Năm Thánh Giuse: Những điều người Công giáo cần biết

20 Tháng Ba 20211:41 SA(Xem: 3205)

Năm Thánh Giuse: Những điều người Công giáo cần biết
TGPSG
 / CNA – Vào thứ Ba 8-12-2020, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã công bố Năm Thánh Giuse, để kỷ niệm 150 năm ngày giusethánh nhân được công bố là người bảo trợ Giáo hội hoàn vũ.

Đức Giáo hoàng Phanxicô cho biết ngài thiết lập Năm Thánh này để “mọi tín hữu theo gương Thánh Giuse, củng cố đời sống đức tin bằng cách hằng ngày thực hiện trọn vẹn ý muốn của Chúa.”

Dưới đây là những điều bạn cần biết về Năm Thánh Giuse:

Tại sao lại có những năm được mang các chủ đề cụ thể (từ Giáo hội)?

Giáo hội cử hành diễn trình của thời gian qua lịch phụng vụ - bao gồm các lễ như Phục sinh và Giáng sinh, và các mùa như Mùa Chay và Mùa Vọng. Ngoài ra, các vị Giáo hoàng còn có thể dành riêng những khoảng thời gian nào đó để Giáo hội suy ngẫm sâu sắc hơn về một khía cạnh cụ thể của giáo huấn hoặc niềm tin Công giáo. Một số năm trước đây đã được các vị giáo hoàng gần đây chọn lựa như thế, bao gồm Năm Đức Tin, Năm Thánh Thể và Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Lý do để Đức Giáo hoàng công bố Năm Thánh Giuse?

Khi tuyên bố Năm Thánh Giuse, Đức Giáo hoàng Phanxicô lưu ý rằng: Năm nay kỷ niệm 150 năm ngày Giáo hoàng Piô IX tuyên bố Thánh Giuse là người bảo trợ Giáo hội hoàn vũ vào ngày 8-12-1870.

Đức Giáo hoàng Phanxicô cho biết đại dịch coronavirus khiến ngài càng thêm mong muốn suy ngẫm về Thánh Giuse, vì rất nhiều người trong đại dịch đã âm thầm hy sinh để bảo vệ người khác, giống như Thánh Giuse đã âm thầm bảo vệ và chăm sóc Mẹ Maria và Chúa Giêsu.

“Mỗi người chúng ta đều có thể khám phá rằng Thánh Giuse -  một người chẳng được để ý - vẫn hiện diện hằng ngày cách âm thầm kín đáo, để cầu thay nguyện giúp, trợ giúp và hướng dẫn chúng ta khi gặp khó khăn,” Đức Giáo hoàng viết.

Đức Giáo hoàng cũng cho biết ngài muốn nhấn mạnh vai trò của Thánh Giuse trong tư cách là một người cha phục vụ gia đình bằng tình thương và khiêm nhường. Ngài nói thêm: “Thế giới của chúng ta ngày nay cần những người cha”.

Năm Thánh Giuse bắt đầu và kết thúc khi nào?

Năm này bắt đầu từ ngày 8-12-2020 và kết thúc vào ngày 8-12-2021.

Những ân huệ đặc biệt nào được ban trong năm nay?

Khi người Công giáo cầu nguyện và suy ngẫm về cuộc đời của Thánh Giuse trong suốt năm tới, họ có cơ hội nhận được ơn toàn xá, nghĩa là được miễn trừ mọi hình phạt tạm thời do tội lỗi gây ra. Ơn toàn xá này có thể được dành cho bản thân hoặc cho một linh hồn trong luyện ngục.

Ân xá đòi hỏi phải thực hiện một hành động cụ thể do Giáo hội xác định, cùng với việc xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Giáo hoàng, và không vướng mắc tội lỗi.

Những ân xá trong Năm Thánh Giuse có thể nhận được nhờ một số lời kinh và hành động khác nhau, bao gồm việc cầu nguyện cho những người thất nghiệp, phó thác công việc hằng ngày của mình cho Thánh Giuse, thực hiện những hành vi của lòng thương xót bên ngoài hay trong lòng, hoặc suy niệm Kinh Lạy Cha ít nhất 30 phút.

Tại sao Giáo hội tôn kính Thánh Giuse?

Người Công giáo không tôn thờ các vị thánh, nhưng cầu xin sự chuyển cầu trên trời của các ngài trước mặt Thiên Chúa và tìm cách noi gương các nhân đức của các ngài trên mặt đất này. Giáo hội Công giáo tôn kính Thánh Giuse là cha nuôi của Chúa Giêsu. Ngài được gọi là vị thánh bảo trợ của Giáo hội hoàn vũ. Ngài cũng là người bảo trợ cho công nhân, cho các người cha, cho mọi người được ơn chết lành.

