Thiếu Nhi - Tổ chức một kỳ trại

16 Tháng Tư 20212:00 CH(Xem: 8445)

trai_thieu_nhiĐể chuẩn bị cho một cuộc trại, chúng ta lần lượt tiến hành những điểm sau:

1. Chọn lựa địa điểm 2. Tiếp xúc, thông báo, xin phép
3. Chỉnh trang lều vải 4. Dụng cụ đi trại
5. Lên chương trình (Ảnh - Nguyễn Hoàng)

1. Chọn lựa địa điểm

Đích thân anh chị Phụ trách phải đi tiền trạm để khảo sát và chọn lựa. Đất trại phải rộng rãi đủ chỗ để dựng lều. Và cần hội tụ đủ các yếu tố sau:

a. Phong cảnh: Tùy theo đối tượng trại sinh mà chọn phong cảnh sao cho thích hợp

b. Thoát nước: Đất trại có phủ cỏ, khô ráo, sạch sẽ, thoai thoải, không bị lụt hay úng thủy khi mưa lớn.

c. Nước uống: Phải có nước sạch gần nơi cắm trại để có thể lấy được dễ dàng.

d. Cây, củi: Việc đun, nấu, làm thủ công trại đều phải sử dụng cây, củi, nên điểm cắm trại phải gần chỗ có thể lấy cây, củi...

e. Dễ tới: Địa điểm cắm trại phải phù hợp với khả năng kinh phí chuyên chở của đơn vị. Nếu có thể nên ở gần trục lộ giao thông để đề phòng trường hợp phải di tản trại sinh.

f. Chợ: Là nơi tiếp tế thực phẩm và nhu yếu phẩm cho trại. Tuy nhiên chúng ta không vì thế mà cắm trại gần chợ. Càng xa càng tốt nhưng phải thuận tiện cho việc đi lại mua sắm.

Ngoài ra, không nên cắm trại ở nơi đông người, bệnh viện, khu quân sự...

2. Tiếp xúc, thông báo, xin phép

a. Tiếp xúc:

- Với chủ đất hay chính quyền địa phương để xin phép sử dụng địa điểm cắm trại.

- Với các đoàn bạn và các tổ chức thanh thiếu niên sở tại, để mời sinh hoạt chung hay nhờ họ hướng dẫn những tập quán phong tục địa phương. Cần nắm các đền chùa, nhà thờ và các giờ hành lễ, các di tích lịch sử, thắng cảnh địa phương... Các địa chỉ của bác sĩ hay trạm y tế gần nhất.

b. Thông báo, xin phép:

Đến các cấp cao hơn trong phong trào và gửi giấy thông báo và xin phép đến từng phụ huynh của trại sinh. Thông báo cho trại sinh biết ngày, giờ, địa điểm tập kết... thời gian đi trại, chủ đề hay mục đích của trại, lệ phí trại. Lên danh mục những vật cần mang theo cho đúng với nhu cầu của trại.

3. Chỉnh trang lều vải

Ta phải xem lại các lều vải, chỗ nào hư mục thì phải thay bỏ hay vá. Kiểm xem số lều có phù hợp với số trại sinh không? Nếu thiếu thì may hoặc mượn thêm. Kiểm tra dây, cọc, cột, dùi cui có đủ không?

4. Dụng cụ đi trại

a. Dụng cụ tập thể: Phân công cho trại sinh mỗi người mang một ít, người nào mang món nào phải có trách nhiệm giữ gìn bảo quản cho đến hết kỳ trại. Những dụng cụ chung cho cả tổ, đội gồm:

+ Lều vải, dây, cọc, dùi cui.
+ Thùng hay xô chứa nước.
+ Tô dĩa lớn.
+ Vá, muỗng lớn, đũa lớn.
+ Dao, rìu, rựa.
+ Cuốc nhỏ hay xẻng (loại xếp được càng tốt).
+ Túi cứu thương.
+ Địa bàn.
+ Đèn bão.
+ Tấm poncho hay nylon lót lều chống ẩm.
+ Thực phẩm và gia vị.
+ Nồi, soong, chảo, ấm nấu nước.

b. Dụng cụ cá nhân: Chưa quen đi trại, nhiều em hay mang theo những thứ luộm thuộm vô ích. Hành trang của trại sinh phải gọn nhẹ và đa dụng. Đây là những vật dụng gợi ý:

+ Y phục: Tùy theo mùa, đồ ngủ, đồng phục, đồ tắm, đồ lót, áo mưa, giày dép...
+ Đồ vệ sinh cá nhân: Kem, bàn chải răng, xà phòng, gương, lược, khăn, giấy vệ sinh...
+ Vật dụng ăn uống: Chén, đũa, muỗng, ly, dao đa năng, bình đựng nước...
+ Vật dụng học tập: Bút, sổ tay, còi, dây...
+ Vật dụng sinh hoạt: Đèn pin, đèn cầy, quẹt gas, nhang muỗi hay thuốc chống muỗi...
+ Mùng mền, võng cá nhân...

