Học Làm Vợ Chồng

10 Tháng Mười 20215:57 SA(Xem: 1060)

Học Làm Vợ Chồng
– Mỗi gia đình nên đọc
Để trở thành người Chồng, Vợ biết yêu thương, tôn trọng nhau cần phải học cả đời các bạn nhé

1. Ba nhu cầu chính của người chồng:

– Được kính trọng.

– Thích dịu dàng.

– Được ủng hộ, được thừa nhận, được thấu hiểu.

2. Ba nhu cầu chính của người vợ:

– Cảm giác an toàn.

– Lãng mạn.

– Được cưng chiều và dỗ dành.

blank

3. Ba vấn đề lớn trong cuộc sống:

– Vấn đề kinh tế.

– Vấn đề giới tính.

– Vấn đề giao tiếp.

4. Ba nhiều:

– Quan tâm đến nhau nhiều hơn.

– Tìm ưu điểm của đối tác.

– Nói nhiều chuyện tích cực.

5. Ba ít:

– Ít phàn nàn.

– Ít chỉ trích.

– Ít hiểu lầm.

6. Bốn điều vợ chồng nên làm:

– Nghĩ về điều tốt của đối tác.

– Tán thưởng sở trường của đối tác.

– Thông cảm điều khó xử của đối tác.

– Bao dung khuyết điểm của đối tác.

blank

7. Bốn câu nói khi vợ chồng ở bên nhau:

– Thật xin lỗi, anh/em sai rồi.

– Em tin tưởng anh (Anh tin tưởng em).

– Em/anh thấy vinh dự và tự hào về anh/em .

– I love you.

8. Bốn điểm chung của vợ chồng:

– Cùng mục tiêu phấn đấu.

– Cùng một môi trường sống.

– Cùng mối quan tâm về cuộc sống.

– Có cùng những người bạn.

9. Ba điều phải luôn ghi nhớ

– Chuyện nhà không có đúng hay sai, mà chỉ có hòa thuận hay bất hòa.

– Nhà là nền móng và linh hồn, cả hai đều nằm trong tay người phụ nữ cùng với đối tác của mình.

– Sức mạnh vĩ đại nhất trên thế giới là tình yêu, vũ khí mạnh nhất là cảm động .

Đạo vợ chồng là môn học cao sâu và là cả một nghệ thuật, mà vợ và chồng, những người chủ gia đình học cả đời cũng không xong.

