Năm Thánh Giuse: Những điều người Công giáo cần biết

20 Tháng Ba 20211:41 SA(Xem: 3226)

Năm Thánh Giuse: Những điều người Công giáo cần biết
TGPSG
 / CNA – Vào thứ Ba 8-12-2020, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã công bố Năm Thánh Giuse, để kỷ niệm 150 năm ngày giusethánh nhân được công bố là người bảo trợ Giáo hội hoàn vũ.

Đức Giáo hoàng Phanxicô cho biết ngài thiết lập Năm Thánh này để “mọi tín hữu theo gương Thánh Giuse, củng cố đời sống đức tin bằng cách hằng ngày thực hiện trọn vẹn ý muốn của Chúa.”

Dưới đây là những điều bạn cần biết về Năm Thánh Giuse:

Tại sao lại có những năm được mang các chủ đề cụ thể (từ Giáo hội)?

Giáo hội cử hành diễn trình của thời gian qua lịch phụng vụ - bao gồm các lễ như Phục sinh và Giáng sinh, và các mùa như Mùa Chay và Mùa Vọng. Ngoài ra, các vị Giáo hoàng còn có thể dành riêng những khoảng thời gian nào đó để Giáo hội suy ngẫm sâu sắc hơn về một khía cạnh cụ thể của giáo huấn hoặc niềm tin Công giáo. Một số năm trước đây đã được các vị giáo hoàng gần đây chọn lựa như thế, bao gồm Năm Đức Tin, Năm Thánh Thể và Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Lý do để Đức Giáo hoàng công bố Năm Thánh Giuse?

Khi tuyên bố Năm Thánh Giuse, Đức Giáo hoàng Phanxicô lưu ý rằng: Năm nay kỷ niệm 150 năm ngày Giáo hoàng Piô IX tuyên bố Thánh Giuse là người bảo trợ Giáo hội hoàn vũ vào ngày 8-12-1870.

Đức Giáo hoàng Phanxicô cho biết đại dịch coronavirus khiến ngài càng thêm mong muốn suy ngẫm về Thánh Giuse, vì rất nhiều người trong đại dịch đã âm thầm hy sinh để bảo vệ người khác, giống như Thánh Giuse đã âm thầm bảo vệ và chăm sóc Mẹ Maria và Chúa Giêsu.

“Mỗi người chúng ta đều có thể khám phá rằng Thánh Giuse -  một người chẳng được để ý - vẫn hiện diện hằng ngày cách âm thầm kín đáo, để cầu thay nguyện giúp, trợ giúp và hướng dẫn chúng ta khi gặp khó khăn,” Đức Giáo hoàng viết.

Đức Giáo hoàng cũng cho biết ngài muốn nhấn mạnh vai trò của Thánh Giuse trong tư cách là một người cha phục vụ gia đình bằng tình thương và khiêm nhường. Ngài nói thêm: “Thế giới của chúng ta ngày nay cần những người cha”.

Năm Thánh Giuse bắt đầu và kết thúc khi nào?

Năm này bắt đầu từ ngày 8-12-2020 và kết thúc vào ngày 8-12-2021.

Những ân huệ đặc biệt nào được ban trong năm nay?

Khi người Công giáo cầu nguyện và suy ngẫm về cuộc đời của Thánh Giuse trong suốt năm tới, họ có cơ hội nhận được ơn toàn xá, nghĩa là được miễn trừ mọi hình phạt tạm thời do tội lỗi gây ra. Ơn toàn xá này có thể được dành cho bản thân hoặc cho một linh hồn trong luyện ngục.

Ân xá đòi hỏi phải thực hiện một hành động cụ thể do Giáo hội xác định, cùng với việc xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Giáo hoàng, và không vướng mắc tội lỗi.

Những ân xá trong Năm Thánh Giuse có thể nhận được nhờ một số lời kinh và hành động khác nhau, bao gồm việc cầu nguyện cho những người thất nghiệp, phó thác công việc hằng ngày của mình cho Thánh Giuse, thực hiện những hành vi của lòng thương xót bên ngoài hay trong lòng, hoặc suy niệm Kinh Lạy Cha ít nhất 30 phút.

