Học Bổn Mùa Phục Sinh

06 Tháng Ba 20222:00 CH(Xem: 5607)

Hương Đồng Quê - Học Bổn Mùa Phục Sinh.

Một trong những truyền thống tốt đẹp của làng quê Bình Giã mình, là các lớp học “Bổn Lẽ Cần” bắt đầu vào mùa Chay, và kết thúc vào dịp Lễ Lá trước đại lễ Phục sinh.



Truyền thống này có từ thuở xa xưa ngoài Bắc, ở địa phận Vinh đất Mẹ, nơi mà nổi tiếng có những người học thuộc lòng cuốn sách Bổn Lẽ Cần đến “trừ bìa”! Và mỗi mùa học bổn có khi kết thúc như là một dịp lễ hội vui, với các Ban, Biện giám khảo để lượng giá các học sinh bằng cách thi bắt thăm hỏi đáp từng em một.

blank

Khi ông bà cha mẹ di cư vào Nam thì ngoài khăn gói hành trang, còn mang theo cả những di sản tinh thần, những tập tục tốt đẹp nữa. Nhờ vậy mà trong mấy chục năm, thanh niên thiếu nhi trong từng giáo họ, giáo xứ ở Bình Giã có cơ hội ngồi học kinh bổn với nhau vào Mùa Chay, vừa là dịp học hỏi giáo lý trau dồi kiến thức sống đạo, vừa là dịp suy tưởng chuẩn bị tâm hồn cho Đại lễ Phục sinh.


Mùa học bổn trong Mùa Chay chừng tháng Hai qua tháng Ba, khởi đầu Mùa Chay cũng là lúc khai giảng các lớp Giáo lý ở các Họ, thời gian này chưa có trời mưa, nên đi học bổn ban đêm thật vui, đường sá khô ráo, chiều tối thanh thiếu niên nam nử đi lại rủ nhau ồn ào nơi các ngã tư, tay cầm cuốn “Bổn lẽ cần”, tay kia có khi là gói lạc rang, bắp rang hay hột bù, cũng có khi là hạt dưa còn lại của mùa Tết vừa qua.



Hồi đó chưa có điện, lớp học chỉ có đèn dầu lù mù, các em ngồi ê a một lúc bèn dựa vào vách tường ngủ gà ngủ gật. Ông “Biện” (thầy dạy học bổn do giáo họ bầu lên) đi qua véo vào lỗ tai một cái mới giật mình thức giấc, cầm cuốn sách bổn lên đọc tiếp. Cũng có ông Biện rất nghiêm khắc, tay cầm roi thấy “một em” ngủ gục quất một cái vào đùi, làm em đó giật mình, tỉnh ngủ luôn. Có em mạnh dạn hơn, ngồi xích ra sau một chút rồi thừa lúc chẳng ai để ý ngồi thụt xuống một góc tối ngủ khò, nhưng cũng vẫn khó lòng qua mắt ông Biện. Vài em trong lúc học cũng rù rì to nhỏ nói chuyện, đôi lúc đang “miên man chuyện trò”, ông Biện từ đàng sau cầm cái roi “dứ dứ” sau lưng làm các em hết hồn vội vàng cao giọng đọc theo cả lớp.



Có ông Biện rất dễ, để tạo sự thoải mái cho các em học sau một ngày làm việc ngoài đồng ruộng, ông Biện để các em vài đứa có thể nằm bò ra tấm dong (phản) để học, hoặc ngồi trên chiếc võng giữa nhà vừa đu đưa vừa học. Có khi cả lớp ngồi giữa sàn nhà xi măng mát lạnh, muốn ngồi xếp bằng hay duỗi dài chân ra thì cũng thoải mái, chỉ không được ngủ hoặc nói chuyện mà thôi.



