Sơ Trịnh Vũ Phương, một Nữ tu Salesian đầy yêu thương và quả cảm

08 Tháng Tám 20179:51 CH(Xem: 2943)
Sơ Trịnh Vũ Phương, một Nữ tu Salesian đầy yêu thương và quả cảm
Bài của Linh mục Ambrose Pereira SDB – Thanh Quảng SDB phỏng dịch
Từ Alotau, Papua New Guinea ngày 07 tháng 8 năm 2017 Thuyền trưởng Đinh Văn Tâm là người ngư dân Việt Nam cuối cùng bị giam giữ tại nhà tù Giligili ở Milan Bay. Ông bị khủng khoảng trầm cảm nặng làm suy nhược sinh lực nên đã được cho thở dưỡng khí và đưa vào Bệnh viện Đa khoa ở Alotau.

Lm Pereira nghĩ ông ta sẽ không sống nổi! Mà thời gian này thì sơ Theresa Trịnh Vũ Phương, một sơ Salesian Dòng Con Cái Mẹ Phù Hộ, người đã từng giúp đỡ các ngư dân Việt Nam trước đây lại đang ở Phi luật tân. May mắn cho ông, sơ đã trở về Alotau kịp thời để giúp cho người thuyền trưởng Việt Nam này. Sơ không chỉ là thông dịch viên mà còn là người chăm sóc cho ông ta. Sơ chuẩn bị thức ăn mà còn đút cho ông ấy ăn nữa. Đức Cha Rolando Santos CM, Giám Mục Alotau-Sidea đã ghi nhận thế.

blank
Đức Cha Roland, Ông Tâm và Sơ Phương
blank
Sơ Phương đang cho Ông Tâm ăn
blank
Ông Tâm được phái đoàn tới thăm tại Bệnh viện
Với sự giúp đỡ của các bác sĩ y khoa, Sơ Phương đã thuyết phục những nhà chức trách trông coi trại giam và di trú cho phép ông Tâm trở về Việt Nam trước khi ông nguy kiệt và có thể tử vong! Nhân viên xuất nhập cảnh Pauline Mitil tại đảo Solomon đã đồng ý với sơ. Các nhân viên trại giam cùng các nhà chức trách cũng đối xử với ông Tâm rất tử tế. Trong thời gian ở bệnh viện, ông Tâm đã được một người bạn tù chăm sóc cho một cách đặc biệt.

Sau những cuộc đàm phán khó khăn để được hồi hương ở Port Moresby và nhờ lời cầu nguyện, Sơ Trịnh Vũ Phương đã nhận được tin ông Tâm được phép về lại Việt Nam. Ông đã đáp máy bay đi Moresby và từ đó đi Manila và cuối cùng về tới Việt Nam. Sơ Phương và Cha Francis Raco đã đưa ông tới Đức Cha Rolando xin Ngài ban phép lành cho ông và đưa ông tới Đức Mẹ Ban Ơn cầu xin Đức Mẹ săn sóc bảo vệ ông. Ông Tâm rất vui mừng hạnh phúc hứa rằng điều đầu tiên ông sẽ làm khi ông về tới Việt Nam là xin được rửa tội gia nhập vào Giáo Hội Công Giáo.

Vì lý do thời tiết xấu, nên ông Tâm đã không thể rời Port Moresby ngày thứ Tư 19/7/2017. Trong thời gian chờ đợi ở Port Moresby, ông được Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) chăm sóc và cung cấp chỗ ở. Thứ Sáu ngày 28/7,/2017 ông Tâm đã về tới Việt Nam và đoàn tụ với gia đình, những người đã lo lắng và chờ đợi ông ta bấy lâu nay.

Đã có hơn 130 ngư dân Việt Nam bị giam giữ trong các nhà tù ở Alotau, Giligili và Bomana ở Papua New Guinea vì đánh cá bất hợp pháp.
"Lòng bác ái yêu thương không phải là điều dễ làm, nhưng với niềm tin vào Thiên Chúa Quan Phòng và sự giúp đỡ của Đức Mẹ, chúng ta thấy không có gì mà lại không có thể. Niềm vui, hạnh phúc và lòng biết ơn luôn có trong mỗi cảnh trạng của cuộc sống cho những ai biết kiên trì, tin tưởng và yêu thương như hành trang trong cuộc sống...

Câu chuyện về 130 ngư dân Việt Nam bị bắt thật dẫy đầy khó khăn, nhưng chúng tôi cám ơn Chúa họ đã được trở về quê hương của họ an bình.

