Chuyện Của Người Yêu Cũ

25 Tháng Tám 201711:54 CH(Xem: 2800)

CHUYỆN CỦA NGƯỜI YÊU CŨ 

… Người phụ nữa kia với anh, hồi còn sinh viên là mối tình đầu. Chị học giỏi, được giữ lại trường rồi ra nước ngoài làm nghiên cứu sinh. Anh được phân công về giảng dạy một trường Đại học phía nam. Chuyện vợ chồng sẽ đến, nếu như chị không gặp tay thứ trưởng , khi hắn đi công tác nước ngoài, nước mà chị đang học tập. Bố của hắn giữ một chức rất to trong chính quyền. Bằng quyền uy của bố, bằng lối “ tấn công” vừa ma mãnh, vừa khôn khéo lợi dụng chỗ yếu của người phụ nữ đang cô đơn. Chỉ một phút yếu lòng, người yêu của anh đã ngả vào vòng tay của hắn…
yeu-01
Chuyện này đến tai anh. Tự ái dâng cao, không thể tha thứ, anh chia tay… 
Cũng tưởng người yêu cũ của anh viên mãn hạnh phúc gia đình, nhất là gia thế bên chồng vững như bàn thạch, danh lớn nhất vùng, còn kinh tế ít ai dám bì…

Nhưng có ai ngờ…
Trong một lần tình cờ anh gặp lại. Nhìn nét mặt cả dáng vóc của người yêu cũ, anh không nghĩ đó hình ảnh người con gái thân thương mà cách đây hơn mười năm, từng là thần tượng của bao người con trai. Nét mặt, dù có được một lớp phấn mỏng phủ mịn màng, vẫn không dấu được sự mệt mỏi chịu đựng, bàn tay cầm ly nước cũng không vững, run run. Người tình cũ của anh không còn ánh mắt nhìn thẳng như hồi yêu anh, mà ánh mắt ấy cứ như muốn lảng đi chỗ khác như không dám nhìn thẳng vào sự thật!!!

Tại sao thế?
Rồi người yêu cũ của anh kể.

- …Gia đình bên chồng , bề ngoài tưởng là một gia đình danh giá, có văn hóa. Khi xuất hiện trên ti vi, đi dự khán, nói chuyện…bố chồng nói như ông thánh, cao đạo giảng đạo đức, khuyên bảo thanh niên… Về nhà, ngược lại hoàn toàn, gia trưởng độc đoán, coi vợ không ra gì, coi em như một con ở. Thậm chí với em, ông có những điều tệ hại, không thể nói được ra đây …
- Anh không nghĩ em lại rơi vào hoàn cảnh không ai muốn ấy - Anh thương cảm.
- Nhưng chuyện đời của em đâu phải chỉ như vậy - Người yêu cũ của anh khóc, kể tiếp - Chồng em, mang danh thứ trưởng, cư xử với em như một tên vô lại, coi mình lớn hơn tất cả, không cho em đi thực tập nước ngoài , hạn chế những cuộc hội thảo mà người ta mời đích danh em, thậm chí còn muốn em nghỉ hẳn công tác giảng dạy, để ở nhà…Chồng em còn bồ bịch trong những lần đi công tác nước ngoài.
- Nghe em nói anh rất ngạc nhiên ! Tại sao em không dũng cảm từ bỏ người chồng và gia đình đó đi?

- Không được anh ạ! Bên ngoài không ai biết chuyện này, bố anh ấy tuyệt đối cấm. sẽ trừng trị nếu như ai đó làm lộ chuyện gia đình . Ông ta nói: “ Ngoài xã hội, tao muốn ai chết, người đó phải chết chứ đừng nói chuyện trong gia đình…” . Kinh hãi, là ra ngoài, ông bắt tất cả phải vui vẻ, cười nói, y như một gia đình hạnh phúc. Ông nhìn vợ âu yếm, thậm chí còn hôn, rồi nói với mọi người: “ Tôi được như ngày hôm nay là nhờ vợ!”. Chồng em cũng y như bố chồng, không ngượng, khi giới thiệu em: “ Vợ tôi là một tiến sỹ giỏi, một người vợ đảm đang, tôi rất phục, rất biết ơn…”. Khi về quê vợ, chồng em lại diễn cái “trò” đó, bố mẹ và dòng họ bên em tự hào lắm!
…Những chuyện về người yêu cũ, ạnh kể hết với vợ, vì anh rất tin vợ, một nhà giáo có
uy tín, đạo đức, một người vợ mẫu mực,độ lượng. Vợ anh nghe chuyện anh kể, nói:

- Em không thể chấp nhận chị ấy có một cách sống như thế!
- Vậy theo em, cô ấy phải sống như thế nào?
- Phải dũng cảm có tiếng nói phản kháng, cần thiết, viết đơn ly hôn, ra tòa. không thể sống giả dối như thế được… Anh phải phân tích cho chị ấy hiểu…
Nghe lời vợ, anh gặp người yêu cũ hai, ba lần nữa …
- Chị vẫn không nghe anh à! - Vợ hỏi anh.
Anh gật đầu:

- Cô ấy khóc nhiều lắm, nói với anh, thôi số em như vậy, cố cắn răng mà chịu đựng, vì con cái, vì bố mẹ và cả …danh tiếng dòng họ bên em, cả danh tiếng bên chồng nữa
Vợ nhìn anh cười nhẹ:

- May cho anh! lấy em chứ không phải lấy chị ấy. Một người phụ nữ có kiến thức mà không dám bảo vệ lẽ phải, không dám thể hiện bản lĩnh, cam chịu nhục…sẽ được cái gì? Chẳng được cái gì cả ngoài thân phận nô lệ cho người ta đày đọa …Để em gặp chị ấy.
Nhưng cuộc gặp đó không thành vì người yêu cũ của anh đã tự tử chỉ sau lần cuối cùng gặp anh có ít ngày!

