và đi dài theo suốt cuộc đời của người Việt Nam từ lúc sơ sanh cho đến khi trở về với cát bụi. Bắt đầu là tiếng hát ru khi còn nằm nôi, vừa lớn lên có đồng dao dành cho các trò chơi, đến tuổi lao động thì có câu hò trong khi làm việc...TRẦN VĂN KHÊ - Nguon tranvankhe.vn
Tôi cảm thấy lưu luyến quê hương, tình cha nghĩa mẹ, thân thiết xóm giềng. Những kỷ niệm thời thơ ấu không thể nào phai mờ trong tâm trí tôi, mà hình ảnh đậm nét, gợi nhớ hương vị quê nhà vào những ngày đón Xuân : là những chiếc bánh chưng xinh xắn, giản dị với gạo nếp đậu xanh, đã đi vào huyền sử của Dân tộc tự ngàn xưa./11 Tháng Hai 2013(Xem: 5566) Đặng Xuân Hường/
Có thể nói ngày Tết đã đem đến cho mọi người một "cửa mở" soi rọi vào tâm khảm, không khí Tết bên ngoài sôi động bao nhiêu thì bên trong tâm lòng mỗi người có thể cũng có những xao động chợt đến chợt đi, ẩn hiện như đùa giỡn cùng với một suy tư nào đó trong ngày đầu năm mới./20 Tháng Hai 2015(Xem: 5422) Đặng Xuân Hường/
Trên cõi đời này, chắc hẳn không ai được sinh ra mà không do sự mang nặng đẻ đau của một bà Mẹ, người Mẹ thực sự là hiện thân của tình yêu thương, người Mẹ như là một tổ ấm, như là một cái nôi từ khi bào thai mới tượng hình trong lòng Mẹ./22 Tháng Tám 2013(Xem: 6491)/
Tôi lặng đứng trước ngôi mộ đơn sơ của một người thầy cũ, đúng ra là Linh mục Hiệu trưởng, nhưng bây giờ cái cảm tưởng một vị thầy, một vị Hiệu trưởng để lại ấn tượng trong lòng tôi nhiều hơn cả chức năng mục vụ Linh mục của thầy./10 Tháng Mười Một 2012(Xem: 4010)/
Bảo Trợ