Sơ Phương một lần nữa với lòng quảng đại và hy sinh đã trở thành gương mẫu cho chúng ta về sức mạnh tình yêu Chúa nơi sơ dành cho những người yếu đuối và bất lực. Với hồng ân Chúa ban, sứ mệnh giúp người ngư dân Việt Nam cuối cùng được hồi hương đã hoàn tất! Đức Cha Rolando Santos hết lòng khâm phục sơ và cám ơn sơ đã sốt sắng phụ giúp công việc mục vụ tông đồ này trong giáo phận của Ngài.
Theo Vietcatholic.net
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
Do đại dịch Covid-19, để đảm bảo các điều kiện an toàn sức khoẻ, Toà Ân giải Tối cao đã ban hành một sắc lệch cho phép việc lãnh nhận Ơn Toàn Xá cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời có thể được thực hiện trong suốt tháng 11. - Sắc lệnh giải thích, Toà Ân giải Tối cao đã nhận được nhiều thỉnh nguyện của các mục tử xin cho việc thực hành đạo đức “cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời” được thực hiện phù hợp với bối cảnh đại dịch, Toà Ân giải Tối cao đã quyết định: “Ơn Toàn Xá được ban cho những ai viếng nghĩa trang và cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời, thông thường chỉ trong những ngày từ 1-8/11, có thể chuyển sang các ngày khác đến hết tháng 11. Những ngày này, do mỗi tín hữu tự chọn, có thể tách biệt nhau” (không cần các ngày liên tiếp).
Bình Hòa Theo lịch phụng vụ, ngày 8 tháng 9 kính lễ Sinh nhựt Đức Mẹ; và ngày 12 tháng 9 kính tên Mẹ Maria. Lễ kính tên Đức Mẹ Maria có ý nghĩa gì? Khi phân tích các lễ kính Đức Mẹ Maria trong năm phụng vụ, chúng ta thấy lòng đạo đức bình dân muốn mừng một lễ dành cho Đức Mẹ tương tự như lễ dành cho Chúa Giêsu. Chẳng hạn như có lễ kính việc thụ thai Chúa Giêsu trong lòng đức Maria (quen gọi là lễ truyền tin), thì cũng có lễ kính việc thụ thai đức Maria trong lòng bà thánh Anna (gốc tích của lễ đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội); nếu đã có lễ sinh nhật Chúa Giêsu thì cũng có lễ sinh nhật Đức Mẹ. Nếu có lễ Chúa Phục sinh và Lên trời, thì cũng có lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời. Nếu có lễ kính trái tim rất thánh của Chúa Giêsu, thì cũng có lễ kính trái tim vô nhiễm của Mẹ Maria.
WHĐ (20.8.2020) – Rodney Stark là tác giả của Rise of Christianity, quyển sách thuộc loại best-selling (Harper, San Francisco, 1977). Hiện nay, ông là giáo sư Khoa học xã hội và đồng giám đốc Viện nghiên cứu tôn giáo tại đại học Baylor, đại học lớn nhất của Tin Lành Baptist tại Hoa Kỳ. Ông cũng là giáo sư danh dự của đại học Bắc Kinh, Trung Quốc. Năm 2016, ông cho ra mắt quyển Bearing False Witness: Debunking Centuries of Anti-Catholic History, Templeton Press – (Làm chứng gian: Vạch trần lịch sử chống Công giáo trong nhiều thế kỷ). Trong quyển sách này, tác giả xem xét và đánh giá lại những tội ác được gán cho Giáo Hội Công giáo liên quan đến các sự kiện lớn trong lịch sử, từ các cuộc thánh chiến, rồi sự đàn áp các nhà khoa học, đến Giáo Hội và chủ trương bài Do Thái.
Trong lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam, ước tính có đến hàng trăm ngàn người đã làm chứng đức tin Kitô Giáo, trong số đó có 118 Thánh Tử đạo, với 117 vị được Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong Thánh ngày 19 tháng 6 năm 1988 và Á Thánh An-rê Phú Yên, phong Chân phước ngày 5 tháng 3 năm 2000./post 15 Tháng Mười Một 2015 (Xem: 2652)/
Chiến tranh tôn giáo thường được hiểu là “chiến tranh giữa các tôn giáo”, hoặc “chiến tranh vì lý do tôn giáo”, nhưng cũng đừng bỏ qua “chiến tranh chống lại tôn giáo”. Trong bài này, tác giả, một ký giả và giảng viên môn Truyền thông xã hội tại đại học Abat Oliba (Barcelona) trình bày kết quả cuộc sưu tầm theo hai nghĩa đầu tiên, dựa trên bộ Encyclopedia of Wars, và cho thấy rằng con số này chỉ chiếm 7% trong tổng số các cuộc chiến tranh trong lịch sử nhân loại. Nguồn: Cuántas guerras han tenido una causa religiosa?
