Ngày Xuân - Nhớ Người Thầy Cũ

28 Tháng Giêng 20224:44 SA(Xem: 6796)

Ngày Xuân - Nhớ Người Thầy Cũ

 

Những ngày đầu năm mới chắc hẳn ai cũng mải lo vui Tết và rồi cũng có những người khắc khoải nghĩ đến những niềm riêng trong lòng! Những nỗi niềm nghĩ về quá khứ về những người thân yêu đã qua đi trong cuộc đời mình! Thời gian đã ra đi không bao giờ quay lại! Mùi pháo Tết, sắc vàng hoa mai hay hương vị của một vài đặc sản ngày Tết đã níu kéo tâm tư đi vào tiềm thức sâu xa để gặp lại những hình ảnh đó!

"Công Cha, Nghĩa Mẹ, Ơn Thầy"
thay cu

Những ân tình cũ mới, những nghĩa tình xưa nay, tất cả như trở về cùng với không khí mùa Xuân! Một điệp khúc hàng năm trong lòng người và trong trời đất! Như một câu thơ quen thuộc:

"Xuân đi xuân đến, vẫn còn Xuân " (Gái Xuân -  Nguyễn Bính)

Có thể nói ngày Tết đã đem đến cho mọi người một "cửa mở" soi rọi vào tâm khảm, không khí Tết bên ngoài sôi động bao nhiêu thì bên trong tâm lòng mỗi người có thể cũng có những xao động chợt đến chợt đi, ẩn hiện như đùa giỡn cùng với một suy tư nào đó trong ngày đầu năm mới.

 

Tôi nhớ đến một người Thầy mà tôi hằng kính mến! Những năm tháng trôi qua, tôi không bao giờ quên được hình ảnh của người Thầy hiền từ thời trung học!

Tuổi mới lớn, tình yêu và lý tưởng, tất cả đã làm cho tôi mơ mộng đến tương lai thật tuyệt vời! Mặc dù tôi chưa hình dung ra được cái tương lai đó ra sao, những lúc đắm hồn vào những câu thơ lãng mạn, những lời ca tình tứ  Thầy đọc hay ngâm, đó cũng chính là những kỷ niệm chẳng bao giờ phai nhoà. Như một vài câu hát :

"Ngày ấy, xa em bên bờ, đôi hàng châu rơi thấm ướt khăn em..."

Bài hát này hát xong, Thầy nói nhớ về một kỷ niệm của Thầy thời tuổi trẻ, thật thơ mộng, thật thanh bình, thật trong trắng...Nhưng có lẽ bây giờ cũng trở thành một kỷ niệm của tôi với người Thầy cũ, một kỷ niệm của tuổi mới lớn nghe giọng hát ngọt ngào của Thầy với lời ca  tâm tình như in sâu vào tâm trí.

 

"Khách phương xa gặp lúc mùa Xuân chín"... Đây cũng là một câu thơ ấn tượng mà Thầy đã đọc cho cả lớp nghe vào mùa Xuân cuối cùng trong lớp học thời ấy! Có còn ai nhớ giọng ấm áp của Thầy nữa không?

 

"Sột soạt gió trêu tà áo biếc

Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang..."

 

"Ngày mai trong đám xuân xanh ấy"

Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi..." (Mùa Xuân Chín - Hàn Mặc Tử)

 

Có ngờ đâu, một ngày kia tất cả đều bỏ cuộc chơi! Cả Thầy cũng giã từ sân trường! Cuộc chơi có chấm dứt hay chúng ta phải đi vào cuộc đời thực của mỗi người?

 

"...Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỉ,

 Một đôi người u uất nỗi chơ vơ, ..." (Phương xa - Vũ Hoàng Chương)

 

Thầy ơi có ngờ đâu, những câu thơ Thầy ngâm nga trong những ngày đó lại còn vương vấn đến tận bây giờ trong lòng con!