Tất cả sắp xếp thứ tự gọn gàng vào ba lô, những vật ít sử dụng để dưới, vật xài nhiều để ở trên. Điều quan trọng mà mỗi trại sinh phải có là sổ tay cắm trại. Có thể gọi đây là Nhật ký trại, trong đó ghi chép:

- Thời gian, địa điểm và mục đích của những kỳ trại.

- Những kinh nghiệm, những ưu khuyết điểm đã gặp trong kỳ trại qua.

- Mô tả toàn bộ khung cảnh và hoạt động của trại (dưới dạng một ký sự)

- Phác họa hay dán những tấm hình đã chụp trong kỳ trại đó.

Liệt kê những thứ phải mang theo trong những kỳ trại, tìm ra những gì thừa hay thiếu để lần sau bỏ bớt hay mang theo.
Đây cũng là bằng chứng hùng hồn nhất để chứng minh khả năng của mình trong những lần Hội đồng Phụ trách xét duyệt để nâng cấp hay trao chuyên hiệu.

5. Lên chương trình

Trại không phải là nơi vui chơi, nghỉ mát một cách tùy tiện, vui đâu làm đó. Phải hoạt động nhiều để trại sinh không có những phút trống rỗng, bất động. Muốn được như vậy, người tổ chức phải có một chương trình thật hoàn chỉnh, khít khao với giờ giấc, đúng với chủ đề hay mục đích cắm trại. Có chương trình rồi cũng phải biết san lấp những lỗ hổng (nếu có) trong ngày. Đi đúng chương trình có nghĩa là không kéo dài tiết mục nào ra, dù tiết mục đó đang hấp dẫn.

Người tổ chức cũng phải soạn một chương trình dự phòng - dành cho trời mưa hay trường hợp bất khả kháng - không để trại sinh ngồi bó tay chịu trận.
LThH st
Nguon: Thanhcavietnam-TNCG

