- Thánh Anrê TRẦN AN DŨNG LẠC, Linh mục (1795-1839)
- Thánh Anrê Nguyễn Kim Thông (thuông), Trùm Họ (1790-1855)
- Thánh Anrê Trần Văn Trông, Quân Nhân (1814-1835)
- Thánh Anrê TƯỜNG, Vinh Sơn TƯƠNG, Đaminh MẠO, Đaminh NGUYÊN, Đaminh NHI
- Thánh Antôn NGUYỄN ĐÍCH, Trùm họ (1769-1838)
- Thánh Antôn NGUYỄN HỮU QUỲNH (Năm), Trùm họ (1768-1840)
- Thánh Anê LÊ THỊ THÀNH (bà thánh Đê) (1781-1841)
- Thánh Augustinô SCHOEFFLER ĐÔNG, Linh mục thừa sai Paris (1822-1851)
- Thánh Augustinô PHAN VIẾT HUY, Nicolas BÙI ĐỨC THỂ, Đaminh ĐINH ĐẠT
- Thánh Phanxicô Xaviê HÀ TRỌNG MẬU, Đaminh BÙI VĂN ÚY, Augustinô NGUYỄN VĂN MỚI, Tôma NGUYỄN VĂN ĐỆ, Stêphanô NGUYỄN VĂN VINH
- Thánh Bênadô VŨ VĂN DUỆ, Linh mục (1755-1838)
- Thánh Ignatiô DELGADO Y, Giám mục dòng Đaminh (1762-1838)
- Thánh Đaminh CẨM, Linh mục dòng Đaminh (?-1859)
- Thánh Augustinô PHAN VIẾT HUY, Nicolas BÙI ĐỨC THỂ, Đaminh ĐINH ĐẠT
- Thánh Đaminh NGUYỄN VĂN HẠNH, Linh mục dòng Đaminh (1772-1838)
- Thánh Đaminh HUYÊN (1817-1862) và Đaminh TOẠI (1812-1862), Ngư phủ
- Thánh Luca PHẠM TRỌNG THÌN, Đaminh PHẠM TRỌNG KHẢM, Giuse PHẠM TRỌNG TẢ
- Thánh Anrê TƯỜNG, Vinh Sơn TƯƠNG, Đaminh MẠO, Đaminh NGUYÊN, Đaminh NHI
- Thánh Đaminh NINH, Nông dân (1841 - 1862)
- Thánh Đaminh HUYÊN (1817-1862) và Đaminh TOẠI (1812-1862), Ngư phủ
- Thánh Đaminh TRẠCH, Linh mục dòng Đaminh (1793-1840)
- Thánh Đaminh VŨ ĐÌNH TƯỚC, Linh mục dòng Đaminh (1775-1839)
- Thánh Phanxicô Xaviê HÀ TRỌNG MẬU, Đaminh BÙI VĂN ÚY, Augustinô NGUYỄN VĂN MỚI, Tôma NGUYỄN VĂN ĐỆ, Stêphanô NGUYỄN VĂN VINH
- Thánh Đaminh NGUYỄN VĂN XUYÊN, Linh mục dòng Đaminh (1786-1839)
- Thánh Đaminh HENARES MINH (XUÂN), Giám mục dòng Đaminh (1765-1838)
- Thánh Emmanuel LÊ VĂN PHỤNG, Trùm họ (1796-1859)
- Thánh Emmanuel NGUYỄN VĂN TRIỆU, Linh mục (1756-1798)
- Thánh Giacôbê ĐỖ MAI NĂM, Linh mục (1781-1838)
- Thánh Jeronimô HEMOSILLA VỌNG (LIÊM), Giám mục Dòng Đaminh (1800 -1861)
- Thánh Martinô THỌ, Gioan Baotixita CỎN
- Thánh Phaolô PHẠM KHẮC KHOAN, Phêrô NGUYỄN VĂN HIẾU, Gioan Baotixita ĐINH VĂN THÀNH
- Thánh Gioan ĐẠT, linh mục (1765-1798)
- No Title
- Thánh Gioan ĐOÀN TRINH HOAN, Linh mục (1798 - 1861)
- Thánh Gioan Louis BONNARD HƯƠNG, Linh mục thừa sai Paris (1824 -1852)
- Thánh Gioan CHARLES CORNAY TÂN, Linh mục thừa sai Paris (1809-1837)