 

Kính nhớ Thầy Nguyễn Nghĩa Khôi

Xuân Ất Mùi

Đặng Xuân Hường

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày lễ bắt đầu với ý kiến của của một phụ nữ Mỹ, tên Sonora Smart Dodd, ở Spokane, tiểu bang Washington, muốn ghi nhớ và vinh danh công ơn của cha . Cha của Dodd sanh vào tháng Sáu, nên Dodd đã tổ chức ngày lễ Kính Cha đầu tiên của nước Mỹ ở Spokane, Washington vào ngày 19, tháng 6, năm 1910.
Bom đạn đã gây bao nhiêu cái chết, vết thương tật nguyền cho con người! Vậy mà có một thứ vô tri vô giác cũng mang đầy “mảnh đạn” trong thân mình, để lại những “vết sẹo suốt đời” nữa! Đó là…cây rừng!/01 Tháng Năm 2013(Xem: 2377) Đặng Xuân Hường /
Từ ngoài Bắc di cư vào Nam, hay sinh ra và lớn lên nơi mảnh đất Bình Giã, những bà Mẹ đã góp bàn tay cùng chồng con xây dựng lên một thị trấn trù phú đầy sức sống sinh động. Từ nhà tranh vách lá, đường đất lầy lội, nay mọc lên những ngôi nhà gạch khang trang, đường trải nhựa bằng phẳng, phong cảnh xanh tươi…/12 Tháng Năm 2013(Xem: 9716) Đặng Xuân Hường/
Buổi chiều hôm ấy, hồn nhỏ thơ thẩn lang thang đi xa mãi! Con đường đầy hoa lá xôn xao, nó mời gọi hồn nhỏ đi xa nữa vào cõi mộng mơ. Bước chân trên đường, lòng cố gắng lãng tránh những lôi cuốn phù phiếm, nhưng dù đã cố gắng đến mấy hồn nhỏ vẫn hướng về con đường/30 Tháng Ba 2013(Xem: 4335) Đặng Xuân Hường/
...với những phát triển phương tiện giải trí thông tin mới đã làm suy giảm lòng đạo đức của mọi người, nhất lớp Trẻ, vậy biết đâu việc hồi sinh “Truyền thống học Kinh Bổn” trong mùa Chay, lại có thể là phương cách hay nhất để chống lại “căn bệnh tân tiến” phát sinh đủ thứ tệ nạn trong xã hội, đặc biệt nơi lớp Trẻ ngày nay!/24 Tháng Ba 2013(Xem: 4256) Đặng Xuân Hường/
Âm nhạc Việt Nam có hai truyền thống, truyền thống dân gian và truyền thống bác học. Truyền thống dân gian dính liền với đời sống trong xã hội và đi dài theo suốt cuộc đời của người Việt Nam từ lúc sơ sanh cho đến khi trở về với cát bụi. Bắt đầu là tiếng hát ru khi còn nằm nôi, vừa lớn lên có đồng dao dành cho các trò chơi, đến tuổi lao động thì có câu hò trong khi làm việc...TRẦN VĂN KHÊ - Nguon tranvankhe.vn
Tôi cảm thấy lưu luyến quê hương, tình cha nghĩa mẹ, thân thiết xóm giềng. Những kỷ niệm thời thơ ấu không thể nào phai mờ trong tâm trí tôi, mà hình ảnh đậm nét, gợi nhớ hương vị quê nhà vào những ngày đón Xuân : là những chiếc bánh chưng xinh xắn, giản dị với gạo nếp đậu xanh, đã đi vào huyền sử của Dân tộc tự ngàn xưa./11 Tháng Hai 2013(Xem: 5566) Đặng Xuân Hường/
Trên cõi đời này, chắc hẳn không ai được sinh ra mà không do sự mang nặng đẻ đau của một bà Mẹ, người Mẹ thực sự là hiện thân của tình yêu thương, người Mẹ như là một tổ ấm, như là một cái nôi từ khi bào thai mới tượng hình trong lòng Mẹ./22 Tháng Tám 2013(Xem: 6491)/
Tôi lặng đứng trước ngôi mộ đơn sơ của một người thầy cũ, đúng ra là Linh mục Hiệu trưởng, nhưng bây giờ cái cảm tưởng một vị thầy, một vị Hiệu trưởng để lại ấn tượng trong lòng tôi nhiều hơn cả chức năng mục vụ Linh mục của thầy./10 Tháng Mười Một 2012(Xem: 4010)/
Lời nói “Ta yêu con” cứ vang mãi trong những bước chân nhịp nhàng đầy hy vọng. Hai bên đường những cánh đồng lúa chín vàng, mùa gặt đến! Hồn nhỏ với tâm tình yêu mến người chết trên giá gỗ, đã hòa nhập với dòng người lên đường gặt hái những vụ mùa trên đồng lúa bao la!/18 Tháng Tư 2014(Xem: 3873)/
Bảo Trợ