Trò Chơi Sinh Hoạt Vui

11 Tháng Tám 20212:00 CH(Xem: 6437)


Một Số Trò Chơi Để Gây Bầu Khí


blank
1. XIN MỜI

Thể loại: Trò chơi gây bầu khí, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: sự nhanh nhẹn
Giáo dục:
Luật chơi: QT: Xin mời, xin mời
TC: mời ai, mời ai
QT: mời những người có đeo đồng hồ (ai có đeo đồng hồ đổi chỗ nhau).
Mục đích: Để làm quen, kết thân.

2. XÉ NHÁP 1

Thể loại: Trò chơi gây bầu khí, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện:
Giáo dục:
Luật chơi: QT: Nháp đâu, nháp đâu
TC: Nháp đây, nháp đây
QT: Xé nháp
TC: Ah!
Mục đích: Gây bầu khí vui vẻ sôi động.


3. XÉ NHÁP 2

Thể loại: Trò chơi gây bầu khí, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện:
Giáo dục:
Luật chơi: QT: Nháp đâu, nháp đâu
TC: Nháp đây, nháp đây
QT: Xé (tay làm cử điệu xé giấy)
TC: Reẹt
QT: thổi
TC: Phù
Mục đích: Gây bầu khí vui vẻ trước khi chơi.

blank
4. ĐOÀN KẾT

Thể loại: Trò chơi gây bầu khí, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện:
Giáo dục:
Luật chơi: QT: Đoàn kết, đoàn kết.
TC: Kết mấy, kết mấy.
QT: Kết 5 (Năm người tụm lại thành một nhóm)
Mục đích: Gây bầu khí vui vẻ trước khi chơi, để kết thân, hay để chuyển sang trò chơi khác.


5. HOA NỞ

Thể loại: Trò chơi gây bầu khí, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Sự nhanh nhẹn
Giáo dục:
Luật chơi: QT: Hoa nở, hoa nở.
TC: mấy cánh, mấy cánh.
QT: Hoa nở 7 cánh. (Bảy người tụm lại thành một nhóm)
Mục đích: Gây bầu khí vui vẻ trước khi chơi, để kết thân, hay để chuyển sang trò chơi khác.


6. BÃO THỔI

Thể loại: Trò chơi gây bầu khí, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Sự nhanh nhẹn, linh động
Giáo dục:
Luật chơi: QT: Bão thổi, bão thổi.
TC: Thổi ai, thổi ai.
QT: Thổi những ai mặc áo trắng (Những người mặc áo trắng đổi chỗ nhau)
Mục đích: Gây bầu khí sinh động trước khi chơi, để kết thân, hay để chuyển sang trò chơi khác.

7. BẮN TÊN

Thể loại: Trò chơi gây bầu khí, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện:
Giáo dục:
Luật chơi: QT. Bắn tên, bắn tên.
TC: Tên chi, tên chi.
QT: Tên Tâm, Tên Tâm (Ai tên Tâm hô tiếp: Bắn tên...)
Mục đích: Gây bầu khí sinh động trước khi chơi, và để kết thân
blank

8. TÔI THƯƠNG

Thể loại: Trò chơi gây bầu khí, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện:
Giáo dục:
Luật chơi: QT: Tôi thương, tôi thương.
TC: Thương ai, thương ai.
QT: Thương Tâm tương tư (Thương ai phải nói tên người đó liền với hai tĩnh từ cùng vần đầu của tên).
Mục đích: Gây bầu khí sinh động trước khi chơi, và để kết thân.

9. NẾU... THÌ...

Thể loại: Trò chơi gây bầu khí, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện:
Giáo dục:
Luật chơi: QT: Nếu A đứng thì B quỳ.
B: Nếu B quỳ thì C hát.
C: Nếu C hát thì D múa.
D: ...
Mục đích: Gưây bầu khí sinh động trước khi chơi.

10. THƯƠNG NGƯỜI HÀNG XÓM

Thể loại: Trò chơi gây bầu khí, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện: Sự nhanh nhẹn
Giáo dục:
Luật chơi: Đứng thành vòng tròn. QT đến 1 người nào đó bất kì hỏi:
QT: Bạn Thuỷ có thương 2 người bên cạnh không?
Thuỷ đáp: Không dám thương đâu.
QT: Vậy bạn thương ai?
Thuỷ: Thương Hằng với Trinh kìa.
Chú ý: Người được QT hỏi phải nói tên của 2 người nào đó, trừ 2 người bên cạnh. Hai người được nêu tên và 2 người bên cạnh đổi chỗ nhau. Trong khi đó QT nhanh chân lấp vào một chỗ và 1 trong 4 người trên không có chỗ, người đó thay thế QT tiếp tục trò chơi. Trò chơi tiếp tục với tốc độ nhanh hơn mới hào hứng.
Mục đích: Gây bầu khí sinh động trước khi chơi.
blank