Tại sao Giáo hội tôn kính Thánh Giuse?

Người Công giáo không tôn thờ các vị thánh, nhưng cầu xin sự chuyển cầu trên trời của các ngài trước mặt Thiên Chúa và tìm cách noi gương các nhân đức của các ngài trên mặt đất này. Giáo hội Công giáo tôn kính Thánh Giuse là cha nuôi của Chúa Giêsu. Ngài được gọi là vị thánh bảo trợ của Giáo hội hoàn vũ. Ngài cũng là người bảo trợ cho công nhân, cho các người cha, cho mọi người được ơn chết lành.

CNA / Vi Hữu chuyển ngữ / Nguồn: TGPSG

 

Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá

Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá
TGPSG
 -- Trong Năm Thánh Giuse, khi làm các việc bác ái, đạo đức được kể dưới đây, hoặc mừng kính Thánh Giuse trong một số ngày đặc biệt, các Kitô hữu có thể nhận được ơn toàn xá - được tha mọi hình phạt (do tội đã phạm), với điều kiện thông thường là xưng tội, rước lễ, sạch tội và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng. Ơn toàn xá này có thể dành cho bản thân mình hoặc cho các linh hồn trong luyện ngục.

Nhờ những việc bác ái và đạo đức ấy, tất cả các tín hữu sẽ được Thánh Giuse giúp đỡ để dấn thân sống đời yêu thương và được an ủi mà vơi bớt những nỗi khổ đau lớn lao đang hành hạ con người và xã hội trong thế giới hôm nay (Sắc lệnh do Đức Hồng y Mauro Piacenza ký).

1. Bác ái

Làm những việc bác ái dưới đây để nhận được ơn toàn xá trong Năm Thánh Giuse:

- Cầu xin Thánh Giuse chuyển cầu cho những người thất nghiệp tìm được việc làm xứng đáng.

- Đọc kinh cầu xin Thánh Giuse cho các Kitô hữu bị bách hại. 

- Noi gương Thánh Giuse, thực hiện một hành vi thương xót nâng đỡ người khác về mặt thể xác, như: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc,  cho kẻ vô gia cư có nơi ở, thăm tù nhân, thăm bệnh nhân và chôn cất người chết.

- Thực hiện hành vi thương xót nâng đỡ người khác về mặt tâm hồn, chẳng hạn như: an ủi kẻ đau buồn, tư vấn cho kẻ hoang mang, hướng dẫn kẻ ngu dốt, khuyên răn kẻ tội lỗi, kiên nhẫn chịu đựng những sai trái, tha thứ cho kẻ xúc phạm mình, cầu nguyện cho người sống và người chết.

blank

2. Đạo đức gia đình

Các thành viên trong gia đình lần hạt Mân Côi với nhau, hoặc ngay cả các cặp đính hôn lần chuỗi cùng nhau, cũng sẽ nhận được ơn toàn xá. 

blank

3. Đạo đức cá nhân

Các việc đạo đức cá nhân có thể làm để nhận được ơn toàn xá trong Năm Thánh Giuse:

- Tham dự khóa tĩnh tâm ít nhất một ngày, trong đó có suy niệm về Thánh Giuse.

- Phó thác công việc và hoạt động hằng ngày dưới sự bảo vệ của Thánh Giuse Thợ.

- Suy gẫm Kinh Lạy Cha ít là 30 phút để thêm lòng hiếu thảo với Chúa Cha.

- Người già, người bệnh và người hấp hối cầu nguyện với Thánh Giuse và dâng những đau đớn cho Chúa.

blank

4. Các ngày lễ đặc biệt

Có 3 ngày lễ đặc biệt có thể nhận được ơn toàn xá trong Năm Thánh Giuse:

- Ngày 27-12: Cầu nguyện với Thánh Giuse vào Lễ Thánh Gia.

- Ngày 19-3: Mừng lễ Thánh Giuse bằng một việc đạo đức.

