Ý nghĩa Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa

11 Tháng Tư 20219:01 SA(Xem: 1368)

Ý nghĩa Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa

Trải qua lịch sử, Chúa nhật sau lễ Phục sinh đã được gọi bằng nhiều danh xưng khác nhau: Chúa nhật tám ngày sau lễ Phục sinh, Chúa nhật “Áo trắng” (in Albis), bởi vì các tân tòng cởi chiếc áo trắng mà họ đã lãnh nhận khi lãnh các bí tích khai tâm vào đêm Vọng Phục sinh, đánh dấu việc kết thúc giai đoạn huấn giáo khai tâm.
blank
Tại vài Giáo hội bên Ấn độ (tục truyền do thánh Tôma tông đồ thành lập), Chúa nhật sau lễ Phục sinh được gọi là chúa nhật thánh Tôma, bởi vì bài Phúc âm thuật lại cuộc gặp gỡ của Người với Chúa Kitô.
Gần đây, Đức Gioan Phaolô II muốn thêm một danh xưng nữa, đó là “Chúa nhật kính Lòng Chúa Thương Xót”.

Trong Năm Thánh 2000, Đức Gioan Phaolô II đã ấn định rằng trong toàn thể Hội thánh, Chúa nhật sau lễ Phục sinh, ngoài danh hiệu Chúa Nhật Áo trắng, sẽ còn được đặt tên là Chúa nhật kính Lòng Chúa Thương Xót. Việc này đã xảy ra trùng với lễ phong thánh cho chị Faustina Kowalska, một nữ tu khiêm tốn người Ba lan, sinh năm 1903 và qua đời năm 1938, một người nhiệt thành truyền bá lòng sùng kính Chúa Giêsu Thương xót.
Thực ra lòng thương xót là cốt lõi của sứ điệp Tin mừng, và chính là danh tính của Thiên Chúa, dung mạo đã được mặc khải trong Cựu ước và một cách sung mãn ở nơi Đức Giêsu Kitô, là Tình thương tạo dựng và cứu chuộc nhập thể.

Lòng thương xót của Chúa cũng làm sáng tỏ dung mạo của Hội thánh, và được biểu lộ qua các bí tích, cách riêng là bí tích Hoà giải, cũng như qua các hoạt động bác ái, tập thể hay cá nhân. Tất cả những gì mà Hội thánh nói và thực hiện, đều nhằm bày tỏ lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho con người. Mỗi khi Hội thánh nhắc nhớ một chân lý đã bị bỏ sót hay một điều tốt đã bị méo mó, thì Hội thánh làm do lòng thương xót thúc đẩy, ngõ hầu nhân loại được sống và sống dồi dào (xc Ga 10,10). Lòng thương xót của Thiên Chúa mang lại bình an cho tâm hồn, phát sinh bình an chân chính trên thế giới, bình an giữa các dân tộc, văn hoá, tôn giáo.

Cũng như chị Faustina, Đức Gioan Phaolô II đã trở thành một tông đồ của Lòng Chúa Thương xót. Vào buổi tối ngày thứ bảy, mồng 2 tháng 4 năm 2005, Người nhắm mắt lìa trần vào ngày áp Chúa Nhật kính Lòng Chúa Thương xót, và nhiều người đã nhận ra sự trùng hợp đặc biệt đó, liên kết chiều kích Thánh mẫu, ngày thứ 7 đầu tháng, với Lòng Chúa Thương xót. Thực vậy, đây là trung tâm của triều đại giáo hoàng lâu dài của Người: trót sứ mạng của Người để phục vụ chân lý về Thiên Chúa và về con người, về hoà bình trên thế giới được tóm lại trong lời loan báo lòng Chúa thương xót, như Người đã có lần nói tại Cracovia-Lagiewniki năm 2003 vào dịp khánh thành thánh điện kính Lòng Chúa Thương xót: “ngoài lòng Chúa Thương xót ra, không còn nguồn hy vọng nào khác cho nhân loại,”. Như vậy sứ điệp của Người, cũng như của chị Faustina đã nhắc đến dung mạo của Chúa Kitô, Đấng mặc khải lòng thương xót của Thiên Chúa. Chiêm ngắm Dung nhan của Chúa Kitô: đó là gia sản mà Người để lại cho chúng ta, và chúng ta hoan hỉ đón nhận.