11. KHÔNG DÁM ĐÂU

Thể loại: Trò chơi gây bầu khí, có nhiều người tham dự.
Rèn luyện:
Giáo dục:
Luật chơi: QT: Bạn Quyền là người giỏi nhất ở đây.
Quyên: Không dám đâu.
TC: Vậy chớ ai?
Quyên: Bạn Tuyền là người giỏi nhất ở đây.
Tuyền: Không dám đâu.
TC: Vậy chớ ai?
Tuyền: Bạn Cúc...
Mục đích: Gây bầu khí sinh động trước khi chơi, để kết thân hay để biết tên.
Tác giả bài viết: Pet Nguyễn Hoàng
blank

6 Trò Chơi Sinh Hoạt Trong Phòng



1- Tìm các con vật có từ láy

Cách chơi: trong hội trường có bảng (nếu có). Quản trò chia ra làm 3 -> 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn lên, quản trò sẽ ra mật hiệu cho các bạn là “Tìm những con vật có từ láy”
Ví dụ: chuồn chuồn, bươm bướm, …
4 đội 1 lượt và 1 người viết con này xong chạy về cho người khác lên viết tiếp … Trong vòng 5 phút đội nào viết được nhiều con vật có từ láy nhiều nhất thì đội đó thắng cuộc.


2- Nói và làm ngược
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn
- Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to”
- Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”
- Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên”
- Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”
Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt
blank
3- Đếm Sao
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: quản trò hát bài hát: “Một ông sao sáng, 2 ông sáng sao tôi đố anh chị nào từ 1 hơi đếm hết đến 10 ông sáng sao”. Người chơi được chỉ định sẽ đếm: 1 ông sao sáng, 2 ông sáng sao, 3 ông sao sáng, 4 ông sáng sao, …, 10 ông sáng sao – nếu như người chơi đếm không dứt 1 hơi thì sẽ bị phạt

4- Ngón Tay Nhúc Nhích
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên và hát đếm: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần). Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi” – Đưa hai ngón tay thì hát đếm thế 1 ngón thành 2 ngón
Một ngón tay ta hát 2 lần nhúc nhích, 2 ngón tay ta hát 4 lần nhúc nhích … cho đến hết bàn tay – nếu người chơi đếm thiếu thì sẽ bị phạt
blank
5- Hát đếm số
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên thì người chơi bắt bàn hát theo số ngón quản trò đưa ra
Ví dụ: Quản trò đưa 1 ngón tay
Người chơi bắt bài hát: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần)
Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi”
Quản trò đưa 2 ngón tay:
Người chơi: “2 con thằn lằn con rủ nhau cắn nhau đứt đuôi …”
Quản trò cứ tiếp tục đưa lần lượt các ngón tay nếu như nhóm nào không bắt được bài hát sẽ bị phạt

