Thiếu Nhi - Tổ chức một kỳ trại

16 Tháng Tư 20212:00 CH(Xem: 8438)

trai_thieu_nhiĐể chuẩn bị cho một cuộc trại, chúng ta lần lượt tiến hành những điểm sau:

1. Chọn lựa địa điểm 2. Tiếp xúc, thông báo, xin phép
3. Chỉnh trang lều vải 4. Dụng cụ đi trại
5. Lên chương trình (Ảnh - Nguyễn Hoàng)

1. Chọn lựa địa điểm

Đích thân anh chị Phụ trách phải đi tiền trạm để khảo sát và chọn lựa. Đất trại phải rộng rãi đủ chỗ để dựng lều. Và cần hội tụ đủ các yếu tố sau:

a. Phong cảnh: Tùy theo đối tượng trại sinh mà chọn phong cảnh sao cho thích hợp

b. Thoát nước: Đất trại có phủ cỏ, khô ráo, sạch sẽ, thoai thoải, không bị lụt hay úng thủy khi mưa lớn.

c. Nước uống: Phải có nước sạch gần nơi cắm trại để có thể lấy được dễ dàng.

d. Cây, củi: Việc đun, nấu, làm thủ công trại đều phải sử dụng cây, củi, nên điểm cắm trại phải gần chỗ có thể lấy cây, củi...

e. Dễ tới: Địa điểm cắm trại phải phù hợp với khả năng kinh phí chuyên chở của đơn vị. Nếu có thể nên ở gần trục lộ giao thông để đề phòng trường hợp phải di tản trại sinh.

f. Chợ: Là nơi tiếp tế thực phẩm và nhu yếu phẩm cho trại. Tuy nhiên chúng ta không vì thế mà cắm trại gần chợ. Càng xa càng tốt nhưng phải thuận tiện cho việc đi lại mua sắm.

Ngoài ra, không nên cắm trại ở nơi đông người, bệnh viện, khu quân sự...

2. Tiếp xúc, thông báo, xin phép

a. Tiếp xúc:

- Với chủ đất hay chính quyền địa phương để xin phép sử dụng địa điểm cắm trại.

- Với các đoàn bạn và các tổ chức thanh thiếu niên sở tại, để mời sinh hoạt chung hay nhờ họ hướng dẫn những tập quán phong tục địa phương. Cần nắm các đền chùa, nhà thờ và các giờ hành lễ, các di tích lịch sử, thắng cảnh địa phương... Các địa chỉ của bác sĩ hay trạm y tế gần nhất.

b. Thông báo, xin phép:

Đến các cấp cao hơn trong phong trào và gửi giấy thông báo và xin phép đến từng phụ huynh của trại sinh. Thông báo cho trại sinh biết ngày, giờ, địa điểm tập kết... thời gian đi trại, chủ đề hay mục đích của trại, lệ phí trại. Lên danh mục những vật cần mang theo cho đúng với nhu cầu của trại.

3. Chỉnh trang lều vải

Ta phải xem lại các lều vải, chỗ nào hư mục thì phải thay bỏ hay vá. Kiểm xem số lều có phù hợp với số trại sinh không? Nếu thiếu thì may hoặc mượn thêm. Kiểm tra dây, cọc, cột, dùi cui có đủ không?

4. Dụng cụ đi trại

a. Dụng cụ tập thể: Phân công cho trại sinh mỗi người mang một ít, người nào mang món nào phải có trách nhiệm giữ gìn bảo quản cho đến hết kỳ trại. Những dụng cụ chung cho cả tổ, đội gồm:

+ Lều vải, dây, cọc, dùi cui.
+ Thùng hay xô chứa nước.
+ Tô dĩa lớn.
+ Vá, muỗng lớn, đũa lớn.
+ Dao, rìu, rựa.
+ Cuốc nhỏ hay xẻng (loại xếp được càng tốt).
+ Túi cứu thương.
+ Địa bàn.
+ Đèn bão.
+ Tấm poncho hay nylon lót lều chống ẩm.
+ Thực phẩm và gia vị.
+ Nồi, soong, chảo, ấm nấu nước.

b. Dụng cụ cá nhân: Chưa quen đi trại, nhiều em hay mang theo những thứ luộm thuộm vô ích. Hành trang của trại sinh phải gọn nhẹ và đa dụng. Đây là những vật dụng gợi ý:

+ Y phục: Tùy theo mùa, đồ ngủ, đồng phục, đồ tắm, đồ lót, áo mưa, giày dép...
+ Đồ vệ sinh cá nhân: Kem, bàn chải răng, xà phòng, gương, lược, khăn, giấy vệ sinh...
+ Vật dụng ăn uống: Chén, đũa, muỗng, ly, dao đa năng, bình đựng nước...
+ Vật dụng học tập: Bút, sổ tay, còi, dây...
+ Vật dụng sinh hoạt: Đèn pin, đèn cầy, quẹt gas, nhang muỗi hay thuốc chống muỗi...
+ Mùng mền, võng cá nhân...