Lòng thương xót Chúa đi theo chúng ta mỗi ngày. Chỉ cần biết để cho trái tim tỉnh thức thì ta có thể nhận ra. Chúng ta thường dễ cảm nhận gánh nặng hàng ngày mà chúng ta phải gánh vác. Nhưng nếu chúng ta biết mở rộng trái tim thì chúng ta có thể nhận rõ rằng Thiên Chúa tốt lành như thế nào đối với chúng ta. Ngài chăm lo từ những chuyện nhỏ nhặt đời ta, nhờ đó giúp chúng ta đạt đến những chuyện lớn lao. Với việc đặt thêm gánh nặng của trách nhiệm, Thiên Chúa cũng tăng thêm sự giúp đỡ cho ta.


Những câu nói của các Thánh về lòng Chúa thương xót
Cerith Gardiner / Maria Ngọc Tỷ chuyển ngữ


Những câu nói của các Thánh về lòng Chúa thương xót

TGPSG / Aleteia -- Hãy kết thúc tuần Bát Nhật Phục Sinh với lòng thương xót trong trái tim bạn.

Đại dịch COVID-19 đã đem đến cho nhiều người trong chúng ta cơ hội hoàn hảo để suy ngẫm về cuộc sống của mình.

Mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài của đại dịch giúp chúng ta học được cách từ bỏ những điều tầm thường mà trước đây chúng đã từng làm ta phải bực bội.

Giờ đây chúng ta sẽ không còn dễ rơi vào tâm trạng khó chịu, bực mình hoặc ác cảm với những người thân yêu như trước nữa, vì chúng ta đã biết đánh giá cao hơn những gì họ mang lại cho cuộc sống của chúng ta. 

Với suy nghĩ này, Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót (Chúa Nhật sau Lễ Phục Sinh) là một ngày lý tưởng giúp chúng ta triển khai điều này hơn nữa – để hiểu hơn về Lòng thương xót vô điều kiện của Chúa và quyết tâm thương xót người khác nhiều hơn. 

Điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng có một số người khôn ngoan, thánh thiện đã chia sẻ những trải nghiệm về lòng thương xót rồi thay đổi cuộc sống như thế nào. 

Vì thế, hãy ngắm nhìn những vị thánh này để họ truyền cảm hứng cho chúng ta khi chúng ta muốn đón nhận vẻ đẹp của lòng thương xót.

1. “Lòng thương xót giúp ta nên giống Chúa, và khiến cho Satan phải thất vọng.” - Thánh Gioan Kim Khẩu. 

blank

2. “Thiên Chúa sẽ minh oan cho bạn khi người ta vu khống bạn, tùy theo mức độ bạn đã hết lòng cầu nguyện cho kẻ vu khống bạn như thế nào.” Thánh Maximos the Confessor.

blank

3. “Hãy rộng lòng thương xót tha nhân, để không một ai túng thiếu khi gặp bạn mà lại không được giúp đỡ. Vì sẽ không còn niềm hy vọng khi Thiên Chúa không thương xót chúng ta nữa.” - Thánh Vinh Sơn Phaolô.

blank

  1. “Tôi hạnh phúc biết bao khi thấy mình bất toàn và cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa” - Thánh Têrêsa thành Lisieux.

blank

5. “Hãy ngừng phán xét người khác, vì Chúa thương xót họ cách lạ lùng.” -Thánh Faustina.

blank

6. “Rồi một ngày nào đó, bạn sẽ phải trả lời trước mặt Chúa - nên ngay bây giờ hãy thương xót và yêu thương, nếu bạn muốn được Chúa thương yêu và thương xót trong ngày đó.” - Thánh Têrêsa Calcutta.