CNA / Vi Hữu chuyển ngữ / Nguồn: TGPSG

 

Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá

Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá
TGPSG
 -- Trong Năm Thánh Giuse, khi làm các việc bác ái, đạo đức được kể dưới đây, hoặc mừng kính Thánh Giuse trong một số ngày đặc biệt, các Kitô hữu có thể nhận được ơn toàn xá - được tha mọi hình phạt (do tội đã phạm), với điều kiện thông thường là xưng tội, rước lễ, sạch tội và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng. Ơn toàn xá này có thể dành cho bản thân mình hoặc cho các linh hồn trong luyện ngục.

Nhờ những việc bác ái và đạo đức ấy, tất cả các tín hữu sẽ được Thánh Giuse giúp đỡ để dấn thân sống đời yêu thương và được an ủi mà vơi bớt những nỗi khổ đau lớn lao đang hành hạ con người và xã hội trong thế giới hôm nay (Sắc lệnh do Đức Hồng y Mauro Piacenza ký).

1. Bác ái

Làm những việc bác ái dưới đây để nhận được ơn toàn xá trong Năm Thánh Giuse:

- Cầu xin Thánh Giuse chuyển cầu cho những người thất nghiệp tìm được việc làm xứng đáng.

- Đọc kinh cầu xin Thánh Giuse cho các Kitô hữu bị bách hại. 

- Noi gương Thánh Giuse, thực hiện một hành vi thương xót nâng đỡ người khác về mặt thể xác, như: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc,  cho kẻ vô gia cư có nơi ở, thăm tù nhân, thăm bệnh nhân và chôn cất người chết.

- Thực hiện hành vi thương xót nâng đỡ người khác về mặt tâm hồn, chẳng hạn như: an ủi kẻ đau buồn, tư vấn cho kẻ hoang mang, hướng dẫn kẻ ngu dốt, khuyên răn kẻ tội lỗi, kiên nhẫn chịu đựng những sai trái, tha thứ cho kẻ xúc phạm mình, cầu nguyện cho người sống và người chết.

blank

2. Đạo đức gia đình

Các thành viên trong gia đình lần hạt Mân Côi với nhau, hoặc ngay cả các cặp đính hôn lần chuỗi cùng nhau, cũng sẽ nhận được ơn toàn xá. 

blank

3. Đạo đức cá nhân

Các việc đạo đức cá nhân có thể làm để nhận được ơn toàn xá trong Năm Thánh Giuse:

- Tham dự khóa tĩnh tâm ít nhất một ngày, trong đó có suy niệm về Thánh Giuse.

- Phó thác công việc và hoạt động hằng ngày dưới sự bảo vệ của Thánh Giuse Thợ.

- Suy gẫm Kinh Lạy Cha ít là 30 phút để thêm lòng hiếu thảo với Chúa Cha.

- Người già, người bệnh và người hấp hối cầu nguyện với Thánh Giuse và dâng những đau đớn cho Chúa.

blank

4. Các ngày lễ đặc biệt

Có 3 ngày lễ đặc biệt có thể nhận được ơn toàn xá trong Năm Thánh Giuse:

- Ngày 27-12: Cầu nguyện với Thánh Giuse vào Lễ Thánh Gia.

- Ngày 19-3: Mừng lễ Thánh Giuse bằng một việc đạo đức.

- Ngày 1-5: Mừng lễ Thánh Giuse Thợ bằng một việc đạo đức hoặc một lời kinh.

blank

5. Hằng tuần và hằng tháng

Ngày trong tuần và trong tháng có thể nhận được ơn toàn xá của Năm Thánh Giuse là:

- Thứ Tư hằng tuần: Tôn vinh Thánh Giuse bằng một việc đạo đức hoặc đọc một kinh đã được chuẩn nhận vào thứ Tư - ngày truyền thống dành riêng cho Thánh Giuse.

- Ngày 19 hằng tháng: Đọc một kinh đã được chuẩn nhận để cầu xin cùng Thánh Giuse vào ngày 19 của bất kỳ tháng nào.

blank

6. Các kinh cầu xin cùng Thánh Giuse

Tòa Ân Giải Tối Cao cho phép đọc bất kỳ kinh kính Thánh Giuse nào đã được Giáo Hội chuẩn nhận. 