- Thánh Gioan Théophane VÉNARD VEN, Linh Mục Thừa sai Paris (1829-1861)
- Thánh Giuse MARCHAND DU, Linh mục thừa sai Paris (1803-1835)
- Thánh Giuse HOÀNG LƯƠNG CẢNH, Trùm họ dòng Đaminh (1763-1838)
- Thánh Giuse FERNANDEZ HIỀN, Linh Mục dòng Đaminh (1775-1838)
- Thánh Giuse DIAZ SANJURJO AN, Giám mục dòng Đaminh (1818-1857)
- Thánh Giuse NGUYỄN DUY KHANG, Thày Giảng dòng ba Đaminh (1832-1861)
- Thánh Giuse NGUYỄN VĂN LỰU, Trùm họ (1790 -1854)
- Thánh Giuse NGUYỄN ĐÌNH NGHI, Phaolô NGUYỄN NGÂN, Martinô TẠ ĐỨC THỊNH
- Thánh Luca PHẠM TRỌNG THÌN, Đaminh PHẠM TRỌNG KHẢM, Giuse PHẠM TRỌNG TẢ
- Thánh Giuse LÊ ĐĂNG THỊ, Cai đội (1825-1860)
- Thánh Giuse TUÂN (HOAN), Linh mục dòng Đaminh (1811-1861)
- Thánh Giuse TÚC, Giáo dân (1843-1862)
- Thánh Giuse NGUYỄN ĐÌNH UYỂN, Thày giảng dòng Đaminh (1775-1838)
- Thánh Giuse ĐẶNG ĐÌNH VIÊN, Linh mục (1758-1838)
- Thánh Jacintô CASTANEDA GIA, Linh mục dòng Đaminh (1743-1773)
- Thánh Laurensô NGÔN, Nông dân (1840 - 1862)
- Thánh Luca VŨ BÁ LOAN, Linh mục (1756-1840)
- Thánh Luca PHẠM TRỌNG THÌN, Đaminh PHẠM TRỌNG KHẢM, Giuse PHẠM TRỌNG TẢ
- Thánh Matthêu NGUYỄN VĂN PHƯỢNG, Trùm Họ (1808 - 1861)
- Thánh Mátthêu ALONSO LICINIANA ĐẬU, Linh Mục dòng Đaminh (1702-1745)
- Thánh Matthêu LÊ VĂN GẪM, Thương Gia (1813 - 1847)
- Thánh Giuse NGUYỄN ĐÌNH NGHI, Phaolô NGUYỄN NGÂN, Martinô TẠ ĐỨC THỊNH
- Thánh Martinô THỌ, Gioan Baotixita CỎN
- Thánh Micae HỒ ĐÌNH HY, Quan Thái bộc (1808 - 1857)
- Thánh Micae NGUYỄN HUY MỸ, Lý trưởng (1804-1838)
- Thánh Augustinô PHAN VIẾT HUY, Nicolas BÙI ĐỨC THỂ, Đaminh ĐINH ĐẠT
- Thánh Phanxicô ĐỖ VĂN CHIỂU, Thày giảng dòng ba Đaminh (1797-1838)
- Thánh Isidôrô GAGELIN KÍNH, Linh mục Thừa Sai Paris (1799-1833)
- Thánh Phanxicô FEDERICH TẾ, Linh Mục dòng Đaminh (1702-1745)
- Thánh Phanxicô TRẦN VĂN TRUNG, Cai đội (1825-1858)
- Thánh Phanxicô NGUYỄN CẦN, Thày giảng (1803-1837)
- Thánh Phanxicô Xaviê HÀ TRỌNG MẬU, Đaminh BÙI VĂN ÚY, Augustinô NGUYỄN VĂN MỚI, Tôma NGUYỄN VĂN ĐỆ, Stêphanô NGUYỄN VĂN VINH
- Thánh Phaolô TỐNG VIẾT BƯỜNG, Quan thị vệ (1773-1833)
- Thánh Phaolô ĐỔNG (Dương), Thủ bạ (1802-1862)
- Thánh Phaolô HẠNH, Giáo dân (1827 - 1859)
- Thánh Phaolô PHẠM KHẮC KHOAN, Phêrô NGUYỄN VĂN HIẾU, Gioan Baotixita ĐINH VĂN THÀNH
- Thánh Phaolô LÊ VĂN LỘC, Linh mục (1830-1859)