Mỗi tối học chừng hai tiếng hoặc một tiếng rưỡi đồng hồ, giữa giờ có mười lăm phút nghỉ ra chơi. Có cậu nhân giờ ra chơi rồi chuồn luôn. Nhưng cũng không làm sao thoát được, vì ông Biện dò danh sách từng tên để kiểm soát lần nữa trước khi ra về. Hôm sau kêu tên cảnh báo cho biết, nếu tái phạm sẽ ăn roi, dù cu cậu đã viện dẫn đủ lý do cho việc “cúp cua” nửa buổi học!



Mùa này khắp làng xóm, ban tối đi đâu cũng vang lên tiếng học ê a của các cô cậu thanh thiếu nhi, bằng một cung giọng trầm bổng lên xuống đặc biệt, chứ không phải đọc bình thường như đọc sách, có lẽ cũng nhờ cung giọng này mà dễ thuộc hơn!



Thường thường được chia ra hai bên nam nữ, cũng có khi chia chung cả hai bên có nam có nữ, một bên hỏi và một bên thưa, rồi ngược lại. Các em được chia thành ba lớp: Nhất, Nhì, Ba theo độ tuổi. Thường thì có ba phần các em phải học: Kinh, Bổn, Lẽ, nhiều hay ít tuỳ lớp. Phần Lẽ có khi học từ các tài liệu được phân phối từ Ban Giáo Lý của xứ về giáo họ tuỳ trình độ từng lớp, cũng có khi chiếu theo các lớp Kinh thánh của Thiếu Nhi Thánh Thể học hàng tuần vào Chủ nhật.



Để đủ ánh sáng cho lớp học, các em đóng tiền mua thêm dầu, thêm đèn, cũng có ông Biện ủng hộ luôn khoản này. Lớp học nào có đèn “măng-sông” thì sáng như có điện, còn không thì loại đèn dầu ABC lớn cũng rất sáng. Tuy vậy cũng có lớp học đèn lù mù không đủ ánh sáng, được cái lớp nhỏ mắt sáng thông minh, có khi đọc theo chẳng cần sách vở vẫn thuộc lòng.



Suốt mùa học, nếu các em ngoan ngoãn siêng năng, có khi ông bà Biện còn bao cho lớp một bữa cháo chè hay bánh ngọt nước cam vào ngày học cuối nữa.



Có những em rất siêng học kinh bổn, buổi tối học ở lớp, ban ngày đi bò còn mang theo cuốn sách bổn đọc ê a vang cả khu rãy, cũng có khi các em cùng lớp ngồi lại đứa này hỏi khảo đứa kia trả lời. Chưa kể ở nhà có khi mấy anh chị em còn khảo thử cho nhau để biết mình đã học thuộc đến mức nào. Những lúc đó cha mẹ thấy con siêng năng học kinh bổn thấy sung sướng vô cùng.



Sau mấy tuần lễ “học gạo”, các "sĩ tử" được vào “ứng thí” nơi nhà xứ, hoặc có năm nơi từng giáo họ. Dịp này bà con rất dễ nhận ra cô cậu nào đã siêng năng hay làm biếng học.



Những buổi tối khảo bổn cũng rất hào hứng, vui nhộn nữa. Có em khi nghe giám khảo đọc câu hỏi vừa dứt thì đã trả lời một hơi không nghỉ, được nhận một tràng pháo tay tán thưởng khen ngợi của bà con. Cũng có em rặn như “rặn đẻ” mà cũng chỉ được mấy chữ có vẻ “đầu Ngô mình Sở”, không ai hiểu gì cả! Có lần có một em sau khi nghe câu hỏi đã trả lời một cách suôn sẻ, ngân nga rất có điệu, nhưng bà con được một trận cười, vì hỏi một đàng trả lời một nẻo và suôn sẻ nhanh đến nỗi ông phụ trách gõ trắc báo đọc sai cũng chẳng kịp gõ. Có em ngập ngừng một chút sau câu hỏi rồi cũng đọc câu trả lời có vẻ được lắm, bà con thì đang hồi hộp chưa biết đúng sai, các bạn “đồng khoa” xì xào! Cuối cùng ông Chánh chủ khảo tuyên bố:



-“Bổn này là bổn của con, chứ trong Bổn Lẽ Cần của Địa Phận Vinh thì không có câu trả lời này!” Bà con được dịp cười no bụng!