blank

Cerith Gardiner (Aleteia)
Maria Ngọc Tỷ (TGPSG) chuyển ngữ


Tgpsaigon


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xin gửi bài này đặc biệt đến các Bà Mẹ trong Hội các Bà Mẹ Công Giáo mà Thánh Nữ Monica là Thánh Bổn Mạng, nhất là các Bà Mẹ đang đau khổ trong nước mắt để cầu nguyện cho chồng và cho con.../25 Tháng Tám 2012(Xem: 8569) Lm. Anphong Trần Đức Phương - Tinmungnet /
Phan Tấn Thành Dẫn nhập Trong các tín biểu, lời tuyên xưng về Giáo hội (Ecclesia) thường được kèm theo vài tính từ, với con số thay đổi. Tín biểu Epistula Apostolorum (khoảng năm 170) chỉ gồm năm mệnh đề, và mệnh đề thứ bốn là: “et in sanctam Ecclesiam” (Denz-Sch 1). “Thánh thiện” là đặc điểm cổ nhất, nói lên sự thuộc về Thiên Chúa. Trong “Tín biểu các thánh tông đồ”, ngoài “sancta” khi thêm “catholica” (sanctam Ecclesiam catholicam); bên Đông phương, tín biểu của Cyrillô Giêrusalem (khoảng năm 348) viết «una santa Chiesa catholica» (Denz-Sch 41) và của Epiphaniô năm 374 “una sola sancta Ecclesia catholica et apostolica” (Denz-Sch 42), đưa đến công thức của công đồng Constantinopolis năm 381 « unam sanctam catholicam et apostolicam Ecclesiam». Trong lịch sử thần học, đã có những quan niệm khác nhau về bản chất của bốn đặc tính này cũng như công dụng của chúng.
Nhiều sách về Đức Mẹ đã được các học giả Tin lành viết, nhiều cuốn cổ vũ người Tin lành nhìn sát hơn vào Đức Mẹ. Nhiều câu chuyện về các Phật tử và những người ngoài Công giáo đã đến viếng Đền Đức Mẹ Lộ Đức. Mặt khác, các tín đồ Hồi giáo cũng rất tôn trọng Đức Mẹ. Thật vậy, Đức Mẹ được nói đến nhiều lần trong kinh Koran, sách thánh của Hồi giáo, nhiều hơn cả trong Kinh thánh!/17 Tháng Bảy 2014 (Xem: 4787) /
NHỮNG SAI PHẠM CỦA SỨ ĐIỆP TỪ TRỜI 5. Các vấn đề liên hệ đến Hội Thánh. ▶5.1. Chối bỏ Huấn quyền của Hội Thánh. *SỨ ĐIỆP 06-04-2011. "...không một ai trong các con xứng đáng để phán xét hoặc tra xét về người khác. Không ai có quyền hạn hoặc hiểu biết thiêng liêng để đưa ra bất cứ sự đánh giá nào về đạo đức nơi người khác" NHẬN ĐỊNH. Nói như thế bà Maria Divine Mercy rõ ràng đã phủ nhận Huấn quyền của Hội Thánh. ▶5.2. Phủ nhận vai trò của Chúa Thánh Thần trong Hội Thánh. *SỨ ĐIỆP 12-04-2012. "Cơ mật viện Hồng Y bầu Giáo hoàng mới là những người theo bè Tam điểm, là tổ chức độc ác của Satan." NHẬN ĐỊNH. Rõ ràng bà Maria Divine Mercy không tin rằng Thánh Thần của Đức Kitô vẫn đang hiện diện và hoạt động trong Hội Thánh, không ngừng hướng dẫn Hội Thánh đạt đến chân lý toàn vẹn của Đức Kitô.
Nguồn gốc của mọi thiên chức linh mục Chủ đề linh mục là đề tài rất được quan tâm và mang tính thời sự trong thế kỷ qua. Công Đồng Vaticanô II đã dành trọn một tài liệu cho chủ đề này với sắc lệnh Presbyterorum Ordinis; năm 1992, thánh Gioan Phaolô II đã gửi tới toàn thể Hội Thánh tông huấn hậu thượng hội đồng Pastores Dabo Vobis, về việc huấn luyện các linh mục trong bối cảnh hiện nay; tiếp đến, khi công bố năm thánh linh mục 2009-2010, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã phác thảo cách vắn gọn nhưng rất sâu sắc dung mạo linh mục dưới ánh sáng cuộc đời của Cha Sở xứ Ars. Cùng với đó là vô số những suy tư của nhiều tác giả trên thế giới được thực hiện và nhiều cuốn sách viết về chân dung và sứ vụ của linh mục qua dòng thời gian, trong đó rất nhiều tác phẩm có giá trị.