Tất cả sắp xếp thứ tự gọn gàng vào ba lô, những vật ít sử dụng để dưới, vật xài nhiều để ở trên. Điều quan trọng mà mỗi trại sinh phải có là sổ tay cắm trại. Có thể gọi đây là Nhật ký trại, trong đó ghi chép:

- Thời gian, địa điểm và mục đích của những kỳ trại.

- Những kinh nghiệm, những ưu khuyết điểm đã gặp trong kỳ trại qua.

- Mô tả toàn bộ khung cảnh và hoạt động của trại (dưới dạng một ký sự)

- Phác họa hay dán những tấm hình đã chụp trong kỳ trại đó.

Liệt kê những thứ phải mang theo trong những kỳ trại, tìm ra những gì thừa hay thiếu để lần sau bỏ bớt hay mang theo.
Đây cũng là bằng chứng hùng hồn nhất để chứng minh khả năng của mình trong những lần Hội đồng Phụ trách xét duyệt để nâng cấp hay trao chuyên hiệu.

5. Lên chương trình

Trại không phải là nơi vui chơi, nghỉ mát một cách tùy tiện, vui đâu làm đó. Phải hoạt động nhiều để trại sinh không có những phút trống rỗng, bất động. Muốn được như vậy, người tổ chức phải có một chương trình thật hoàn chỉnh, khít khao với giờ giấc, đúng với chủ đề hay mục đích cắm trại. Có chương trình rồi cũng phải biết san lấp những lỗ hổng (nếu có) trong ngày. Đi đúng chương trình có nghĩa là không kéo dài tiết mục nào ra, dù tiết mục đó đang hấp dẫn.

Người tổ chức cũng phải soạn một chương trình dự phòng - dành cho trời mưa hay trường hợp bất khả kháng - không để trại sinh ngồi bó tay chịu trận.
LThH st
Nguon: Thanhcavietnam-TNCG