6- Tôi bảo
* Mục đích: tạo không khí vui tươi
* Số lượng: không hạn chế
* Địa điểm: ngoài sân, trong phòng
* Thời gian: 2 -> 3 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò
Cách chơi:
- Quản trò hô: “Tôi bảo tôi bảo”
Người chơi hỏi: “Bảo gì bảo gì”
- Quản trò nói: “Tôi bảo các bạn vỗ tay 2 cái”
Người chơi: vỗ tay 2 lần
Khi quản trò hô “tôi bảo” thì người chơi phải làm theo. Nếu như quản trò không nói “tôi bảo” mà người chơi làm thì sẽ bị phạt
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
- Ngay từ thời thượng cổ, người ta đã dùng nhiều cách để truyền tin cho nhau, chẳng hạn Người Da Đỏ ở Bắc Mỹ đã dùng khói lửa để truyền tin. - Đến năm 1835, ông Morse khám phá ra một cách truyền tin mơí và có tính cách khoa học hơn, đó là phép truyền tin bằng mật mã Morse.
Huynh Trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể phải ý thức mình mang một sứ mệnh hướng dẫn và giáo dục đoàn sinh. Do đó, Huynh Trưởng phải luôn luôn tu luyện để có một tư cách và tác phong đứng đắn, một đời sống đạo đức, một tầm hiểu biết sâu rộng và các đức tính tốt.//25 Tháng Mười 2012(Xem: 6237) Nguồn tin: tnttvn
Làm sinh viên trong một nền giáo dục như thế này quả là khó khăn. Nhưng bạn có lý do để tin rằng bạn có thể vượt qua khó khăn đó. Lý do căn gốc, sâu xa nhất: bạn là con người...//Sinh viên – bạn là ai? 28 Tháng Năm 2012(Xem: 5838) Nguyễn Thị Từ Huy
Trại không phải là nơi vui chơi, nghỉ mát một cách tùy tiện, vui đâu làm đó. Phải hoạt động nhiều để trại sinh không có những phút trống rỗng, bất động. Muốn được như vậy, người tổ chức phải có một chương trình thật hoàn chỉnh, khít khao với giờ giấc, đúng với chủ đề hay mục đích cắm trại. /15 Tháng Năm 2012 (Xem: 5350)/
Nhân Ngày Giáo dục Thế giới 24/01, cha Jacques Gagey, linh mục tuyên úy Hội nghị của Phong trào Hướng đạo Công giáo Thế giới đã có cuộc phỏng vấn dành cho Báo Quan sát viên Roma. Cha nhận xét: Ngày nay nhiều cha mẹ thích cho con của họ theo hướng đạo. Họ tin tưởng rằng đó là một sự bảo đảm, mang lại cơ hội để người trẻ có thể sống năng động và có trách nhiệm đối với bản thân. Theo cha Jacques, hướng đạo là biểu tượng của nhân loại được hiểu như một gia đình, trong đó Thiên Chúa là Cha của tất cả. Không giống như trường học có cấu trúc sư phạm để giảng dạy, phương pháp giáo dục hướng đạo rất đơn giản và giúp hình thành tính cách của người trẻ. Mọi thứ được tổng hợp trong sự cam kết và lời hứa cùng nhau có trách nhiệm vì ngôi nhà chung. Các giá trị giáo dục đến sau và được truyền cảm hứng từ tình huynh đệ thiêng liêng thúc đẩy mọi người trải nghiệm cuộc sống.
Vatican News - Tiếng Việt 121K subscribers SUBSCRIBED Truyện ngắn Công Giáo: "Giọt nước mắt hạnh phúc" là một câu chuyện xúc động về cuộc hội ngộ đầy bất ngờ của ba cha con trong ngày đặc biệt của cô con gái. Một khoảnh khắc vỡ oà sau thời gian mong chờ và tìm kiếm dài đằng đẵng, có lúc tưởng chừng như vô vọng.
Được hiện diện trên đời là một diễm phúc! Ta được Tạo Hóa ưu ái cho xuất hiện từ trong cõi hư-vô-không-là-gì. Ngẫm đi nghĩ lại, ta thấy chẳng có một lý lẽ nào xác đáng để buộc Tạo Hóa phải cho ta được hiện hữu. Dòng thời gian đã trôi qua rất nhiều tỷ năm, cả vũ trụ này rộng lớn tưởng chừng như không biên giới, có biết bao nhiêu thứ tồn tại. So với cái bát ngát mênh mông ấy, có lẽ ta còn nhỏ hơn là hạt cát giữa sa mạc hay giọt nước giữa đại dương. Có ta hay không có ta, thế giới này chẳng mất mát gì. Trước khi ta ra đời, thế giới vẫn cứ vần xoay và sống nhịp sống của nó. Cái chết của ta, sự biến mất của ta khỏi cuộc đời này, chắc cũng không phải là điểm kết của mọi loài trong đời đất.
Ra mắt chuyên mục truyện ngắn Công Giáo: Bước Từng Bước "Mời quý vị và các bạn đến với chuyên mục Truyện Ngắn Công Giáo. Biết đâu bạn sẽ có cơ hội sống lại những ký ức của tuổi thơ ngọt ngào, như khi được nghe những câu chuyện kể của bà hay của mẹ vào mỗi tối trước khi đi ngủ. Biết đâu sau một ngày làm việc mệt mỏi và vất vả, bạn có thể mang vào trong giấc ngủ của mình những câu chuyện đẹp, những giấc mơ đẹp, về cuộc sống, về con người, về đức tin, về Thiên Chúa. Biết đâu bạn sẽ có cơ hội đào xới lại kho tàng đức tin của mình, ngang qua những câu chuyện kể của một ai đó mà nghe cứ như là chuyện của mình. "
[Radio Người Trẻ] Tại sao Giáo Hội cần tiền của giáo dân?
Chúng ta đang sống trong những ngày của Mùa Vọng, một mùa phụng vụ rất quen thuộc với truyền thống đức tin Kitô giáo. Thế nhưng, màu tím của Mùa Vọng của năm nay, lại mang thêm một sắc thái u buồn của đại dịch Covid-19 và bàng hoàng của bão lũ miền Trung. Thật vậy, cùng với thế giới, chúng ta đã có những trải nghiệm đầy lo lắng trong lần giãn cách xã hội toàn quốc, để góp phần đẩy lùi dịch bệnh. Chung tay với dân tộc, chúng ta cũng đã có những hoạt động thiết thực, để xoa dịu phần nào những tổn thất nặng nề do thiên tai để lại.
Bảo Trợ