Hôm thứ Sáu 12 tháng Hai, 2021, Mùng Một Tết Tân Sửu, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã công bố Sứ điệp Mùa Chay Thánh 2021 của Đức Thánh Cha Phanxicô. Nguyên bản tiếng Ý và các ngôn ngữ khác có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ. Sứ điệp Mùa Chay 2021 của Đức Thánh Cha Phanxicô “Nào chúng ta lên Giêrusalem” (Mt 20:18) Mùa Chay: Thời gian canh tân Niềm tin, Hy vọng và Tình yêu Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu đã mặc khải cho các môn đệ ý nghĩa sâu sắc nhất trong sứ vụ của Người khi loan báo cho họ cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Người để hoàn thành Thánh ý Chúa Cha. Sau đó, Ngài mời gọi họ chia sẻ sứ mạng này để cứu độ thế giới.
WHĐ (15.2.2021) – Nhân kỷ niệm 60 năm thành lập hàng Giáo phẩm Việt Nam (1961 – 2021), chúng tôi xin được đăng bản dịch chính thức của Hội đồng Giám mục Việt Nam về Tông thư thành lập hàng Giáo phẩm Việt Nam – “Jam In Pontificatus” của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII gửi hàng Giáo phẩm Việt Nam ngày 14.1.1961. * * *
Thứ Tư Lễ Tro năm nay sẽ rơi vào ngày 17 tháng Hai. Hôm thứ Ba, Vatican đã đưa ra hướng dẫn về cách các linh mục có thể xức tro vào Thứ Tư Lễ Tro trong bối cảnh đại dịch coronavirus. Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích đã công bố một chỉ dẫn vào ngày 12 tháng Giêng, hướng dẫn các linh mục đọc công thức xức tro một lần cho tất cả mọi người có mặt, thay vì cho từng người. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ. Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích Công văn số 17/21 Chỉ dẫn cho ngày Thứ Tư Lễ Tro Việc xức tro trong thời gian xảy ra đại dịch Vị Linh mục đọc lời nguyện làm phép tro. Ngài rảy nước thánh lên tro, không nói gì cả. Sau đó, ngài nói với tất cả những người hiện diện chỉ một lần duy nhất công thức như được ghi trong Sách Lễ Rôma, áp dụng công thức ấy cho tất cả mọi người nói chung:
Ngày 1 tháng 10 năm 2010, Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình đã ra thông báo về án phong chân phước cho ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Thông báo viết: “Ngày 22 tháng 10 tới, tức 3 năm sau khi loan báo việc mở Án phong chân phước, sẽ có phiên họp trọng thể mở cuộc điều tra ở cấp giáo phận về đời sống, các nhân đức và đời sống thánh thiện của Đấng Đáng Kính, ĐHY Việt Nam Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, người đã là Phó Chủ Tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình từ năm 1994 và là Chủ tịch Ủy Ban này từ ngày 24 tháng 6 năm 1998 đến ngày 16 tháng 9 năm 2002”. Theo thông báo của Tòa Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Tp. Hồ Chí Minh về việc điều tra án phong chân phước và phong thánh cho Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, do Đức Hồng Y GB Phạm Minh Mẫn ký ngày 1 tháng 1 năm 2012, chúng ta cùng tìm hiểu đôi nét về cuộc đời của Đấng Đáng Kính, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.
Phong trào mệnh danh là “Sứ điệp từ trời” đã xuất hiện từ tháng 11 năm 2010 tại Châu Âu, và cho đến nay đã được quảng bá hầu như rộng khắp trên toàn thế giới. Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đã nghe nói hoặc đã từng đọc qua các “Sứ điệp từ trời”. Điều đó ít nhất cũng cho thấy tầm ảnh hưởng và tính chất thu hút của phong trào mới này./20 Tháng Năm 2015(Xem: 1618) Lm Giuse Lâm Văn Sỹ OP./
Bảo Trợ