- Ngày 1-5: Mừng lễ Thánh Giuse Thợ bằng một việc đạo đức hoặc một lời kinh.

blank

5. Hằng tuần và hằng tháng

Ngày trong tuần và trong tháng có thể nhận được ơn toàn xá của Năm Thánh Giuse là:

- Thứ Tư hằng tuần: Tôn vinh Thánh Giuse bằng một việc đạo đức hoặc đọc một kinh đã được chuẩn nhận vào thứ Tư - ngày truyền thống dành riêng cho Thánh Giuse.

- Ngày 19 hằng tháng: Đọc một kinh đã được chuẩn nhận để cầu xin cùng Thánh Giuse vào ngày 19 của bất kỳ tháng nào.

blank

6. Các kinh cầu xin cùng Thánh Giuse

Tòa Ân Giải Tối Cao cho phép đọc bất kỳ kinh kính Thánh Giuse nào đã được Giáo Hội chuẩn nhận. 

Dưới đây là lời cầu nguyện cùng Thánh Giuse trong Tông thư Patris Code về Năm Thánh Giuse:

Kính chào Đấng Gìn giữ Đấng Cứu Thế,
Bạn trăm năm của Đức Trinh Nữ Maria.
Chúa đã trao Con Một của Chúa cho ngài;
Mẹ Maria đã tin tưởng vào ngài;
Chúa Kitô đã lớn lên thành người cùng với ngài.

Lạy Thánh Giuse diễm phúc,
xin cũng hãy tỏ ra ngài là cha của chúng con
và hướng dẫn chúng con đi trên đường đời.
Xin ban cho chúng con ân sủng, lòng thương xót và lòng can đảm,
và xin bảo vệ chúng con khỏi mọi sự dữ. Amen.

blank

Và đây là kinh “Kính lạy ngài, ôi Thánh Giuse” do Đức Giáo Hoàng Lêô XIII soạn:

Lạy ơn Ông Thánh Giuse. Chúng con chạy đến cùng Người, trong cơn gian nan chúng con mắc phải. Chúng con đã kêu van cùng Rất Thánh Đức Bà là Đấng đã làm Bạn cùng Người, phù hộ gìn giữ chúng con, thì chúng con cũng lấy lòng trông cậy cho vững vàng, mà xin Ông Thánh Giuse bầu cử cho chúng con như vậy.

Chúng con xin vì nhân đức kính mến, mà Người làm Bạn cùng Rất Thánh Đồng Trinh là Mẹ Chúa Trời, và là Đấng chẳng mắc phải tội tổ tông truyền, cùng vì lòng thương Người đã ẵm lấy Đức Chúa Giêsu, thì chúng con xin Ông Thánh Giuse ghé mặt lại mà thương đến Hội Thánh, là phần sản nghiệp Đức Chúa Giêsu đã lấy Máu Thánh mình mà chuộc. Lại xin Người dùng sức mạnh thiêng liêng và quyền phép Người, mà giúp đỡ những sự chúng con còn thiếu thốn.

Lạy Đấng đã coi sóc Đức Chúa Giêsu cùng Đức Bà cho cẩn thận, thì chúng con xin Người bênh vực con cái Đức Chúa Giêsu đã chọn. Lạy Cha rất thương yêu! Chúng con xin Người cất mọi sự dối trá cùng mọi tội lỗi, cho chúng con khỏi mắc phải những sự ấy. Lạy Đấng rất mạnh đang ở trên trời hay gìn giữ chúng con, xin Người dủ lòng thương mà che chở chúng con đang khi chiến trận cùng kẻ thù tối tăm là các ma quỉ.

Như xưa Người đã gìn giữ Đức Chúa Giêsu cho khỏi cơn hiểm nghèo thế nào, thì rầy chúng con cũng xin Người cứu chữa lấy Hội Thánh, cho khỏi các mưu kế giặc thù, và các sự gian nan khốn khó như vậy, cùng xin Người hằng bầu cử cho chúng con được bắt chước Người, và trông cậy vì quyền thế Người, cho được giữ đạo cho trọn, cùng được chết lành, và được hưởng phúc vô cùng trên thiên đàng. Amen.