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thi sỉ đa cảm, đa tình thật! Tất cả những gì chàng ghi trong bài thơ nầy, đều là chuyện tưởng tượng cả: chàng không có gặp cô gái giang hồ đồng tâm nào đang ngậm ngùi cho cảnh phấn lợt hương phai của nàng hết. Thế mà ngâm đến đây, chàng nghẹn ngào mắt rưng rưng lệ. Thoáng nhìn đã vội bâng khuâng. Ngược xuôi, đôi kẻ rời chân ngậm ngùi!
Tôi không ở Hà Nội, chỉ là thực đơn của quán cà phê này viết bằng giấy xi măng, thô ráp nhưng rất dịu dàng. Tôi không ở Hà Nội, chỉ là trên bàn có lọ hoa khô tím nhạt, bám bụi và cũ kĩ. Anh không hề ở đây, anh đang lọt thỏm giữa bình yên Hà Nội…
Hắn lượn qua lượn lại đến lần thứ ba. Vẫn chưa biết làm cách nào bắt chuyện với con nhỏ. Con nhỏ ngồi vắt vẻo trên lan can. Váy ngắn. Đùi to. Ngực nở. Áo thun chật, hai núm vú nhu nhú sau lớp vải. Con nhỏ không mặc áo lót ngực.
Trời đã lập xuân, vậy mà gió bấc vẫn như những ngọn roi quất vào mặt người. Màn đêm đổ xuống thật nhanh. Bãi ven sông làng Trà Hương, Khúc Giang ánh đuốc bừng lên. Tiếng va chạm binh khí, tiếng reo hò của các binh sĩ vang cả một khúc sông. Từ trong bóng tối, tiếng vó ngựa dồn dập, thấp thoáng lao nhanh về phía trung quân. Nhận ra Mạc Hiển, anh em Phạm Hạp và Phạm Cự Lạng chống đao, hét binh sĩ ngừng tập.
Về làm hàng xóm với nhau từ năm 1998, cũng ngót ngét 20 năm. Gặp nhau vẫn tươi cười chào hỏi, đẩy đưa mấy câu thân tình chẳng động chạm tới ai, kiểu con gà nhà em sáng nay bị cúm, con lợn nhà anh tối qua biếng ăn...
Người ta vẫn thường nói “Nước mắt chảy xuôi”. Trên đời chỉ có cha mẹ luôn là người yêu thương chúng ta một cách vô điều kiện. Họ cho chúng ta rất nhiều thứ và chúng ta vô tư đón nhận như thể đó là điều hiển nhiên và bình thường. Hãy cùng đọc câu chuyện dưới đây, bạn có thấy hình bóng mình trong đó không?
Chúng tôi thường đi cạnh nhau hàng giờ mà không ai nói một lời. Nhất là trong những buổi đi chơi đêm, và những đêm nay, mới ở nhà chiếu bóng ra. Không gì thích hợp cho sự suy nghĩ, trầm ngâm bằng những cuộc đi chơi đêm ngoài phố. Mấy bức tường không ngăn cản tầm con mắt, cảnh bất di bất dịch của đồ vật chung quanh không làm lắm lúc đến bực mình, tâm hồn như được thỏai mái, rộng rãi, đi được xa hơn.
Cái bớt hình hoa mận đỏ Lam Thùy Dương Gió mùa xuân đượm hơi sương lành lạnh ôm kín cả triền đồi. Những bông hoa anh túc tím ngắt nghiêng nhẹ, đổ dựa vào nhau theo làn gió. Cả một cánh đồng mênh mông dài đến hàng chục con dao quăng này đều là của nhà Sua – người con gái duy nhất của Thống lý Giàng A Páo nổi tiếng giàu có nhất vùng Mèo.
Thằng Xuân hơn tôi ba tuổi nhưng nó là em bởi ba tôi là anh mẹ nó. Hồi đầu năm đi dân công nó quen, rồi thương con Thảo người cùng xã, nhưng cách xóm tôi chừng năm cây số. Những đêm lênh đênh ngoài biển nó thường hay buồn bã thở dài, ý chừng nó nhớ con Thảo nhiều lắm. Con Thảo thì tôi không lạ, mấy năm cấp hai học chung lớp với tôi, nó cũng thuộc loại mồm mép, nghịch ngợm có tiếng.
Cái quán tạp hóa của em nằm chìm dưới chân đồi cỏ mọc đầy hoa dại tím, bên cạnh ngôi nhà thờ cổ. Mỗi lần mẹ nhờ tôi đi mua những vật dụng cần thiết. Tôi phải đến đó, dù từ nhà tôi đến nhà em đi bộ tới nửa giờ, dù gần nhà tôi cũng có nhiều quán.
Bảo Trợ