Hồng y Gianfranco Ravasi - Kinh thánh đầy dẫy những trang nói đến bạo lực. Chiến tranh là một đề tài được nhắc tới nhiều nhất trong Cựu ước, còn hơn các đề tài khác của cuộc sống nhân sinh. Cần phải loại bỏ những đoạn văn ấy, vì nó không phù hợp với Tin mừng (quan điểm của Markion)? Hoặc giải thích theo nghĩa thiêng liêng? Theo tác giả, cần đọc các bản văn này trong kế hoạch mặc khải tiệm tiến của Thiên Chúa trong lịch sử, và dụng ý của chúng đôi khi trái ngược với cảm giác khi độc giả mới tiếp xúc. Tác giả hiện nay là Chủ tịch Hội đồng Văn hóa của Tòa Thánh. Nguồn: Ravasi,Gianfranco, la Bibbia e le guerre di Dio, in: García, José Juan (director): Enciclopedia de Bioética, URL: http://enciclopediadebioetica.com/index.php/todas-las-voces/186-la-bibbia-e-le-guerre-di-dio
Việc Huấn Luyện Chủng Sinh Tại Việt Nam Trước Hiện Tượng Tục Hóa VIỆC HUẤN LUYỆN CHỦNG SINH TẠI VIỆT NAM TRƯỚC HIỆN TƯỢNG TỤC HÓA SUY TƯ VÀ KINH NGHIỆM Giám mục Giuse Đinh Đức Đạo Dẫn nhập. I. Ý nghĩa, biểu hiện và nguồn gốc của hiện tượng tục hóa. 1. Ý nghĩa hiện tượng tục hóa. 2. Những biểu hiện của hiện tượng tục hóa. 3. Nguồn gốc của hiện tượng tục hóa và những biểu hiện khác của tục hóa. II. Việc huấn luyện chủng sinh tại Việt Nam đứng trước hiện tượng tục hóa. 1. Hiện tượng tục hóa: nguồn gốc và đặc tính của tục hóa tại Việt Nam. 2. Hiện tượng tục hóa: những vấn đề căn bản. 3. Việc huấn luyện: những yếu tố căn bản và phương pháp. Thay lời kết. WHĐ (12.8.2020) – Trào lưu tục hóa đang gây nhiều khó khăn cho đời sống đức tin của nhiều giáo hữu, đến độ ĐTC Bênêđictô XVI đã phải cho thành lập Hội đồng Giáo hoàng cổ võ việc tân Phúc âm hóa để giúp cho các Giáo Hội địa phương đáp lại những vấn đề do việc tục hóa gây ra.[1]
Chúng ta đã được dạy rất nhiều về việc phải dành giờ cầu nguyện. Các vị thánh đã xác nhận rằng cầu nguyện là hơi thở của đời sống thiêng liêng, giúp chúng ta hướng về Chúa. Tuy vậy, cuộc sống hối hả và vụ lợi thời nay đã khiến người ta nghi ngờ về điều này. Phần vì không có thời gian, phần vì thấy cầu nguyện chẳng mang lại lợi ích gì, người ta đã bỏ đi thói quen tốt lành ấy. Cũng có rất nhiều người cho rằng cầu nguyện là việc của những người đi tu hoặc những ai rảnh rỗi.
Giúp soạn bài giảng – tư liệu giúp soạn một bài giảng tốt. Như một phần sứ vụ của tôi là cung cấp tư liệu cho việc truyền đạt Lời Chúa, tôi sẽ mô tả những nét chính của một chuỗi các đề mục để làm sao chúng ta có thể soạn được một bài giảng tốt. Trong tiến trình các bước, chúng tôi hy vọng không chỉ cung cấp cho đọc giả những bước cần thiết để xây dựng một bài giảng hiệu quả nhưng còn cho thấy ý nghĩa thần học của một bài giảng cũng như vai trò của bài giảng trong phụng vụ. Hướng đến mục tiêu đó, tôi sẽ bắt đầu nói đến mục đích của bài giảng là gì, vai trò của bài giảng trong phụng vụ và chỗ đứng của bài giảng trong việc hình thành dân Chúa.
Trong nhiều quyển lịch ấn hành ở ngoại quốc, ngày 17 tháng 7 được ghi là kính thánh Alêxiô. Có phải thánh Alêxiô là Alêxù không? Tại sao tên vị thánh này không được ghi vào lịch phụng vụ? Thánh Alêxiô đúng là thánh Alêxù đó. Alêxius là tiếng La-tinh, dịch sang tiếng Pháp và tiếng Anh là Alexis (bổn mạng của đức cha Phạm văn Lộc, nguyên giám mục Kontum). Đừng lẫn với thánh Aloysius, tên La-tinh của thánh Luigi Gonzaga, được phụng vụ kính vào ngày 21 tháng 6. Trước đây, thánh Alexis được phụng vụ kính ngày 17 thang 7, nhưng với cuộc cải tổ phụng vụ sau công đồng Vaticanô II thì thánh Alexis bị gạt ra ngoài. Vì lý do gì?
Bảo Trợ