Dưới đây là lời cầu nguyện cùng Thánh Giuse trong Tông thư Patris Code về Năm Thánh Giuse:

Kính chào Đấng Gìn giữ Đấng Cứu Thế,
Bạn trăm năm của Đức Trinh Nữ Maria.
Chúa đã trao Con Một của Chúa cho ngài;
Mẹ Maria đã tin tưởng vào ngài;
Chúa Kitô đã lớn lên thành người cùng với ngài.

Lạy Thánh Giuse diễm phúc,
xin cũng hãy tỏ ra ngài là cha của chúng con
và hướng dẫn chúng con đi trên đường đời.
Xin ban cho chúng con ân sủng, lòng thương xót và lòng can đảm,
và xin bảo vệ chúng con khỏi mọi sự dữ. Amen.

blank

Và đây là kinh “Kính lạy ngài, ôi Thánh Giuse” do Đức Giáo Hoàng Lêô XIII soạn:

Lạy ơn Ông Thánh Giuse. Chúng con chạy đến cùng Người, trong cơn gian nan chúng con mắc phải. Chúng con đã kêu van cùng Rất Thánh Đức Bà là Đấng đã làm Bạn cùng Người, phù hộ gìn giữ chúng con, thì chúng con cũng lấy lòng trông cậy cho vững vàng, mà xin Ông Thánh Giuse bầu cử cho chúng con như vậy.

Chúng con xin vì nhân đức kính mến, mà Người làm Bạn cùng Rất Thánh Đồng Trinh là Mẹ Chúa Trời, và là Đấng chẳng mắc phải tội tổ tông truyền, cùng vì lòng thương Người đã ẵm lấy Đức Chúa Giêsu, thì chúng con xin Ông Thánh Giuse ghé mặt lại mà thương đến Hội Thánh, là phần sản nghiệp Đức Chúa Giêsu đã lấy Máu Thánh mình mà chuộc. Lại xin Người dùng sức mạnh thiêng liêng và quyền phép Người, mà giúp đỡ những sự chúng con còn thiếu thốn.

Lạy Đấng đã coi sóc Đức Chúa Giêsu cùng Đức Bà cho cẩn thận, thì chúng con xin Người bênh vực con cái Đức Chúa Giêsu đã chọn. Lạy Cha rất thương yêu! Chúng con xin Người cất mọi sự dối trá cùng mọi tội lỗi, cho chúng con khỏi mắc phải những sự ấy. Lạy Đấng rất mạnh đang ở trên trời hay gìn giữ chúng con, xin Người dủ lòng thương mà che chở chúng con đang khi chiến trận cùng kẻ thù tối tăm là các ma quỉ.

Như xưa Người đã gìn giữ Đức Chúa Giêsu cho khỏi cơn hiểm nghèo thế nào, thì rầy chúng con cũng xin Người cứu chữa lấy Hội Thánh, cho khỏi các mưu kế giặc thù, và các sự gian nan khốn khó như vậy, cùng xin Người hằng bầu cử cho chúng con được bắt chước Người, và trông cậy vì quyền thế Người, cho được giữ đạo cho trọn, cùng được chết lành, và được hưởng phúc vô cùng trên thiên đàng. Amen.