- Thánh Phêrô VŨ TRUẬT, Phêrô TRƯƠNG VĂN ĐƯỜNG, Phaolô NGUYỄN VĂN MỸ
- Thánh Giuse NGUYỄN ĐÌNH NGHI, Phaolô NGUYỄN NGÂN, Martinô TẠ ĐỨC THỊNH
- Thánh Phaolô LÊ BẢO TỊNH, Linh mục (1793-1857)
- Thánh Phêrô Phanxicô NÉRON BẮC, Linh mục Thừa sai Paris (1818-1860)
- Thánh Phêrô ALMATÔ BÌNH, Linh mục dòng Đaminh (1831-1861)
- Thánh Phêrô BORIE CAO, Giám mục thừa sai Paris (1808-1838)
- Thánh Phêrô ĐINH VĂN DŨNG (1800-1862) và Phêrô ĐINH VĂN THUẦN (1800-1862), Ngư phủ
- Thánh Phêrô ĐA, Thợ mộc (1802-1862)
- Thánh Phêrô VŨ TRUẬT, Phêrô TRƯƠNG VĂN ĐƯỜNG, Phaolô NGUYỄN VĂN MỸ
- Thánh Phaolô PHẠM KHẮC KHOAN, Phêrô NGUYỄN VĂN HIẾU, Gioan Baotixita ĐINH VĂN THÀNH
- Ngày 28 Tháng 04 - Thánh Phaolô PHẠM KHẮC KHOAN, Linh mục ( 1771-1840); Thánh Phêrô NGUYỄN VĂN HIẾU, Thày Giảng (1777-1840); Thánh Gioan Baotixita ĐINH VĂN THÀNH, Thày giảng(1796-1840)
- Thánh Phêrô VŨ ĐĂNG KHOA, Linh mục (1790-1838)
- Thánh Phêrô NGUYỄN VĂN LỰU, Linh mục (1812-1861)
- Thánh Phêrô ĐOÀN CÔNG QUÝ, Linh mục (1826-1859)
- Thánh Phêrô ĐINH VĂN DŨNG (1800-1862) và Phêrô ĐINH VĂN THUẦN (1800-1862), Ngư phủ
- Thánh Phêrô TRƯƠNG VĂN THI, Linh mục (1763-1839)
- Thánh Phêrô VŨ TRUẬT, Phêrô TRƯƠNG VĂN ĐƯỜNG, Phaolô NGUYỄN VĂN MỸ
- Thánh Phêrô NGUYỄN BÁ TUẦN, Linh mục (1766-1838)
- Thánh Phêrô LÊ TÙY, Linh mục (1773-1833)
- Thánh Phêrô NGUYỄN KHẮC TỰ, Thày giảng (1808-1840)
- Thánh Phêrô NGUYỄN VĂN TỰ, Linh mục Dòng Đaminh (1796-1838)
- Thánh Phêrô ĐOÀN VĂN VÂN, Thày giảng (1780 - 1857)
- Thánh Philiphê PHAN VĂN MINH, Linh mục (1815-1853)
- Thánh Simon PHAN ĐẮC HÒA, Y sĩ (1774-1840)
- Thánh Stêphanô Théodore CUÉNOT THỂ, Giám mục thừa sai Paris (1820-1861)
- Thánh Phanxicô Xaviê HÀ TRỌNG MẬU, Đaminh BÙI VĂN ÚY, Augustinô NGUYỄN VĂN MỚI, Tôma NGUYỄN VĂN ĐỆ, Stêphanô NGUYỄN VĂN VINH
- Thánh Tôma ĐINH VIẾT DỤ, Linh mục dòng Đaminh (1783-1839)
- No Title
- Thánh Tôma KHUÔNG, Linh mục dòng ba Đaminh (1780-1860)
- Thánh Tôma TRẦN VĂN THIỆN, Chủng sinh (1820-1838)
- Thánh Tôma TOÁN, Thày giảng dòng ba Đaminh (1764-1840)
- Thánh Valentinô BERRIO OCHOA VINH, Giám mục Dòng Đaminh (1827-1861)
- Thánh Vinh Sơn DƯƠNG, Thu thuế (1821 - 1862)
- Thánh Vinh Sơn NGUYỄN THẾ ĐIỂM, Linh mục (1761-1838)
- Thánh Vinh Sơn PHẠM HIẾU LIÊM, Linh mục dòng Đaminh (1732-1773)
- Thánh Anrê TƯỜNG, Vinh Sơn TƯƠNG, Đaminh MẠO, Đaminh NGUYÊN, Đaminh NHI