Vi Hữu (theo Vatican News) / Nguồn: TGPSG



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cầu nguyện hay cầu xin là hai động tác mới nghe qua tưởng như giống nhau, nhưng trong thực tế, hai hành động này hoàn toàn khác nhau về ý nghĩa tu đức và thần học. Tuy nhiên, có thể nói cho đến nay, phần đông giáo dân Việt Nam vẫn cho rằng cầu nguyện là đọc các kinh và xin ơn.
WGPSG-- Ngày nay, dường như người ta có thể mất lòng tin ở bất cứ nơi nào, dù nơi đó có thể gọi là nhà thương hay trường học. Đơn giản là vì ngay cả những nơi cần có lòng nhân hay là nơi đào tạo con người trở thành nhân lại là nơi sát nhân.-28/4/2018
Trong nghi thức mặc áo và khấn dòng của Anh em Giảng thuyết, vị chủ sự hỏi thỉnh sinh nằm giang tay phủ phục dưới đất: “Anh xin gì?” (Quid petis?). Thỉnh sinh đáp lại: “Lòng lân tuất của Chúa và của anh em” (Misericordiam Dei et vestram). Chúng ta đã nhiều lần được nghe giải thích ý nghĩa của cuộc đối đáp này, vì thế tôi xin miễn lặp lại, nhưng tôi chỉ xin mạn phép vạch ra một kẽ hở, đó là câu trả lời quá khái quát, và nhà dòng không có cơ hội để điều tra ý định của thỉnh sinh cách thấu đáo hơn.
Nhật báo L’Osservatore Romano ngày 27/4/2019 cho biết Ủy ban thần học quốc tế vừa công bố văn kiện về “Tự do tín ngưỡng” được Đức Thánh Cha Phanxicô phê chuẩn ngày 21 tháng 3 vừa qua. Có lẽ vì là văn kiện của một “cơ quan nghiên cứu” (chứ không phải “cơ quan quản trị”) của Tòa Thánh[1], cho nên không có buổi họp báo để ra mắt với báo giới. Trong số báo vừa nói, chỉ có một bài giới thiệu vắn tắt của cha Serge-Thomas Bonino O.P., Thư ký của ủy ban.
Đức ông (Monsignor) là một tước vị danh dự do Đức Thánh Cha ban theo đề nghị của các giám mục địa phương cho một số linh mục có công trạng trong việc phục vụ Giáo hội tại các giáo phận trên toàn thế giới, hoặc cho các linh mục nhân viên của Tòa Thánh làm việc trong các cơ quan trung ương tại Giáo triều Rôma hoặc trong các phái bộ ngoại giao của Tòa Thánh ở các quốc gia trên thế giới.
Nếu so sánh Đạo Tin Lành và Công giáo về các phương diện như : Giáo lý, Luật pháp, Lễ nghi, và Tổ chức thì chúng ta thấy có những điểm tương đồng và những điểm dị biệt kể ra sau đây:
Trong một số báo dành cho phụng vụ sau công đồng Vaticanô II, đề tài về Satan có thể chỉ giới hạn vào việc phân tích “Nghi thức trừ tà” được duyệt lại và phát hành năm 1998. Tuy nhiên, chúng tôi muốn lợi dụng cơ hội này để trình bày một đề tài thần học rộng lớn hơn, đó là: phụng vụ như một chứng tích của đức tin Hội thánh về sự hiện hữu của Satan.
Tại Hoa Kỳ, vào dịp này trong năm, thường có các buổi phong chức cho các tân linh mục. Và do đó, là dịp nhiều linh mục mừng kỷ niệm ngày mình được phong chức, một ơn phúc thật vĩ đại và là một thừa tác hệ trọng. Vào dịp này, Sách Lễ Rôma dự liệu việc các ngài được đọc thêm các lời nguyện cầu cho chính mình (Pro seipso sacerdote).
Phong trào Phụng vụ nảy sinh từ ước vọng muốn cho hành động phụng vụ được đích thực hơn, và từ nhu cầu lôi cuốn tín hữu tham dự một cách trực tiếp hơn vào việc cử hành phụng vụ, vì cho tới lúc bấy giờ họ thường tham dự một cách thụ động.
Giải Đáp Mục Vụ - Tin vào phong thủy có đi ngược với đức tin Công giáo ? -Linh Mục Giuse Phạm Quốc Văn Điều Hợp: Kim Thuý
Bảo Trợ