Vi Hữu (theo Vatican News) / Nguồn: TGPSG



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo là “khí cụ hữu hiệu và chính thức nhằm phục vụ sự hiệp thông trong Giáo Hội” và là “chuẩn mực chắc chắn cho việc giáo dục đức tin”. Những nội dung đức tin được trình bày trong sách này chính là “một sự tổng hợp mang tính hệ thống và gắn bó hữu cơ. Quả thật, ở đây chúng ta thấy sự phong phú của giáo huấn mà Giáo Hội đã đón nhận, gìn giữ và giới thiệu trong hai ngàn năm lịch sử của mình.
"Trong Năm Đức Tin, Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo có thể là một dụng cụ đích thực nâng đỡ đức tin, nhất là những người quan tâm đến việc huấn luyện các tín hữu Kitô, một điều rất quan trọng trong bối cảnh văn hóa ngày nay" (Porta Fidei, 12).
"Trong Năm Đức Tin, Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo có thể là một dụng cụ đích thực nâng đỡ đức tin, nhất là những người quan tâm đến việc huấn luyện các tín hữu Kitô, một điều rất quan trọng trong bối cảnh văn hóa ngày nay" (Porta Fidei, 12).
Đối với mọi tín hữu, Năm Đức Tin sẽ đem lại một cơ hội tốt để học hỏi kỹ lưỡng những văn kiện chính của Công đồng Vatican II và nghiên cứu sách Giáo lý của Hội Thánh Công giáo. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các ứng sinh đang hướng đến chức linh mục, nhất là trong các năm dự bị hoặc những năm đầu học thần học, đối với tập sinh thuộc các Hội Dòng và các Tu đoàn Tông đồ
Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo là “khí cụ hữu hiệu và chính thức nhằm phục vụ sự hiệp thông trong Giáo Hội” và là “chuẩn mực chắc chắn cho việc giáo dục đức tin” (Gioan Phaolô II, Tông hiến Fidei depositum, 11-10-1992, số 4). Những nội dung đức tin được trình bày trong sách này chính là “một sự tổng hợp mang tính hệ thống và gắn bó hữu cơ. Quả thật, ở đây chúng ta thấy sự phong phú của giáo huấn mà Giáo Hội đã đón nhận, gìn giữ và giới thiệu trong hai ngàn năm lịch sử của mình.
hiên Chúa mạc khải chính Ngài một cách tiệm tiến, qua từng giai đoạn (số 53). Mặc dù Thiên Chúa đã thông ban cho con người tất cả những bằng chứng về sự hiện diện của Ngài qua tạo dựng (số 54), nhưng lịch sử mạc khải của Thiên Chúa bắt đầu với ơn gọi của Abraham. Thiên Chúa đã thực hiện một giao ước với ông, người sẽ trở thành cha của những người tin. Abraham sẽ là tổ phụ của dân Israel, Thiên Chúa đã trao cho ông một lời hứa (số 59). Thiên Chúa đã chọn một người từ nhiều người, chọn một dân tộc giữa nhiều dân tộc để mạc khải mầu nhiệm ý muốn của Ngài. Giữa lòng nhân loại, dân được tuyển chọn này có nhiệm vụ đón nhận mạc khải của Thiên Chúa. Qua họ, mọi dân tộc được chúc lành và nhận biết Thiên Chúa (số 62).
Khuyến khích việc xem lại các sách Giáo lý địa phương và các tài liệu giáo lý khác được dùng tại các Giáo Hội địa phương, nhằm bảo đảm sự phù hợp hoàn toàn với sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo [27]. Trong trường hợp sách Giáo lý địa phương hoặc các tài liệu giáo lý không hoàn toàn phù hợp với sách Giáo lý chung hoặc có những thiếu sót, cần phải được biên soạn lại, dựa theo bản mẫu và sự giúp đỡ của các Hội đồng Giám mục khác vốn đã biên soạn các tài liệu này một cách cẩn thận.
Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo là “khí cụ hữu hiệu và chính thức nhằm phục vụ sự hiệp thông trong Giáo Hội” và là “chuẩn mực chắc chắn cho việc giáo dục đức tin”[11]. Những nội dung đức tin được trình bày trong sách này chính là “một sự tổng hợp mang tính hệ thống và gắn bó hữu cơ. Quả thật, ở đây chúng ta thấy sự phong phú của giáo huấn mà Giáo Hội đã đón nhận, gìn giữ và giới thiệu trong hai ngàn năm lịch sử của mình.
Dẫn nhập - Loạt bài giáo lý này được gửi đến độc giả như một sự trợ giúp cho việc học hỏi sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo (GLHTCG) dành cho cá nhân hoặc nhóm. Điều lưu ý là chúng ta phải có cái nhìn tổng thể của mỗi phần trong 4 phần chính của sách giáo lý: Tuyên xưng Đức Tin – Cử hành các mầu nhiệm Kitô giáo – Đời sống mới trong Đức Kitô – Kinh nguyện Kitô giáo. Loạt bài tìm hiểu này cố gắng đưa ra những yếu tố quan trọng của phần I: Tuyên xưng Đức Tin. Đây chỉ là những gợi ý, nên đòi hỏi cá nhân hoặc nhóm phải tham chiếu trực tiếp sách giáo lý để làm sáng tỏ những nội dung được tìm hiểu.
Kinh Năm Đức Tin - (đã được HĐGMVN chuẩn nhận) - Lạy Chúa là Cha chí thánh, là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu,/ chúng con cảm tạ Chúa đã ban cho chúng con ơn đức tin,/ nhờ đó chúng con được nhận biết và thực hành những điều Chúa dạy, / hầu đem lại cho chúng con hạnh phúc đời này và đời sau.
Bảo Trợ