- Thánh Vinh Sơn ĐỖ YẾN, Linh mục dòng Đaminh (1764-1838)
- Chân Phước ANRÊ PHÚ YÊN, Thày Giảng (1625-1644)
- Ý Nghĩa Bức Họa Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
- Án xin phong thánh cho Các Vị Tử Đạo Giáo Phận Qui Nhơn từ năm 1859-1862
Thánh Giuse ĐẶNG ĐÌNH VIÊN, Linh mục (1758-1838)
Ngày 21 Tháng 8
Noi gương Đấng chăn chiên lành
Đang trốn trong vườn mía, linh mục Đặng Đình Viên bỗng bàng hoàng nghe tiếng kêu thảm thiết của đứa bé con người chủ nhà đã cho cha trú ẩn. Thì ra, quan quân đang tra hỏi để cậu bé chỉ chỗ cha ẩn trốn.
"Giêsu, Maria, cứu con với !"
Quả là chua xót khi nghe thấy tiếng kêu la đau đớn trong cung giọng ngây thơ đó ! Cha Viên có thể chịu nổi những tiếng kêu xé lòng đứt ruột đó không ? Làm chủ chiên phải sẵn sàng phục vụ đàn chiên. Nếu vì sứ vụ, cha đã phải trốn tránh quan quyền thì lúc này đây, cũng chính sứ vụ đó thúc đẩy cha phải ra mặt để cứu đứa trẻ. Cha bước ra khỏi khu vườn mía kín đáo và nói: "Tôi là đạo trưởng Viên các anh đang tìm bắt đây. Xin đừng làm khổ đứa trẻ này nữa".
Tuổi xanh và lý tưởng
Giuse Đặng Đình Viên còn có tên là Lương. Sinh năm 1785 tại làng Tiên Chu, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Khi còn nhỏ, cậu sống và học hành ở họ Vân, Huyện Ân Thi là quê ngoại của cậu. Khi cha mẹ qua đời, cậu Viên theo giúp các linh mục thừa sai, nên được vào chủng viện.
Năm 1821, thày Viên thụ phong linh mục và coi sóc giáo hữu làng Lục Thủy, tỉnh Nam Định. Hai năm sau, cha được cử đi giảng đạo ở xứ Bắc, giúp các họ Đông Bài, Thiết Nham, Như Thiết, An Mỹ. Suốt 17 năm thi hành sứ vụ linh mục, cha Viên nổi tiếng là linh mục đạo đức, siêng năng đối với mọi công việc, làm sáng danh Chúa, cha được mọi người nhận biết và yêu mến.
Ngày 17.04.1838, thày giảng Vũ văn Lân được cha cử đi lãnh dầu thứ Năm Tuần Thánh bị bắt cùng với sáu bức thư của cha gởi cho hai Đức cha và bốn linh mục khác. Các quan định giấu nhẹm sáu bức thư này đi, nhưng Tổng đốc Trịnh Quang Khanh lại đem về kheo với vua Minh Mạng. Vua liền thịnh nộ cho rằng quan phía Bắc bao che cho tà đạo và dọa truất chức quan Trịnh Quang Khanh nếu không bắt được người gởi thư và những người được thư gởi đến. Tuần phủ Hưng Yên là Hà Thúc Lương được lệnh bằng mọi giá phải bắt cha Viên, nếu không phải chịu tội thay.