Có cậu đang trả lời làu làu thì bỗng nghe “trắc” một tiếng, hết hồn ngừng lại mới biết “lạc đề”, sau đó thì có lẽ dư âm của tiếng trắc làm cu cậu tịt ngúm luôn.



Lắm cậu đã qua nhiều kỳ “thi cử”, thấy thuộc hay không thuộc cũng chẳng mất mát chi, nên làm biếng không nhồi vào đầu đuợc dăm bảy câu. Lúc ra “ứng thí”, vì ở nơi giáo họ cũng có phần bớt e dè hơn nơi xứ, nên khi nghe gọi tên cu cậu lên ngồi vào ghế, nghe câu hỏi xong biết là "như cóc mù mắt" bèn gãi đầu gãi tai “thưa”:



-“Con nỏ thuộc chi hết, thôi tha cho con đi! Sang năm con cố gắng học!”



Gặp mấy ông chánh chủ khảo khó tính, cu cậu này có khi về mà ăn ngủ không yên. Cũng có ông dễ dàng thông cảm, nhắc nhở qua năm mà còn vậy thì “gậy vô mông”!



Có một cậu khi nghe câu Lẽ hỏi : “Đức Chúa Thánh Thần là ngôi thứ mấy? Em biết gì về Chúa Thánh Thần”? Đã trả lời một cách “thông suốt”:



-“ Dạ thưa, Đức Chúa Thánh Thần là ngôi thứ Ba. Em biết Chúa Thánh Thần có đôi cánh chầu chực Đức Chúa Trời. Chúa Thánh Thần hiện ra báo tin cho các mục đồng đến thờ lạy Chúa Giêsu mới sinh trong hang đá. Chúa Thánh Thần hiện ra hình lưỡi lửa với các Tông đồ. Chúa Thánh Thần còn có tên là Sê-ra-Phim nữa! Đặc biệt Đức Tổng chỉ huy của Chúa Thánh Thần là Tổng Lãnh Thiên Thần Micae”! Bà con được dịp cười thoải mái!



Mấy cậu này không ăn điểm nào cả! Nhưng thực là được bà con cho điểm cao về “đức tính can đảm” dám trả lời mà chẳng cần biết đúng sai gì cả! Lại còn giúp vui cho bà con nữã!



Tuổi để các cô cậu được miễn trừ “đến trường” thì giới hạn ở chỗ…“đã lập gia đình”! Nói đúng ra là từ lúc xưng tội lần đầu xong là năm nào cũng phải đến nhà ông Biện dùi mài kinh bổn, không thể trốn đường nào. Cũng có trường hợp học đã “Ưu” lớp Nhất sẽ được miễn trừ khỏi học, nhưng cũng hiếm lắm. Đa số xin “đặc miễn” là vì đã mòn đũng quần mấy mươi năm mà chưa vợ chưa chồng, tóc đã gần có hai thứ, bổn thì không thuộc trừ bìa, nhưng đầu óc thì thực sự đã “thấm nhuần” kinh bổn lắm rồi!



Mùa khảo bổn, tiếng trống dồn dập hoà với tiếng vỗ tay reo hò cổ động những em trả lời đúng, các bậc cha mẹ cũng hồi hộp không kém, theo dõi các buổi khảo thi, nếu con em của mình được điểm cao, hay ưu hạng, bình hạng…thì cũng hãnh diện, vui mừng lắm.



Theo thời gian, lớp trẻ Bình Giã sau hơn ba mươi mấy mùa mang danh “sĩ tử” kinh bổn, ê a dưới bóng đèn dầu mỗi mùa Chay, đến nay sinh hoạt truyền thống học Kinh Bổn hầu như đã bị “cho về hưu”! Không biết có phải do phong trào học Kinh thánh sau này của Thiếu Nhi Thánh Thể, các lớp Giáo Lý Thanh niên, Phụ huynh, Các Bà Mẹ…đã góp phần khai tử lớp Kinh Bổn Mùa Chay không?