Ý kiến bạn đọc
09 Tháng Ba 20152:07 CH
Khách
Mail của mình: Petercroaw@gmail.com
Nếu được thì cho mình xin gấp nha!!!
09 Tháng Ba 20152:04 CH
Khách
Liên Đoàn mình có tài liệu về các chuyên hiệu như: nấu ăn, y tế, quản trò, quản ca... chưa ạ? Nếu có xin gửi cho mình một bản nha!!! Chân thành cảm ơn!!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi là một tu sĩ trong nhà dòng, không có mấy dịp gặp gỡ ai, công việc của tôi gắng với 5 giờ kinh mỗi ngày, học tập và làm việc... Tôi đi chữa răng. Một tu sĩ như tôi bước ra khỏi cánh cửa Nhà Dòng là không dấu được những lúng túng và ngơ ngẩn. Thôi thì chịu vậy! Câu chuyện được Thầy Phêrô Nguyễn Duy Phương thuật lại.
Giây phút lắng nghe từng lời khấn, nín thinh đọc từng tên tập sinh, ký ức chợt ùa về trong tôi. Vẫn nguyên vẹn khoảnh khắc ấy, nó dẫn tôi đến bến bờ của hạnh phúc, chân trời của cảm xúc đan xen lẫn lộn. Cảm giác rạo rực, tâm tình tạ ơn, nỗi sợ hãi lắng lo, niềm vui hòa lẫn băn khoăn trăm chiều… Mọi thứ kéo đến trong giây lát. Nó đưa tôi về ngày lễ tuyên khấn của mình, nó dẫn tôi lại với những tâm tình thuở xưa, những nỗi lòng ngày trước.
TThế hệ 8–9x chúng tôi, chuyện quay cóp bài là điều xảy ra như cơm bữa. Nhất là vào mùa thi, xem bài có hệ thống là điều chúng tôi có thể cảm nhận được. Không chỉ trong lớp, ngoài hành lang, tiếc là nhiều thầy cô cũng bao che cho thí sinh xem bài. Thành tích làm mờ đi tất cả những trong sáng của thi cử[1]. Thú thực tôi không thoát khỏi những cám dỗ ghê gớm ấy. Có khi tôi cho đứa khác xem bài, và tôi cũng xem bài của chúng bạn.
Hướng về Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội (Lễ Chúa Thăng Thiên), Kitô hữu chúng ta được mời gọi tìm hiểu và suy tư về chủ đề này, hầu có thể sử dụng hợp lý phương tiện truyền thông theo tinh thần Tin Mừng. Bài viết này mang nặng tính ‘đặt móng’, với hy vọng chỉ ra một định hướng nền tảng, dưới nhãn quan Kitô giáo, cho truyền thông xã hội Việt Nam. Cụ thể, bài viết trình bày ba điểm chính: thứ nhất, lược lại bản chất và ý nghĩa truyền thông theo Kitô giáo; thứ hai, nhìn lại thực trạng truyền thông xã hội của Việt Nam hiện nay và những thách đố của nó; thứ ba, nghĩ về một định hướng căn bản để trả lời cho những thách đố đó qua việc suy gẫm về Mẹ Maria như một gương mẫu tuyệt vời của truyền thông theo tinh thần Tin Mừng.
ỦY BAN GIÁO DỤC CÔNG GIÁO trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam THƯ GỬI SINH VIÊN, HỌC SINH CÔNG GIÁO DỊP LỄ THĂNG THIÊN VÀ VỀ WEBSITE/APP CỦA ỦY BAN GIÁO DỤC CÔNG GIÁO Các con thân mến, Cùng với Giáo Hội, chúng ta mừng Đại Lễ Phục Sinh năm nay trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt vì đại dịch Covid – 19. Tạ ơn Chúa, Lễ Chúa Thăng Thiên năm nay chúng ta mừng với Thánh Lễ và sinh hoạt mục vụ trở lại bình thường sau nhiều ngày cách ly.
Rất nhiều người trong Giáo hội nói: “Tôi nên thánh ư ? Không, việc đó dành cho người khác, không phải tôi”. Như thể họ không tin rằng Chúa có thể đổi mới mọi sự, rằng đối với Ngài không có gì là không thể. Nếu điều này có thể đi vào lòng trí của thánh Augustinô và thánh Phanxicô, thì cũng có thể đi vào tâm hồn bạn.
THỂ LỆ CUỘC THI PHIM NGẮN Chủ Đề “ SỐNG ĐẠO” Cuộc thi phim ngắn Sống Đạo do Ban Văn Hoá & Truyền Thông Giáo Phận Xuân Lộc tổ chức. Cuộc thi kêu gọi các nhóm/cá nhân có đam mê làm phim và sự quan tâm dành cho hoạt động Truyền thông Công Giáo. 1. Đối tượng tham gia Tất cả những cá nhân, nhóm làm phim có cùng hoặc không cùng Tôn giáo trên toàn quốc đều có quyền dự thi.
(realtor.com) – Nhà ở thường được coi như một nơi trú ẩn an toàn và dễ chịu để người ta trở về sau một ngày làm việc bận rộn. Nhưng với dịch bệnh COVID-19 đang lan tràn, và hầu hết mọi người được lệnh ở yên trong nhà để ngừa virus lan rộng, căn nhà bây giờ cảm thấy như là nơi giam hãm. Tình trạng này có thể sẽ không thay đổi sớm sủa, vậy làm thế nào chúng ta có thể duy trì sự tỉnh táo và lại cảm thấy đó là một nơi trú ẩn an toàn và dễ chịu? Một chuyên gia về tâm thần, bà Ann Park, trụ sở tại Tampa, Florida, đã đưa ra những lời khuyến cáo sau đây để tránh sự căng thẳng khi phải ở nhà trong một thời gian dài. Tôn trọng việc phân vùng trong nhà Trước khi dịch bệnh lan tràn vào tháng trước, chỉ có một tỉ lệ nhỏ người Mỹ làm việc toàn thời gian tại nhà. Nhưng con số đó đã tăng vọt trong mấy tuần lễ vừa qua, điều đã khiến lằn ranh giữa nơi làm việc và nơi sinh sống bị mờ nhạt. Sự phân định ranh giới liên quan đến địa điểm và thời gian rất khó. Nói khác đi, có thể bạn làm việc
Nghỉ học không có nghĩa là ngừng học! Tuy không đến trường có thể khiến một số học sinh buông thả bản thân, nhưng đối với ai có tinh thần tự học chân chính, đây lại là khoảng thời gian ươm mầm kỳ diệu. Cùng xem nhà bác học Issac Newton, nhạc công – nhà thiên văn học William Herschel và tổng thống Abraham Lincoln đã tự học để thành tựu chính mình.
09 Tháng Giêng 2013 (Xem: 6393) Khi nói đến đời sống cộng đoàn, mỗi người đều có những cảm nhận khác nhau. Điều đó, nó còn phụ thuộc vào thời gian sống người mỗi người hay phụ thuộc vào mức độ gắn bó của mỗi người. Có nhiều người rất yêu thích... PHÊRÔ HỒNG TRẦN MS - Nguon Thuasaihyvong
Bảo Trợ