suutam

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
Gia đình là tổ ấm, đó là một mỹ từ mà bất cứ ai cũng đã nghe biết, đó là một ước mơ, một lý tưởng sống mà ai cũng mong đạt được. Thế nhưng có bao nhiêu gia đình đã thực sự trở thành tổ ấm? Có bao nhiêu gia đình đã trở nên hoang tàn trong băng giá? Và có bao nhiêu gia đình phải chia ly trong đau thương, xa cách trong hận thù, trong mất mát ...
Là người Kitô hữu, chúng ta không chỉ có bổn phận xây dựng thế giới, mà còn xây dựng Giáo Hội và Nước Trời, trong hiện tại và tương lai, nghĩa là làm sao để Chúa Kitô thống trị thế giới và mọi tâm hồn. Cách tốt nhất và căn bản nhất vẫn là bắt đầu từ chính gia đình của chúng ta. Vì gia đình chính là một giáo hội nhỏ/04 Tháng Bảy 2012(Xem: 4762) NGUYỄN CHÍNH KẾT - SimonHoaDalat/
Tôi va phải một người lạ trên phố khi người này đi qua. “Ồ xin lỗi”, tôi nói. Người kia trả lời: “Cũng xin thứ lỗi cho tôi, tôi đã không nhìn cô”. Chúng tôi rất lịch sự với nhau. Nhưng ở nhà thì mọi chuyện lại khác./11 Tháng Tám 2012(Xem: 6298) Lệ Oanh st /
"Mẹ yêu con". Điều này tưởng là tất nhiên không cần nhắc lại; nhưng một lời nói dịu dàng như vậy trong khung cảnh thích hợp hẳn sẽ làm con bạn rất hạnh phúc và chẳng thể nào quê - Trong quá trình phát triển tâm hồn của bé, những lời nói của mẹ đóng một vai trò hết sức quan trọng./14 Tháng Sáu 2012(Xem: 4742) LThH st (Theo Phunu) /
Tư duy quyết định vận mệnh, tư duy quyết định tâm tính, tư duy quyết định phương thức giáo dục, tư duy cũng sẽ ảnh hưởng đến tương lai của con trẻ. Cha mẹ có tư duy tích cực sẽ dễ dàng bồi dưỡng ra đứa trẻ có tư duy tích cực, cha mẹ với tư duy tiêu cực dễ dàng tạo ra đứa trẻ có tư duy tiêu cực.
Nếu người kéo xe là bạn, trên có bố, mẹ, dưới có vợ và con, chỉ cần một giây sơ sẩy trượt chân thôi, bạn có thể giữ lại cả gia đình hay không? Có thể trong mắt người khác, bạn chỉ là cây cỏ, nhưng với gia đình, bạn là cả một bầu trời. Làm một người đàn ông, sống là phải gánh vác. Làm một người phụ nữ, sống là phải có trách nhiệm. Người đàn ông mệt, là bởi vì không có người phụ nữ ở đằng sau hỗ trợ đẩy xe. Người phụ nữ mệt, là bởi vì không có người đàn ông kéo xe ở phía trước Bố mẹ mệt, là bởi vì không có con cái có khả năng gánh vác. Con cái mệt, là bởi vì không có một mái nhà đúng nghĩa mái nhà. Thế nên, sống trên đời, đừng để bản thân quá thoải mái, bởi vì họ rất cần sự tồn tại đúng nghĩa, tồn tại thực sự của chúng ta chứ không phải chỉ có để xưng hô rồi để đó.
Khác với các bà mẹ phương Đông thường chăm chút từng ly từng tí cho con, các bà mẹ phương Tây lại có phần “làm ngơ” các con của mình. Tuy nhiên, trẻ em phương Tây lại được đánh giá là khá ngoan và tự lập rất tốt. Tôn trọng con trẻ Tuy các con còn nhỏ nhưng các bà mẹ phương Tây không vì thế mà bỏ đi sự tôn trọng “nhỏ nhoi” đối với con mình. Khi đến chơi nhà bạn và được mời thức ăn, các bé được toàn quyền nói Có hoặc Không đối với món ăn đó. Rất ít khi các mẹ Tây ngăn cản con không được ăn (do sĩ diện hoặc e ngại làm phiền) hay ép con chọn món ăn được mời (để lấy lòng gia chủ). Ngoài ra, khi con mắc lỗi, hầu như bố mẹ không bao giờ quát mắng con nơi công cộng mà thường có những buổi “nhỏ to tâm sự”. Trẻ nhỏ với tính bắt chước cao cũng học theo sự tôn trọng này một cách vô thức và lâu dần hình thành thói quen tôn trọng người khác. Do đó, những trẻ được bố mẹ tôn trọng tỏ ra rất hợp tác với bố mẹ, hữu hảo với bạn bè, và không có cảm giác mất tự nhiên khi nói chuyện với người lớn.
Trước nay, người ta nói nhiều đến phép tính “nhiệm mầu” của hôn nhân, đó là 1+1=1 để nói lên sự hợp nhất nên một trong vợ chồng. Nghĩa là trong hôn nhân, hai bạn trở nên một trong tình yêu, cùng chia sẻ một định mệnh và cùng chịu trách nhiệm với nhau, vì nhau. Như ông bà ta thường nói “Vợ chồng như đũa có đôi”. Tuy nhiên, ngày nay, một số người muốn thay đổi phép tính, thay vì nói: 1+1=1 thì họ dùng công thức khác, rất toán học và lại bao hàm ý nghĩa đặc biệt, đó là 0,5+0,5=1. Nghĩa là trong hôn nhân mỗi bạn sẽ là một nửa của nhau, họ tìm đến nhau để cuộc hôn nhân được vuông tròn, họ sẽ kết hợp là MỘT trong tình yêu, trong cuộc sống, trong gia đình. Như lời Thánh Kinh đã viết: “Người đàn ông sẽ kết hợp với vợ mình, và cả hai sẽ trở nên một thân xác” (Mt 19, 5; x. St 2, 24).
Để nuôi dưỡng và giáo dục một đứa trẻ thành người, các giáo sư của đại học Harvard University khuyên cha mẹ đừng lơ là “Golden 7 Years” (7 năm vàng) đầu đời của con. Theo Healthline, các nghiên cứu về “7 năm vàng” này rất quan trọng, vì bước qua năm thứ tám, trẻ có sẵn một số kỹ năng cần thiết để tiếp tục con đường học tập và làm việc trong cả cuộc đời của bé sau này. Nhà triết học Hy Lạp vĩ đại Aristotle từng nói: “Hãy đưa tôi một đứa trẻ, đến khi nó 7 tuổi, tôi sẽ cho bạn thấy cháu bé là con người thế nào.” Trí tưởng tượng bắt đầu hình thành và phát triển từ khi trẻ lên ba. (Hình minh họa: Free-Photos/Pixabay) Nhưng cũng có nhiều người thắc mắc và tự hỏi, liệu có nghiên cứu nào ủng hộ giả thuyết của Aristotle không. Nói cách khác, có sách vở nào dành cho cha mẹ, để chắc chắn những đứa con mình sẽ thành công và hạnh phúc trong tương lai không?
Phạm Quỳnh – nhà báo, nhà văn hoá lớn của Việt Nam đầu thế kỷ 20, trong “Thượng Chí văn tập” – do chính ông tuyển chọn các bài viết đăng trên “Nam Phong tạp chí”, khi bàn về gia tộc, có lời rằng: “Ngày xưa xã hội có cái thể chế nhất định, sự sinh hoạt của người ta trong gia đình có tính cách vững vàng, chắc chắn. Bây giờ ở các nơi đô hội tỉnh thành lớn không đâu được như thế nữa… Trí thức người ta nhân đó cũng một mở mang ra, tư tưởng cũng mở rộng thêm ra, và dần dần muốn bao quát lấy cả nhân loại. Trong khi ấy thì cái trật tự về đạo lý luân thường bị điên đảo đi nhiều, không được vững vàng như trước nữa. Có lẽ rồi cũng có ngày chỉnh đốn lại, vì phàm người ta đã tụ họp thành xã hội, thì tất phải có một cái dây liên lạc gì mật thiết với nhau, không thời không thành xã hội được.
Bảo Trợ