Có lẽ đã mười mấy năm im tiếng học Kinh bổn nơi các giáo họ! Một số người cho rằng học gạo, học vẹt thuộc lòng là cách thức cổ điển thời cha ông ngày xưa, bây giờ thực tế hơn, học hỏi Kinh thánh theo phương thức mới hay hơn. Cũng có người nghĩ lại thấy ngậm ngùi, cả một truyền thống tốt đẹp chẳng biết khởi sự từ bao giờ bây giờ không còn nữa! Mặc dù các lớp học hỏi Giáo lý, Kinh thánh vẫn còn, nhưng giá như truyền thống học Bổn mùa Chay được duy trì thì vẫn hay hơn!



Cũng thật là “trớ trêu”! Khi các em còn phải ngồi học dưới đèn dầu lù mù thì tinh thần học hỏi lại rất cao, đến khi làng xóm có đèn điện sáng trưng thì lớp học Kinh Bổn Mùa Chay đã “chít khăn tang” đi mất rồi! Và thực ra cũng không phải chỉ riêng Bình Giã mình, mà hầu như vấn đề trễ nãi kinh hạt, xem lễ… đang là tình trạng chung của các xứ đạo trong các Giáo phận.



Linh mục Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, nguyên là thầy giảng xứ Vinh Trung vào khoảng năm 1970-71, mới đây trên www.dunglac.net , Ngài viết bài “Giới Trẻ Nông Thôn, Hy Vọng của Chúng Ta” đã có những ưu tư về lớp Trẻ:

Trung bình mỗi ngày các em tốn khoảng 2 giờ xem tivi hay video. Nhiều khi xem muộn quá, nên không đi dự lễ ban sáng được. Ngày trước, ở nông thôn, trong các xứ đạo Công giáo, số trẻ em đi lễ ngày thường rất nhiều, có khi lên tới 90% từ 6 tuổi trở lên. Ngày nay, nhiều xứ đạo chỉ còn không tới một nửa số em đi dự lễ hằng ngày và càng ngày càng ít. Ở thành phố, hầu như các em không còn thói quen dự lễ hằng ngày vào sáng sớm nữa. (Quí vị có thể xem bài này ở tờ Hiệp Thông, Bản tin của Hội Đồng Giám Mục VN hoặc ở www.dunglac.net/nguyennngocson/ )

Dù sao thì cũng phải chân nhận rằng, lớp cha anh ngày xưa với truyền thống học Bổn Lẽ Cần hàng năm, có thể đã giữ được tinh thần sống đạo tốt đẹp hơn, với tuổi thanh thiếu niên hàng ngày đi lễ, đi nhà thờ rất đông đảo…các tệ nạn cũng ít hơn nhiều. Cho rằng bây giờ cuộc sống xã hội ở mức cao hơn, với những phát triển phương tiện giải trí thông tin mới đã làm suy giảm lòng đạo đức của mọi người, nhất lớp Trẻ, vậy biết đâu việc hồi sinh “Truyền thống học Kinh Bổn” trong mùa Chay, lại có thể là phương cách hay nhất để chống lại “căn bệnh tân tiến” phát sinh đủ thứ tệ nạn trong xã hội, đặc biệt nơi lớp Trẻ ngày nay!