Ý kiến bạn đọc
09 Tháng Ba 20152:07 CH
Khách
Mail của mình: Petercroaw@gmail.com
Nếu được thì cho mình xin gấp nha!!!
09 Tháng Ba 20152:04 CH
Khách
Liên Đoàn mình có tài liệu về các chuyên hiệu như: nấu ăn, y tế, quản trò, quản ca... chưa ạ? Nếu có xin gửi cho mình một bản nha!!! Chân thành cảm ơn!!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
- Ngay từ thời thượng cổ, người ta đã dùng nhiều cách để truyền tin cho nhau, chẳng hạn Người Da Đỏ ở Bắc Mỹ đã dùng khói lửa để truyền tin. - Đến năm 1835, ông Morse khám phá ra một cách truyền tin mơí và có tính cách khoa học hơn, đó là phép truyền tin bằng mật mã Morse.
Huynh Trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể phải ý thức mình mang một sứ mệnh hướng dẫn và giáo dục đoàn sinh. Do đó, Huynh Trưởng phải luôn luôn tu luyện để có một tư cách và tác phong đứng đắn, một đời sống đạo đức, một tầm hiểu biết sâu rộng và các đức tính tốt.//25 Tháng Mười 2012(Xem: 6237) Nguồn tin: tnttvn
“Một ông sao sáng, 2 ông sáng sao tôi đố anh chị nào từ 1 hơi đếm hết đến 10 ông sáng sao”. Người chơi được chỉ định sẽ đếm: 1 ông sao sáng, 2 ông sáng sao, 3 ông sao sáng, 4 ông sáng sao, …, 10 ông sáng sao –/26 Tháng Sáu 2012(Xem: 4617) Pet Nguyễn Hoàng - XudoanPhuocQua.com/
Làm sinh viên trong một nền giáo dục như thế này quả là khó khăn. Nhưng bạn có lý do để tin rằng bạn có thể vượt qua khó khăn đó. Lý do căn gốc, sâu xa nhất: bạn là con người...//Sinh viên – bạn là ai? 28 Tháng Năm 2012(Xem: 5838) Nguyễn Thị Từ Huy
Nhân Ngày Giáo dục Thế giới 24/01, cha Jacques Gagey, linh mục tuyên úy Hội nghị của Phong trào Hướng đạo Công giáo Thế giới đã có cuộc phỏng vấn dành cho Báo Quan sát viên Roma. Cha nhận xét: Ngày nay nhiều cha mẹ thích cho con của họ theo hướng đạo. Họ tin tưởng rằng đó là một sự bảo đảm, mang lại cơ hội để người trẻ có thể sống năng động và có trách nhiệm đối với bản thân. Theo cha Jacques, hướng đạo là biểu tượng của nhân loại được hiểu như một gia đình, trong đó Thiên Chúa là Cha của tất cả. Không giống như trường học có cấu trúc sư phạm để giảng dạy, phương pháp giáo dục hướng đạo rất đơn giản và giúp hình thành tính cách của người trẻ. Mọi thứ được tổng hợp trong sự cam kết và lời hứa cùng nhau có trách nhiệm vì ngôi nhà chung. Các giá trị giáo dục đến sau và được truyền cảm hứng từ tình huynh đệ thiêng liêng thúc đẩy mọi người trải nghiệm cuộc sống.
Vatican News - Tiếng Việt 121K subscribers SUBSCRIBED Truyện ngắn Công Giáo: "Giọt nước mắt hạnh phúc" là một câu chuyện xúc động về cuộc hội ngộ đầy bất ngờ của ba cha con trong ngày đặc biệt của cô con gái. Một khoảnh khắc vỡ oà sau thời gian mong chờ và tìm kiếm dài đằng đẵng, có lúc tưởng chừng như vô vọng.
Được hiện diện trên đời là một diễm phúc! Ta được Tạo Hóa ưu ái cho xuất hiện từ trong cõi hư-vô-không-là-gì. Ngẫm đi nghĩ lại, ta thấy chẳng có một lý lẽ nào xác đáng để buộc Tạo Hóa phải cho ta được hiện hữu. Dòng thời gian đã trôi qua rất nhiều tỷ năm, cả vũ trụ này rộng lớn tưởng chừng như không biên giới, có biết bao nhiêu thứ tồn tại. So với cái bát ngát mênh mông ấy, có lẽ ta còn nhỏ hơn là hạt cát giữa sa mạc hay giọt nước giữa đại dương. Có ta hay không có ta, thế giới này chẳng mất mát gì. Trước khi ta ra đời, thế giới vẫn cứ vần xoay và sống nhịp sống của nó. Cái chết của ta, sự biến mất của ta khỏi cuộc đời này, chắc cũng không phải là điểm kết của mọi loài trong đời đất.
Ra mắt chuyên mục truyện ngắn Công Giáo: Bước Từng Bước "Mời quý vị và các bạn đến với chuyên mục Truyện Ngắn Công Giáo. Biết đâu bạn sẽ có cơ hội sống lại những ký ức của tuổi thơ ngọt ngào, như khi được nghe những câu chuyện kể của bà hay của mẹ vào mỗi tối trước khi đi ngủ. Biết đâu sau một ngày làm việc mệt mỏi và vất vả, bạn có thể mang vào trong giấc ngủ của mình những câu chuyện đẹp, những giấc mơ đẹp, về cuộc sống, về con người, về đức tin, về Thiên Chúa. Biết đâu bạn sẽ có cơ hội đào xới lại kho tàng đức tin của mình, ngang qua những câu chuyện kể của một ai đó mà nghe cứ như là chuyện của mình. "
[Radio Người Trẻ] Tại sao Giáo Hội cần tiền của giáo dân?
Chúng ta đang sống trong những ngày của Mùa Vọng, một mùa phụng vụ rất quen thuộc với truyền thống đức tin Kitô giáo. Thế nhưng, màu tím của Mùa Vọng của năm nay, lại mang thêm một sắc thái u buồn của đại dịch Covid-19 và bàng hoàng của bão lũ miền Trung. Thật vậy, cùng với thế giới, chúng ta đã có những trải nghiệm đầy lo lắng trong lần giãn cách xã hội toàn quốc, để góp phần đẩy lùi dịch bệnh. Chung tay với dân tộc, chúng ta cũng đã có những hoạt động thiết thực, để xoa dịu phần nào những tổn thất nặng nề do thiên tai để lại.
Bảo Trợ