Không ngờ chỉ một chút bất cẩn, những lá thư của cha Viên đã là nguyên nhân một chiến dịch bách hại đẫm máu tại NamĐịnh và Hưng Yên. Hai Đức cha Delgado Y và Henarez Minh, cha Chính Hiền và bao vị tử đạo, chưa kể những tổn thất về cơ sở và việc xáo trộn mọi sinh hoạt tôn giáo ở các giáo xứ.
Tất cả vì con chiên
Tại Hưng Yên, quan quân lục soát khắp nơi mà vẫn không bắt được cha Viên. Các quan phải dùng mọi mưu: họ giả mạo thư của gia đình cha và mua chuộc hai người bà con với cha cũng là người công giáo, cầm thư để đi tìm người chỉ chỗ cha trốn.
Ngày 01.08,1838, sau khi biết chắc được cha đang trốn ở họ Cầu Chay, xã Như Thiết, quan cho lính đến vây bắt, nhưng cha đã kịp thời chạy vào khu vườn mía rậm rạp. Éo le thay, các quan quân tức giận vì bắt hụt cha, đã dùng mưu đồ bắt ngay đứa con trai chủ nhà mà cha đang ẩn ra tra khảo. Chính sự đau đớn và tiếng kêu la thảm khốc của cậu bé đã làm cha xúc động và ra trình diện. Thế là cha đã cho em không phải một bát nước lã, mà là chính bản thân của cha. Hành vi cao thượng đó chắc chắn đã do từ tấm gương tuyệt vời của Đấng chấp nhận hy sinh chính mạng sống để cứu độ nhân loại.
Phúc vinh tử đạo
Tại tỉnh Hưng Yên, các quan bắt cha Viên dịch các bức thư của cha đã bị tịch thu trước đây ra tiếng Việt. Đến khi thấy các thư đó không có gì là bí mật hay âm mưu cả, họ liền khuyên cha chối đạo để tha về, cha Viên cương quyết trả lời: "Dù có chết tôi cũng không quá khóa. Tôi là đạo trưởng mà quá khóa thì ai theo đạo nữa ?". Ngày 03.08, các quan gởi án về kinh xin xử trảm. Ngày 21.08, án lệnh về đến tỉnh. Các quan cố thuyết phục cha lần cuối nhưng vô hiệu, nên tuyên đọc bản án và đem thi hành ngay hôm đó. Thẻ bài của cha ghi như sau: "Đạo trưởng Đặng Đình Viên, tùng gian tà đạo, liên lạc đạo trưởng Tây Nam, tụ tập đạo đồ, đạo chủng, đạo thư, bất khẳng quá khóa, vi phạm quốc pháp, luật hình trảm quyết".
Dịch là: "Linh mục Đặng Đình Viên theo đạo tà, liên lạc với các linh mục Tây và Việt, tụ tập giáo dân, chủng sinh, tích trữ sách đạo, không chịu bước qua thập giá, vi phạm luật nước, luật xử phải chém"
Trên đường ra pháp trường Ba Tòa, cha Viên sung sướng cảm động tạ ơn Chúa. Khi đó hai người họ hàng đã tiết lộ chỗ cha ẩn đến xin cha tha thứ. Cha nhân từ nói: "Cha tha cho các con.". Cũng như Chúa Giêsu trước giây phút cuối cùng trên Thập Giá sẵn sàng tha thứ cho kẻ làm hại và giết Ngài, giờ đây cha Viên vui mừng ban lời thứ tha cho hai người nộp mình.
Sau khi ăn chút cơm, cha Viên quỳ trên chiếc chăn bông được trải sẵn, ngửa mặt lên trời cầu nguyện. Giờ hành xử đã đến, lý hình vung gươm, đưa vị chứng nhân Đức Kitô đầy lòng trắc ẩn lên đài vinh quang tử đạo. Các tín hữu ùa vào thấm máu vị tử đạo. Một người lính thấy vậy liền lấy áo Ngài cắt ra bán cho họ nữa. Hôm đó là ngày 21 tháng 8 năm 1838. Thi hài cha đã được khoảng 300 tín hữu rước long trọng về an táng tại nhà thờ Tiên Chu.
Đức Giáo Hoàng Lêo XIII suy tôn cha Giuse Đặng Đình Viên lên hàng Chân Phước ngày 27.5.1900. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh.
Lm. Đào Trung Hiệu, OP