HƯƠNG ĐỒNG QUÊ

Tháng 6-2007

Đặng Xuân Hường

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Ngày lễ bắt đầu với ý kiến của của một phụ nữ Mỹ, tên Sonora Smart Dodd, ở Spokane, tiểu bang Washington, muốn ghi nhớ và vinh danh công ơn của cha . Cha của Dodd sanh vào tháng Sáu, nên Dodd đã tổ chức ngày lễ Kính Cha đầu tiên của nước Mỹ ở Spokane, Washington vào ngày 19, tháng 6, năm 1910.
Bom đạn đã gây bao nhiêu cái chết, vết thương tật nguyền cho con người! Vậy mà có một thứ vô tri vô giác cũng mang đầy “mảnh đạn” trong thân mình, để lại những “vết sẹo suốt đời” nữa! Đó là…cây rừng!/01 Tháng Năm 2013(Xem: 2377) Đặng Xuân Hường /
Từ ngoài Bắc di cư vào Nam, hay sinh ra và lớn lên nơi mảnh đất Bình Giã, những bà Mẹ đã góp bàn tay cùng chồng con xây dựng lên một thị trấn trù phú đầy sức sống sinh động. Từ nhà tranh vách lá, đường đất lầy lội, nay mọc lên những ngôi nhà gạch khang trang, đường trải nhựa bằng phẳng, phong cảnh xanh tươi…/12 Tháng Năm 2013(Xem: 9716) Đặng Xuân Hường/
Buổi chiều hôm ấy, hồn nhỏ thơ thẩn lang thang đi xa mãi! Con đường đầy hoa lá xôn xao, nó mời gọi hồn nhỏ đi xa nữa vào cõi mộng mơ. Bước chân trên đường, lòng cố gắng lãng tránh những lôi cuốn phù phiếm, nhưng dù đã cố gắng đến mấy hồn nhỏ vẫn hướng về con đường/30 Tháng Ba 2013(Xem: 4335) Đặng Xuân Hường/
Âm nhạc Việt Nam có hai truyền thống, truyền thống dân gian và truyền thống bác học. Truyền thống dân gian dính liền với đời sống trong xã hội và đi dài theo suốt cuộc đời của người Việt Nam từ lúc sơ sanh cho đến khi trở về với cát bụi. Bắt đầu là tiếng hát ru khi còn nằm nôi, vừa lớn lên có đồng dao dành cho các trò chơi, đến tuổi lao động thì có câu hò trong khi làm việc...TRẦN VĂN KHÊ - Nguon tranvankhe.vn
Tôi cảm thấy lưu luyến quê hương, tình cha nghĩa mẹ, thân thiết xóm giềng. Những kỷ niệm thời thơ ấu không thể nào phai mờ trong tâm trí tôi, mà hình ảnh đậm nét, gợi nhớ hương vị quê nhà vào những ngày đón Xuân : là những chiếc bánh chưng xinh xắn, giản dị với gạo nếp đậu xanh, đã đi vào huyền sử của Dân tộc tự ngàn xưa./11 Tháng Hai 2013(Xem: 5566) Đặng Xuân Hường/
Có thể nói ngày Tết đã đem đến cho mọi người một "cửa mở" soi rọi vào tâm khảm, không khí Tết bên ngoài sôi động bao nhiêu thì bên trong tâm lòng mỗi người có thể cũng có những xao động chợt đến chợt đi, ẩn hiện như đùa giỡn cùng với một suy tư nào đó trong ngày đầu năm mới./20 Tháng Hai 2015(Xem: 5422) Đặng Xuân Hường/
Trên cõi đời này, chắc hẳn không ai được sinh ra mà không do sự mang nặng đẻ đau của một bà Mẹ, người Mẹ thực sự là hiện thân của tình yêu thương, người Mẹ như là một tổ ấm, như là một cái nôi từ khi bào thai mới tượng hình trong lòng Mẹ./22 Tháng Tám 2013(Xem: 6491)/
Tôi lặng đứng trước ngôi mộ đơn sơ của một người thầy cũ, đúng ra là Linh mục Hiệu trưởng, nhưng bây giờ cái cảm tưởng một vị thầy, một vị Hiệu trưởng để lại ấn tượng trong lòng tôi nhiều hơn cả chức năng mục vụ Linh mục của thầy./10 Tháng Mười Một 2012(Xem: 4010)/
Lời nói “Ta yêu con” cứ vang mãi trong những bước chân nhịp nhàng đầy hy vọng. Hai bên đường những cánh đồng lúa chín vàng, mùa gặt đến! Hồn nhỏ với tâm tình yêu mến người chết trên giá gỗ, đã hòa nhập với dòng người lên đường gặt hái những vụ mùa trên đồng lúa bao la!/18 Tháng Tư 2014(Xem: 3873)/
Bảo Trợ